Ngoại trưởng Philippines hôm thứ Hai đã viết những dòng tweet đầy giận
dữ yêu cầu các tàu của Trung Quốc hãy ra khỏi vùng biển tranh chấp.
Giọng điệu gay gắt có kèm câu chửi tục của ông – một điều rất hiếm gặp
trong giới ngoại giao cấp cao – nối tiếp cuộc khẩu chiến dai dẳng giữa
Manila với Bắc Kinh liên quan đến khu vực biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines tweet chửi Trung Quốc tới tấp: “CÚT NGAY” |
Bình luận của Ngoại trưởng Teodoro Locsin được đưa ra sau khi Manila lên tiếng phản đối sự hiện diện “bất hợp pháp” của hàng trăm tàu thuyền Trung Quốc bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 dặm của Philippines.
“Trung Quốc, bạn của tôi, tôi nên diễn đạt một cách lịch sự như thế nào đây nhỉ? Hãy để tôi xem … Ồ … CÚT NGAY (từ chửi bậy),” ông Locsin tweet trên tài khoản cá nhân của mình.
Ông Locsin sau đó còn ví Trung Quốc giống như “đứa con gái ngu ngốc xấu xa” đang muốn dồn ép lên “một anh chàng đẹp trai chỉ muốn làm bạn, chứ không phải muốn làm cha của cả 1 tỉnh của Trung Quốc” bởi vì anh ta “không có tử cung”.
Ông Locsin cho hay các hành động của Trung Quốc đã “vượt quá giới hạn kiên nhẫn” của ông, và nói rằng “cách nói chuyện ngoại giao lịch sự bình thường không giúp gì trong việc này.”
Đại sứ quán của Trung Quốc tại Manila đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của báo chí. Các quan chức Trung Quốc trước đó cho biết các tàu tại rạn san hô Whitsun đang tranh chấp là tàu đánh cá trú ẩn khi biển động.
Đáp lại yêu cầu bình luận, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại tuyên bố ngày 28/3 của Ngoại trưởng Antony Blinken rằng Hoa Kỳ “sát cánh với đồng minh của chúng tôi, Philippines, trước sức ép của lực lượng dân quân hàng hải (Trung Quốc) trên Biển Đông. “
“Như chúng tôi đã tuyên bố trước đây, một cuộc tấn công vũ trang chống lại các lực lượng vũ trang, tàu công cộng hoặc máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông, sẽ kích hoạt các nghĩa vụ của chúng tôi theo Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines”, người phát ngôn nói thêm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến đường với khoảng 3 nghìn tỷ đô la thương mại đi qua mỗi năm. Vào năm 2016, một hội đồng trọng tài ở The Hague đã ra phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã “che khuất, ngăn chặn, diễn tập nguy hiểm và thách thức vô tuyến điện của các tàu tuần duyên Philippines.”
Hôm Chủ nhật, Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tập trận hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông để đáp lại việc Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng các hành động mà họ cho là có thể làm leo thang tranh chấp.
Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao, tính đến ngày 26/4, Philippines đã đệ trình 78 phản đối ngoại giao tới Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức năm 2016.
Marie Yvette Banzon-Abalos, giám đốc điều hành phụ trách truyền thông chiến lược của Bộ Ngoại giao cho biết: “Các tuyên bố của chúng tôi cũng [ngày càng] mạnh mẽ hơn vì tính chất trơ trẽn của các hoạt động, số lượng, tần suất và mức độ gần kề của các cuộc xâm nhập [của Trung Quốc]”.
Trong khi các quan chức tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, thì ông Duterte lại có xu hướng theo đuổi quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh để đổi lấy những lời hứa đầu tư, viện trợ và cho vay hàng tỷ đô la.
“Trung Quốc vẫn là ân nhân của chúng tôi. Chỉ vì chúng tôi có xung đột với Trung Quốc không có nghĩa là chúng tôi phải thô lỗ và thiếu tôn trọng”, ông Duterte nói trong một bài phát biểu hàng tuần.
“Vì vậy, vui lòng cho phép ngư dân của chúng tôi đánh cá trong hòa bình và không có lý do gì để gây rắc rối”, ông Duterte nói, đề cập đến Trung Quốc.
Phản ứng trước động thái của ông Duterte, Gregory Poling, chuyên gia về các vấn đề an ninh Đông Nam Á và là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược cho biết: “Bản thân Tổng thống có thể không lặp lại những tuyên bố này từ Nội các của mình, nhưng ông ấy cũng không ngăn cản chúng… Sau 5 năm gác lại vấn đề Biển Đông và trì hoãn với Bắc Kinh về mọi mặt, Manila đã không nhận được dòng tiền đầu tư và viện trợ như đã hứa của Trung Quốc, cũng như Trung Quốc không có bất kỳ hành động giảm leo thang nào ở Biển Đông.”
“Trung Quốc, bạn của tôi, tôi nên diễn đạt một cách lịch sự như thế nào đây nhỉ? Hãy để tôi xem … Ồ … CÚT NGAY (từ chửi bậy),” ông Locsin tweet trên tài khoản cá nhân của mình.
Ông Locsin sau đó còn ví Trung Quốc giống như “đứa con gái ngu ngốc xấu xa” đang muốn dồn ép lên “một anh chàng đẹp trai chỉ muốn làm bạn, chứ không phải muốn làm cha của cả 1 tỉnh của Trung Quốc” bởi vì anh ta “không có tử cung”.
Ông Locsin cho hay các hành động của Trung Quốc đã “vượt quá giới hạn kiên nhẫn” của ông, và nói rằng “cách nói chuyện ngoại giao lịch sự bình thường không giúp gì trong việc này.”
Đại sứ quán của Trung Quốc tại Manila đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của báo chí. Các quan chức Trung Quốc trước đó cho biết các tàu tại rạn san hô Whitsun đang tranh chấp là tàu đánh cá trú ẩn khi biển động.
Đáp lại yêu cầu bình luận, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại tuyên bố ngày 28/3 của Ngoại trưởng Antony Blinken rằng Hoa Kỳ “sát cánh với đồng minh của chúng tôi, Philippines, trước sức ép của lực lượng dân quân hàng hải (Trung Quốc) trên Biển Đông. “
“Như chúng tôi đã tuyên bố trước đây, một cuộc tấn công vũ trang chống lại các lực lượng vũ trang, tàu công cộng hoặc máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông, sẽ kích hoạt các nghĩa vụ của chúng tôi theo Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines”, người phát ngôn nói thêm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến đường với khoảng 3 nghìn tỷ đô la thương mại đi qua mỗi năm. Vào năm 2016, một hội đồng trọng tài ở The Hague đã ra phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã “che khuất, ngăn chặn, diễn tập nguy hiểm và thách thức vô tuyến điện của các tàu tuần duyên Philippines.”
Hôm Chủ nhật, Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tập trận hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông để đáp lại việc Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng các hành động mà họ cho là có thể làm leo thang tranh chấp.
Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao, tính đến ngày 26/4, Philippines đã đệ trình 78 phản đối ngoại giao tới Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức năm 2016.
Marie Yvette Banzon-Abalos, giám đốc điều hành phụ trách truyền thông chiến lược của Bộ Ngoại giao cho biết: “Các tuyên bố của chúng tôi cũng [ngày càng] mạnh mẽ hơn vì tính chất trơ trẽn của các hoạt động, số lượng, tần suất và mức độ gần kề của các cuộc xâm nhập [của Trung Quốc]”.
Trong khi các quan chức tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, thì ông Duterte lại có xu hướng theo đuổi quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh để đổi lấy những lời hứa đầu tư, viện trợ và cho vay hàng tỷ đô la.
“Trung Quốc vẫn là ân nhân của chúng tôi. Chỉ vì chúng tôi có xung đột với Trung Quốc không có nghĩa là chúng tôi phải thô lỗ và thiếu tôn trọng”, ông Duterte nói trong một bài phát biểu hàng tuần.
“Vì vậy, vui lòng cho phép ngư dân của chúng tôi đánh cá trong hòa bình và không có lý do gì để gây rắc rối”, ông Duterte nói, đề cập đến Trung Quốc.
Phản ứng trước động thái của ông Duterte, Gregory Poling, chuyên gia về các vấn đề an ninh Đông Nam Á và là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược cho biết: “Bản thân Tổng thống có thể không lặp lại những tuyên bố này từ Nội các của mình, nhưng ông ấy cũng không ngăn cản chúng… Sau 5 năm gác lại vấn đề Biển Đông và trì hoãn với Bắc Kinh về mọi mặt, Manila đã không nhận được dòng tiền đầu tư và viện trợ như đã hứa của Trung Quốc, cũng như Trung Quốc không có bất kỳ hành động giảm leo thang nào ở Biển Đông.”
Không có nhận xét nào