Ngày 20/5, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu và quyết định đóng băng Hiệp định Đầu tư EU – Trung Quốc.
Nghị viện châu Âu đã đóng băng thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc |
Phải mất 7 năm, Hiệp định Đầu tư EU-Trung Quốc (EU-China Comprehensive Agreement on Investment – CAI) mới công bố hoàn tất đàm phán vào cuối năm ngoái. Theo thời gian biểu ban đầu, Nghị viện Châu Âu cần hoàn thành việc xem xét văn bản của hiệp định trước cuối năm nay, và phê duyệt nó trong nhiệm kỳ chủ tịch EU nước Pháp vào năm 2022.
Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng “quan hệ EU-Trung Quốc có thể không tiếp tục như bình thường.” Nghị quyết chỉ ra rằng do các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các nhân viên chính trị và ngoại giao của EU, có những lý do để đóng băng quá trình xem xét thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc.
Nghị quyết cũng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chấp thuận các điều khoản liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc về cấm lao động cưỡng bức và Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị.
Hai tuần trước, ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã tiết lộ với ngoại giới rằng quá trình xem xét thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc trên thực tế đã bị gác lại.
Vào tháng Ba năm nay, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và thực thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây là lần đầu tiên EU áp dụng các biện pháp trừng phạt nhân quyền kể từ sự kiện thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Chính quyền Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức và công bố các biện pháp trừng phạt đáp trả đối với một số thành viên của Nghị viện châu Âu, cũng như một số học giả và tổ chức tư vấn châu Âu. Động thái này bị Liên minh châu Âu phản đối kịch liệt. Một số quốc gia thành viên EU sau đó đã triệu tập đại sứ ĐCSTQ để phản đối.
Nghị quyết đóng băng quá trình xem xét thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của tất cả các đảng phái chính trị lớn trong Nghị viện Châu Âu. Điều này cho thấy các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh đã giúp Nghị viện châu Âu thống nhất các phe phái chính trị.
“Phía Trung Quốc rất hy vọng đạt được thỏa thuận này, nhưng họ đã tính toán sai và tiếp tục đánh giá thấp quyết tâm của Nghị viện châu Âu trong việc bảo vệ các lợi ích và giá trị của châu Âu”, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Đức Reinhard Buetikofer cho biết.
Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Liên minh châu Âu. Trong 20 năm qua, các công ty châu Âu đã đầu tư 174 tỷ USD vào Trung Quốc. Ủy ban châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận đầu tư sẽ cải thiện toàn diện khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty, nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ châu Âu tại Trung Quốc và cung cấp các quy tắc công bằng hơn.
Tuy nhiên, những người chỉ trích Hiệp định Đầu tư EU-Trung Quốc cho rằng sẽ không có sân chơi bình đẳng trên các phương tiện truyền thông. Các kênh của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) do ĐCSTQ kiểm soát có thể phát sóng khắp châu Âu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, nhưng ngược lại, các đài truyền hình châu Âu lại bị áp đặt các hạn chế. Các nghị sĩ theo đường lối cứng rắn cho rằng, châu Âu không thực sự cần thỏa thuận đầu tư này.
Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng “quan hệ EU-Trung Quốc có thể không tiếp tục như bình thường.” Nghị quyết chỉ ra rằng do các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các nhân viên chính trị và ngoại giao của EU, có những lý do để đóng băng quá trình xem xét thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc.
Nghị quyết cũng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chấp thuận các điều khoản liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc về cấm lao động cưỡng bức và Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị.
Hai tuần trước, ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã tiết lộ với ngoại giới rằng quá trình xem xét thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc trên thực tế đã bị gác lại.
Vào tháng Ba năm nay, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và thực thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây là lần đầu tiên EU áp dụng các biện pháp trừng phạt nhân quyền kể từ sự kiện thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Chính quyền Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức và công bố các biện pháp trừng phạt đáp trả đối với một số thành viên của Nghị viện châu Âu, cũng như một số học giả và tổ chức tư vấn châu Âu. Động thái này bị Liên minh châu Âu phản đối kịch liệt. Một số quốc gia thành viên EU sau đó đã triệu tập đại sứ ĐCSTQ để phản đối.
Nghị quyết đóng băng quá trình xem xét thỏa thuận đầu tư EU – Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của tất cả các đảng phái chính trị lớn trong Nghị viện Châu Âu. Điều này cho thấy các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh đã giúp Nghị viện châu Âu thống nhất các phe phái chính trị.
“Phía Trung Quốc rất hy vọng đạt được thỏa thuận này, nhưng họ đã tính toán sai và tiếp tục đánh giá thấp quyết tâm của Nghị viện châu Âu trong việc bảo vệ các lợi ích và giá trị của châu Âu”, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Đức Reinhard Buetikofer cho biết.
Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Liên minh châu Âu. Trong 20 năm qua, các công ty châu Âu đã đầu tư 174 tỷ USD vào Trung Quốc. Ủy ban châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận đầu tư sẽ cải thiện toàn diện khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty, nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ châu Âu tại Trung Quốc và cung cấp các quy tắc công bằng hơn.
Tuy nhiên, những người chỉ trích Hiệp định Đầu tư EU-Trung Quốc cho rằng sẽ không có sân chơi bình đẳng trên các phương tiện truyền thông. Các kênh của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) do ĐCSTQ kiểm soát có thể phát sóng khắp châu Âu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, nhưng ngược lại, các đài truyền hình châu Âu lại bị áp đặt các hạn chế. Các nghị sĩ theo đường lối cứng rắn cho rằng, châu Âu không thực sự cần thỏa thuận đầu tư này.
Không có nhận xét nào