Header Ads

  • Breaking News

    Lê Vĩnh Triển - Cuộc tranh luận về dân chủ ở Việt Nam

    Vietnam’s Great Debate Over Democracy

    Dynamic political reform can resolve an internal ideological conflict – and help differentiate Vietnam from China.

    By Trien Vinh Le

    April 15, 2021

    Song ngữ Việt Anh

    Bối cảnh cuộc tranh luận

    Những cải cách kinh tế của Việt Nam dưới thời kỳ Đổi Mới từ cuối thập niên 1980 đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và có những cải thiện về mặt kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng qua ba thập niên dựa trên khai thác tài nguyên, lao động rẻ và ưu đãi dành cho các tập đoàn nhà nước đã dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, bất công trong phân phối lợi ích, tệ tham nhũng và thất thoát ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài nhưng không tận dụng được hiệu ứng lan tỏa của công nghệ và quản lý từ dòng vốn này cũng khiến cho nền kinh tế không thoát ra khỏi tình trạng thậm dụng lao động rẻ vốn ngày càng hạn chế do dân số già đi. Nỗi lo không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và nền kinh tế không khai thác được khoa học công nghệ để cất cánh trở nên phổ biến hơn.

    Lấy cảm hứng từ các câu chuyện phát triển của các nước Đông Á từng dân chủ hóa để giải quyết những điểm nghẽn trong kinh tế chính trị và cất cánh, đã có các ý kiến chính thức và không chính thức cho rằng Việt Nam cần có cuộc đổi mới chính trị – Đổi Mới lần 2. Đổi mới thể chế chính trị được cho là để xử lý các khuyết tật nêu trên của tăng trưởng kinh tế đồng thời đưa đất nước sang một giai đoạn phát triển mới với nền tảng là trí tuệ và khoa học công nghệ, chứ không phải là thâm dụng lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Sẽ là thích hợp khi đặt câu hỏi làm thế nào hệ thống chính phủ hiện tại có thể mở ra một kỷ nguyên chuyển đổi kinh tế mới khi mà rất nhiều người trong tốp trên hệ thống hưởng lợi từ mô hình cũ.

    Cải cách thể chế đang được tiến hành nhưng chỉ dừng lại ở những yêu cầu thay đổi về hành chính, sắp xếp lại các luật và quy định để tránh chồng chéo, trùng lắp. Những khái niệm như tam quyền phân lập hay xã hội dân sự vẫn được xem là cấm kỵ trong phát biểu chính thức của nhà cầm quyền. Mặc dù khái niệm dân chủ đã được đề cập chính thức như một trong những định hướng của đất nước bên cạnh “công bằng” và “văn minh”, nhưng khái niệm “dân chủ hóa” vẫn nhạy cảm vì được xem là sẽ dẫn đến đa nguyên chính trị. Tóm lại nhà nước vẫn cho rằng cơ chế chính trị nhất nguyên hiện tại là ưu việt và mô hình chính trị hiện nay là không thể thay đổi.

    Các nền dân chủ như Hàn Quốc và Đài Loan đã cho thấy trong những năm 1970 và 1980, chủ nghĩa đa nguyên chính trị có thể giúp vượt qua các nút thắt kinh tế như thế nào. Đồng thời, các mô hình dân chủ xã hội ở các nước Bắc Âu cho thấy các giá trị xã hội chủ nghĩa và hệ thống dân chủ tương thích với nhau và thậm chí hiệu quả như thế nào trong những hoàn cảnh nhất định. Cách tiếp cận này của giới ngoài đảng luôn gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ nhà cầm quyền rằng Việt Nam có hoàn cảnh văn hóa lịch sử khác và không có mô hình nào có thể áp dụng rập khuôn vào Việt Nam. Tuy vậy, giới trí thức cấp tiến lại cho rằng chính quyền Việt Nam không có mô hình nào ngoài mô hình do Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện.

    Điều này dẫn đến hiện tượng phân cực trong ý thức hệ. Một bên kiên định với mô hình hiện tại, và luôn chỉ ra các khuyết tật cũng như thất bại của một số quốc gia dân chủ hóa, bên kia chỉ ra các mô hình chính trị đa nguyên thành công nhưng lại bị cho là không thể áp dụng vào Việt Nam. Có thể nhận thấy gì từ thực tiễn đó?

    Tư duy chính trị động hay tĩnh

    Có thể nói, cả hai bên của cuộc tranh luận này đều có những hạn chế. Cụ thể là, cả hai đều tiếp cận những thay đổi thể chế theo tư duy tĩnh chứ không phải tư duy động và biện chứng. Vì Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, nên việc cải cách thể chế chính trị thích ứng là cần thiết để duy trì sự vận động hướng tới một hệ thống dân chủ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – như đã thấy trong con đường lịch sử của rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Đồng thời, các mô hình dân chủ không phải là không có sai sót, như việc bầu cử các nhà lãnh đạo và đảng phái phân cực trong cùng hệ tư tưởng ở các nước trên thế giới trong những năm gần đây (ví dụ như Hoa Kỳ, Brazil và một số nước Đông Âu).

    Dân chủ là giá trị phổ quát được chấp nhận vì bản chất công bằng và bình đẳng của nó đối với mọi người trong một quốc gia mà ở đó nhà cầm quyền chỉ là người đại diện cho người dân cai quản đất nước. Về bản chất nhà cầm quyền cũng là dân và cần bảo vệ quyền tham dự vào đời sống chính trị của mọi người dân. Nhà nước trong một đất nước công bằng và bình đẳng, bảo vệ các giá trị dân chủ mới đúng nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân như Abraham Lincoln đã nói. Để đạt được lý tưởng này, xã hội phải quyết tâm và kiên  định vượt qua những rào cản trên con đường đi tới dân chủ và thực hiện điều đó thông qua các phương tiện hòa bình, hữu ích và công bằng.

    Như vậy, tư duy động là tư duy chấp nhận con đường với mục tiêu là dân chủ hay sự tham gia của người dân vào các vấn đề của đất nước, trực tiếp hay gián tiếp. Trên con đường đó, mọi quốc gia văn minh đều phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và kinh tế của mình. Sự cố định với chính thể hiện tại hay sự rập khuôn theo một mô hình nào đó vì thế đều là cách tiếp cận tĩnh và phản phát triển, không có khả năng tạo ra sự linh hoạt cần thiết để hiện đại hóa các thể chế và cơ cấu kinh tế. Đối với Việt Nam, cả nhà cầm quyền và những người đòi hỏi áp dụng các mô hình dân chủ hiện nay đều rơi vào trạng thái cực đoan vì không thừa nhận và không cùng chia sẻ cách tiếp cận động, tức cùng chấp nhận con đường hướng đến các giá trị dân chủ nhưng không cứng nhắc với một mô hình có sẵn nào.

    Nếu thống nhất được quan điểm như vậy, Việt Nam sẽ tự thoát ra khỏi điểm nghẽn trong tư duy hiện nay. Khi đó sẽ giải quyết được mâu thuẫn nội tại trong ý thức hệ, không bị ách tắc trong tranh luận phải hướng tới mô hình hiện hữu nào vì đã lấy dân chủ với tinh thần vận động không ngừng làm kim chỉ nam. Khi đó các bên sẽ cởi mở với nhau hơn, xã hội vì thế sẽ ổn định vì tránh được những xung đột chính trị đáng tiếc, hóa giải được những mâu thuẫn tiềm tàng. Các vấn đề về tam quyền phân lập hay xã hội dân sự và cả khả năng đa nguyên chính trị sẽ được bàn luận dựa trên thực tiễn Việt Nam một cách cởi mở và cảm thông. Giới trí thức và nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể thoải mái chia sẻ tầm nhìn về những bất ổn, khuyết tật ở các nền dân chủ cũng như tiến trình dân chủ hóa nói chung trên toàn cầu.

    Hàm ý trong mối liên hệ với trường hợp Trung Quốc

    Bất chấp trào lưu tiến bộ, nhà nước Trung Quốc ngày càng củng cố quyền lực chính trị của mình dựa trên những thành tựu về kinh tế (dù cũng nhiều khuyết tật), tận dụng lợi thế độc nhất về quy mô mang tính áp đặt với thế giới, điều mà Việt Nam không có được. Trong hoàn cảnh đặc trưng đó, trí thức Trung Quốc vô tình hay hữu ý bị buộc phải tiếp cận theo cách tĩnh và lựa chọn phục vụ nhà cầm quyền củng cố quyền lực nhà nước, hạn chế tối đa sự tham gia của người dân vào các quyết định chính trị. Những tiếng nói kêu gọi dân chủ hóa vốn ít ỏi trong hoàn cảnh Trung Quốc dễ dàng bị bóp nghẹt trong sự ủng hộ của dân chúng vốn bị kiểm soát thông tin.

    Sự ổn định của Trung Quốc vì lẽ đó phụ thuộc vào việc hạn chế sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị và sự kiểm soát thông tin đối với người dân, với tính chính danh của đảng chủ yếu đến từ nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế, và gần đây là thông qua các cuộc tấn công địa chính trị (đặc biệt là ở Biển Đông, Hồng Kông, và Đài Loan). Cách tiếp cận này hiện có thể ổn định môi trường chính trị trong nước nhưng chỉ làm tăng khả năng bất ổn ở nước ngoài. Như vậy, nhà nước phải liên tục tăng cường kiểm soát xã hội và chính trị trong nước để ngăn chặn rủi ro mất quyền lực.

    Việt Nam không thể và cũng không cần phải rơi vào tình thế bấp bênh và căng thẳng như vậy.

    Ngược lại, nếu Việt Nam cởi mở và chấp nhận con đường hướng tới dân chủ, thì trí thức, chính quyền và người dân có thể cùng nhau thừa nhận giá trị từ sự tham gia của công dân vào đời sống chính trị như một nguyên tắc quản trị nhà nước, trong đó quyền lực của nhân dân là tối thượng. Khi đó, trí thức Việt Nam và chính quyền sẽ có được ưu thế riêng của mình – ưu thế của tranh luận cởi mở và thiết thực, cân nhắc mọi cơ hội khả dĩ. Điều này sẽ phân biệt Việt Nam với Trung Quốc. Cách tiếp cận quyền lực nhà nước của hai quốc gia sẽ là hoàn toàn khác nhau, được thúc đẩy bởi nền tảng lịch sử, chính trị và văn hóa khác nhau, như chính quyền đã nêu.

    Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Diplomat.

    http://nghiencuuquocte.org/2021/05/06/cuoc-tranh-luan-ve-dan-chu-o-viet-nam/#more-39946

    The Diplomat /The Debate | Opinion

    Vietnam’s Great Debate Over Democracy

    Dynamic political reform can resolve an internal ideological conflict – and help differentiate Vietnam from China.

    By Trien Vinh Le

    April 15, 2021

    Doi Moi, Vietnam’s economic reforms since the late 1980s, created economic opportunity that has lifted millions of people out of poverty. However, fuelled by three decades of economic growth, Vietnam now faces the associated consequences of environmental degradation, inequality, and loss of state resources due to corruption. Furthermore, Vietnam’s dependence on foreign investment capital without taking advantage of the spill-over effects of technology and management has failed to reduce the economy’s reliance on cheap and unskilled labor. This dire situation is exacerbated by demographic change, mainly due to the aging population. Many fear that the middle-income trap will leave Vietnam behind as innovation spurs other advancing economies to compete globally in the information age.

    Inspired by the development stories of East Asian countries that have experienced the benefits of embracing democratic principles, there are official and informal opinions that Vietnam needs a second Doi Moi centered around political reform. If new political institutions and practices are allowed to emerge and lead to new ways of governing and fresh policy ideas, the economy can pivot to more open and more innovative activities based on science and technology. It is appropriate to ask how the current government system can usher in a new era of economic transformation when so many at the top benefit from the old model based on exploitation of labor and natural resources.

    Institutional reforms are underway but often only at the administrative level, driven by simplifying regulations and laws to avoid overlaps and duplication. Concepts such as the separation of powers (i.e., the three branches of government) or civil society are still considered taboo to the government. Although the concept of democracy has been officially mentioned as one of the country’s strategic priorities – along with “justice” and “civilization” – “democratization” remains a politically sensitive term because it is assumed (and feared) that it will lead to political pluralism and thus threaten the stability of Vietnam’s one-party system. The government firmly believes that the current regime of (apparent) political unity is preeminent and cannot be changed.

    Democratic countries such as South Korea and Taiwan showed in the 1970s and 1980s how political pluralism can overcome economic bottlenecks. At the same time, models of social democracy found in Scandinavian countries exhibit how socialist values and democratic systems are compatible and even productive under certain circumstances. However, many Vietnamese authorities believe that Vietnam has a unique historical, political, and cultural context to which almost no outside model can be applied. Indeed, radical intellectuals speculate that the Vietnam’s communist government has no model but the one exercised by the Chinese Communist Party.

    This has led to an ideological divide. One side embraces the current model and always points toward the defects and failures of democratized countries. The other side advocates for pluralistic political models that are dismissed by ideological opponents as unsuitable for Vietnam. What can be learned from this debate?

    Static Versus Dynamic Views on Democratization

    It can be said that both sides of this ideological divide have limitations in their thinking. That is, both consider institutional changes to be a static rather than dynamic process. As Vietnam is a country in transition, the adaptive reform of political institutions is necessary to maintain movement toward a democratic system that facilitates economic growth – as observed in the historic path of so many of the world’s developed countries. At the same time, democratic models are not without flaws, as the election of leaders and parties at the ideological fringe has shown in countries around the world in recent years (examples are the United States, Brazil, and parts of Eastern Europe).

    As such, Vietnam’s people must accept the shared responsibility to balance power and continually correct course. Democracy is a universal value accepted because, at its purest level, it is the best system to ensure a just and equitable society through “government of the people, by the people, for the people,” as Abraham Lincoln said.

    In essence, a government is and should be reflective of the interests of the people in order to protect the right of any individual to participate in political and public life. In a fair and equal country, the state protects democratic values and institutions. To achieve this ideal, society must be determined and steadfast to overcome barriers on the path to democracy and to do so through peaceful, productive, and fair means.

    Thus, a dynamic way of thinking about governance reform is to accept and facilitate the participation of citizens in the affairs of the country, whether directly or indirectly. On that path, every civilized nation progresses based on its historical, cultural, and economic circumstances. The fixation with the present system (including interests that currently benefit from it) and the rigid adoption of a certain model based on strict ideologies about the economy and state-society relations is a static, self-defeating, and undeveloped approach with no potential to generate the flexibility needed to modernize institutions and economic structures. In Vietnam, both the government and its resolute opponents fall on opposite extremes.

    The practical way forward is a consensus-based understanding about progress that recognizes the plurality of interests and provides space for productive expression without negative consequence. Under such circumstances, the logjam of ideological thinking can be broken and all fresh ideas can be considered. This approach resolves the contradictions characteristic of ideology, steering the debate from whether to select one prescriptive model or the other to how a new system can be created that incorporates the aspects deemed useful and equitable. This type of productive conversation helps parties more honestly and productively speak to each other – a stabilizing force that focuses on shared interests rather than protected ideologies and self-serving interests. Issues concerning separation of powers, civil society, and the possibility of political pluralism should be discussed in an open and sympathetic way based on Vietnamese practices. Vietnamese intellectuals and state actors can share their visions globally about both the uncertainties and opportunities in democracies as well as the process of democratization in general.

    Implications Regarding the China Case

    Despite the progressive trend of embracing democratic principles, the communist Chinese state increasingly consolidates its political power through the legitimacy conferred by economic achievements (an approach also fraught with defects). China is also taking global advantage of its unique size, an option not available to Vietnam. In China’s global positioning efforts, Chinese intellectuals are – whether involuntarily or intentionally – forced to comply with ideological directives in the name of patriotism. They often choose to support the government’s efforts to consolidate state power and limit public participation in policy and political matters. Modest calls for democratization in the Chinese context are easily muffled through the control of information and restrictions on political organizing and related activity.

    China’s stability therefore depends on restricting people’s participation in political life and the government’s control of information over the people, with party legitimacy coming primarily from decades of economic growth and more recently through geopolitical saber-rattling (especially in the South China Sea, Hong Kong, and Taiwan). This approach may currently stabilize the domestic political environment but only increases the potential for instability abroad. As such, the state must continually double-down on domestic social and political control to prevent any loss of power or perception of threat to power.

    Vietnam cannot, nor does it need to, fall into such a precarious and tense situation.

    On the contrary, with Vietnam having opened up and accepted the path toward democracy, intellectuals, authorities, and citizens can together embrace the virtues of civic participation as a governing principle in which the people’s power is paramount. At that time, Vietnamese intellectuals and the government would regain their own unique advantages – the advantages of open and practical discussion that considers all viable opportunities. This would differentiate Vietnam from China. The two countries’ approaches to state power are completely different, driven by their different foundations of history, politics, and culture, as stated by the government.

    Authors

    Guest Author

    Trien Vinh Le

    Trien Vinh Le, Ph.D, is a senior lecturer at the School of Government, University of Economics, Ho Chi Minh City.

     

    Không có nhận xét nào