Câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy, hay là câu chuyện An Dương Vương – nỏ thần, là một câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, đây không chỉ là một trong những câu chuyện tình đầu tiên của lịch sử Việt Nam, mà còn ghi dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của tộc Việt, nằm trong giai đoạn chuyển giao từ giai đoạn độc lập trong thời Hùng Vương, tới sự suy yếu trong triều Hùng Vương cuối cùng, An Dương Vương đã kế thừa triều đại của các vua Hùng để hình thành nên nước Âu Lạc. Triều đại Âu Lạc là triều đại độc lập gần như cuối cùng của người Việt trước khi rơi vào vòng lệ thuộc dưới sự cai trị của người Hoa Hạ.
Có nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng trong giai đoạn này, như có một số tác giả cho rằng An Dương Vương thực sự không tồn tại, An Dương Vương có nguồn gốc từ nước Thục. Sự khúc xạ của lịch sử đã tạo ra những hiểu nhầm như trên về nguồn gốc của An Dương Vương và nước Âu Lạc. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu về An Dương Vương và nước Âu Lạc, minh xác những vấn đề quan trọng về giai đoạn lịch sử chuyển giao này.
I. An Dương vương trong dòng lịch sử tộc Việt:
An Dương Vương và nước Âu Lạc nằm ở điểm cuối trong tiến trình phát triển của tộc Việt, họ có địa bàn sinh sống hoạt động trải rộng trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ một tiến trình phát triển rất lâu dài trong vùng Đông Á và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển đó đã được di truyền học xác định rất rõ ràng.
Tộc Việt có nguồn gốc sâu xa từ cư dân cổ rời khỏi châu Phi di cư tới Đông Nam Á theo con đường phía Nam. [1][2]. Các cư dân cổ Đông Nam Á đã di cư lên phía Bắc vào thời điểm hơn 12000 năm trước [3][4][5][6], đem theo kỹ thuật lúa nước, khi lúa nước đã được nghiên cứu di truyền xác định được thuần hóa sớm nhất tại vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc [7]. Tại vùng Dương Tử, một trong những nơi định cư của cư dân cổ Đông Nam Á, là nơi tìm thấy dấu tích hạt lúa cổ nhất thế giới với niên đại vào khoảng 10,500 tới 12,000 năm trước. [8]
Họ đã sinh sống và phát triển các nền văn hóa kế tiếp nhau tại vùng Dương Tử và bắc Đông Á, trong đó các văn hóa lớn nhất là các văn hoá Cao Miếu (Gaomiao, 5000 – 3500 BC), Hà Mẫu Độ (Hemudu, 5000 – 4500 BC), Mã Gia Banh (Majiabang, 5000 – 3000 BC), Lăng Gia Than (Lingjiatan, 3800 – 3500 BC) tại vùng Động Đình, Dương Tử với nông nghiệp lúa nước [9], và các văn hóa Hồng Sơn (Hongshan, 4700 – 2900 BC), Đại Vấn Khẩu (Dawenkou, 4300 BC – 2400 BC), Ngưỡng Thiều (Yangshao, 5000 BC – 3000 BC) tại vùng Bắc Đông Á với nông nghiệp trồng cả lúa và kê [10].
Các cư dân bắc Đông Á di cư về vùng Dương Tử để hình thành tộc Việt, với các văn hóa lớn kế tiếp nhau: Lương Chử, Thạch Gia Hà. Văn hóa Lương Chử đã được xác định có nhà nước sớm nhất Đông Á, văn hóa Thạch Gia Hà tiếp tục có một nhà nước có tổ chức quy củ và phức tạp.
Tại văn hóa Lương Chử ở hạ lưu sông Dương Tử, các nhà khảo cổ thế giới đã chứng minh là nơi có thể có nhà nước sớm nhất ở Đông Á, có xã hội phân tầng phức tạp với ít nhất 4 tầng lớp [11][12], có hệ thống thủy lợi sớm nhất thế giới với hệ thống đập, đê, mương dẫn nước, cung điện [13]. Cùng với đó là một hệ thống ký hiệu phức tạp và một số đã trở thành chữ viết dù công việc khảo cổ mới thực hiện được khoảng 10% [14].
Văn hóa Thạch Gia Hà được các nghiên cứu xác định đã có một hệ thống chính trị và một ý thức hệ để có thể tổ chức được các khu định cư quy mô lớn và ràng buộc các cộng đồng dân cư với nhau [15]. Một số học giả cho rằng Thạch Gia Hà có thể được coi là một nhà nước cổ đại do cấu trúc chính trị xã hội tương đối tiên tiến của nó [15][16]. Văn hóa Thạch Gia Hà cũng có xã hội phức tạp hơn và phát triển hơn các văn hóa cùng thời ở phía Bắc [16].
Sau đó tới thời điểm hơn 4000 năm trước, nạn hạn hán [17] đã diễn ra khiến cư dân tộc Việt phải di tản ra phía Nam, trong đó nhóm chính trở về Việt Nam [18][19]. Sau thời điểm này tộc Việt tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam.
Tại miền Bắc Việt Nam, thời điểm này là thời kỳ Hùng Vương, do kế thừa trực tiếp từ các di sản tại vùng Dương Tử, thì tại đây có thể cũng đã tồn tại một nhà nước, khi văn hóa Phùng Nguyên đã tìm thấy nhiều nha chương bằng ngọc, đây là biểu tượng quyền lực quan trọng trong vùng Đông Á cổ, theo Chu Lễ, thì: “Nha chương dùng để điều động quân đội, chỉ huy quân đồn trú”. Nha chương Phùng Nguyên theo các tài liệu khảo cổ đã được chứng minh được tạo tác tại chỗ. [20]
Tộc Việt trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung sau thời điểm 4000 năm, trong đó nhóm Nam Á chiếm vị trí cốt lõi, cư dân tiền Tai-Kadai là một phần của cộng đồng tộc Việt.
Theo các nghiên cứu di truyền, thì không chỉ một lớp di cư, mà có hai lớp di cư từ vùng nam Đông Á về miền Bắc Việt Nam vào thời điểm 4000 năm và 2700 năm trước [18][19]. Dựa trên tài liệu di truyền kết hợp với các tư liệu khảo cổ, lịch sử, chúng tôi đã đề xuất giả thuyết tầng lớp tinh hoa của người Việt đã tiếp tục di cư lên vùng Dương Tử, sau đó tới thời điểm 2700 năm trước, họ đã di cư trở về miền Bắc Việt Nam và vùng Lĩnh Nam. Vấn đề này đã được chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua một bài viết khác [21].
Cuộc di cư về miền Bắc Việt Nam và Lĩnh Nam vào thời điểm 2700 năm trước bao gồm cư dân hai hệ ngữ Nam Á và tiền Tai-Kadai, theo các nghiên cứu di truyền, nhân chủng, thì cư dân Nam Á di cư về miền Bắc Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, các cư dân Tai-Kadai phân bố chủ yếu ở vùng cao biên giới Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Theo nghiên cứu nhân chủng học và ngôn ngữ học [22], cư dân ở văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam là cư dân nói hệ ngữ Nam Á. Nghiên cứu của Viện hệ gen Việt Nam phối hợp với Pháp, Đức cũng xác định cư dân các ngữ hệ khác nhau cùng tồn tại ở nam Đông Á và có tương tác mạnh với nhau. [18] Đợt di cư 4.000 năm trước về Việt Nam là cư dân nói hệ ngữ Nam Á còn đợt di cư 2.700 năm trước về Lĩnh Nam và Việt Nam là các cư dân thuộc hai hệ ngữ Nam Á và Tai-Kadai. [19]
Nghiên cứu di truyền của tục táng treo mới đây của Zhang và cộng sự et al. 2020 [23], nghiên cứu trên các mẫu DNA từ các ngôi mộ táng treo tại nam Đông Á (Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam) và tại miền Bắc Thái Lan, thì các mẫu gen cổ tương đồng với gen của cư dân thuộc hệ ngữ Tai-Kadai.
Nguồn gốc của hệ ngữ Tai-Kadai thể hiện rõ ràng qua nghiên cứu này với sự phân tán từ nam Đông Á xuống phía Nam, xuất phát từ vùng Phúc Kiến vào khoảng 3600 năm cách ngày nay, sau đó di cư xuống Quảng Tây và xuất hiện tại vùng Vân Nam vào khoảng 2200 năm cách ngày nay, sau đó lan sang phía Bắc Thái Lan.
Cư dân tộc Việt nhóm tiền Tai-Kadai tại vùng Quảng Tây được ghi lại dưới cái tên Tây Âu (vốn được chỉ địa danh, có nghĩa là “phía Tây núi Ngũ Lĩnh”), các tài liệu thể hiện chữ Tây Âu trên các cổ vật Đông Sơn sẽ được chúng tôi dẫn ở phần phía dưới.
Trong thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam, thì những người lãnh đạo tộc Việt vẫn là các vị vua Hùng, với các bằng chứng khảo cổ, di truyền chúng tôi đã dẫn ở trên, thì có thể khẳng định các vị vua Hùng đã tiếp tục kế thừa các tổ chức nhà nước tại các văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà. Các vị đã lãnh đạo tộc Việt trong một thời gian dài, tới khoảng 2700 năm trước, các vị đã xây dựng nên nền văn hóa Đông Sơn có sức ảnh hưởng rộng lớn trong vùng nam Đông Á và Đông Nam Á, trong đó biểu trưng quan trọng nhất là những chiếc trống đồng, đại diện cho tôn giáo thờ Trời của tộc Việt và các cư dân Đông Nam Á.
1. Trống đồng Sông Đà, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Pháp. [dẫn]
2. Trống đồng Khai Hóa, hiện đang trưng bài tại Bảo tàng Dân tộc học Vienna, Áo. [dẫn]
3, 4. Trống đồng Hoàng Hạ và trống đồng Ngọc Lũ, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Tới thời điểm thế kỷ 3 TCN, đây là thời điểm suy yếu của triều Hùng Vương, Thục Phán, một thủ lĩnh trong đất Văn Lang đã giành ngôi của vua Hùng cuối cùng, lãnh đạo tộc Việt chống quân Tần, đất nước khi đó được gọi tên là Tây Âu Lạc, khi đó vùng lãnh thổ còn bao gồm vùng Lưỡng Quảng, đảo Hải Nam và miền Bắc Việt Nam, sau đó các vùng Lưỡng Quảng và Hải Nam bị nhà Tần chiếm, ông đã trở về miền Bắc Việt Nam thành lập nước Âu Lạc vào năm 257 TCN, lấy hiệu An Dương Vương, định đô tại vùng Cổ Loa, xây dựng nên thành Cổ Loa, một thành quân sự quan trọng để đối đầu với nước Nam Việt và nhà Hán.
II. Nguồn gốc An Dương vương:
1. Các tư liệu về nguồn gốc An Dương Vương:
Âu Lạc được ghi lại sớm nhất trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên, phần Nam Việt liệt truyện, trong bức thư tạ tội của Triệu Đà gửi lên Hán Văn đế, có nhắc tới nước Âu Lạc nằm ở phía Tây nước Nam Việt.
An Dương Vương được ghi lại về nguồn gốc sớm nhất trong sách Giao Châu ngoại vực ký, xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 SCN, sau được Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên biên soạn vào thế kỷ thứ 6 SCN chép lại.
Thủy Kinh Chú, quyển 37, Diệp Du Hà, do Lịch Đạo Nguyên soạn, dẫn Giao châu ngoại vực kí chép: “Đất Giao Chỉ ngày xưa, lúc chưa có quận huyện, ruộng có ruộng Lạc điền, theo nước thủy triều lên xuống, dân trồng trọt ở các ruộng ấy để hưởng hoa lợi, vì vậy dân ấy có tên là Lạc dân, đặt ra các Lạc vương, Lạc hầu để trông coi các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc tướng. Lạc tướng có ấn đồng thao xanh. Sau con vua Thục đem ba vạn quân đến đánh các Lạc vương và Lạc hầu, chinh phục được Lạc tướng. Con vua Thục vì vậy xưng là An Dương Vương. Sau Nam Việt Vương là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương.” [24]
Quảng Châu ký sau cũng chép về An Dương vương, có nội dung tương tự Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký được các học giả Bùi Uyên, Cố Vi người đời Tấn và Lưu Trừng đời Nam Tống biên soạn, nhưng đã thất truyền, đoạn về An Dương Vương được chép lại trong Sử Ký, Nam Việt liệt truyện, Sách ẩn do Tư Mã Trinh biên soạn vào đời Đường:
“Diêu thị xét: “Quảng Châu ký” viết: Giao Chỉ có ruộng Lạc, theo nước thủy triều lên xuống, dân dựa vào đó trồng trọt để hưởng hoa lợi, vì thế dân có tên là Lạc dân, có Lạc vương, Lạc hầu, các huyện tự gọi là Lạc tướng, có ấn đồng thao xanh, tức là chức Lệnh trưởng ngày nay. Sau Thụ Vương Tử đem quân đánh Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, đặt trị sở ở huyện Phong Khê. Sau này Nam Việt vương Úy Đà đánh phá An Dương Vương, lệnh cho hai Điển sứ trông coi dân hai huyện Giao Chỉ, Cửu Chân”.“
[Tư Mã Trinh, Sách ẩn]
Ngoài ra Nam Việt chí tương truyền do Thẩm Hoài Viễn soạn vào thời Nam Tống, cũng có chép về An Dương Vương, nhưng sách này cũng đã thất truyền, đoạn chép về An Dương Vương được dẫn lại trong Cựu Đường thư, phần địa lý chí:
“Bình Đạo, là đất Phong Khê đời Hán. Sách Nam Việt chí chép: đất đai của Giao Chỉ rất phì nhiêu, xưa có vị quân trưởng là Hùng Vương, có người phò tá gọi là Hùng hầu. Sau Thục Vương đem ba vạn quân đánh và diệt được Hùng Vương. Thục lấy con trai là An Dương Vương cai trị nước Giao Chỉ… Úy Đà ở Phiên Ngung sai quân tiến đánh. An Dương Vương có nỏ thần, bắn một phát giết chết vạn người. Nam Việt Vương bèn tiến hành hòa hiếu, đưa con trai mình là Thủy sang làm con tin. An Dương Vương gả con gái là Mỵ Châu cho Thủy. Thủy được nỏ thần liền phá hủy, quân của Nam Việt Vương tiến đến giết An Dương Vương và kiêm tính vùng đất đó.”
[Cựu Đường Thư, Địa lý chí]
Đây là nguồn sử liệu sớm nhất được chép về An Dương vương, các nguồn sử liệu này đều chép An Dương Vương là Thục Vương Tử hoặc Thục Vương, không thấy ghi họ tên chính xác của ông, các dịch giả Việt Nam sau này đều dịch “Thục Vương Tử” là “con vua Thục”, nhưng thực tế Thục Vương Tử không nhất thiết phải là con vua Thục.
Các tài liệu khảo cổ và lịch sử cũng cho thấy không đủ cơ sở để khẳng định An Dương Vương là con của vua Thục, hay có nguồn gốc từ vùng Ba Thục.
Theo khảo cứu của Lam Hồng Ân, thì quan điểm cho rằng Thục Vương Tử là dòng dõi của Khai Minh Vương là dựa vào ghi chép trong sách Hoa Dương quốc chí: “mùa Thu năm thứ 5 Chu Thận Vương (tức là niên hiệu Hậu Nguyên thứ 9 đời Tần Huệ Văn Vương, năm 316 TCN), các quan Đại phu của Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô úy Mặc… từ Thạch Ngưu Đạo đánh Thục, Thục Vương từ Hà Minh chống cự lại, nhưng bị thua trận. Vương chạy trốn, đến Vũ Dương bị quân Tần sát hại. Các quan văn, quan võ, cùng Thái tử lui về Phùng Hương, chết ở Bạch Lộc Sơn. Họ Khai Minh bị diệt vong”. Theo tác giả, Tần Thủy Hoàng khi xâm chiếm thành công Lĩnh Nam vào năm 214 TCN, đặt ra ba quận, Triệu Đà khi đó mới quốc tại Lĩnh Nam, khi đó Khai Minh Vương đã bị diệt vong 102 năm, Vương Tử của họ làm sao có thể còn sinh sống để sử sách ghi lại? Tác giả cho rằng Thục Vương Tử đã bị đánh bại, khó có cơ hội tìm được đường thông xuống tận vùng Giao Chỉ xa xôi. [25]
Về sách sử Việt Nam còn giữ lại được thì An Dương Vương được ghi lại sớm nhất trong sách Việt sử lược: “Cuối đời Chu, Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu.”. Các sách sử Việt Nam sau này đều có sự ghi chép về An Dương vương dựa trên nguồn sử liệu này, bên cạnh đó còn được kết hợp với nhiều truyền thuyết địa phương, giúp chúng ta có được tài liệu khá đầy đủ về các chi tiết về An Dương vương.
Vào giai đoạn sau, thì các tác giả Việt Nam cũng bắt đầu có sự chất vấn về tính thực tế của giả thuyết cho rằng An Dương Vương là Thục Vương Tử.
Trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn vào triều Nguyễn đã nêu ý kiến về sự bất hợp lý về chi tiết ghi lại về An Dương Vương trong sử sách:
“Nước Thục từ năm thứ 5 đời Chu Thận Tĩnh vương [năm 316 TCN] đã bị Tần diệt rồi, làm gì còn có vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang còn có đất Kiển Vi, đất Dạ Lang, đất Củng, đất Táo và đất Nhiễm cách nhau hàng hai, ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang”
Các học giả sau này như Nguyễn Văn Siêu, Hoàng Cao Khải, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố cũng bày tỏ sự nghi vấn với chi tiết về Thục Vương Tử, cho rằng đây là một chi tiết không có tính thực tế, như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam sử lược thì “(Thục Phán) là một họ Thục gần nước Văn Lang, không phải là Thục bên Tàu” [26], Ngô Tất Tố thì thể hiện quan điểm một cách dứt khoát: “Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục”. [27]
Về mặt khảo cổ học, thì tại miền Bắc Việt Nam không có bằng chứng nào cho thấy sự xuất hiện của cư dân Thục tại đây, do không tìm thấy cổ vật nào có đặc trưng của nhà Thục.
Trong ghi chép trong Hoa Dương Quốc Chí, Thục Khai Minh Vương có phong tục khá đặc trưng: “Mỗi khi Vương chết thì dựng hòn đá to (đại thạch) dài 3 trượng, nặng nghìn cân (tương đương 500kg) làm mộ chí, nay là Măng đá gọi là Duẩn lí (Cột măng), chưa có đặt thụy hiệu, nhưng lấy năm mầu làm chủ, cho nên miếu đó gọi là Thanh đế, Xích đế, Hắc đế, Hoàng đế, Bạch đế. [25]
Phong tục và văn hóa của một dân tộc có vai trò rất quan trọng, thường được dân tộc đó đem theo và được giữ gìn trong thời gian dài khi họ di cư sang các vùng đất khác, nếu Thục Phán hậu duệ của hoàng tộc Thục, thì đặc trưng văn hóa ấy càng gắn bó chặt chẽ hơn với sự di cư của hoàng tộc nước này, cuộc di cư của hoàng tộc nhà Thục diễn ra trong một thời gian ngắn, thì đặc trưng ấy sẽ càng thể hiện rõ và không thể biến mất một cách nhanh chóng, tuy nhiên ở Lĩnh Nam và miền Bắc Việt Nam không hề tìm thấy đặc trưng văn hóa đó của triều đình nhà Thục. Bên cạnh đó các cổ vật của văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam và vùng Lĩnh Nam không có sự tồn tại của cổ vật có đặc trưng của nhà Thục tại văn hóa Tam Tinh Đôi cho thấy không có cơ sở để bàn về nguồn gốc hoàng tộc nước Thục của An Dương vương.
2. Nguồn gốc của An Dương Vương:
An Dương vương được xác định không có nguồn gốc từ hoàng tộc nước Thục như những tư liệu lịch sử đã ghi lại, các tài liệu khảo cổ tại miền Bắc Việt Nam cho thấy An Dương vương có nguồn gốc từ người Tây Âu, vốn là một nhánh của cộng đồng tộc Việt phân bố tại vùng biên giới Việt Nam, Vân Nam và Quảng Tây sau cuộc di cư của cư dân tộc Việt về phía Nam vào thời điểm hơn 2700 năm trước.
Theo tài liệu lịch sử, thì An Dương vương đã đóng đô tại vùng miền Bắc Việt Nam sau khi chiếm ngôi của vua Hùng, cho xây dựng Loa Thành, tại vùng Cổ Loa, nơi có đền thờ An Dương vương ở Đông Anh, Hà Nội, cũng đã tìm thấy di tích thành Cổ Loa, di tích này đã được ngành khảo cổ học Việt Nam khám phá qua nhiều giai đoạn, về cơ bản đã xác định được diện mạo của tòa thành này. Đây là cơ sở rất quan trọng chứng minh An Dương vương là có thật, ông đã thực sự xây dựng nên Loa Thành, cũng như để lại những di vật thể hiện một phần nguồn gốc Tây Âu của mình.
Bản đồ mô phỏng thành Cổ Loa dựa trên tư liệu khảo cổ.
Những chiếc trống đồng và ấm đồng có khắc chữ Tây Vu (một biến âm của từ Tây Âu) đã thể hiện rất rõ thành Cổ Loa, An Dương Vương có sự liên hệ với cư dân tộc Việt nhóm Tây Âu, có vùng phân bố chủ yếu tại vùng biên giới Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc.
Trên chiếc trống đồng Cổ Loa được tìm thấy tại khu di tích Thành Cổ Loa có khắc một số minh văn chữ Hán, những chữ viết trên trống đồng giúp chúng ta nhận diện chính xác được bối cảnh lịch sử của thành Cổ Loa trong giai đoạn Âu Lạc. Chữ được khắc trên chiếc trống đồng được tiến sĩ Nguyễn Việt giải mã như sau:
“Tây Vu tập bát cổ, trọng lưỡng cá bách bát thập nhất cân”
“Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân” [28]
Trống đồng Cổ Loa và minh văn khắc trên thân trống. [Nguồn: 1, 2]
Bên cạnh chiếc trống đồng này, còn một chiếc ấm đồng khác cũng được khắc dòng chữ Hán có nghĩa là “Tây Vu”, chiếc ấm đồng này có niên đại vào khoảng thế kỷ I-II TCN.
Ấm đồng có niên đại vào thế kỷ I-II TCN có khắc chữ Tây Vu. [Nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam, dẫn]
Trong tài liệu lịch sử cũng có ghi về các biểu tượng Rùa vàng, Gà trắng, trong đó gà trắng phá hoại việc xây thành Cổ Loa, Rùa vàng giúp xây thành. Gà trắng và Rùa vàng vẫn là những loài vật có ý nghĩa biểu tượng với dân tộc Tày, một nhánh của cư dân tộc Việt thuộc hệ ngữ Tai-Kadai.
“Hiện nay nhân dân vẫn coi Rùa vàng là thần rùa giúp sức, phù trợ nhân dân làm những việc tốt đẹp, ân nghĩa, chống lại ma quỷ, kẻ thù…Trong dân tộc Tày, con Rùa được nhân dân quý trọng tôn thờ. Con gà thì lại khác, biểu tượng gà là “vật kí thác linh hồn”, gà gắn liền với bóng đêm và sự chết chóc; hiện nay trong đồng bào Tày vẫn coi “Ma gà” (Phi Cáy) là hiện tượng đáng sợ, vì nó gây tai hoạ cho con người khi bị “Ma gà” nhập, hiện nay người Tày vẫn coi gà trắng là “Cáy khoăn” tức là gà gọi hồn khi làm lễ “Dòn lầu” cho trẻ em, thường xách theo con gà và thường dùng gà trắng để phục vụ trong lễ này như vậy là gà trắng đã thành tinh nó bị coi là con vật mang tai hoạ đến con người. Vì vậy đồng bào Tày kiêng nuôi gà trắng, kiêng thịt gà trắng trong những dịp lễ vui mừng…” [28a]
Như vậy qua tài liệu khảo cổ kết hợp với tài liệu lịch sử, chúng ta có thể kết luận An Dương vương có nguồn gốc từ cư dân tộc Việt nhánh Tây Âu, có vùng phân bố tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc sau cuộc di cư về phía Nam của cư dân tộc Việt.
III. Cuộc kháng chiến chống Tần và vai trò của An Dương Vương trong giai đoạn cuối của tộc Việt:
Trong cuộc kháng chiến chống Tần, có nhiều vấn đề cần được làm rõ, ở phần này, chúng tôi sẽ thử khảo sát lịch sử để xác định tuần tự các sự việc trong giai đoạn từ khi An Dương Vương lập quốc cho tới khi mất nước.
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 (257 TCN), vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc”.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, An Dương Vương lập nước Âu Lạc sau khi chiếm được ngôi của vua Hùng cuối cùng vào năm 257 TCN, có nghĩa thời điểm này trước khi nhà Tần tổ chức cuộc xâm lược đất Việt khoảng 37 năm. Nước Văn Lang vào thời điểm này theo tài liệu lịch sử, thì tương ứng với vùng Lưỡng Quảng, Hải Nam và miền Bắc Việt Nam, nhà Tần đã xâm lược vào vùng vào đất này của tộc Việt, khi đó có tên gọi là Tây Âu: “ 交趾,周时为骆越,秦时曰西瓯。”- “Giao Chỉ, Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu”. [Dư địa chí, Cố Dã Vương 顾野王 (519 – 581)]. Khái niệm Giao Chỉ tương ứng với sự thay đổi của địa giới nước Văn Lang theo từng thời kỳ. Cái tên Âu Lạc có thể chỉ bắt đầu được sử dụng sau khi người Việt thất bại trong cuộc kháng chiến chống Tần, An Dương vương phải lui về miền Bắc Việt Nam, lập nước Âu Lạc. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng nhắc tới nước Âu Lạc vào thời kỳ nước Nam Việt, trước đó quốc gia của người Việt có thể có tên Tây Âu.
Như vậy An Dương Vương đã trực tiếp kế thừa từ nước Văn Lang của các vua Hùng, nhiều khả năng hơn chính ông đã lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống nhà Tần xâm lược, chứ không phải Dịch Hu Tống như sách Hoài Nam Tử đã ghi lại.
“Truyện xưa viết: “Nhà Tần vong, tại sao vậy”. Nguyên nhân là sai Mông công (Mông Điềm) và Tương ông đưa 50 vạn quân xây trường thành. Phía tây thì chiếm Lưu Sa, phía bắc thì đánh Liêu, phía đông thì liên kết với Triều Tiên, các quận của Trung quốc phải kéo xe đi chinh chiến. Lại ham những món lợi như sừng tê giác, ngà voi, ngọc phỉ thúy, trân châu, nên sai quan úy là Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo đi xâm chiếm (Bách Việt). Một đạo đóng ở Đàm Thành, một đạo phòng thủ ở Cửu Nghi là chỗ hiểm yếu, một đạo đóng ở Phiên Ngung làm đô thành, một đạo đóng ở Nam Dã là nơi biên giới, một đạo đóng ỡ sông Dư Can. Ba năm quân không cởi giáp, lúc nào cũng phải mang theo cung nỏ. Sử Lộc không tìm được hướng (để tiến quân), mới tuyển lính đào kinh để chuyển binh lương đánh người (Bách) Việt, giết vua Tây Âu là Dịch Hu Tống. Vì vậy người (Bách) Việt vào rừng rậm sống chung cùng muông thú, không chịu để quân Tần bắt làm tù binh. Ho kén chọn ngưòi tài trí và kiệt tuấn làm tướng, cứ đến đêm tối tấn công quân Tần, đạt được chiến thắng lớn, giết quan úy Đồ Thư, quân Tần chết cả chục vạn.“
[Hoài Nam Tử, Lưu An]
Nhân vật Dịch Hu Tống chúng tôi nhận thấy không thấy xuất hiện trong các tài liệu lịch sử về tộc Việt trong thời kỳ này, thêm nữa chi tiết này cũng thể hiện sự bất hợp lý khi chính An Dương vương mới là người kế thừa trực tiếp từ quốc gia của các vua Hùng chứ không phải nhân vật nào khác, khả năng cái tên Dịch Hu Tống được Lưu An, tác giả sách Hoài Nam Tử sáng tạo ra để làm nhẹ đi tổn thất của quân Tần trong cuộc chiến với người Việt. Do đó qua việc xem xét các tư liệu lịch sử, thì nhiều khả năng người lãnh đạo cuộc chiến chống nhà Tần xâm lược chính là An Dương vương chứ không phải Dịch Hu Tống.
Sau cuộc chiến này, thì nhà Tần đã chiếm được vùng Lưỡng Quảng, lập nên các quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng quận, người Việt chỉ còn vùng miền Bắc Việt Nam, sau đó An Dương vương đã lập nước Âu Lạc tại đây.
Về vấn đề Tượng quận, thì có một số quan điểm cho rằng Tượng quận nằm ở miền Bắc Việt Nam. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ việc chú thích nhầm của Nhan Sư Cổ (581-645) chú thích sách Tiền Hán thư viết về quận Nhật Nam đời Hán: “Quận Nhật Nam – quận Tượng cũ của Tần. Vũ Đinh năm thứ 6 đời Vũ đế (111 TCN) mở quận đổi tên. Có 16 sông nhỏ, gồm 3.189 dặm, thuộc Giao Châu” [29]. Tiếp theo, Nhan Sư cổ còn chép thêm: “Nói nó ở phía nam mặt trời (chi chữ Nhật Nam), nên gọi là Khai Bắc hộ (mở cửa phía Bắc) để hướng về mặt trời”. [30]
Sự ghi chú nhầm này đã gây ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của nhiều tài liệu lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc ở các giai đoạn sau, nhiều sử liệu Việt Nam và Trung Quốc cho rằng Tượng quận tương ứng với quận Nhật Nam.
Nhưng ngay chính trong bộ Tiền Hán thư, phần Bản kỷ về Hán Chiêu đế (87 – 74 TCN) cũng đã chép rõ về đất quận Tượng như sau: “Năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Phượng (Hán Chiêu đế, tức năm 76 TCN), bãi bỏ quận Tượng, chia đất vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha” [31]. Trong một đoạn khác cũng của Tiền Hán thư, khi chú thích việc Hán Cao tổ là Lưu Bang vào năm thứ 5 (202 TCN) sai “Lấy Trường Sa, Dự Chương, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải lập Bà Quân Nhuế (tức là Ngô Nhuế) làm Trường Sa vương”, Nhan Sư Cổ cũng dẫn lời của (Thần) Toàn nói: “sách Mậu Lăng thư chép: Tượng quận đóng ở Lâm Trần, cách Trường An một vạn bảy ngàn năm trăm dặm” [32]. Quận Uất Lâm là vùng Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây quận Uất Lâm và một phần thuộc Quý Châu. Như vậy, quận Tượng gồm vùng Tây Quảng Tây và một phần Nam Quý Châu. Trị sở của Quận Tượng là Lâm Trần ở phía tây Nam Ninh, thuộc huyện Tân Dương tỉnh Quảng Tây. [33]
Như vậy rõ ràng Tượng quận không nằm ở miền Bắc Việt Nam, mà nằm ở vùng Quảng Tây và một phần Quý Châu.
Sau khi nhà Tần chiếm được Lĩnh Nam, thì đã lập nên các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Tới năm 207 TCN, Tần Thủy Hoàng bị tiêu diệt bởi Hạng Vũ và Lưu Bang, sau đó là cuộc chiến tranh Hán – Sở, kết cuộc Lưu Bang giành chiến thắng và lập nên nhà Hán vào năm 202 TCN. Bối cảnh đó đã thúc đẩy Triệu Đà nghe theo Nhâm Ngao, lập nước Nam Việt tại 3 quận mà nhà Tần chiếm được, lên ngôi Triệu Vũ Vương. Nước Nam Việt thời điểm đó chưa bao gồm vùng miền Bắc Việt Nam, điều này được thể hiện rất rõ trong thư tịch lịch sử. Trong tờ thư tạ tội dâng lên Hán Văn Đế, Triệu Đà có nhắc tới nước Âu Lạc ở phía Tây nước Nam Việt.
Sau đó Triệu Đà đã đưa quân đội đánh xuống nước Âu Lạc, nhưng Âu Lạc có vũ khí mạnh, có thành quách kiên cố, nên quân đội Triệu Đà không thể đánh bại, phải dùng kế hòa hoãn, gửi con Trọng Thủy sang ở rể, là một cách hoạt động gián điệp, khám phá bí mật chiến thắng của nước Âu Lạc, âm thầm phá hoại vũ khí của nước Âu Lạc, sau đó quân Nam Việt tràn sang, tiêu diệt nước Âu Lạc, sáp nhập vào lãnh thổ Nam Việt vào năm 208 TCN. Đất Việt gần như mất hẳn từ đó.
IV. Nước Âu Lạc và nhà nước của người Việt cổ:
Những tài liệu khảo cổ tại thành Cổ Loa cho thấy tại đây đã có một nhà nước tập trung hóa có trình độ phát triển, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, thì đây được xem là nhà nước đầu tiên của người Việt, triều đại các vua Hùng mới chỉ dừng ở mức phát triển như một bộ lạc, nhưng chúng tôi nhận thấy cần phải xem xét lại quan điểm này với những nghiên cứu mới về nguồn gốc và tiến trình phát triển của người Việt.
Trong quá trình nghiên cứu về thời kỳ nước Âu Lạc của An Dương Vương, các nhà khảo cổ Việt Nam và quốc tế đã phát hiện và tiến hành khai quật khu di tích thành Cổ Loa, với những khám phá quan trọng tại khu thành cổ này, di tích này đã chứng minh quy mô to lớn của mình, là cơ sở để các nhà nghiên cứu cho rằng thời kỳ này phải có một lực lượng quân sự hùng mạnh, với sự quản lý kiểu nhà nước kiểu tập trung hóa mới có đủ khả năng để xây dựng nên một công trình lớn như vậy. [34]
Bản đồ mô phỏng thành Cổ Loa dựa trên tư liệu khảo cổ.
An Dương Vương đã xây dựng thành Cổ Loa trên nền thành đã có từ trước đó, các hoạt động xây dựng tòa thành được thực hiện nhanh chóng, chứng tỏ các cư dân Việt tại miền Bắc Việt Nam đã quen thuộc với các hoạt động này. Quy mô và trình độ xây dựng ở mức độ cao của tòa thành là cơ sở để các nhà nghiên cứu cho rằng tại đây đã có một tổ chức nhà nước phát triển. [34] Tuy nhiên có một số điều cần làm rõ về vấn đề sự phát triển của xã hội tại miền Bắc Việt Nam thời tiền An Dương Vương, để từ đó chúng ta xác định rõ ràng hơn diện mạo của văn hóa tiền thân của nhà nước Âu Lạc.
An Dương Vương hay Thục Phán qua tài liệu khảo cổ được xác định là cư dân tộc Việt thuộc nhóm hệ ngữ Tai-Kadai, đây không phải là nhóm nắm quyền lãnh đạo và điều hành chính của tộc Việt trong xuyên suốt lịch sử, mà là nhóm Nam Á phân bố chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn, thể hiện rất rõ trong sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn tới vùng nam Đông Á và vùng Đông Nam Á từ trung tâm là miền Bắc Việt Nam. Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc trực tiếp từ cư dân tại vùng Dương Tử, tại đây cũng là nơi có sự phát triển về tổ chức nhà nước, sự phát triển từ đó tới Đông Sơn là liên tục, nên có cơ sở để cho rằng thời Đông Sơn người Việt có sự kế thừa trong khả năng tổ chức nhà nước từ giai đoạn tại vùng Dương Tử, qua việc khảo cứu tiến trình văn hoá, chúng ta có thể thấy các cư dân xây dựng nên văn hóa Thạch Gia Hà tại vùng Dương Tử cũng chính là những người xây dựng nên văn hóa Phùng Nguyên, và có sự kế thừa trong các giai đoạn cho tới thời kỳ Đông Sơn.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng thời Hùng Vương hay thời Đông Sơn chưa có nhà nước, về cơ bản đây là quan điểm chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nguồn gốc và tiến trình phát triển của văn hóa Đông Sơn. Về nguồn gốc của nền văn hoá này, các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ trương văn hóa Đông Sơn và tiền thân của nó là văn hóa Phùng Nguyên có nguồn gốc trực tiếp từ các văn hóa nguyên thủy tại miền Bắc Việt Nam, phương pháp tiếp cận đó đã gây ra nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả vấn đề nhìn nhận trình độ phát triển của người Việt trong giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cho tới Đông Sơn, một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã cho rằng tới thời Đông Sơn người Việt vẫn còn trong một trạng thái của bộ lạc mẫu hệ kém phát triển, còn tồn tại nhiều tàn dư của văn hóa nguyên thủy.
Nhưng nguồn gốc của người Việt không phải phát triển tại chỗ mà có nguồn gốc từ cư dân Đông Á cổ, bên cạnh đó họ còn có sự di cư trong nội vùng Đông Á trong nhiều giai đoạn như chúng tôi đã khái quát ở trên, cư dân tộc Việt có trình độ văn minh cao, sớm phát triển nhà nước tại vùng Dương Tử, có niên đại tương đương với các nền văn minh lớn khác trên thế giới, tới thời văn hóa Phùng Nguyên, trung tâm được chuyển về Việt Nam, với sự tồn tại của những chiếc nha chương bằng ngọc, đại diện quyền lực chính thống trong giai đoạn cuối thời đá mới, tới thời Đông Sơn thì miền Bắc Việt Nam là trung tâm của cả Đông Nam Á và nam Đông Á, quyền lực được thể hiện rất rõ trên những chiếc trống đồng. Cách tiếp cận chưa phù hợp cùng với việc khai quật chưa đầy đủ các yếu tố cấu thành nhà nước tại miền Bắc Việt Nam của ngành khảo cổ Việt Nam, là những cơ sở không đủ vững vàng để phủ nhận về sự tồn tại của một nhà nước trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Nếu xét về tính logic trong bối cảnh lịch sử giai đoạn này, An Dương Vương trong thời gian ngắn rất khó có khả năng xây dựng được một nhà nước quy củ nếu như từ trước đó đã không có một nhà nước phát triển, cũng như khó có khả năng huy động được sức dân một cách nhanh chóng trong việc xây dựng thành và đúc được lượng lớn mũi tên, vũ khí, nông cụ, nếu như không có nền tảng được xây dựng từ trước đó, do đó cần có một sự phát triển tiền đề làm nền tảng, hoàn toàn có cơ sở để giả thiết rằng sự phát triển của tộc Việt dưới sự lãnh đạo của người Việt nhóm Nam Á trong thời văn hóa Đông Sơn là tiền đề để An Dương Vương có khả năng xây dựng thành Cổ Loa nhanh chóng, tổ chức được một nhà nước phát triển trong giai đoạn này.
Giai đoạn Âu Lạc văn hóa cũng kế thừa trọn vẹn nền tảng của văn hóa Đông Sơn đã có từ trước đó, các cổ vật hầu như vẫn giữ nguyên truyền thống Đông Sơn, bên cạnh đó có xuất hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa Bắc. Tổ chức xã hội trong giai đoạn này cũng không có sự biến động đáng kể so với giai đoạn trước. Sức ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn trong thời Hùng Vương cũng hoàn toàn vượt trội so với thời An Dương Vương. Các chi tiết gợi ý cho chúng tôi thời kỳ văn hóa Đông Sơn có thể đã có một nhà nước phát triển, đó mới là nền tảng giúp An Dương Vương xây dựng được một nhà nước tập trung quyền lực và huy động sức dân một cách nhanh chóng.
Lưỡi cày Cổ Loa cùng kho mũi tên đồng phát hiện tại đây, các cổ vật này đều là hiện vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. [Nguồn: 1. dẫn; 2. Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Gary Todd, dẫn]
Việc xây dựng thành Cổ Loa của An Dương Vương có thể xuất phát từ nhu cầu cấp bách trong thời điểm tộc Việt phải đối mặt với nạn ngoại xâm, khi người Hoa Hạ chuẩn bị lực lượng để xâm lược vào các vùng đất của tộc Việt, công việc ấy đã được thực hiện nhanh chóng với nội lực đã có từ trước đó, bối cảnh mới cần giải pháp mới, An Dương Vương đã lựa chọn xây dựng thành lũy để phòng thủ và bảo vệ độc lập dân tộc. Thời điểm trước đó thì tộc Việt vẫn còn cơ bản độc lập, và cũng là giai đoạn suy yếu của triều Hùng Vương, nên các công trình quân sự đã không thực sự được chú ý xây dựng, phải tới thời An Dương Vương, ông nhận thấy hiểm họa mà người Việt phải đối mặt nên đã xây dựng thành Cổ Loa để phòng thủ trước sức mạnh quân sự của người Hoa Hạ.
Dựa vào các tư liệu khảo cổ thời kỳ nước Âu Lạc của An Dương Vương, cùng với nền tảng vốn có với sự hình thành nhà nước từ sớm của các văn hóa tiền thân của văn hóa Đông Sơn thì trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn, hay thời kỳ Hùng Vương, có khả năng đã tồn tại một nhà nước được tổ chức quy củ và phát triển, có sự kế thừa từ những di sản tại vùng Dương Tử, sau đó đã được An Dương Vương kế thừa trong thời kỳ quốc gia Âu Lạc.
IV. Kết luận:
Như vậy qua các tài liệu lịch sử và khảo cổ, chúng ta có thể nhận diện An Dương Vương hay Thục Phán là cư dân tộc Việt thuộc hệ ngữ Tai-Kadai, ông không phải là hoàng tộc nước Thục như một số tài liệu cũ đã ghi chép. Sau đó ông đã chiếm ngôi của vua Hùng, lập nên nước Tây Âu (Lạc) vào năm 257 TCN, chính ông là người đã lãnh đạo tộc Việt chiến đấu chống lại nhà Tần, chứ không phải Dịch Hu Tống như sách Hoài Nam Tử của Lưu An đã ghi lại.
Việc khảo cứu về An Dương Vương giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về giai đoạn lịch sử chuyển giao quan trọng giữa độc lập và lệ thuộc của người Việt trong thời kỳ Âu Lạc – Nam Việt – thuộc Hán, góp phần làm rõ hơn các chi tiết giai đoạn sau thời kỳ Hùng Vương. Tộc Việt đã có một tiến trình phát triển lâu dài với trình độ văn minh cao trong nhiều giai đoạn, và An Dương Vương là điểm cuối của tiến trình phát triển của họ, không phải là đỉnh cao như một số nhà nghiên cứu nhận định. An Dương vương đã góp phần quan trọng bảo vệ nền độc lập của tộc Việt, tuy kết cuộc cũng thất bại, nhưng những thành tựu của ông vẫn là đáng ghi nhận trong lịch sử dài của tộc Việt.
Nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc là một vấn đề rất quan trọng, đây là nền tảng giúp chúng ta nhận thức được chính xác về quá khứ của dân tộc mình, từ đó dần dần thoát khỏi những mặc cảm tự ti, xây dựng ý thức tự tôn, để nỗ lực, cố gắng để không hổ thẹn với Tổ Tiên và tiền nhân tài giỏi của dân tộc. Hy vọng rằng công việc của chúng tôi sẽ đóng góp một chút gì đó quan trọng cho sự phục hưng văn hoá cổ của dân tộc, và cũng hy vọng rằng, ngày càng nhiều người Việt có ý thức rõ ràng hơn về nguồn gốc của dân tộc mình.
Lang Linh - An Dương vương trong dòng lịch sử tộc Việt |
I. An Dương vương trong dòng lịch sử tộc Việt:
An Dương Vương và nước Âu Lạc nằm ở điểm cuối trong tiến trình phát triển của tộc Việt, họ có địa bàn sinh sống hoạt động trải rộng trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ một tiến trình phát triển rất lâu dài trong vùng Đông Á và Đông Nam Á. Tiến trình phát triển đó đã được di truyền học xác định rất rõ ràng.
Tộc Việt có nguồn gốc sâu xa từ cư dân cổ rời khỏi châu Phi di cư tới Đông Nam Á theo con đường phía Nam. [1][2]. Các cư dân cổ Đông Nam Á đã di cư lên phía Bắc vào thời điểm hơn 12000 năm trước [3][4][5][6], đem theo kỹ thuật lúa nước, khi lúa nước đã được nghiên cứu di truyền xác định được thuần hóa sớm nhất tại vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc [7]. Tại vùng Dương Tử, một trong những nơi định cư của cư dân cổ Đông Nam Á, là nơi tìm thấy dấu tích hạt lúa cổ nhất thế giới với niên đại vào khoảng 10,500 tới 12,000 năm trước. [8]
Họ đã sinh sống và phát triển các nền văn hóa kế tiếp nhau tại vùng Dương Tử và bắc Đông Á, trong đó các văn hóa lớn nhất là các văn hoá Cao Miếu (Gaomiao, 5000 – 3500 BC), Hà Mẫu Độ (Hemudu, 5000 – 4500 BC), Mã Gia Banh (Majiabang, 5000 – 3000 BC), Lăng Gia Than (Lingjiatan, 3800 – 3500 BC) tại vùng Động Đình, Dương Tử với nông nghiệp lúa nước [9], và các văn hóa Hồng Sơn (Hongshan, 4700 – 2900 BC), Đại Vấn Khẩu (Dawenkou, 4300 BC – 2400 BC), Ngưỡng Thiều (Yangshao, 5000 BC – 3000 BC) tại vùng Bắc Đông Á với nông nghiệp trồng cả lúa và kê [10].
Các cư dân bắc Đông Á di cư về vùng Dương Tử để hình thành tộc Việt, với các văn hóa lớn kế tiếp nhau: Lương Chử, Thạch Gia Hà. Văn hóa Lương Chử đã được xác định có nhà nước sớm nhất Đông Á, văn hóa Thạch Gia Hà tiếp tục có một nhà nước có tổ chức quy củ và phức tạp.
Tại văn hóa Lương Chử ở hạ lưu sông Dương Tử, các nhà khảo cổ thế giới đã chứng minh là nơi có thể có nhà nước sớm nhất ở Đông Á, có xã hội phân tầng phức tạp với ít nhất 4 tầng lớp [11][12], có hệ thống thủy lợi sớm nhất thế giới với hệ thống đập, đê, mương dẫn nước, cung điện [13]. Cùng với đó là một hệ thống ký hiệu phức tạp và một số đã trở thành chữ viết dù công việc khảo cổ mới thực hiện được khoảng 10% [14].
Văn hóa Thạch Gia Hà được các nghiên cứu xác định đã có một hệ thống chính trị và một ý thức hệ để có thể tổ chức được các khu định cư quy mô lớn và ràng buộc các cộng đồng dân cư với nhau [15]. Một số học giả cho rằng Thạch Gia Hà có thể được coi là một nhà nước cổ đại do cấu trúc chính trị xã hội tương đối tiên tiến của nó [15][16]. Văn hóa Thạch Gia Hà cũng có xã hội phức tạp hơn và phát triển hơn các văn hóa cùng thời ở phía Bắc [16].
Sau đó tới thời điểm hơn 4000 năm trước, nạn hạn hán [17] đã diễn ra khiến cư dân tộc Việt phải di tản ra phía Nam, trong đó nhóm chính trở về Việt Nam [18][19]. Sau thời điểm này tộc Việt tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam.
Tại miền Bắc Việt Nam, thời điểm này là thời kỳ Hùng Vương, do kế thừa trực tiếp từ các di sản tại vùng Dương Tử, thì tại đây có thể cũng đã tồn tại một nhà nước, khi văn hóa Phùng Nguyên đã tìm thấy nhiều nha chương bằng ngọc, đây là biểu tượng quyền lực quan trọng trong vùng Đông Á cổ, theo Chu Lễ, thì: “Nha chương dùng để điều động quân đội, chỉ huy quân đồn trú”. Nha chương Phùng Nguyên theo các tài liệu khảo cổ đã được chứng minh được tạo tác tại chỗ. [20]
Tộc Việt trong vùng nam Đông Á và miền Bắc Việt Nam tiếp tục phát triển trong một cộng đồng chung sau thời điểm 4000 năm, trong đó nhóm Nam Á chiếm vị trí cốt lõi, cư dân tiền Tai-Kadai là một phần của cộng đồng tộc Việt.
Theo các nghiên cứu di truyền, thì không chỉ một lớp di cư, mà có hai lớp di cư từ vùng nam Đông Á về miền Bắc Việt Nam vào thời điểm 4000 năm và 2700 năm trước [18][19]. Dựa trên tài liệu di truyền kết hợp với các tư liệu khảo cổ, lịch sử, chúng tôi đã đề xuất giả thuyết tầng lớp tinh hoa của người Việt đã tiếp tục di cư lên vùng Dương Tử, sau đó tới thời điểm 2700 năm trước, họ đã di cư trở về miền Bắc Việt Nam và vùng Lĩnh Nam. Vấn đề này đã được chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua một bài viết khác [21].
Cuộc di cư về miền Bắc Việt Nam và Lĩnh Nam vào thời điểm 2700 năm trước bao gồm cư dân hai hệ ngữ Nam Á và tiền Tai-Kadai, theo các nghiên cứu di truyền, nhân chủng, thì cư dân Nam Á di cư về miền Bắc Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, các cư dân Tai-Kadai phân bố chủ yếu ở vùng cao biên giới Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Theo nghiên cứu nhân chủng học và ngôn ngữ học [22], cư dân ở văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam là cư dân nói hệ ngữ Nam Á. Nghiên cứu của Viện hệ gen Việt Nam phối hợp với Pháp, Đức cũng xác định cư dân các ngữ hệ khác nhau cùng tồn tại ở nam Đông Á và có tương tác mạnh với nhau. [18] Đợt di cư 4.000 năm trước về Việt Nam là cư dân nói hệ ngữ Nam Á còn đợt di cư 2.700 năm trước về Lĩnh Nam và Việt Nam là các cư dân thuộc hai hệ ngữ Nam Á và Tai-Kadai. [19]
Nghiên cứu di truyền của tục táng treo mới đây của Zhang và cộng sự et al. 2020 [23], nghiên cứu trên các mẫu DNA từ các ngôi mộ táng treo tại nam Đông Á (Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam) và tại miền Bắc Thái Lan, thì các mẫu gen cổ tương đồng với gen của cư dân thuộc hệ ngữ Tai-Kadai.
Nguồn gốc của hệ ngữ Tai-Kadai thể hiện rõ ràng qua nghiên cứu này với sự phân tán từ nam Đông Á xuống phía Nam, xuất phát từ vùng Phúc Kiến vào khoảng 3600 năm cách ngày nay, sau đó di cư xuống Quảng Tây và xuất hiện tại vùng Vân Nam vào khoảng 2200 năm cách ngày nay, sau đó lan sang phía Bắc Thái Lan.
Cư dân tộc Việt nhóm tiền Tai-Kadai tại vùng Quảng Tây được ghi lại dưới cái tên Tây Âu (vốn được chỉ địa danh, có nghĩa là “phía Tây núi Ngũ Lĩnh”), các tài liệu thể hiện chữ Tây Âu trên các cổ vật Đông Sơn sẽ được chúng tôi dẫn ở phần phía dưới.
Trong thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam, thì những người lãnh đạo tộc Việt vẫn là các vị vua Hùng, với các bằng chứng khảo cổ, di truyền chúng tôi đã dẫn ở trên, thì có thể khẳng định các vị vua Hùng đã tiếp tục kế thừa các tổ chức nhà nước tại các văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà. Các vị đã lãnh đạo tộc Việt trong một thời gian dài, tới khoảng 2700 năm trước, các vị đã xây dựng nên nền văn hóa Đông Sơn có sức ảnh hưởng rộng lớn trong vùng nam Đông Á và Đông Nam Á, trong đó biểu trưng quan trọng nhất là những chiếc trống đồng, đại diện cho tôn giáo thờ Trời của tộc Việt và các cư dân Đông Nam Á.
1. Trống đồng Sông Đà, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Pháp. [dẫn]
2. Trống đồng Khai Hóa, hiện đang trưng bài tại Bảo tàng Dân tộc học Vienna, Áo. [dẫn]
3, 4. Trống đồng Hoàng Hạ và trống đồng Ngọc Lũ, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Tới thời điểm thế kỷ 3 TCN, đây là thời điểm suy yếu của triều Hùng Vương, Thục Phán, một thủ lĩnh trong đất Văn Lang đã giành ngôi của vua Hùng cuối cùng, lãnh đạo tộc Việt chống quân Tần, đất nước khi đó được gọi tên là Tây Âu Lạc, khi đó vùng lãnh thổ còn bao gồm vùng Lưỡng Quảng, đảo Hải Nam và miền Bắc Việt Nam, sau đó các vùng Lưỡng Quảng và Hải Nam bị nhà Tần chiếm, ông đã trở về miền Bắc Việt Nam thành lập nước Âu Lạc vào năm 257 TCN, lấy hiệu An Dương Vương, định đô tại vùng Cổ Loa, xây dựng nên thành Cổ Loa, một thành quân sự quan trọng để đối đầu với nước Nam Việt và nhà Hán.
II. Nguồn gốc An Dương vương:
1. Các tư liệu về nguồn gốc An Dương Vương:
Âu Lạc được ghi lại sớm nhất trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên, phần Nam Việt liệt truyện, trong bức thư tạ tội của Triệu Đà gửi lên Hán Văn đế, có nhắc tới nước Âu Lạc nằm ở phía Tây nước Nam Việt.
An Dương Vương được ghi lại về nguồn gốc sớm nhất trong sách Giao Châu ngoại vực ký, xuất hiện vào thế kỷ thứ 4 SCN, sau được Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên biên soạn vào thế kỷ thứ 6 SCN chép lại.
Thủy Kinh Chú, quyển 37, Diệp Du Hà, do Lịch Đạo Nguyên soạn, dẫn Giao châu ngoại vực kí chép: “Đất Giao Chỉ ngày xưa, lúc chưa có quận huyện, ruộng có ruộng Lạc điền, theo nước thủy triều lên xuống, dân trồng trọt ở các ruộng ấy để hưởng hoa lợi, vì vậy dân ấy có tên là Lạc dân, đặt ra các Lạc vương, Lạc hầu để trông coi các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là chức Lạc tướng. Lạc tướng có ấn đồng thao xanh. Sau con vua Thục đem ba vạn quân đến đánh các Lạc vương và Lạc hầu, chinh phục được Lạc tướng. Con vua Thục vì vậy xưng là An Dương Vương. Sau Nam Việt Vương là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương.” [24]
Quảng Châu ký sau cũng chép về An Dương vương, có nội dung tương tự Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký được các học giả Bùi Uyên, Cố Vi người đời Tấn và Lưu Trừng đời Nam Tống biên soạn, nhưng đã thất truyền, đoạn về An Dương Vương được chép lại trong Sử Ký, Nam Việt liệt truyện, Sách ẩn do Tư Mã Trinh biên soạn vào đời Đường:
“Diêu thị xét: “Quảng Châu ký” viết: Giao Chỉ có ruộng Lạc, theo nước thủy triều lên xuống, dân dựa vào đó trồng trọt để hưởng hoa lợi, vì thế dân có tên là Lạc dân, có Lạc vương, Lạc hầu, các huyện tự gọi là Lạc tướng, có ấn đồng thao xanh, tức là chức Lệnh trưởng ngày nay. Sau Thụ Vương Tử đem quân đánh Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, đặt trị sở ở huyện Phong Khê. Sau này Nam Việt vương Úy Đà đánh phá An Dương Vương, lệnh cho hai Điển sứ trông coi dân hai huyện Giao Chỉ, Cửu Chân”.“
[Tư Mã Trinh, Sách ẩn]
Ngoài ra Nam Việt chí tương truyền do Thẩm Hoài Viễn soạn vào thời Nam Tống, cũng có chép về An Dương Vương, nhưng sách này cũng đã thất truyền, đoạn chép về An Dương Vương được dẫn lại trong Cựu Đường thư, phần địa lý chí:
“Bình Đạo, là đất Phong Khê đời Hán. Sách Nam Việt chí chép: đất đai của Giao Chỉ rất phì nhiêu, xưa có vị quân trưởng là Hùng Vương, có người phò tá gọi là Hùng hầu. Sau Thục Vương đem ba vạn quân đánh và diệt được Hùng Vương. Thục lấy con trai là An Dương Vương cai trị nước Giao Chỉ… Úy Đà ở Phiên Ngung sai quân tiến đánh. An Dương Vương có nỏ thần, bắn một phát giết chết vạn người. Nam Việt Vương bèn tiến hành hòa hiếu, đưa con trai mình là Thủy sang làm con tin. An Dương Vương gả con gái là Mỵ Châu cho Thủy. Thủy được nỏ thần liền phá hủy, quân của Nam Việt Vương tiến đến giết An Dương Vương và kiêm tính vùng đất đó.”
[Cựu Đường Thư, Địa lý chí]
Đây là nguồn sử liệu sớm nhất được chép về An Dương vương, các nguồn sử liệu này đều chép An Dương Vương là Thục Vương Tử hoặc Thục Vương, không thấy ghi họ tên chính xác của ông, các dịch giả Việt Nam sau này đều dịch “Thục Vương Tử” là “con vua Thục”, nhưng thực tế Thục Vương Tử không nhất thiết phải là con vua Thục.
Các tài liệu khảo cổ và lịch sử cũng cho thấy không đủ cơ sở để khẳng định An Dương Vương là con của vua Thục, hay có nguồn gốc từ vùng Ba Thục.
Theo khảo cứu của Lam Hồng Ân, thì quan điểm cho rằng Thục Vương Tử là dòng dõi của Khai Minh Vương là dựa vào ghi chép trong sách Hoa Dương quốc chí: “mùa Thu năm thứ 5 Chu Thận Vương (tức là niên hiệu Hậu Nguyên thứ 9 đời Tần Huệ Văn Vương, năm 316 TCN), các quan Đại phu của Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô úy Mặc… từ Thạch Ngưu Đạo đánh Thục, Thục Vương từ Hà Minh chống cự lại, nhưng bị thua trận. Vương chạy trốn, đến Vũ Dương bị quân Tần sát hại. Các quan văn, quan võ, cùng Thái tử lui về Phùng Hương, chết ở Bạch Lộc Sơn. Họ Khai Minh bị diệt vong”. Theo tác giả, Tần Thủy Hoàng khi xâm chiếm thành công Lĩnh Nam vào năm 214 TCN, đặt ra ba quận, Triệu Đà khi đó mới quốc tại Lĩnh Nam, khi đó Khai Minh Vương đã bị diệt vong 102 năm, Vương Tử của họ làm sao có thể còn sinh sống để sử sách ghi lại? Tác giả cho rằng Thục Vương Tử đã bị đánh bại, khó có cơ hội tìm được đường thông xuống tận vùng Giao Chỉ xa xôi. [25]
Về sách sử Việt Nam còn giữ lại được thì An Dương Vương được ghi lại sớm nhất trong sách Việt sử lược: “Cuối đời Chu, Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương, không thông hiếu với nhà Chu.”. Các sách sử Việt Nam sau này đều có sự ghi chép về An Dương vương dựa trên nguồn sử liệu này, bên cạnh đó còn được kết hợp với nhiều truyền thuyết địa phương, giúp chúng ta có được tài liệu khá đầy đủ về các chi tiết về An Dương vương.
Vào giai đoạn sau, thì các tác giả Việt Nam cũng bắt đầu có sự chất vấn về tính thực tế của giả thuyết cho rằng An Dương Vương là Thục Vương Tử.
Trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn vào triều Nguyễn đã nêu ý kiến về sự bất hợp lý về chi tiết ghi lại về An Dương Vương trong sử sách:
“Nước Thục từ năm thứ 5 đời Chu Thận Tĩnh vương [năm 316 TCN] đã bị Tần diệt rồi, làm gì còn có vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang còn có đất Kiển Vi, đất Dạ Lang, đất Củng, đất Táo và đất Nhiễm cách nhau hàng hai, ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang”
Các học giả sau này như Nguyễn Văn Siêu, Hoàng Cao Khải, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố cũng bày tỏ sự nghi vấn với chi tiết về Thục Vương Tử, cho rằng đây là một chi tiết không có tính thực tế, như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam sử lược thì “(Thục Phán) là một họ Thục gần nước Văn Lang, không phải là Thục bên Tàu” [26], Ngô Tất Tố thì thể hiện quan điểm một cách dứt khoát: “Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục”. [27]
Về mặt khảo cổ học, thì tại miền Bắc Việt Nam không có bằng chứng nào cho thấy sự xuất hiện của cư dân Thục tại đây, do không tìm thấy cổ vật nào có đặc trưng của nhà Thục.
Trong ghi chép trong Hoa Dương Quốc Chí, Thục Khai Minh Vương có phong tục khá đặc trưng: “Mỗi khi Vương chết thì dựng hòn đá to (đại thạch) dài 3 trượng, nặng nghìn cân (tương đương 500kg) làm mộ chí, nay là Măng đá gọi là Duẩn lí (Cột măng), chưa có đặt thụy hiệu, nhưng lấy năm mầu làm chủ, cho nên miếu đó gọi là Thanh đế, Xích đế, Hắc đế, Hoàng đế, Bạch đế. [25]
Phong tục và văn hóa của một dân tộc có vai trò rất quan trọng, thường được dân tộc đó đem theo và được giữ gìn trong thời gian dài khi họ di cư sang các vùng đất khác, nếu Thục Phán hậu duệ của hoàng tộc Thục, thì đặc trưng văn hóa ấy càng gắn bó chặt chẽ hơn với sự di cư của hoàng tộc nước này, cuộc di cư của hoàng tộc nhà Thục diễn ra trong một thời gian ngắn, thì đặc trưng ấy sẽ càng thể hiện rõ và không thể biến mất một cách nhanh chóng, tuy nhiên ở Lĩnh Nam và miền Bắc Việt Nam không hề tìm thấy đặc trưng văn hóa đó của triều đình nhà Thục. Bên cạnh đó các cổ vật của văn hóa Đông Sơn tại miền Bắc Việt Nam và vùng Lĩnh Nam không có sự tồn tại của cổ vật có đặc trưng của nhà Thục tại văn hóa Tam Tinh Đôi cho thấy không có cơ sở để bàn về nguồn gốc hoàng tộc nước Thục của An Dương vương.
2. Nguồn gốc của An Dương Vương:
An Dương vương được xác định không có nguồn gốc từ hoàng tộc nước Thục như những tư liệu lịch sử đã ghi lại, các tài liệu khảo cổ tại miền Bắc Việt Nam cho thấy An Dương vương có nguồn gốc từ người Tây Âu, vốn là một nhánh của cộng đồng tộc Việt phân bố tại vùng biên giới Việt Nam, Vân Nam và Quảng Tây sau cuộc di cư của cư dân tộc Việt về phía Nam vào thời điểm hơn 2700 năm trước.
Theo tài liệu lịch sử, thì An Dương vương đã đóng đô tại vùng miền Bắc Việt Nam sau khi chiếm ngôi của vua Hùng, cho xây dựng Loa Thành, tại vùng Cổ Loa, nơi có đền thờ An Dương vương ở Đông Anh, Hà Nội, cũng đã tìm thấy di tích thành Cổ Loa, di tích này đã được ngành khảo cổ học Việt Nam khám phá qua nhiều giai đoạn, về cơ bản đã xác định được diện mạo của tòa thành này. Đây là cơ sở rất quan trọng chứng minh An Dương vương là có thật, ông đã thực sự xây dựng nên Loa Thành, cũng như để lại những di vật thể hiện một phần nguồn gốc Tây Âu của mình.
Bản đồ mô phỏng thành Cổ Loa dựa trên tư liệu khảo cổ.
Những chiếc trống đồng và ấm đồng có khắc chữ Tây Vu (một biến âm của từ Tây Âu) đã thể hiện rất rõ thành Cổ Loa, An Dương Vương có sự liên hệ với cư dân tộc Việt nhóm Tây Âu, có vùng phân bố chủ yếu tại vùng biên giới Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc.
Trên chiếc trống đồng Cổ Loa được tìm thấy tại khu di tích Thành Cổ Loa có khắc một số minh văn chữ Hán, những chữ viết trên trống đồng giúp chúng ta nhận diện chính xác được bối cảnh lịch sử của thành Cổ Loa trong giai đoạn Âu Lạc. Chữ được khắc trên chiếc trống đồng được tiến sĩ Nguyễn Việt giải mã như sau:
“Tây Vu tập bát cổ, trọng lưỡng cá bách bát thập nhất cân”
“Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân” [28]
Trống đồng Cổ Loa và minh văn khắc trên thân trống. [Nguồn: 1, 2]
Bên cạnh chiếc trống đồng này, còn một chiếc ấm đồng khác cũng được khắc dòng chữ Hán có nghĩa là “Tây Vu”, chiếc ấm đồng này có niên đại vào khoảng thế kỷ I-II TCN.
Ấm đồng có niên đại vào thế kỷ I-II TCN có khắc chữ Tây Vu. [Nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam, dẫn]
Trong tài liệu lịch sử cũng có ghi về các biểu tượng Rùa vàng, Gà trắng, trong đó gà trắng phá hoại việc xây thành Cổ Loa, Rùa vàng giúp xây thành. Gà trắng và Rùa vàng vẫn là những loài vật có ý nghĩa biểu tượng với dân tộc Tày, một nhánh của cư dân tộc Việt thuộc hệ ngữ Tai-Kadai.
“Hiện nay nhân dân vẫn coi Rùa vàng là thần rùa giúp sức, phù trợ nhân dân làm những việc tốt đẹp, ân nghĩa, chống lại ma quỷ, kẻ thù…Trong dân tộc Tày, con Rùa được nhân dân quý trọng tôn thờ. Con gà thì lại khác, biểu tượng gà là “vật kí thác linh hồn”, gà gắn liền với bóng đêm và sự chết chóc; hiện nay trong đồng bào Tày vẫn coi “Ma gà” (Phi Cáy) là hiện tượng đáng sợ, vì nó gây tai hoạ cho con người khi bị “Ma gà” nhập, hiện nay người Tày vẫn coi gà trắng là “Cáy khoăn” tức là gà gọi hồn khi làm lễ “Dòn lầu” cho trẻ em, thường xách theo con gà và thường dùng gà trắng để phục vụ trong lễ này như vậy là gà trắng đã thành tinh nó bị coi là con vật mang tai hoạ đến con người. Vì vậy đồng bào Tày kiêng nuôi gà trắng, kiêng thịt gà trắng trong những dịp lễ vui mừng…” [28a]
Như vậy qua tài liệu khảo cổ kết hợp với tài liệu lịch sử, chúng ta có thể kết luận An Dương vương có nguồn gốc từ cư dân tộc Việt nhánh Tây Âu, có vùng phân bố tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc sau cuộc di cư về phía Nam của cư dân tộc Việt.
III. Cuộc kháng chiến chống Tần và vai trò của An Dương Vương trong giai đoạn cuối của tộc Việt:
Trong cuộc kháng chiến chống Tần, có nhiều vấn đề cần được làm rõ, ở phần này, chúng tôi sẽ thử khảo sát lịch sử để xác định tuần tự các sự việc trong giai đoạn từ khi An Dương Vương lập quốc cho tới khi mất nước.
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 (257 TCN), vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc”.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, An Dương Vương lập nước Âu Lạc sau khi chiếm được ngôi của vua Hùng cuối cùng vào năm 257 TCN, có nghĩa thời điểm này trước khi nhà Tần tổ chức cuộc xâm lược đất Việt khoảng 37 năm. Nước Văn Lang vào thời điểm này theo tài liệu lịch sử, thì tương ứng với vùng Lưỡng Quảng, Hải Nam và miền Bắc Việt Nam, nhà Tần đã xâm lược vào vùng vào đất này của tộc Việt, khi đó có tên gọi là Tây Âu: “ 交趾,周时为骆越,秦时曰西瓯。”- “Giao Chỉ, Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu”. [Dư địa chí, Cố Dã Vương 顾野王 (519 – 581)]. Khái niệm Giao Chỉ tương ứng với sự thay đổi của địa giới nước Văn Lang theo từng thời kỳ. Cái tên Âu Lạc có thể chỉ bắt đầu được sử dụng sau khi người Việt thất bại trong cuộc kháng chiến chống Tần, An Dương vương phải lui về miền Bắc Việt Nam, lập nước Âu Lạc. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng nhắc tới nước Âu Lạc vào thời kỳ nước Nam Việt, trước đó quốc gia của người Việt có thể có tên Tây Âu.
Như vậy An Dương Vương đã trực tiếp kế thừa từ nước Văn Lang của các vua Hùng, nhiều khả năng hơn chính ông đã lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống nhà Tần xâm lược, chứ không phải Dịch Hu Tống như sách Hoài Nam Tử đã ghi lại.
“Truyện xưa viết: “Nhà Tần vong, tại sao vậy”. Nguyên nhân là sai Mông công (Mông Điềm) và Tương ông đưa 50 vạn quân xây trường thành. Phía tây thì chiếm Lưu Sa, phía bắc thì đánh Liêu, phía đông thì liên kết với Triều Tiên, các quận của Trung quốc phải kéo xe đi chinh chiến. Lại ham những món lợi như sừng tê giác, ngà voi, ngọc phỉ thúy, trân châu, nên sai quan úy là Đồ Thư mang 50 vạn quân, chia làm 5 đạo đi xâm chiếm (Bách Việt). Một đạo đóng ở Đàm Thành, một đạo phòng thủ ở Cửu Nghi là chỗ hiểm yếu, một đạo đóng ở Phiên Ngung làm đô thành, một đạo đóng ở Nam Dã là nơi biên giới, một đạo đóng ỡ sông Dư Can. Ba năm quân không cởi giáp, lúc nào cũng phải mang theo cung nỏ. Sử Lộc không tìm được hướng (để tiến quân), mới tuyển lính đào kinh để chuyển binh lương đánh người (Bách) Việt, giết vua Tây Âu là Dịch Hu Tống. Vì vậy người (Bách) Việt vào rừng rậm sống chung cùng muông thú, không chịu để quân Tần bắt làm tù binh. Ho kén chọn ngưòi tài trí và kiệt tuấn làm tướng, cứ đến đêm tối tấn công quân Tần, đạt được chiến thắng lớn, giết quan úy Đồ Thư, quân Tần chết cả chục vạn.“
[Hoài Nam Tử, Lưu An]
Nhân vật Dịch Hu Tống chúng tôi nhận thấy không thấy xuất hiện trong các tài liệu lịch sử về tộc Việt trong thời kỳ này, thêm nữa chi tiết này cũng thể hiện sự bất hợp lý khi chính An Dương vương mới là người kế thừa trực tiếp từ quốc gia của các vua Hùng chứ không phải nhân vật nào khác, khả năng cái tên Dịch Hu Tống được Lưu An, tác giả sách Hoài Nam Tử sáng tạo ra để làm nhẹ đi tổn thất của quân Tần trong cuộc chiến với người Việt. Do đó qua việc xem xét các tư liệu lịch sử, thì nhiều khả năng người lãnh đạo cuộc chiến chống nhà Tần xâm lược chính là An Dương vương chứ không phải Dịch Hu Tống.
Sau cuộc chiến này, thì nhà Tần đã chiếm được vùng Lưỡng Quảng, lập nên các quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng quận, người Việt chỉ còn vùng miền Bắc Việt Nam, sau đó An Dương vương đã lập nước Âu Lạc tại đây.
Về vấn đề Tượng quận, thì có một số quan điểm cho rằng Tượng quận nằm ở miền Bắc Việt Nam. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ việc chú thích nhầm của Nhan Sư Cổ (581-645) chú thích sách Tiền Hán thư viết về quận Nhật Nam đời Hán: “Quận Nhật Nam – quận Tượng cũ của Tần. Vũ Đinh năm thứ 6 đời Vũ đế (111 TCN) mở quận đổi tên. Có 16 sông nhỏ, gồm 3.189 dặm, thuộc Giao Châu” [29]. Tiếp theo, Nhan Sư cổ còn chép thêm: “Nói nó ở phía nam mặt trời (chi chữ Nhật Nam), nên gọi là Khai Bắc hộ (mở cửa phía Bắc) để hướng về mặt trời”. [30]
Sự ghi chú nhầm này đã gây ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của nhiều tài liệu lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc ở các giai đoạn sau, nhiều sử liệu Việt Nam và Trung Quốc cho rằng Tượng quận tương ứng với quận Nhật Nam.
Nhưng ngay chính trong bộ Tiền Hán thư, phần Bản kỷ về Hán Chiêu đế (87 – 74 TCN) cũng đã chép rõ về đất quận Tượng như sau: “Năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Phượng (Hán Chiêu đế, tức năm 76 TCN), bãi bỏ quận Tượng, chia đất vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha” [31]. Trong một đoạn khác cũng của Tiền Hán thư, khi chú thích việc Hán Cao tổ là Lưu Bang vào năm thứ 5 (202 TCN) sai “Lấy Trường Sa, Dự Chương, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải lập Bà Quân Nhuế (tức là Ngô Nhuế) làm Trường Sa vương”, Nhan Sư Cổ cũng dẫn lời của (Thần) Toàn nói: “sách Mậu Lăng thư chép: Tượng quận đóng ở Lâm Trần, cách Trường An một vạn bảy ngàn năm trăm dặm” [32]. Quận Uất Lâm là vùng Quảng Tây, quận Tường Kha ở phía tây quận Uất Lâm và một phần thuộc Quý Châu. Như vậy, quận Tượng gồm vùng Tây Quảng Tây và một phần Nam Quý Châu. Trị sở của Quận Tượng là Lâm Trần ở phía tây Nam Ninh, thuộc huyện Tân Dương tỉnh Quảng Tây. [33]
Như vậy rõ ràng Tượng quận không nằm ở miền Bắc Việt Nam, mà nằm ở vùng Quảng Tây và một phần Quý Châu.
Sau khi nhà Tần chiếm được Lĩnh Nam, thì đã lập nên các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Tới năm 207 TCN, Tần Thủy Hoàng bị tiêu diệt bởi Hạng Vũ và Lưu Bang, sau đó là cuộc chiến tranh Hán – Sở, kết cuộc Lưu Bang giành chiến thắng và lập nên nhà Hán vào năm 202 TCN. Bối cảnh đó đã thúc đẩy Triệu Đà nghe theo Nhâm Ngao, lập nước Nam Việt tại 3 quận mà nhà Tần chiếm được, lên ngôi Triệu Vũ Vương. Nước Nam Việt thời điểm đó chưa bao gồm vùng miền Bắc Việt Nam, điều này được thể hiện rất rõ trong thư tịch lịch sử. Trong tờ thư tạ tội dâng lên Hán Văn Đế, Triệu Đà có nhắc tới nước Âu Lạc ở phía Tây nước Nam Việt.
Sau đó Triệu Đà đã đưa quân đội đánh xuống nước Âu Lạc, nhưng Âu Lạc có vũ khí mạnh, có thành quách kiên cố, nên quân đội Triệu Đà không thể đánh bại, phải dùng kế hòa hoãn, gửi con Trọng Thủy sang ở rể, là một cách hoạt động gián điệp, khám phá bí mật chiến thắng của nước Âu Lạc, âm thầm phá hoại vũ khí của nước Âu Lạc, sau đó quân Nam Việt tràn sang, tiêu diệt nước Âu Lạc, sáp nhập vào lãnh thổ Nam Việt vào năm 208 TCN. Đất Việt gần như mất hẳn từ đó.
IV. Nước Âu Lạc và nhà nước của người Việt cổ:
Những tài liệu khảo cổ tại thành Cổ Loa cho thấy tại đây đã có một nhà nước tập trung hóa có trình độ phát triển, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, thì đây được xem là nhà nước đầu tiên của người Việt, triều đại các vua Hùng mới chỉ dừng ở mức phát triển như một bộ lạc, nhưng chúng tôi nhận thấy cần phải xem xét lại quan điểm này với những nghiên cứu mới về nguồn gốc và tiến trình phát triển của người Việt.
Trong quá trình nghiên cứu về thời kỳ nước Âu Lạc của An Dương Vương, các nhà khảo cổ Việt Nam và quốc tế đã phát hiện và tiến hành khai quật khu di tích thành Cổ Loa, với những khám phá quan trọng tại khu thành cổ này, di tích này đã chứng minh quy mô to lớn của mình, là cơ sở để các nhà nghiên cứu cho rằng thời kỳ này phải có một lực lượng quân sự hùng mạnh, với sự quản lý kiểu nhà nước kiểu tập trung hóa mới có đủ khả năng để xây dựng nên một công trình lớn như vậy. [34]
Bản đồ mô phỏng thành Cổ Loa dựa trên tư liệu khảo cổ.
An Dương Vương đã xây dựng thành Cổ Loa trên nền thành đã có từ trước đó, các hoạt động xây dựng tòa thành được thực hiện nhanh chóng, chứng tỏ các cư dân Việt tại miền Bắc Việt Nam đã quen thuộc với các hoạt động này. Quy mô và trình độ xây dựng ở mức độ cao của tòa thành là cơ sở để các nhà nghiên cứu cho rằng tại đây đã có một tổ chức nhà nước phát triển. [34] Tuy nhiên có một số điều cần làm rõ về vấn đề sự phát triển của xã hội tại miền Bắc Việt Nam thời tiền An Dương Vương, để từ đó chúng ta xác định rõ ràng hơn diện mạo của văn hóa tiền thân của nhà nước Âu Lạc.
An Dương Vương hay Thục Phán qua tài liệu khảo cổ được xác định là cư dân tộc Việt thuộc nhóm hệ ngữ Tai-Kadai, đây không phải là nhóm nắm quyền lãnh đạo và điều hành chính của tộc Việt trong xuyên suốt lịch sử, mà là nhóm Nam Á phân bố chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn, thể hiện rất rõ trong sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn tới vùng nam Đông Á và vùng Đông Nam Á từ trung tâm là miền Bắc Việt Nam. Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc trực tiếp từ cư dân tại vùng Dương Tử, tại đây cũng là nơi có sự phát triển về tổ chức nhà nước, sự phát triển từ đó tới Đông Sơn là liên tục, nên có cơ sở để cho rằng thời Đông Sơn người Việt có sự kế thừa trong khả năng tổ chức nhà nước từ giai đoạn tại vùng Dương Tử, qua việc khảo cứu tiến trình văn hoá, chúng ta có thể thấy các cư dân xây dựng nên văn hóa Thạch Gia Hà tại vùng Dương Tử cũng chính là những người xây dựng nên văn hóa Phùng Nguyên, và có sự kế thừa trong các giai đoạn cho tới thời kỳ Đông Sơn.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng thời Hùng Vương hay thời Đông Sơn chưa có nhà nước, về cơ bản đây là quan điểm chưa có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nguồn gốc và tiến trình phát triển của văn hóa Đông Sơn. Về nguồn gốc của nền văn hoá này, các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ trương văn hóa Đông Sơn và tiền thân của nó là văn hóa Phùng Nguyên có nguồn gốc trực tiếp từ các văn hóa nguyên thủy tại miền Bắc Việt Nam, phương pháp tiếp cận đó đã gây ra nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả vấn đề nhìn nhận trình độ phát triển của người Việt trong giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cho tới Đông Sơn, một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã cho rằng tới thời Đông Sơn người Việt vẫn còn trong một trạng thái của bộ lạc mẫu hệ kém phát triển, còn tồn tại nhiều tàn dư của văn hóa nguyên thủy.
Nhưng nguồn gốc của người Việt không phải phát triển tại chỗ mà có nguồn gốc từ cư dân Đông Á cổ, bên cạnh đó họ còn có sự di cư trong nội vùng Đông Á trong nhiều giai đoạn như chúng tôi đã khái quát ở trên, cư dân tộc Việt có trình độ văn minh cao, sớm phát triển nhà nước tại vùng Dương Tử, có niên đại tương đương với các nền văn minh lớn khác trên thế giới, tới thời văn hóa Phùng Nguyên, trung tâm được chuyển về Việt Nam, với sự tồn tại của những chiếc nha chương bằng ngọc, đại diện quyền lực chính thống trong giai đoạn cuối thời đá mới, tới thời Đông Sơn thì miền Bắc Việt Nam là trung tâm của cả Đông Nam Á và nam Đông Á, quyền lực được thể hiện rất rõ trên những chiếc trống đồng. Cách tiếp cận chưa phù hợp cùng với việc khai quật chưa đầy đủ các yếu tố cấu thành nhà nước tại miền Bắc Việt Nam của ngành khảo cổ Việt Nam, là những cơ sở không đủ vững vàng để phủ nhận về sự tồn tại của một nhà nước trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Nếu xét về tính logic trong bối cảnh lịch sử giai đoạn này, An Dương Vương trong thời gian ngắn rất khó có khả năng xây dựng được một nhà nước quy củ nếu như từ trước đó đã không có một nhà nước phát triển, cũng như khó có khả năng huy động được sức dân một cách nhanh chóng trong việc xây dựng thành và đúc được lượng lớn mũi tên, vũ khí, nông cụ, nếu như không có nền tảng được xây dựng từ trước đó, do đó cần có một sự phát triển tiền đề làm nền tảng, hoàn toàn có cơ sở để giả thiết rằng sự phát triển của tộc Việt dưới sự lãnh đạo của người Việt nhóm Nam Á trong thời văn hóa Đông Sơn là tiền đề để An Dương Vương có khả năng xây dựng thành Cổ Loa nhanh chóng, tổ chức được một nhà nước phát triển trong giai đoạn này.
Giai đoạn Âu Lạc văn hóa cũng kế thừa trọn vẹn nền tảng của văn hóa Đông Sơn đã có từ trước đó, các cổ vật hầu như vẫn giữ nguyên truyền thống Đông Sơn, bên cạnh đó có xuất hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa Bắc. Tổ chức xã hội trong giai đoạn này cũng không có sự biến động đáng kể so với giai đoạn trước. Sức ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn trong thời Hùng Vương cũng hoàn toàn vượt trội so với thời An Dương Vương. Các chi tiết gợi ý cho chúng tôi thời kỳ văn hóa Đông Sơn có thể đã có một nhà nước phát triển, đó mới là nền tảng giúp An Dương Vương xây dựng được một nhà nước tập trung quyền lực và huy động sức dân một cách nhanh chóng.
Lưỡi cày Cổ Loa cùng kho mũi tên đồng phát hiện tại đây, các cổ vật này đều là hiện vật đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. [Nguồn: 1. dẫn; 2. Bảo tàng lịch sử Việt Nam và Gary Todd, dẫn]
Việc xây dựng thành Cổ Loa của An Dương Vương có thể xuất phát từ nhu cầu cấp bách trong thời điểm tộc Việt phải đối mặt với nạn ngoại xâm, khi người Hoa Hạ chuẩn bị lực lượng để xâm lược vào các vùng đất của tộc Việt, công việc ấy đã được thực hiện nhanh chóng với nội lực đã có từ trước đó, bối cảnh mới cần giải pháp mới, An Dương Vương đã lựa chọn xây dựng thành lũy để phòng thủ và bảo vệ độc lập dân tộc. Thời điểm trước đó thì tộc Việt vẫn còn cơ bản độc lập, và cũng là giai đoạn suy yếu của triều Hùng Vương, nên các công trình quân sự đã không thực sự được chú ý xây dựng, phải tới thời An Dương Vương, ông nhận thấy hiểm họa mà người Việt phải đối mặt nên đã xây dựng thành Cổ Loa để phòng thủ trước sức mạnh quân sự của người Hoa Hạ.
Dựa vào các tư liệu khảo cổ thời kỳ nước Âu Lạc của An Dương Vương, cùng với nền tảng vốn có với sự hình thành nhà nước từ sớm của các văn hóa tiền thân của văn hóa Đông Sơn thì trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn, hay thời kỳ Hùng Vương, có khả năng đã tồn tại một nhà nước được tổ chức quy củ và phát triển, có sự kế thừa từ những di sản tại vùng Dương Tử, sau đó đã được An Dương Vương kế thừa trong thời kỳ quốc gia Âu Lạc.
IV. Kết luận:
Như vậy qua các tài liệu lịch sử và khảo cổ, chúng ta có thể nhận diện An Dương Vương hay Thục Phán là cư dân tộc Việt thuộc hệ ngữ Tai-Kadai, ông không phải là hoàng tộc nước Thục như một số tài liệu cũ đã ghi chép. Sau đó ông đã chiếm ngôi của vua Hùng, lập nên nước Tây Âu (Lạc) vào năm 257 TCN, chính ông là người đã lãnh đạo tộc Việt chiến đấu chống lại nhà Tần, chứ không phải Dịch Hu Tống như sách Hoài Nam Tử của Lưu An đã ghi lại.
Việc khảo cứu về An Dương Vương giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về giai đoạn lịch sử chuyển giao quan trọng giữa độc lập và lệ thuộc của người Việt trong thời kỳ Âu Lạc – Nam Việt – thuộc Hán, góp phần làm rõ hơn các chi tiết giai đoạn sau thời kỳ Hùng Vương. Tộc Việt đã có một tiến trình phát triển lâu dài với trình độ văn minh cao trong nhiều giai đoạn, và An Dương Vương là điểm cuối của tiến trình phát triển của họ, không phải là đỉnh cao như một số nhà nghiên cứu nhận định. An Dương vương đã góp phần quan trọng bảo vệ nền độc lập của tộc Việt, tuy kết cuộc cũng thất bại, nhưng những thành tựu của ông vẫn là đáng ghi nhận trong lịch sử dài của tộc Việt.
Nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc là một vấn đề rất quan trọng, đây là nền tảng giúp chúng ta nhận thức được chính xác về quá khứ của dân tộc mình, từ đó dần dần thoát khỏi những mặc cảm tự ti, xây dựng ý thức tự tôn, để nỗ lực, cố gắng để không hổ thẹn với Tổ Tiên và tiền nhân tài giỏi của dân tộc. Hy vọng rằng công việc của chúng tôi sẽ đóng góp một chút gì đó quan trọng cho sự phục hưng văn hoá cổ của dân tộc, và cũng hy vọng rằng, ngày càng nhiều người Việt có ý thức rõ ràng hơn về nguồn gốc của dân tộc mình.
Không có nhận xét nào