Liên minh châu Âu hôm 30/4 tuyên bố có quyền trả đũa quyết định mới nhất của Nga về việc cấm 8 quan chức của EU nhập cảnh. Cùng ngày, Tổng thống Nga và Thủ tướng Áo điện đàm thảo luận về các hướng hợp tác song phương.
EU đáp trả Nga sau quyết định cấm 8 quan chức nhập cảnh |
Tuyên bố chung của những người đứng đầu Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu cho biết: "EU có quyền thực hiện các biện pháp thích hợp để đáp lại quyết định của phía Nga". EU cho rằng, các biện pháp trừng phạt đối với các đại diện châu Âu của Nga là không thể chấp nhận được, vô căn cứ và nhắm vào toàn bộ Liên minh châu Âu.
EU cũng gọi lệnh cấm nhập cảnh của các quan chức EU vào Nga là một "minh chứng nổi bật cho thấy Liên bang Nga đã lựa chọn đối đầu với EU thay vì đồng ý điều chỉnh quỹ đạo tiêu cực trong quan hệ song phương".
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố danh sách 8 công dân EU bị cấm nhập cảnh vào Nga. Đặc biệt, danh sách bao gồm Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli cũng như Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Vera Jourova. Bước đi này nhằm đáp trả việc Hội đồng châu Âu áp đặt các hạn chế đối với 6 công dân Nga vào ngày 2/3 và ngày 22/3.
Cũng trong ngày 30/4, điện Kremlin cho biết, theo sáng kiến của phía Áo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Liên bang Cộng hòa Áo Sebastian Kurz. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các hướng hợp tác song phương và một số vấn đề quốc tế.
Trong cuộc điện đàm của Tổng thống Nga Putin với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, một số vấn đề thời sự trong quan hệ Nga-Áo đã được xem xét, bao gồm sự tương tác trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của dịch Covid-19, cũng như triển vọng tăng cường hoạt động của các cơ chế hợp tác song phương khác nhau.
Thủ tướng Áo cảm ơn lời mời đã được chuyển trước đó về tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg vào tháng 6 năm nay và xác nhận sự tham gia của ông ở dạng video trong phiên họp toàn thể chính với tư cách là một trong những khách mời chính. Người đứng đầu chính phủ Áo đề xuất xem xét sự ứng cử của Vienna như một địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ có thể diễn ra, nếu thỏa thuận thích hợp về việc tổ chức đạt được.
Cũng theo Điện Kremlin, theo yêu cầu của Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Tổng thống Putin đã giải thích các phương pháp tiếp cận của Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng nội bộ Ukraine, nhấn mạnh rằng chính quyền Kiev cần tuân thủ đầy đủ và vô điều kiện các Thỏa thuận Minsk. Khi thảo luận về tình hình xung quanh Belarus, về phía Nga không thể chấp nhận được sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của quốc gia này. Câu hỏi về nhân vật Navalny cũng được giải đáp.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và EU vẫn tiếp diễn thì cuộc điện đàm của Thủ tướng Áo với Tổng thống Nga cho thấy, Áo vẫn là luôn là một trong số các quốc gia châu Âu duy trì và thúc đẩy quan hệ thân thiện, tốt đẹp với Nga.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Thụy Sĩ Neue Zürcher Zeitung được công bố đầu tuần này, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết, ông phản đối các biện pháp trừng phạt bổ sung của EU đối với Nga. Ông này cho biết: "Các biện pháp trừng phạt của EU đã được đưa ra là đúng. Nhưng điều quan trọng là phải tham gia vào đối thoại”. Hòa bình ở châu Âu sẽ chỉ có được thông qua hợp tác với Nga.
EU cũng gọi lệnh cấm nhập cảnh của các quan chức EU vào Nga là một "minh chứng nổi bật cho thấy Liên bang Nga đã lựa chọn đối đầu với EU thay vì đồng ý điều chỉnh quỹ đạo tiêu cực trong quan hệ song phương".
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố danh sách 8 công dân EU bị cấm nhập cảnh vào Nga. Đặc biệt, danh sách bao gồm Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli cũng như Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Vera Jourova. Bước đi này nhằm đáp trả việc Hội đồng châu Âu áp đặt các hạn chế đối với 6 công dân Nga vào ngày 2/3 và ngày 22/3.
Cũng trong ngày 30/4, điện Kremlin cho biết, theo sáng kiến của phía Áo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Liên bang Cộng hòa Áo Sebastian Kurz. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các hướng hợp tác song phương và một số vấn đề quốc tế.
Trong cuộc điện đàm của Tổng thống Nga Putin với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, một số vấn đề thời sự trong quan hệ Nga-Áo đã được xem xét, bao gồm sự tương tác trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của dịch Covid-19, cũng như triển vọng tăng cường hoạt động của các cơ chế hợp tác song phương khác nhau.
Thủ tướng Áo cảm ơn lời mời đã được chuyển trước đó về tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg vào tháng 6 năm nay và xác nhận sự tham gia của ông ở dạng video trong phiên họp toàn thể chính với tư cách là một trong những khách mời chính. Người đứng đầu chính phủ Áo đề xuất xem xét sự ứng cử của Vienna như một địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ có thể diễn ra, nếu thỏa thuận thích hợp về việc tổ chức đạt được.
Cũng theo Điện Kremlin, theo yêu cầu của Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Tổng thống Putin đã giải thích các phương pháp tiếp cận của Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng nội bộ Ukraine, nhấn mạnh rằng chính quyền Kiev cần tuân thủ đầy đủ và vô điều kiện các Thỏa thuận Minsk. Khi thảo luận về tình hình xung quanh Belarus, về phía Nga không thể chấp nhận được sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của quốc gia này. Câu hỏi về nhân vật Navalny cũng được giải đáp.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và EU vẫn tiếp diễn thì cuộc điện đàm của Thủ tướng Áo với Tổng thống Nga cho thấy, Áo vẫn là luôn là một trong số các quốc gia châu Âu duy trì và thúc đẩy quan hệ thân thiện, tốt đẹp với Nga.
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Thụy Sĩ Neue Zürcher Zeitung được công bố đầu tuần này, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết, ông phản đối các biện pháp trừng phạt bổ sung của EU đối với Nga. Ông này cho biết: "Các biện pháp trừng phạt của EU đã được đưa ra là đúng. Nhưng điều quan trọng là phải tham gia vào đối thoại”. Hòa bình ở châu Âu sẽ chỉ có được thông qua hợp tác với Nga.
Không có nhận xét nào