Báo chí nhà nước Việt Nam hôm 13/5 đồng loạt đăng tải thông tin các cử tri tại quận 8 và quận 1, thuộc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khi tham gia hội nghị với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đã đưa ra kiến nghị mong muốn các Đại biểu Quốc hội quan tâm đến chính sách cho cán bộ.
‘Cử tri do Đảng chọn lên tiếng đòi quyền lợi cho cán bộ Đảng quy hoạch’: chuyện trái khoáy! |
Theo một số cử tri, khối lượng công việc của cán bộ không chuyên trách không khác gì cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, quy định chế độ tiền lương rất thấp, không có động lực để thu hút nhân lực, kể cả người đang làm cũng không an tâm. Dẫn đến hiệu quả công việc không cao, dễ sinh tiêu cực.
Trả lời RFA từ thành phố Hồ Chí Minh hôm 14/5, ông Trần Bang - một người bất đồng chính kiến, nhận định:
“Cán bộ người ta thấy ’khó khăn’ là đúng rồi vì lương khoảng một chục triệu, trong khi nhiều ông lớn có tới hàng ngàn tỷ. Có một ĐBQH từng nói, chỉ làm cán bộ mấy chục năm mà trong tay có hàng trăm tỷ, hàng ngàn tỷ. Đời sống cán bộ nói chung so với cán bộ tham nhũng thì khó khăn, nhưng so với dân thì gấp 10 ngàn lần dân, gấp 100 lần dân. Dân không có một đồng nào cả, một người trên 80 tuổi chỉ được 380 ngàn. Đáng lẽ phải chú ý đến người già đó, những người neo đơn bán vé số, những người không có công ăn việc làm... Cán bộ có lương rồi mà lại còn bảo lương thấp, vậy bộ ông muốn dân thành con bò để ông muốn vắt kiệt sức dân đi để chi cho cán bộ à? Những cái đấy chứng tỏ đó là cử tri của đảng lựa chọn để nói về cán bộ do đảng quy hoạch.”
Cán bộ có lương rồi mà lại còn bảo lương thấp, vậy bộ ông muốn dân thành con bò để ông muốn vắt kiệt sức dân đi để chi cho cán bộ à? Những cái đấy chứng tỏ đó là cử tri của đảng lựa chọn để nói về cán bộ do đảng quy hoạch.
-Ông Trần Bang
Anh Quang, một kỹ sư ở miền Trung Việt Nam, người từng làm việc qua nhiều cơ quan nhà nước, cho biết chính sách cán bộ của Việt Nam là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm: Đào tạo, tuyển dụng, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc (tức là phân công cán bộ làm các công việc phù hợp với trình độ chuyên môn mà cán bộ đó được đào tạo), đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo tại các cơ quan Nhà nước, vấn đề sử dụng người tài, v.v...! Và tương ứng với mỗi vị trí công việc mà cán bộ đảm nhiệm là tiền lương cũng như việc trang bị các phương tiện cho cán bộ đó làm việc, đi lại.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về chính sách cán bộ, anh Quang giải thích:
“Sở dĩ cử tri kiến nghị quan tâm đến chính sách cán bộ là vì trong thực tế thời gian qua tại các cơ quan Nhà nước đã xảy ra nhiều bất cập trong lĩnh vực này, chẳng hạn như: Tuyển dụng một cách hình thức theo kiểu dễ người - dễ ta, tức là những người thân của cán bộ có chức, có quyền gửi gấm lẫn nhau; rồi tệ nạn con ông cháu cha ngồi ở những vị trí béo bở mà không phải nhờ tài giỏi. Tình trạng này đâu đâu cũng có, điển hình nhất là tỉnh Hà Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đắc Lắc,...do đó nên mới xuất hiện cụm từ "nâng đỡ không trong sáng"!
Rồi nạn chạy chức, chạy quyền; bố trí cán bộ không phù hợp với trình độ chuyên môn; chuộng bằng cấp hơn là năng lực thực tiễn và kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nạn mua-bán bằng cấp, bằng giả (điển hình nhất là Trường Đại học Đông Đô); thu nhận người tài, nhưng đãi ngộ vật chất cho họ không tương xứng; học rồi mới đi làm, nhưng không ít trường hợp đi làm (do gửi gắm) một thời gian rồi mới học mà người ta gọi là ‘bồi dưỡng nghiệp vụ’...”
Trả lời RFA từ thành phố Hồ Chí Minh hôm 14/5, ông Trần Bang - một người bất đồng chính kiến, nhận định:
“Cán bộ người ta thấy ’khó khăn’ là đúng rồi vì lương khoảng một chục triệu, trong khi nhiều ông lớn có tới hàng ngàn tỷ. Có một ĐBQH từng nói, chỉ làm cán bộ mấy chục năm mà trong tay có hàng trăm tỷ, hàng ngàn tỷ. Đời sống cán bộ nói chung so với cán bộ tham nhũng thì khó khăn, nhưng so với dân thì gấp 10 ngàn lần dân, gấp 100 lần dân. Dân không có một đồng nào cả, một người trên 80 tuổi chỉ được 380 ngàn. Đáng lẽ phải chú ý đến người già đó, những người neo đơn bán vé số, những người không có công ăn việc làm... Cán bộ có lương rồi mà lại còn bảo lương thấp, vậy bộ ông muốn dân thành con bò để ông muốn vắt kiệt sức dân đi để chi cho cán bộ à? Những cái đấy chứng tỏ đó là cử tri của đảng lựa chọn để nói về cán bộ do đảng quy hoạch.”
Cán bộ có lương rồi mà lại còn bảo lương thấp, vậy bộ ông muốn dân thành con bò để ông muốn vắt kiệt sức dân đi để chi cho cán bộ à? Những cái đấy chứng tỏ đó là cử tri của đảng lựa chọn để nói về cán bộ do đảng quy hoạch.
-Ông Trần Bang
Anh Quang, một kỹ sư ở miền Trung Việt Nam, người từng làm việc qua nhiều cơ quan nhà nước, cho biết chính sách cán bộ của Việt Nam là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm: Đào tạo, tuyển dụng, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc (tức là phân công cán bộ làm các công việc phù hợp với trình độ chuyên môn mà cán bộ đó được đào tạo), đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo tại các cơ quan Nhà nước, vấn đề sử dụng người tài, v.v...! Và tương ứng với mỗi vị trí công việc mà cán bộ đảm nhiệm là tiền lương cũng như việc trang bị các phương tiện cho cán bộ đó làm việc, đi lại.
Liên quan đến kiến nghị của cử tri về chính sách cán bộ, anh Quang giải thích:
“Sở dĩ cử tri kiến nghị quan tâm đến chính sách cán bộ là vì trong thực tế thời gian qua tại các cơ quan Nhà nước đã xảy ra nhiều bất cập trong lĩnh vực này, chẳng hạn như: Tuyển dụng một cách hình thức theo kiểu dễ người - dễ ta, tức là những người thân của cán bộ có chức, có quyền gửi gấm lẫn nhau; rồi tệ nạn con ông cháu cha ngồi ở những vị trí béo bở mà không phải nhờ tài giỏi. Tình trạng này đâu đâu cũng có, điển hình nhất là tỉnh Hà Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đắc Lắc,...do đó nên mới xuất hiện cụm từ "nâng đỡ không trong sáng"!
Rồi nạn chạy chức, chạy quyền; bố trí cán bộ không phù hợp với trình độ chuyên môn; chuộng bằng cấp hơn là năng lực thực tiễn và kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nạn mua-bán bằng cấp, bằng giả (điển hình nhất là Trường Đại học Đông Đô); thu nhận người tài, nhưng đãi ngộ vật chất cho họ không tương xứng; học rồi mới đi làm, nhưng không ít trường hợp đi làm (do gửi gắm) một thời gian rồi mới học mà người ta gọi là ‘bồi dưỡng nghiệp vụ’...”
Tất cả tình hình nói trên, theo anh Quang đã dẫn đến hiệu quả công vụ tại nhiều cơ quan nhà nước nói chung là thấp. Tuy nhà nước có nhiều cải cách, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu vì cái gốc của vấn đề chưa được giải quyết!
Về nhóm cử tri được gặp và kiến nghị, theo anh Quang, không phải cử tri nào cũng được chính quyền đương nhiệm mời đến mà mời có chọn lọc, thậm chí có cử tri còn được chính quyền ‘mớm’ trước là nên nói những gì. Anh Quang nói tiếp:
“Qua theo dõi trong thực tế cũng như trên các phương tiện truyền thông, nhất là các đài truyền hình thì cử tri được mời đến chủ yếu là những người lớn tuổi và phát biểu nhiều nhất trước các ứng cử viên là những người về hưu. Họ cũng nói lên nhiều bức xúc của cuộc sống và nói cũng có phần gay gắt, có lẽ do họ đã về hưu rồi nên chẳng ngại nói và nói thẳng chứ còn cánh trung niên hay thanh niên thì hầu như chỉ ngồi nghe đến hết buổi là...về!”
Không phải cử tri nào cũng được chính quyền đương nhiệm mời đến mà mời có chọn lọc, thậm chí có cử tri còn được chính quyền ‘mớm’ trước là nên nói những gì.
-Anh Quang
Cũng liên quan các vị ứng cử viên Đại biểu Quốc hội do Đảng chọn lựa, vào ngày 11/5/2021, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã đề nghị công an xử lý nghiêm việc lên mạng nói xấu ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp mà theo ông Võ Văn Hoan là không có căn cứ.
Ông Hoan đưa ví dụ một trường hợp mới đây, khi mạng xã hội đưa một số thông tin liên quan đến bà Trịnh Kim Chi - Ứng cử viên Đại biểu HĐND thành phố. Dù công an chưa vào cuộc điều tra nhưng ông Hoan cho rằng, việc này là vi phạm, xúc phạm đến các ứng cử viên.
Ông Trần Bang nhận định dưới một góc nhìn khác về việc này:
“Người dân có quyền soi những người mà được coi là người của công chúng, tức là những người ứng cử ĐBQH, hoặc ca sĩ, hay tổng giám đốc của các công ty đại chúng... Hay giám đốc các sở ban ngành phụ trách các việc công cộng ảnh hưởng nhiều người thì người ta hoàn toàn có quyền phê phán. Và phê phán của công chúng thì không thể giống tòa án được, người ta đâu có quyền để điều tra, mà đa số lại là bí mật như sức khỏe cũng là bí mật quốc gia... quan hệ, lý lịch cũng bí mật. TRong khi đáng lẽ những cái đó phải minh bạch để cho dân biết, thì chính quyền lại không minh bạch.”
Vì vậy theo ông Trần Bang, người dân có quyền phê phán, dù là phê phán tốt hơn một chút, hay xấu hơn một chút, cũng là bình thường... Còn nếu chính quyền xử phạt dân như vậy là bịt miệng dân, khiến người dân sẽ sợ hãi và không bao giờ dám nói, hay góp ý về các cán bộ do Đảng quy hoạch.
“Qua theo dõi trong thực tế cũng như trên các phương tiện truyền thông, nhất là các đài truyền hình thì cử tri được mời đến chủ yếu là những người lớn tuổi và phát biểu nhiều nhất trước các ứng cử viên là những người về hưu. Họ cũng nói lên nhiều bức xúc của cuộc sống và nói cũng có phần gay gắt, có lẽ do họ đã về hưu rồi nên chẳng ngại nói và nói thẳng chứ còn cánh trung niên hay thanh niên thì hầu như chỉ ngồi nghe đến hết buổi là...về!”
Không phải cử tri nào cũng được chính quyền đương nhiệm mời đến mà mời có chọn lọc, thậm chí có cử tri còn được chính quyền ‘mớm’ trước là nên nói những gì.
-Anh Quang
Cũng liên quan các vị ứng cử viên Đại biểu Quốc hội do Đảng chọn lựa, vào ngày 11/5/2021, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã đề nghị công an xử lý nghiêm việc lên mạng nói xấu ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp mà theo ông Võ Văn Hoan là không có căn cứ.
Ông Hoan đưa ví dụ một trường hợp mới đây, khi mạng xã hội đưa một số thông tin liên quan đến bà Trịnh Kim Chi - Ứng cử viên Đại biểu HĐND thành phố. Dù công an chưa vào cuộc điều tra nhưng ông Hoan cho rằng, việc này là vi phạm, xúc phạm đến các ứng cử viên.
Ông Trần Bang nhận định dưới một góc nhìn khác về việc này:
“Người dân có quyền soi những người mà được coi là người của công chúng, tức là những người ứng cử ĐBQH, hoặc ca sĩ, hay tổng giám đốc của các công ty đại chúng... Hay giám đốc các sở ban ngành phụ trách các việc công cộng ảnh hưởng nhiều người thì người ta hoàn toàn có quyền phê phán. Và phê phán của công chúng thì không thể giống tòa án được, người ta đâu có quyền để điều tra, mà đa số lại là bí mật như sức khỏe cũng là bí mật quốc gia... quan hệ, lý lịch cũng bí mật. TRong khi đáng lẽ những cái đó phải minh bạch để cho dân biết, thì chính quyền lại không minh bạch.”
Vì vậy theo ông Trần Bang, người dân có quyền phê phán, dù là phê phán tốt hơn một chút, hay xấu hơn một chút, cũng là bình thường... Còn nếu chính quyền xử phạt dân như vậy là bịt miệng dân, khiến người dân sẽ sợ hãi và không bao giờ dám nói, hay góp ý về các cán bộ do Đảng quy hoạch.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào