Khi phân tích về Trung Quốc, có những người có xu hướng lạc quan về con
đường tiến tới dân chủ hóa của nước này diễn ra một cách tự nhiên từ bên
trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà tiêu biểu là quan điểm của
Roger Garside – một nhà ngoại giao người Anh. Tuy nhiên, nhà bình luận
thời sự Đằng Bưu đã phân tích nhiều nguyên nhân để chỉ ra vấn đề không
đơn giản như vậy trên Đài Á châu Tự Do với tiêu đề gốc là “Đảo chính của
Trung Quốc để tiến đến dân chủ?“.
ĐCSTQ cần Tập Cận Bình để chống lại vận mệnh bị lật đổ |
Người đã đến Trung Quốc không lâu sau Cách mạng Văn hóa, ông Roger Garside – một nhà ngoại giao và chủ ngân hàng của Anh – đã có góc quan sát và phân tích độc đáo về Trung Quốc. Trong cuốn sách vừa mới xuất bản “Cuộc đảo chính của Trung Quốc: Bước nhảy vọt tới tự do” (China Coup: The Great Leap to Freedom), ông đã mô tả khả năng phe cải cách của ĐCSTQ gồm những người như Lý Khắc Cường, Uông Dương… liên kết phe quân đội phát động đảo chính để lật đổ Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy Trung Quốc theo con đường tự do dân chủ. Trong bài báo “Sự thay đổi chế độ của Trung Quốc không chỉ là khả thi mà còn khẩn cấp” được công bố trên tờ Globe and Mail của Canada, ông chỉ ra không mấy ai có thể tưởng tượng được sự chuyển đổi có trật tự của Trung Quốc từ chế độ độc tài sang dân chủ. Hiện thực hóa được điều đó đòi hỏi sự can đảm và khéo léo đặc biệt từ những người trong cuộc, và ông rất lạc quan về điều đó. Quan điểm của ông tự nhiên dấy lên tranh luận vì có thể xem như trái với giới học thuật và chính trị phương Tây.
Roger Garside: Thay đổi chế độ của TQ không chỉ có thể mà là cấp thiết
Vài thập kỷ qua, cục diện chính trị của Trung Quốc đã có những thay đổi lớn, đặc biệt là sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền và Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Trong 3 thập kỷ qua, khi phân tích chính trị Trung Quốc, giới quan sát và chính trị gia phương Tây có điểm chung phổ biến là đặt nền tảng từ hệ thống độc đảng của ĐCSTQ, vì vậy dường như không còn khoảng trống tưởng tượng về quá trình dân chủ hóa ở Trung Quốc nhìn từ học thuật và chính trị. Hiệu quả của Mỹ trong việc thúc đẩy thay đổi chế độ ở một số nước là không tốt, đôi khi còn phản tác dụng và lún sâu vào vũng lầy, cũng khiến đa số nhà hoạch định chính sách của Mỹ và phương Tây hoàn toàn từ bỏ ý định trực tiếp thúc đẩy thay đổi chế độ ở các nước độc tài. Nhưng có thực sự không thể thách thức cách tiếp cận này?
Nhìn bề ngoài, Trung Quốc là quốc gia quá hùng mạnh, nhưng thực tế họ đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội và niềm tin, giải quyết những vấn đề khủng hoảng toàn diện đó không thể thiếu dân chủ hóa chính trị. Nhưng khó có khả năng ĐCSTQ chủ động quá độ để chuyển sang chế độ dân chủ mà sẽ nỗ lực duy trì hiện trạng đến cùng. Mấu chốt vấn đề là “nợ máu”. Kể từ khi ĐCSTQ thiết lập chế độ toàn trị vào năm 1949 đến nay đã gây quá nhiều tội ác tàn bạo chống lại con người. Một số trường hợp tiêu biểu như:
– Đàn áp “phản động” (1950-1953),
– Cải cách ruộng đất (1947-1952),
– Chiến dịch “tam phản, ngũ phản” (1951-1952),
– Phong trào chống cánh hữu (1957-1959),
– Đại nhảy vọt (1958-1960),
– Cách mạng Văn hóa (1966-1976),
– Nghiêm trị (1983),
– Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn (1989),
– Đàn áp Pháp Luân Công (từ năm 1999),
– Chính sách một con (1979-2015),
– Những hành động tàn bạo đẫm máu ở Tây Tạng và thanh trừng sắc tộc ở Tân Cương.
– Đến nay đông đảo người dân Trung Quốc thuộc mọi sắc tộc, bao gồm Hán, Tạng và Duy Ngô Nhĩ… vẫn đang phải chịu đựng vô số vấn đề khốn khổ như hệ thống đăng ký hộ khẩu, tra tấn, các vụ án oan, tham nhũng, cưỡng chế giải tỏa, đàn áp tôn giáo và giam giữ tùy tiện.
Kể từ những năm 1980 nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã khiến những bức xúc trong xã hội vơi đi nhiều, nhưng “món nợ máu” là thứ mà ĐCSTQ không thể loại bỏ và không dám quên. Có thể nói, món nợ máu mà ĐCSTQ phải gánh đối với người dân Trung Quốc là lớn hơn tất cả các chế độ độc tài khác kể từ thời Đệ tam Đế chế Đức. Có thể nói đây là một trở ngại rất lớn cho sự thay đổi dân chủ tại Trung Quốc. Ngay cả khi giới ưu tú và những người bất đồng chính kiến Trung Quốc có xu hướng chấp nhận cách tiếp cận “hòa giải” theo kiểu Nam Phi, thì hầu hết người dân thường Trung Quốc cũng không dễ chấp nhận. Điều đáng chú ý là “Hiến chương 08” có điều khoản “thay đổi từ đúng đắn”, điều này nhấn mạnh sự thật, trách nhiệm và hòa giải. Nhưng cho dù đông đảo người dân thường Trung Quốc kiềm chế được tâm thái đặc biệt cực đoan “trả đũa và đòi nợ” (điều khó xảy ra), thì các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng khó tin rằng người dân sẽ bỏ qua dễ dàng. Khi “đất nước của Đảng” (chứ không phải của dân) càng kéo dài thì tội ác gây ra càng nhiều, người dân càng phải gánh chịu nhiều đau khổ, và ĐCSTQ càng khó tin người dân sẽ bỏ qua.
Dân chủ có nghĩa là chấm dứt độc quyền quyền lực chính trị của ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ thì quá sợ hãi bị đòi nợ nếu thể chế sụp đổ, hệ quả khiến những người ra quyết định hàng đầu của ĐCSTQ (trên thực tế là hàng chục gia đình đặc quyền) chống lại mọi ý tưởng chuyển đổi dân chủ.
Trong bối cảnh này cần nhớ lại là câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989: ĐCSTQ sẵn sàng “giết 200.000 người để đảm bảo sự ổn định trong 20 năm!”. Thật trùng hợp với nhận xét của Tập Cận Bình về sự tan rã của Cộng sản Liên Xô, “Không ai thực sự là đàn ông!”. Dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước “đặc sắc Trung Quốc”, sau 30 năm tham nhũng vơ vét tràn lan, các quan chức ĐCSTQ càng có lý do để lo lắng về “món nợ máu” lịch sử và sự thù địch trong lòng dân lớn hơn so với thời Đặng Tiểu Bình.
Nhiều người trong khi phân tích ĐCSTQ đã không phân biệt ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc. Thực tế, trong một đất nước mà có một thế lực toàn trị độc chiếm quyền lợi thì tổ chức đó hoàn toàn xung đột với đất nước đó. Vì vậy thật ngây thơ khi nghĩ rằng việc ra quyết định của ĐCSTQ dựa trên lợi ích của đất nước Trung Quốc hoặc người dân Trung Quốc. Bất kỳ quan chức nào của ĐCSTQ đã lên đến đỉnh cao quyền lực thì hầu như không có thiện chí tiến hành một cuộc đảo chính đưa Trung Quốc tiến tới dân chủ hóa. Cả những người phe cải cách cũng không ngoại lệ, họ dễ dàng bị đối thủ bắt vì tội tham nhũng và tham gia đàn áp nhân quyền. Theo một nghĩa nào đó, Tập Cận Bình tập trung được quyền lực cá nhân cũng là do sự lựa chọn tập thể của ĐCSTQ để đối phó với nguy cơ hiểm họa. Không phải Tập Cận Bình lật ngược hệ thống cũ của ĐCSTQ mà là ĐCSTQ cần Tập Cận Bình để cứu giúp vận mệnh bị lật đổ.
Nhà sử học Charles Maier chỉ ra, “Tình hình chính trị thay đổi cùng với những thay đổi trong cấu trúc xã hội”. Trong cuốn sách “Về nền dân chủ Trung Quốc”, tác giả Từ Kế Vĩ (Jiwei Ci) tin rằng, “Với thực trạng xã hội dần tiến bộ đáng kể về bình đẳng, bao gồm bình đẳng về kinh tế, ý thức hệ và xã hội, rất khó để Trung Quốc duy trì một nền chính trị hoàn toàn thẳng đứng, không có sự đồng ý của người dân, vì vậy Trung Quốc đã đi đến ranh giới của dân chủ”.
Nhưng những nhận định đó là quá lạc quan!
Trong những năm 1980, đặc biệt là từ những năm 1990, sự phổ biến hạn chế của chủ nghĩa tự do có liên quan đến việc ĐCSTQ thúc đẩy “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Logic và sức mạnh của thị trường và chủ nghĩa tư bản thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và văn hóa Trung Quốc, thậm chí đã đạt được nhiều tiến bộ trong chính trị và hệ thống luật pháp, nhưng Trung Quốc vẫn tồn tại sự bất bình đẳng sâu sắc và phổ biến. Hệ thống hộ khẩu là một trong nhiều ví dụ, nó đã khiến hàng trăm triệu nông dân và công nhân nhập cư [tại các đô thị] trở thành “công dân hạng hai”. Nghiên cứu của Lê An Hữu (Li Anyou) cho rằng “tầng lớp trung lưu” của Trung Quốc sẽ đòi hỏi tự do và dân chủ là nhận định ngày càng bị nghi ngờ. Ngoài ra còn có “lằn ranh đỏ chính trị” rõ ràng đối với vấn đề tự do hóa xã hội và sự tiến bộ của hệ thống luật pháp: ĐCSTQ sẽ không bao giờ chấp nhận phải chịu đựng bất kỳ thách thức nào đối với hệ thống chính trị [mà nó đang hưởng lợi]. Từ đầu những năm 2000, sự trỗi dậy và sụp đổ của phong trào bảo vệ quyền lợi là một ví dụ điển hình: một mặt, phong trào bảo vệ quyền lợi đã phát triển trong hệ thống diễn ngôn mới của thực tiễn thị trường hóa, Internet, phương tiện truyền thông mang tính thị trường nửa vời; mặt khác, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ĐCSTQ coi phong trào bảo vệ quyền lợi là mối đe dọa đối với an ninh của chế độ, hệ quả là phong trào bảo vệ quyền lợi gần như bị xóa sổ.
Chủ nghĩa toàn trị của công nghệ cao
Không có vấn đề tranh cãi rằng Tập Cận Bình đã thay đổi đáng kể cục diện chính trị Trung Quốc, đặc biệt là việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Tuy nhiên, kể từ năm 1949, các vấn đề chính trị căn cơ của Trung Quốc không thay đổi, bao gồm kiểm soát quyền lực đối với quân đội, tư pháp và truyền thông; kiểm soát tư tưởng hệ, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội; đó là những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa toàn trị. Trung Quốc ngày nay còn tăng cường thêm bằng phát triển “chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao” tinh vi, ĐCSTQ sử dụng lợi thế hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để kiểm soát xã hội Trung Quốc một cách triệt để hơn: “Tường lửa Trường Thành” (Great Firewall), mạng xã hội, dữ liệu lớn, camera giám sát, thương mại điện tử và viễn thông hiện đại của Trung Quốc đã giúp ĐCSTQ quản lý người dân dễ dàng hơn trước; Internet đã được ĐCSTQ sử dụng như một công cụ hiệu quả để kiểm duyệt, tuyên truyền và tẩy não; nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng dấu vân tay, thu thập DNA làm cho hệ thống giám sát chi tiết và hiệu quả hơn so với hệ thống độc tài truyền thống.
Nếu ĐCSTQ củng cố “chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao”, thì đó sẽ là một triển vọng khác để có thể thay thế cho mơ ước Trung Quốc dân chủ. Ít nhất thì chế độ độc tài này có thể kéo dài hơn nhiều người suy đoán. Điều đó sẽ khiến cho phong trào đấu tranh trong nước Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn. Theo phiên bản nâng cao “1984” của cố nhà văn Anh George Orwell, bất kỳ cuộc phản kháng tập thể nào — từ thông tin truyền thông đến tổ chức và huy động — ngày càng trở nên khó khăn. Thật không may, đồng thời, tuyên truyền và tẩy não của ĐCSTQ đã trở nên hiệu quả hơn.
1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài
Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn khiến người dân Trung Quốc sống trong cái mà tôi gọi là “hội chứng hậu xe tăng”: giận dữ và sợ hãi trở thành im lặng, im lặng trở thành thờ ơ, và thờ ơ trở thành chủ nghĩa yếm thế. Tẩy não, nền kinh tế thị trường bị bóp méo và nền chính trị tham nhũng đã tạo ra bầu không khí chủ nghĩa tiêu dùng ở Trung Quốc và thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc phổ quát và chủ nghĩa Darwin xã hội.
Trong bầu không khí sợ hãi và tuyệt vọng, trước sự cám dỗ của dục vọng và quyền lực, hầu hết người Trung Quốc đều tôn thờ và ủng hộ những người có quyền lực và tiền bạc. Mọi người ngày càng trở nên thờ ơ với các giá trị và đạo đức phổ quát, lãng quên, xa lánh và chế nhạo những người đấu tranh tự do và các tù nhân lương tâm. Sự chuyên chế khủng khiếp nhất không phải là trấn áp sự phản kháng, mà là khiến người ta cảm thấy không cần thiết phải phản kháng, thậm chí còn khiến bạn tự nguyện bảo vệ thực trạng chuyên chế đó. Hệ quả của chế độ độc đảng kéo dài không chỉ là sự đàn áp tự do và nhân quyền, mà có tác động sâu sắc hơn là vấn nạn gây suy thoái đạo đức và xã hội. Đây dường như là một bi kịch: hệ thống chính trị càng phi dân chủ thì càng hạn chế điều kiện xã hội và tư tưởng để tiến hành dân chủ hóa một cách suôn sẻ.
Thay đổi chế độ
Môi trường quốc tế, đặc biệt là chính sách của Trung Quốc đối với các nền dân chủ phương Tây, là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển biến chính trị của Trung Quốc, dù tốt hay xấu. Chính sách xoa dịu để Trung Quốc “tự thay đổi chế độ” của Mỹ đã gây quá nhiều vấn đề tiêu cực và gây tranh cãi, do đó trong một thời gian dài các nhà hoạch định chính sách ở các nền dân chủ phương Tây gần như từ bỏ hoàn toàn chính sách đó.
Sau năm 1989, quan điểm phổ biến của phương Tây tin tưởng rằng chỉ cần khuyến khích và cho phép Trung Quốc tham gia vào hệ thống luật pháp quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới thì chính trị Trung Quốc sẽ dần tôn trọng tự do hơn, tiến tới xã hội cởi mở và pháp quyền, từ đó tự động chuyển hóa thành nước dân chủ. Tuy nhiên, như tiêu đề cuốn sách của James Mann vào năm 2007 đã nhắc nhở chúng ta đó là loại “ảo tưởng về Trung Quốc” (China Fantasy). Chủ nghĩa cơ hội kinh doanh của phương Tây bị trả giá bằng hy sinh nhân quyền và dân chủ đã góp phần vào sự trỗi dậy của Trung Quốc toàn trị. Đối mặt với chế độ toàn trị thì “chính sách giao lưu” không tuân thủ các nguyên tắc là một tên gọi khác của chính sách xoa dịu. Trung Quốc và phần còn lại của thế giới giờ đây không chỉ phụ thuộc vào nhau về kinh tế, mà còn về công nghệ và địa chính trị.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hầu hết “lệnh trừng phạt” mà các nước phương Tây áp dụng đã nhanh chóng được dỡ bỏ; nhiều công ty phương Tây phớt lờ nhân quyền và dân chủ vì thèm muốn thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Trong viễn cảnh dân chủ hóa Trung Quốc, sự xoa dịu và chủ nghĩa cơ hội của phương Tây có thể gây ra những vấn đề lớn hơn việc có thể thúc đẩy “thay đổi chế độ”.
Một thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế là nhiều nước dân chủ đã ý thức rõ đe dọa từ ĐCSTQ đối với trật tự tự do quốc tế, đang có những điều chỉnh nhanh chóng và sâu sắc trong các chính sách về Trung Quốc. Mối quan hệ trăng mật giữa Trung Quốc và phương Tây đã kết thúc, không thể nào sống lại giấc mộng xưa cũ. Đây không phải là tin tốt đối với ĐCSTQ. Bối cảnh của cuốn sách “Đảo chính của Trung Quốc” chính xác là loại biến đổi khí hậu quốc tế này. Nhưng liệu các chính phủ phương Tây có đủ ý chí và can đảm để thúc đẩy sự thay đổi nền chính trị của Trung Quốc? Đến nay vẫn khó để nhìn thấy những dấu hiệu như vậy. Đối với nền toàn trị của ĐCSTQ ngày nay, một số người cho rằng đã lung lay, một số người cho rằng không thể phá vỡ được, cả hai quan điểm đều có thể đúng, vấn đề tùy thuộc vào cách chúng ta hành động.
Roger Garside: Thay đổi chế độ của TQ không chỉ có thể mà là cấp thiết
Vài thập kỷ qua, cục diện chính trị của Trung Quốc đã có những thay đổi lớn, đặc biệt là sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền và Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Trong 3 thập kỷ qua, khi phân tích chính trị Trung Quốc, giới quan sát và chính trị gia phương Tây có điểm chung phổ biến là đặt nền tảng từ hệ thống độc đảng của ĐCSTQ, vì vậy dường như không còn khoảng trống tưởng tượng về quá trình dân chủ hóa ở Trung Quốc nhìn từ học thuật và chính trị. Hiệu quả của Mỹ trong việc thúc đẩy thay đổi chế độ ở một số nước là không tốt, đôi khi còn phản tác dụng và lún sâu vào vũng lầy, cũng khiến đa số nhà hoạch định chính sách của Mỹ và phương Tây hoàn toàn từ bỏ ý định trực tiếp thúc đẩy thay đổi chế độ ở các nước độc tài. Nhưng có thực sự không thể thách thức cách tiếp cận này?
Nhìn bề ngoài, Trung Quốc là quốc gia quá hùng mạnh, nhưng thực tế họ đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội và niềm tin, giải quyết những vấn đề khủng hoảng toàn diện đó không thể thiếu dân chủ hóa chính trị. Nhưng khó có khả năng ĐCSTQ chủ động quá độ để chuyển sang chế độ dân chủ mà sẽ nỗ lực duy trì hiện trạng đến cùng. Mấu chốt vấn đề là “nợ máu”. Kể từ khi ĐCSTQ thiết lập chế độ toàn trị vào năm 1949 đến nay đã gây quá nhiều tội ác tàn bạo chống lại con người. Một số trường hợp tiêu biểu như:
– Đàn áp “phản động” (1950-1953),
– Cải cách ruộng đất (1947-1952),
– Chiến dịch “tam phản, ngũ phản” (1951-1952),
– Phong trào chống cánh hữu (1957-1959),
– Đại nhảy vọt (1958-1960),
– Cách mạng Văn hóa (1966-1976),
– Nghiêm trị (1983),
– Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn (1989),
– Đàn áp Pháp Luân Công (từ năm 1999),
– Chính sách một con (1979-2015),
– Những hành động tàn bạo đẫm máu ở Tây Tạng và thanh trừng sắc tộc ở Tân Cương.
– Đến nay đông đảo người dân Trung Quốc thuộc mọi sắc tộc, bao gồm Hán, Tạng và Duy Ngô Nhĩ… vẫn đang phải chịu đựng vô số vấn đề khốn khổ như hệ thống đăng ký hộ khẩu, tra tấn, các vụ án oan, tham nhũng, cưỡng chế giải tỏa, đàn áp tôn giáo và giam giữ tùy tiện.
Kể từ những năm 1980 nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng đã khiến những bức xúc trong xã hội vơi đi nhiều, nhưng “món nợ máu” là thứ mà ĐCSTQ không thể loại bỏ và không dám quên. Có thể nói, món nợ máu mà ĐCSTQ phải gánh đối với người dân Trung Quốc là lớn hơn tất cả các chế độ độc tài khác kể từ thời Đệ tam Đế chế Đức. Có thể nói đây là một trở ngại rất lớn cho sự thay đổi dân chủ tại Trung Quốc. Ngay cả khi giới ưu tú và những người bất đồng chính kiến Trung Quốc có xu hướng chấp nhận cách tiếp cận “hòa giải” theo kiểu Nam Phi, thì hầu hết người dân thường Trung Quốc cũng không dễ chấp nhận. Điều đáng chú ý là “Hiến chương 08” có điều khoản “thay đổi từ đúng đắn”, điều này nhấn mạnh sự thật, trách nhiệm và hòa giải. Nhưng cho dù đông đảo người dân thường Trung Quốc kiềm chế được tâm thái đặc biệt cực đoan “trả đũa và đòi nợ” (điều khó xảy ra), thì các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng khó tin rằng người dân sẽ bỏ qua dễ dàng. Khi “đất nước của Đảng” (chứ không phải của dân) càng kéo dài thì tội ác gây ra càng nhiều, người dân càng phải gánh chịu nhiều đau khổ, và ĐCSTQ càng khó tin người dân sẽ bỏ qua.
Dân chủ có nghĩa là chấm dứt độc quyền quyền lực chính trị của ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ thì quá sợ hãi bị đòi nợ nếu thể chế sụp đổ, hệ quả khiến những người ra quyết định hàng đầu của ĐCSTQ (trên thực tế là hàng chục gia đình đặc quyền) chống lại mọi ý tưởng chuyển đổi dân chủ.
Trong bối cảnh này cần nhớ lại là câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989: ĐCSTQ sẵn sàng “giết 200.000 người để đảm bảo sự ổn định trong 20 năm!”. Thật trùng hợp với nhận xét của Tập Cận Bình về sự tan rã của Cộng sản Liên Xô, “Không ai thực sự là đàn ông!”. Dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước “đặc sắc Trung Quốc”, sau 30 năm tham nhũng vơ vét tràn lan, các quan chức ĐCSTQ càng có lý do để lo lắng về “món nợ máu” lịch sử và sự thù địch trong lòng dân lớn hơn so với thời Đặng Tiểu Bình.
Nhiều người trong khi phân tích ĐCSTQ đã không phân biệt ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc. Thực tế, trong một đất nước mà có một thế lực toàn trị độc chiếm quyền lợi thì tổ chức đó hoàn toàn xung đột với đất nước đó. Vì vậy thật ngây thơ khi nghĩ rằng việc ra quyết định của ĐCSTQ dựa trên lợi ích của đất nước Trung Quốc hoặc người dân Trung Quốc. Bất kỳ quan chức nào của ĐCSTQ đã lên đến đỉnh cao quyền lực thì hầu như không có thiện chí tiến hành một cuộc đảo chính đưa Trung Quốc tiến tới dân chủ hóa. Cả những người phe cải cách cũng không ngoại lệ, họ dễ dàng bị đối thủ bắt vì tội tham nhũng và tham gia đàn áp nhân quyền. Theo một nghĩa nào đó, Tập Cận Bình tập trung được quyền lực cá nhân cũng là do sự lựa chọn tập thể của ĐCSTQ để đối phó với nguy cơ hiểm họa. Không phải Tập Cận Bình lật ngược hệ thống cũ của ĐCSTQ mà là ĐCSTQ cần Tập Cận Bình để cứu giúp vận mệnh bị lật đổ.
Nhà sử học Charles Maier chỉ ra, “Tình hình chính trị thay đổi cùng với những thay đổi trong cấu trúc xã hội”. Trong cuốn sách “Về nền dân chủ Trung Quốc”, tác giả Từ Kế Vĩ (Jiwei Ci) tin rằng, “Với thực trạng xã hội dần tiến bộ đáng kể về bình đẳng, bao gồm bình đẳng về kinh tế, ý thức hệ và xã hội, rất khó để Trung Quốc duy trì một nền chính trị hoàn toàn thẳng đứng, không có sự đồng ý của người dân, vì vậy Trung Quốc đã đi đến ranh giới của dân chủ”.
Nhưng những nhận định đó là quá lạc quan!
Trong những năm 1980, đặc biệt là từ những năm 1990, sự phổ biến hạn chế của chủ nghĩa tự do có liên quan đến việc ĐCSTQ thúc đẩy “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Logic và sức mạnh của thị trường và chủ nghĩa tư bản thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và văn hóa Trung Quốc, thậm chí đã đạt được nhiều tiến bộ trong chính trị và hệ thống luật pháp, nhưng Trung Quốc vẫn tồn tại sự bất bình đẳng sâu sắc và phổ biến. Hệ thống hộ khẩu là một trong nhiều ví dụ, nó đã khiến hàng trăm triệu nông dân và công nhân nhập cư [tại các đô thị] trở thành “công dân hạng hai”. Nghiên cứu của Lê An Hữu (Li Anyou) cho rằng “tầng lớp trung lưu” của Trung Quốc sẽ đòi hỏi tự do và dân chủ là nhận định ngày càng bị nghi ngờ. Ngoài ra còn có “lằn ranh đỏ chính trị” rõ ràng đối với vấn đề tự do hóa xã hội và sự tiến bộ của hệ thống luật pháp: ĐCSTQ sẽ không bao giờ chấp nhận phải chịu đựng bất kỳ thách thức nào đối với hệ thống chính trị [mà nó đang hưởng lợi]. Từ đầu những năm 2000, sự trỗi dậy và sụp đổ của phong trào bảo vệ quyền lợi là một ví dụ điển hình: một mặt, phong trào bảo vệ quyền lợi đã phát triển trong hệ thống diễn ngôn mới của thực tiễn thị trường hóa, Internet, phương tiện truyền thông mang tính thị trường nửa vời; mặt khác, sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ĐCSTQ coi phong trào bảo vệ quyền lợi là mối đe dọa đối với an ninh của chế độ, hệ quả là phong trào bảo vệ quyền lợi gần như bị xóa sổ.
Chủ nghĩa toàn trị của công nghệ cao
Không có vấn đề tranh cãi rằng Tập Cận Bình đã thay đổi đáng kể cục diện chính trị Trung Quốc, đặc biệt là việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Tuy nhiên, kể từ năm 1949, các vấn đề chính trị căn cơ của Trung Quốc không thay đổi, bao gồm kiểm soát quyền lực đối với quân đội, tư pháp và truyền thông; kiểm soát tư tưởng hệ, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội; đó là những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa toàn trị. Trung Quốc ngày nay còn tăng cường thêm bằng phát triển “chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao” tinh vi, ĐCSTQ sử dụng lợi thế hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để kiểm soát xã hội Trung Quốc một cách triệt để hơn: “Tường lửa Trường Thành” (Great Firewall), mạng xã hội, dữ liệu lớn, camera giám sát, thương mại điện tử và viễn thông hiện đại của Trung Quốc đã giúp ĐCSTQ quản lý người dân dễ dàng hơn trước; Internet đã được ĐCSTQ sử dụng như một công cụ hiệu quả để kiểm duyệt, tuyên truyền và tẩy não; nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng dấu vân tay, thu thập DNA làm cho hệ thống giám sát chi tiết và hiệu quả hơn so với hệ thống độc tài truyền thống.
Nếu ĐCSTQ củng cố “chủ nghĩa toàn trị công nghệ cao”, thì đó sẽ là một triển vọng khác để có thể thay thế cho mơ ước Trung Quốc dân chủ. Ít nhất thì chế độ độc tài này có thể kéo dài hơn nhiều người suy đoán. Điều đó sẽ khiến cho phong trào đấu tranh trong nước Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn. Theo phiên bản nâng cao “1984” của cố nhà văn Anh George Orwell, bất kỳ cuộc phản kháng tập thể nào — từ thông tin truyền thông đến tổ chức và huy động — ngày càng trở nên khó khăn. Thật không may, đồng thời, tuyên truyền và tẩy não của ĐCSTQ đã trở nên hiệu quả hơn.
1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài
Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn khiến người dân Trung Quốc sống trong cái mà tôi gọi là “hội chứng hậu xe tăng”: giận dữ và sợ hãi trở thành im lặng, im lặng trở thành thờ ơ, và thờ ơ trở thành chủ nghĩa yếm thế. Tẩy não, nền kinh tế thị trường bị bóp méo và nền chính trị tham nhũng đã tạo ra bầu không khí chủ nghĩa tiêu dùng ở Trung Quốc và thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc phổ quát và chủ nghĩa Darwin xã hội.
Trong bầu không khí sợ hãi và tuyệt vọng, trước sự cám dỗ của dục vọng và quyền lực, hầu hết người Trung Quốc đều tôn thờ và ủng hộ những người có quyền lực và tiền bạc. Mọi người ngày càng trở nên thờ ơ với các giá trị và đạo đức phổ quát, lãng quên, xa lánh và chế nhạo những người đấu tranh tự do và các tù nhân lương tâm. Sự chuyên chế khủng khiếp nhất không phải là trấn áp sự phản kháng, mà là khiến người ta cảm thấy không cần thiết phải phản kháng, thậm chí còn khiến bạn tự nguyện bảo vệ thực trạng chuyên chế đó. Hệ quả của chế độ độc đảng kéo dài không chỉ là sự đàn áp tự do và nhân quyền, mà có tác động sâu sắc hơn là vấn nạn gây suy thoái đạo đức và xã hội. Đây dường như là một bi kịch: hệ thống chính trị càng phi dân chủ thì càng hạn chế điều kiện xã hội và tư tưởng để tiến hành dân chủ hóa một cách suôn sẻ.
Thay đổi chế độ
Môi trường quốc tế, đặc biệt là chính sách của Trung Quốc đối với các nền dân chủ phương Tây, là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển biến chính trị của Trung Quốc, dù tốt hay xấu. Chính sách xoa dịu để Trung Quốc “tự thay đổi chế độ” của Mỹ đã gây quá nhiều vấn đề tiêu cực và gây tranh cãi, do đó trong một thời gian dài các nhà hoạch định chính sách ở các nền dân chủ phương Tây gần như từ bỏ hoàn toàn chính sách đó.
Sau năm 1989, quan điểm phổ biến của phương Tây tin tưởng rằng chỉ cần khuyến khích và cho phép Trung Quốc tham gia vào hệ thống luật pháp quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới thì chính trị Trung Quốc sẽ dần tôn trọng tự do hơn, tiến tới xã hội cởi mở và pháp quyền, từ đó tự động chuyển hóa thành nước dân chủ. Tuy nhiên, như tiêu đề cuốn sách của James Mann vào năm 2007 đã nhắc nhở chúng ta đó là loại “ảo tưởng về Trung Quốc” (China Fantasy). Chủ nghĩa cơ hội kinh doanh của phương Tây bị trả giá bằng hy sinh nhân quyền và dân chủ đã góp phần vào sự trỗi dậy của Trung Quốc toàn trị. Đối mặt với chế độ toàn trị thì “chính sách giao lưu” không tuân thủ các nguyên tắc là một tên gọi khác của chính sách xoa dịu. Trung Quốc và phần còn lại của thế giới giờ đây không chỉ phụ thuộc vào nhau về kinh tế, mà còn về công nghệ và địa chính trị.
Sau vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hầu hết “lệnh trừng phạt” mà các nước phương Tây áp dụng đã nhanh chóng được dỡ bỏ; nhiều công ty phương Tây phớt lờ nhân quyền và dân chủ vì thèm muốn thị trường khổng lồ của Trung Quốc. Trong viễn cảnh dân chủ hóa Trung Quốc, sự xoa dịu và chủ nghĩa cơ hội của phương Tây có thể gây ra những vấn đề lớn hơn việc có thể thúc đẩy “thay đổi chế độ”.
Một thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế là nhiều nước dân chủ đã ý thức rõ đe dọa từ ĐCSTQ đối với trật tự tự do quốc tế, đang có những điều chỉnh nhanh chóng và sâu sắc trong các chính sách về Trung Quốc. Mối quan hệ trăng mật giữa Trung Quốc và phương Tây đã kết thúc, không thể nào sống lại giấc mộng xưa cũ. Đây không phải là tin tốt đối với ĐCSTQ. Bối cảnh của cuốn sách “Đảo chính của Trung Quốc” chính xác là loại biến đổi khí hậu quốc tế này. Nhưng liệu các chính phủ phương Tây có đủ ý chí và can đảm để thúc đẩy sự thay đổi nền chính trị của Trung Quốc? Đến nay vẫn khó để nhìn thấy những dấu hiệu như vậy. Đối với nền toàn trị của ĐCSTQ ngày nay, một số người cho rằng đã lung lay, một số người cho rằng không thể phá vỡ được, cả hai quan điểm đều có thể đúng, vấn đề tùy thuộc vào cách chúng ta hành động.
Không có nhận xét nào