Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhà thơ La Mã Quintus Ennius đã viết “Một người bạn trong lúc hoạn nạn là một người bạn thực sự”. Sau hai thiên niên kỷ, tuyên bố này hiện đang được thảo luận từ Delhi đến Washington, rằng liệu chính quyền Biden có phải là ‘người bạn thực sự’ đối với người dân Ấn Độ đang trong hoạn nan hay không.
Những sự kiện gần đây khiến người Ấn Độ tự hỏi: Thay vì áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện của chính quyền Trump đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương - cho thấy tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn - chính quyền Biden có phải đang ra quyết định quan liêu có nguy cơ làm xói mòn lòng tin đôi bên?
Bạn hay thù?
Sự kiện lớn đầu tiên là vào đầu tháng này khi tàu USS John Paul Jones thực hiện Chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP) ở phía tây Ấn Độ Dương gần Maldives. Thật không may, điều này xảy ra quá sớm sau Hội nghị thượng đỉnh của “Bộ tứ” - được cho là điều không cần thiết và đã tạo ra sự chú ý tiêu cực quá mức.
Trong khi chương trình FONOP của Hoa Kỳ, đã tồn tại từ năm 1975, được thiết kế như một “thách thức pháp lý đối với các tuyên bố chủ quyền hàng hải”. Delhi vẫn còn băn khoăn tại sao chính quyền hiện tại ở Washington lại “xử lý” Ấn Độ cũng giống như với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - một đối thủ cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ.
Hai hành động khác từ chính quyền Biden cũng gây ra sự hoang mang, và thậm chí là sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với người dân Ấn Độ.
Đầu tiên là thông báo gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng Ấn Độ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt tiềm tàng vì không cho phép “tự do tôn giáo” - một điều khá “kỳ lạ” đối với đất nước có truyền thống coi trọng tự do tôn giáo, và đã là một nước can đảm cho phép Đạt Lai Lạt Ma trú ngụ trong hơn sáu mươi năm, bất chấp mọi phản đối từ chính quyền Trung Quốc.
Thứ hai, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã thêm Ấn Độ vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của mình. Mặc dù Ấn Độ đã từng nằm trong danh sách này trước đây, nhưng thời điểm đưa ra thông báo này, với tất cả các quyết định và hành động dường như đối nghịch khác, đang đe dọa phá vỡ "tình bạn" đã được xây dựng trong bốn năm qua.
Phản ứng của chính quyền Biden trước 'sóng thần' Covid-19 tại Ấn Độ
Bất chấp những hành động "khó hiểu" bên trên, cho đến nay, quyết định tồi tệ nhất liên quan đến Ấn Độ - là việc chính quyền Biden phản ứng ra sao khi Delhi đang phải đối mặt với “sóng thần” Covid-19 làm rung chuyển cả đất nước này.
Với hàng trăm nghìn ca mắc mới và hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày, cơ sở hạ tầng y tế của Ấn Độ đã bị đẩy đến mức giới hạn, với báo cáo về tình trạng quá tải bệnh viện và tình trạng thiếu oxy, vật tư y tế và giường ICU nghiêm trọng.
Trong khi chính quyền Modi sẽ phải đối mặt với công chúng vì tình huống này, rõ ràng là họ rất cần có sự hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế. Rất nhanh chóng, Anh, Pháp, Đức, thậm chí cả Trung Quốc và Pakistan đều đề nghị giúp đỡ. Không có gì ngạc nhiên khi Nga nhanh chóng thông báo rằng họ đang thu xếp các chuyến hàng oxy và thuốc đến Ấn Độ.
Trong khi đó, về phía Hoa Kỳ, việc thực thi Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) vào tháng 2/2021 đã dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu các nguyên liệu thô (khoảng 35 loại có xuất xứ từ Mỹ) được sử dụng để sản xuất vaccine chống Covid-19. Lệnh cấm này đã ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ, nếu không được ngăn chặn, nước này không thể sản xuất vaccine và cứu sống người dân của mình.
Trong khi chính quyền Biden biện minh rằng lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa là một phần của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), Delhi vẫn tự hỏi tại sao chính quyền Biden không tìm cách miễn trừ cho Ấn Độ khỏi luật này, đặc biệt là sau nhiều yêu cầu của các nhà ngoại giao Ấn Độ.
Khi được hỏi tại sao Hoa Kỳ lại chặn việc giao nguyên liệu thô để sản xuất vaccine cho Ấn Độ - như đã được thỏa thuận trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết: “Thứ nhất, chúng tôi có trách nhiệm đặc biệt với người dân Hoa Kỳ. Thứ hai, người dân Hoa Kỳ, đất nước Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới - hơn 550.000 người chết, hàng chục triệu ca nhiễm trùng chỉ riêng ở đất nước này”.
Sau đó, ông nói thêm: "Không chỉ vì lợi ích của Hoa Kỳ khi người Mỹ được tiêm chủng, mà còn là lợi ích của phần còn lại của thế giới khi thấy người Mỹ được tiêm chủng".
Người ta có thể hiểu tại sao Delhi sẽ bị choáng váng. Ấn Độ là một thành viên trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Trong đợt bùng phát dịch bệnh ở Hoa Kỳ vào năm 2020, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Ấn Độ đã xuất khẩu 50 triệu viên nang hydroxychloroquine sang Mỹ và đã xuất khẩu hàng chục triệu liều vaccine miễn phí cho toàn thế giới.
Không có gì ngạc nhiên khi một người phụ trách chương trình tin tức Ấn Độ thường thân thiện với Hoa Kỳ cho biết: “Người Nga đang gửi oxy cho chúng tôi, bây giờ (Hoa Kỳ) hãy thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi không nên mua tên lửa của họ (Nga)”.
Cuối tuần qua, chính quyền Biden đột ngột “thức tỉnh”, và bây giờ là những dòng tweet ủng hộ và hứa hẹn về việc cung cấp nguồn cung cần thiết. Điều này nói lên điều gì? Một chính sách đối ngoại đã được thử nghiệm và cho thấy nó là sai lầm? Liệu chúng ta nên nhìn nhận ra sao về tư duy thực sự của chính quyền Hoa Kỳ?
Để vượt qua điều này, chính quyền Biden sẽ phải nhận ra rằng họ không thể đối xử với Ấn Độ “theo kiểu ngu ngốc” như vậy.
Lợi ích trước mắt trong việc trở thành "bạn bè thật sự" với Ấn Độ là… cứu được mạng người. Lợi ích lâu dài là tăng cường quan hệ đối tác chiến lược nhằm cứu thế giới khỏi tư tưởng và hành động phá hoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc — điều mà các đồng minh chỉ có thể làm cùng nhau.
Đã đến lúc Hoa Kỳ phải chứng minh rằng những lời từ hơn 2.000 năm trước vẫn đúng cho đến ngày nay: “Một người bạn trong lúc hoạn nạn là một người bạn thực sự”. Ấn Độ đã “ở đó” khi Hoa Kỳ gặp khó khăn, bây giờ nên đến lượt Hoa Kỳ.
Tác giả: Jim Fanell, một thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, hiện là thành viên chính phủ tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva ở Thụy Sĩ, và là cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Là một diễn giả quốc tế được công nhận và nhà văn xuất sắc, Fanell cũng là người sáng tạo và quản lý diễn đàn An ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương Red Star Rising / Risen.
Thanh Vân
https://www.ntdvn.
Câu hỏi giữa ‘bão’ Covid-19: Chính quyền Biden có phải là ‘người bạn thực sự’ của Ấn Độ? |
Những sự kiện gần đây khiến người Ấn Độ tự hỏi: Thay vì áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện của chính quyền Trump đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương - cho thấy tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn - chính quyền Biden có phải đang ra quyết định quan liêu có nguy cơ làm xói mòn lòng tin đôi bên?
Bạn hay thù?
Sự kiện lớn đầu tiên là vào đầu tháng này khi tàu USS John Paul Jones thực hiện Chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP) ở phía tây Ấn Độ Dương gần Maldives. Thật không may, điều này xảy ra quá sớm sau Hội nghị thượng đỉnh của “Bộ tứ” - được cho là điều không cần thiết và đã tạo ra sự chú ý tiêu cực quá mức.
Trong khi chương trình FONOP của Hoa Kỳ, đã tồn tại từ năm 1975, được thiết kế như một “thách thức pháp lý đối với các tuyên bố chủ quyền hàng hải”. Delhi vẫn còn băn khoăn tại sao chính quyền hiện tại ở Washington lại “xử lý” Ấn Độ cũng giống như với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - một đối thủ cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ.
Hai hành động khác từ chính quyền Biden cũng gây ra sự hoang mang, và thậm chí là sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với người dân Ấn Độ.
Đầu tiên là thông báo gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng Ấn Độ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt tiềm tàng vì không cho phép “tự do tôn giáo” - một điều khá “kỳ lạ” đối với đất nước có truyền thống coi trọng tự do tôn giáo, và đã là một nước can đảm cho phép Đạt Lai Lạt Ma trú ngụ trong hơn sáu mươi năm, bất chấp mọi phản đối từ chính quyền Trung Quốc.
Thứ hai, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã thêm Ấn Độ vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của mình. Mặc dù Ấn Độ đã từng nằm trong danh sách này trước đây, nhưng thời điểm đưa ra thông báo này, với tất cả các quyết định và hành động dường như đối nghịch khác, đang đe dọa phá vỡ "tình bạn" đã được xây dựng trong bốn năm qua.
Phản ứng của chính quyền Biden trước 'sóng thần' Covid-19 tại Ấn Độ
Bất chấp những hành động "khó hiểu" bên trên, cho đến nay, quyết định tồi tệ nhất liên quan đến Ấn Độ - là việc chính quyền Biden phản ứng ra sao khi Delhi đang phải đối mặt với “sóng thần” Covid-19 làm rung chuyển cả đất nước này.
Với hàng trăm nghìn ca mắc mới và hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày, cơ sở hạ tầng y tế của Ấn Độ đã bị đẩy đến mức giới hạn, với báo cáo về tình trạng quá tải bệnh viện và tình trạng thiếu oxy, vật tư y tế và giường ICU nghiêm trọng.
Trong khi chính quyền Modi sẽ phải đối mặt với công chúng vì tình huống này, rõ ràng là họ rất cần có sự hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế. Rất nhanh chóng, Anh, Pháp, Đức, thậm chí cả Trung Quốc và Pakistan đều đề nghị giúp đỡ. Không có gì ngạc nhiên khi Nga nhanh chóng thông báo rằng họ đang thu xếp các chuyến hàng oxy và thuốc đến Ấn Độ.
Trong khi đó, về phía Hoa Kỳ, việc thực thi Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) vào tháng 2/2021 đã dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu các nguyên liệu thô (khoảng 35 loại có xuất xứ từ Mỹ) được sử dụng để sản xuất vaccine chống Covid-19. Lệnh cấm này đã ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ, nếu không được ngăn chặn, nước này không thể sản xuất vaccine và cứu sống người dân của mình.
Trong khi chính quyền Biden biện minh rằng lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa là một phần của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), Delhi vẫn tự hỏi tại sao chính quyền Biden không tìm cách miễn trừ cho Ấn Độ khỏi luật này, đặc biệt là sau nhiều yêu cầu của các nhà ngoại giao Ấn Độ.
Khi được hỏi tại sao Hoa Kỳ lại chặn việc giao nguyên liệu thô để sản xuất vaccine cho Ấn Độ - như đã được thỏa thuận trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết: “Thứ nhất, chúng tôi có trách nhiệm đặc biệt với người dân Hoa Kỳ. Thứ hai, người dân Hoa Kỳ, đất nước Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới - hơn 550.000 người chết, hàng chục triệu ca nhiễm trùng chỉ riêng ở đất nước này”.
Sau đó, ông nói thêm: "Không chỉ vì lợi ích của Hoa Kỳ khi người Mỹ được tiêm chủng, mà còn là lợi ích của phần còn lại của thế giới khi thấy người Mỹ được tiêm chủng".
Người ta có thể hiểu tại sao Delhi sẽ bị choáng váng. Ấn Độ là một thành viên trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Trong đợt bùng phát dịch bệnh ở Hoa Kỳ vào năm 2020, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Ấn Độ đã xuất khẩu 50 triệu viên nang hydroxychloroquine sang Mỹ và đã xuất khẩu hàng chục triệu liều vaccine miễn phí cho toàn thế giới.
Không có gì ngạc nhiên khi một người phụ trách chương trình tin tức Ấn Độ thường thân thiện với Hoa Kỳ cho biết: “Người Nga đang gửi oxy cho chúng tôi, bây giờ (Hoa Kỳ) hãy thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi không nên mua tên lửa của họ (Nga)”.
Cuối tuần qua, chính quyền Biden đột ngột “thức tỉnh”, và bây giờ là những dòng tweet ủng hộ và hứa hẹn về việc cung cấp nguồn cung cần thiết. Điều này nói lên điều gì? Một chính sách đối ngoại đã được thử nghiệm và cho thấy nó là sai lầm? Liệu chúng ta nên nhìn nhận ra sao về tư duy thực sự của chính quyền Hoa Kỳ?
Để vượt qua điều này, chính quyền Biden sẽ phải nhận ra rằng họ không thể đối xử với Ấn Độ “theo kiểu ngu ngốc” như vậy.
Lợi ích trước mắt trong việc trở thành "bạn bè thật sự" với Ấn Độ là… cứu được mạng người. Lợi ích lâu dài là tăng cường quan hệ đối tác chiến lược nhằm cứu thế giới khỏi tư tưởng và hành động phá hoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc — điều mà các đồng minh chỉ có thể làm cùng nhau.
Đã đến lúc Hoa Kỳ phải chứng minh rằng những lời từ hơn 2.000 năm trước vẫn đúng cho đến ngày nay: “Một người bạn trong lúc hoạn nạn là một người bạn thực sự”. Ấn Độ đã “ở đó” khi Hoa Kỳ gặp khó khăn, bây giờ nên đến lượt Hoa Kỳ.
Tác giả: Jim Fanell, một thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, hiện là thành viên chính phủ tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva ở Thụy Sĩ, và là cựu giám đốc hoạt động tình báo và thông tin của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Là một diễn giả quốc tế được công nhận và nhà văn xuất sắc, Fanell cũng là người sáng tạo và quản lý diễn đàn An ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương Red Star Rising / Risen.
Thanh Vân
https://www.ntdvn.
Không có nhận xét nào