Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hôm 3/5 khi
trả lời báo chí nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bộ này không chấp nhận
có các dự án chậm tiến độ.
Bộ GT-VT không chấp nhận dự án chậm tiến độ: Chỉ là nói suông! |
Thực
tế như thế nào? Có thể thấy rõ nhất là vào ngày 30/4/2021, Bộ GTVT đã
phát đi thông cáo cho biết Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
lại không kịp chạy từ ngày 1/5 theo lời hứa trước đó. Đây là lần thứ 10,
đường sắt Cát Linh - Hà Đông trễ hẹn vận hành thương mại.
Nhà báo Võ Văn Tạo khi trả lời RFA từ Nha Trang hôm 5/5, nhận định:
“Chuyện quan chức Việt Nam nói rồi không thực hiện lời nói, hứa rồi không thực hiện lời hứa thì không còn là chuyện mới. Ông Thể thì tôi nhớ không lầm thì từng cam kết đường sắt Cát Linh và nhiều dự án khác. Nhưng nói thế thôi rồi không hoàn thành thì cũng chả làm sao, thủ tướng chẳng gõ đầu, còn người dân lúc đầu còn chú ý chứ bây giờ người ta thấy cũng bình thường, nhàm chán nên người ta cũng ít quan tâm.”
Nói thế thôi rồi không hoàn thành thì cũng chả làm sao, thủ tướng chẳng gõ đầu, còn người dân lúc đầu còn chú ý chứ bây giờ người ta thấy cũng bình thường, nhàm chán nên người ta cũng ít quan tâm.
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Trong ngày 5/5/2021, Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cũng cho truyền thông nhà nước Việt Nam biết có ít nhất năm dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thành phố. Nguyên nhân được cho biết vì chưa thể giải tỏa mặt bằng, thiếu vốn và vấn đề thủ tục.
Đơn cử dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ ở TPHCM là ‘Dự án đường Vành đai 3 và 4’ là dự án trọng điểm quốc gia, giúp TPHCM phát triển, kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các dự án khác của Bộ GTVT tại TPHCM bị chậm tiến độ có thể kể đến như dự án ga Bình Triệu và ga Thủ Thiêm...
Trước đó, TPHCM cũng có bốn dự án giao thông trễ hẹn cuối năm 2020 như dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Thủ Thiêm 2, nút giao Mỹ Thủy và bốn tuyến đường ở Thủ Thiêm. Ngoài ra có ba cây cầu gần 20.000 tỷ đồng đầu tư cũng chậm tiến độ đó là Cầu Cần Giờ, Bình Tiên, Thủ Thiêm 4. Các cầu khác ở Sài Gòn như Cầu Long Kiểng, Phước Lộc, Nam Lý, Tăng Long và cầu Bưng là những dự án bị chậm tiến độ nhiều năm.
Trả lời RFA hôm 5/5 từ Sài Gòn, anh Đức - chủ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, cho biết ý kiến của mình về tuyên bố của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể:
“Tôi nghĩ ngay đến câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu: ‘đừng nghe những ông cộng sản nói, mà hãy nhìn thực tiễn những gì ổng làm’... Thực tiễn đã chứng minh từ bốn mươi mấy năm qua, sau năm 1975 đến giờ, rất nhiều điều họ nói một đàng làm một nẻo. Còn nói không chấp nhận những dự án chậm tiến độ thì tôi không thể thống kê, nhưng rất nhiều, rất bao la... mà trước mắt là dự án đường sắt Cát Linh, hứa 1/5 rồi lại thất hứa, bao nhiêu lần rồi... trễ hàng chục năm nay rồi. Đội vốn bao nhiêu tiền của của dân, nợ chồng chất, rơi vào bẫy nợ của TQ... Còn rất nhiều, rất nhiều dự án chậm...”
Anh Đức cho biết thêm về thực tế lái xe ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua:
Nhà báo Võ Văn Tạo khi trả lời RFA từ Nha Trang hôm 5/5, nhận định:
“Chuyện quan chức Việt Nam nói rồi không thực hiện lời nói, hứa rồi không thực hiện lời hứa thì không còn là chuyện mới. Ông Thể thì tôi nhớ không lầm thì từng cam kết đường sắt Cát Linh và nhiều dự án khác. Nhưng nói thế thôi rồi không hoàn thành thì cũng chả làm sao, thủ tướng chẳng gõ đầu, còn người dân lúc đầu còn chú ý chứ bây giờ người ta thấy cũng bình thường, nhàm chán nên người ta cũng ít quan tâm.”
Nói thế thôi rồi không hoàn thành thì cũng chả làm sao, thủ tướng chẳng gõ đầu, còn người dân lúc đầu còn chú ý chứ bây giờ người ta thấy cũng bình thường, nhàm chán nên người ta cũng ít quan tâm.
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Trong ngày 5/5/2021, Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cũng cho truyền thông nhà nước Việt Nam biết có ít nhất năm dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thành phố. Nguyên nhân được cho biết vì chưa thể giải tỏa mặt bằng, thiếu vốn và vấn đề thủ tục.
Đơn cử dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ ở TPHCM là ‘Dự án đường Vành đai 3 và 4’ là dự án trọng điểm quốc gia, giúp TPHCM phát triển, kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các dự án khác của Bộ GTVT tại TPHCM bị chậm tiến độ có thể kể đến như dự án ga Bình Triệu và ga Thủ Thiêm...
Trước đó, TPHCM cũng có bốn dự án giao thông trễ hẹn cuối năm 2020 như dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Thủ Thiêm 2, nút giao Mỹ Thủy và bốn tuyến đường ở Thủ Thiêm. Ngoài ra có ba cây cầu gần 20.000 tỷ đồng đầu tư cũng chậm tiến độ đó là Cầu Cần Giờ, Bình Tiên, Thủ Thiêm 4. Các cầu khác ở Sài Gòn như Cầu Long Kiểng, Phước Lộc, Nam Lý, Tăng Long và cầu Bưng là những dự án bị chậm tiến độ nhiều năm.
Trả lời RFA hôm 5/5 từ Sài Gòn, anh Đức - chủ một doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, cho biết ý kiến của mình về tuyên bố của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể:
“Tôi nghĩ ngay đến câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu: ‘đừng nghe những ông cộng sản nói, mà hãy nhìn thực tiễn những gì ổng làm’... Thực tiễn đã chứng minh từ bốn mươi mấy năm qua, sau năm 1975 đến giờ, rất nhiều điều họ nói một đàng làm một nẻo. Còn nói không chấp nhận những dự án chậm tiến độ thì tôi không thể thống kê, nhưng rất nhiều, rất bao la... mà trước mắt là dự án đường sắt Cát Linh, hứa 1/5 rồi lại thất hứa, bao nhiêu lần rồi... trễ hàng chục năm nay rồi. Đội vốn bao nhiêu tiền của của dân, nợ chồng chất, rơi vào bẫy nợ của TQ... Còn rất nhiều, rất nhiều dự án chậm...”
Anh Đức cho biết thêm về thực tế lái xe ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua:
“Ngay
hôm Tết, công trình cao tốc từ Trung Lương đến Mỹ Thuận, họ hứa trên
truyền thông là những ngày trước Tết sẽ cho đi một chiều để giảm ách tắc
giao thông trong những ngày người dân về quê ăn Tết. Nhưng chính tôi là
người cầm lái xe chở bà xã về quê... thì ngay khi tôi vừa hết đường Sài
Gòn - Trung Lương thì con đường đó chặn kín mít có cho đi đâu? Khi đi
lên cũng không cho đi lên, nhưng họ vẫn hứa trên truyền thông như thế.
Đó chỉ là một ví dụ, chứ nếu có thời gian thống kê thì nhiều lắm.”
Theo Vụ Kế hoạch và đầu tư thuộc Bộ GTVT, đến hết quý I năm 2021, Bộ GTVT đã giải ngân được 6.821 tỷ đồng trong tổng số 42.996 tỷ đồng được giao, đạt 16% kế hoạch cả năm. Dự kiến, hết tháng tư năm 2021, bộ này sẽ giải ngân được 25% kế hoạch cả năm, đạt 10.858 tỷ đồng. Trong cùng ngày 5/5, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng đã phê bình các Ban Quản lý dự án có kết quả giải ngân thấp và yêu cầu đơn vị nào làm chậm phải trả vốn để phân bổ cho dự án khác.
Nhà báo Võ Văn Tạo nói thêm về những gì ông được biết khi công tác trong ngành giao thông:
“Tôi từng công tác trong ngành giao thông đường sắt, khi đó họp tôi mới biết là ngành GTVT ngốn 40% ngân sách trong tất cả bộ ngành, vì rất nhiều công trình khắp đất nước dài như thế. Mặc dù ngốn tiền nhiều như vậy nhưng tiêu cực, bê bối, trì trệ, bị trễ... thì rất phổ biến trong ngành GTVT. Nguyên nhân do quản lý kém, trong suốt thời gian dài nhân sự không bổ nhiệm những người có tài có đức, chủ yếu là người khéo đối xử, không có năng lực nên không làm việc chất lượng được, những thứ cần thiết cho đất nước thì không quan tâm đến mấy.”
Nhà báo Võ Văn Tạo nêu ví dụ trên Quốc lộ 1 A là xương sống của đất nước, có nhiều điểm nóng tai nạn giao thông làm chết nhiều người, cần sửa chữa đường ở đó thì Bộ GTVT mãi mới sửa được một vài chỗ... trong khi cứ đòi làm đường sắt cao tốc bắc nam, vốn đầu tư quá lớn, không phù hợp với nước nghèo như Việt Nam. Chưa kể tàu này không chở được hàng hóa và khả năng tài chính đi lại của người dân cũng hạn chế, mà vé loại tàu này sẽ rất cao... Ông nói tiếp:
“Cái đó là cái vô lý mà tôi không hiểu sao Bộ GTVT cứ xướng cái đó, tất nhiên những cái đó là những dự án lớn mà ai cũng hiểu ngầm rằng là ‘có làm thì có ăn’... ‘có xây thì có cất’... tức là xây dựng gì đó thì có vàng cất đi. Có nhiều kỹ sư tâm huyết với đất nước phân tích là VN không nên chạy theo những cường quốc giàu có như thế.”
Nói không chấp nhận những dự án chậm tiến độ thì tôi không thể thống kê, nhưng rất nhiều, rất bao la... mà trước mắt là dự án đường sắt Cát Linh, hứa 1/5 rồi lại thất hứa, bao nhiêu lần rồi... trễ hàng chục năm nay rồi. Đội vốn bao nhiêu tiền của của dân, nợ chồng chất, rơi vào bẫy nợ của TQ... Còn rất nhiều, rất nhiều dự án chậm...
-Anh Đức
Chính phủ Hà Nội vào tháng 10 năm 2020 cũng đã nêu rõ sáu dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ và nâng vốn đầu tư trong báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực giao thông vận tải.
Cụ thể, sáu dự án được nêu trong báo cáo gồm Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông; Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi; Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên; Dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương; Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
Theo Chính phủ Hà Nội, các dự án trọng điểm giao thông, có vốn đầu tư lớn, nếu chậm tiến độ, đội vốn sẽ ảnh hưởng tăng trường kinh tế của đất nước.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trả lời RFA hôm 5/5 từ Hà Nội, nhận định về việc phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam trong mục tiêu phát triển kinh tế:
“Tăng trưởng về kết cấu hạ tầng thì công nghệ thông tin có bước tiến vượt bậc, và tỷ lệ tiếp cận điện cũng rất cao... Còn về đường xá giao thông vận tải tuy có cải thiện, nhưng hiện nay thì giữa các vùng chưa đồng đều. GTVT hiện nay thì đường cao tốc VN phát triển mạnh ở phía bắc, trong khi đó vựa lúa ĐBSCL thì đường cao tốc lại phát triển chậm hơn. Ngoài ra, nhiều dự án GTVT không đáp ứng tiến độ đề ra, vì vậy trong mấy ngày gần đây ông Bộ trưởng Bộ GTVT đã có lên tiếng, yêu cầu mọi người tin tưởng ngành GTVT sẽ có nỗ lực đẩy nhanh tiến độ của các dự án đó.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, việc Bộ GTVT cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ của các dự án hạ tầng giao thông là điều hết sức cần thiết, để phát huy thế mạnh trù phú và năng động của ĐBSCL nói riêng, và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào