Tội danh cụ thể mà cơ quan chức năng cáo buộc đối với bà Cấn Thị Thêu và con trai út của bà, anh Trịnh Bá Tư, là “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự 2015. Nếu bị kết tội, cả hai sẽ phải đối diện với mức án từ năm đến 12 năm tù giam.
Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đối mặt với 5-12 năm tù vì 8 clip trên Facebook |
Thông báo của Toà được truyền thông Nhà nước cho biết, phiên xử sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng tại trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình và đây là phiên xử công khai.1
Tuy nhiên, vào tối ngày 3 tháng 5, ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Cấn Thị Thêu và là cha của Trịnh Bá Tư cho biết ông không nhận được bất cứ giấy tờ gửi đến cho gia đình thông báo về ngày giờ hai người thân của ông bị đưa ra xét xử:
“Tôi có làm đơn để gửi tòa thì họ đưa cho tôi giấy biên nhận đơn nhưng không có ghi ngày hẹn làm việc. Vì Tòa Cộng sản Hòa Bình khi mà ai đến làm việc là người bảo vệ cứ hỏi, “Có giấy hẹn không” thì mới làm việc, còn không có giấy hẹn thì khó khăn. Họ đã đưa cho tôi bản biên nhận nhưng mà không có ngày hẹn. Tôi bảo với Tòa rằng cái giấy này không có ngày hẹn thì để một năm sau trả lời cũng được phải không? Tòa Hòa Bình còn ngang nhiên công bố với tôi là không cho gặp vợ con tôi trước phiên tòa và không thông báo cho tôi biết phiên tòa sẽ xử vào ngày nào chứ chưa nói đến việc là đưa giấy mời cho tôi. Viên tòa Hòa Bình bảo chắc là nghe thông tin từ luật sư phải không”?
Tuy nhiên, vào tối ngày 3 tháng 5, ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Cấn Thị Thêu và là cha của Trịnh Bá Tư cho biết ông không nhận được bất cứ giấy tờ gửi đến cho gia đình thông báo về ngày giờ hai người thân của ông bị đưa ra xét xử:
“Tôi có làm đơn để gửi tòa thì họ đưa cho tôi giấy biên nhận đơn nhưng không có ghi ngày hẹn làm việc. Vì Tòa Cộng sản Hòa Bình khi mà ai đến làm việc là người bảo vệ cứ hỏi, “Có giấy hẹn không” thì mới làm việc, còn không có giấy hẹn thì khó khăn. Họ đã đưa cho tôi bản biên nhận nhưng mà không có ngày hẹn. Tôi bảo với Tòa rằng cái giấy này không có ngày hẹn thì để một năm sau trả lời cũng được phải không? Tòa Hòa Bình còn ngang nhiên công bố với tôi là không cho gặp vợ con tôi trước phiên tòa và không thông báo cho tôi biết phiên tòa sẽ xử vào ngày nào chứ chưa nói đến việc là đưa giấy mời cho tôi. Viên tòa Hòa Bình bảo chắc là nghe thông tin từ luật sư phải không”?
Ông Khiêm khẳng định, cho dù có được phép dự phiên tòa hay không ông vẫn sẽ đến tận tòa để đưa thông tin về phiên xử.
Gia đình cho biết có bốn luật sư tham gia bào chữa cho hai mẹ con bà Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư tại phiên xử. Đó là các luật sư Đặng Đình Mạnh, Lê Văn Luân, Phạm Lệ Quyên và Ngô Anh Tuấn.
Luật sư Đặng Đình Mạnh giải thích, dù trên lý thuyết vụ án được nói xét xử công khai, nhưng qua thực tế bấy lâu nay hầu hết trong những vụ án có yếu tố chính trị, người thân vẫn có thể bị cấm, ngăn chặn không cho dự.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho biết những bằng chứng mà cơ quan chức năng dùng để cáo buộc bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư là những video clip và livestream mà hai người đã đăng tải trên mạng xã hội. Ông trình bày:
“Trong tám cái clip mà bà Thêu và em Tư đã lập trên trang mạng xã hội Facebook, họ livestream về vụ án Đồng Tâm. Ví dụ như họ tường thuật rồi đưa ra suy nghĩ và quan điểm của họ về sự việc xảy ra ở Đồng Tâm. Cơ quan chức năng cho rằng họ phải chịu trách nhiệm về 8 clip đó vì nó mang nội dung tuyên truyền chống lại nhà nước”.
Luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ quan điểm của ông khi chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm:
“Trước tiên tôi có thể khẳng định: Tất cả các luật sư bào chữa cho vụ án này xác định là họ vô tội. Thứ hai, riêng đối với tôi thì tôi sẽ chú trọng trình bày quan điểm cho thấy rằng Điều luật 117 đi ngược lại với Hiến Pháp. Thêm nữa, nó đi ngược lại với Công ước về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Khi có những xung đột với luật quốc tế (mà chính quyền Việt Nam đã từng ký kết tham gia) mà căn cứ vào chính luật pháp của Việt Nam có quy định trong trường hợp có những xung đột thì ưu tiên áp dụng luật quốc tế. Và nếu trong trường hợp áp dụng luật quốc tế thì đương nhiên phải nhìn rằng họ vô tội”.
Đối với ông Trịnh Bá Khiêm, trước khả năng vợ và con trai út bị án tù và đây không phải là lần đầu tiên vợ ông, bà Cấn Thị Thêu, bị chính quyền Việt Nam giam tù, ông Khiêm nói:
“Bản án dù năm năm hoặc 12 năm mà Cộng sản Hòa Bình còn nói là vợ tôi tái phạm thì có thể Cộng sản Hòa Bình xử đến 15 năm như nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, thì tôi vẫn cứ thấy là bình thản thôi. Vì bọn Cộng sản này dã man thì gia đình nhà tôi đã tính trước rồi. Gia đình nhà tôi vẫn cứ tiếp tục đấu tranh, vẫn bình thản với mọi bản án của cái chế độ Cộng sản, chế độ ăn cướp này”.
Luật sư Mạnh cho biết sẽ có buổi làm việc với thân chủ tại trại tạm giam vào ngày 4 tháng 5, một ngày trước khi phiên tòa diễn ra.
Bà Cấn Thị Thêu, hai con trai anh Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương, cùng với một người dân Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm bị lực lượng chứa năng bắt vào ngày 24/6/2020, sau khi bốn người này loan tin và lên tiếng về vụ lực lượng công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020. Anh Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị tách ra một vụ án riêng do Công an Hà Nội thụ lý.
“Theo hồ sơ thể hiện thì cả hai mẹ có quan điểm riêng trong vụ án này, đó là bất hợp tác với cơ quan an ninh điều tra. Trong suốt mấy chục bản lời khai thì họ đều nhất quán chỉ có một câu thôi, đó là chỉ làm việc khi có mặt luật sư. Ngoài ra cả hai không thừa nhận bất kỳ điều gì cả”. -Luật sư Đặng Đình Mạnh
Bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư được cho biết trong suốt thời gian gần một năm bị tạm giam, vẫn giữ quyền im lặng đối với công an điều tra. Anh Trịnh Bá Tư có một giai đoạn tuyệt thực 20 ngày. Anh Trịnh Bá Phương đã bị đưa đi bệnh viện tâm thần dù trước kia không có triệu chứng bệnh gì về tâm thần.
Luật sự Mạnh ghi nhận một điều mà ông cho là đáng chú ý. Đó là gia đình bà Cấn Thị Thêu ý thức rõ quyền của mình trong tiến trình tố tụng:
“Theo hồ sơ thể hiện thì cả hai mẹ có quan điểm riêng trong vụ án này, đó là bất hợp tác với cơ quan an ninh điều tra. Trong suốt mấy chục bản lời khai thì họ đều nhất quán chỉ có một câu thôi, đó là chỉ làm việc khi có mặt luật sư. Ngoài ra cả hai không thừa nhận bất kỳ điều gì cả”.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu đấu tranh đòi công lý cho dân oan từ hàng chục năm nay sau khi họ bị cưỡng chế đất tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội.
Bà Thêu, 60 tuổi, đã hai lần bị chính quyền Hà Nội bỏ tù vì những hoạt động đấu tranh của bà. Năm 2014, bà bị giam tù 15 tháng về cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Sau khi được thả, bà trở lại hoạt động và bị bắt lần thứ hai vào năm 2016. Lần đó bà bị giam 20 tháng về tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Ông Trịnh Bá Khiêm cũng bị tuyên án 18 tháng tù trong vụ xử cùng lần với bà Cấn Thị Thêu và một người dân Dương Nội khác vào năm 2014.
Luật sư Đặng Đình Mạnh giải thích, dù trên lý thuyết vụ án được nói xét xử công khai, nhưng qua thực tế bấy lâu nay hầu hết trong những vụ án có yếu tố chính trị, người thân vẫn có thể bị cấm, ngăn chặn không cho dự.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho biết những bằng chứng mà cơ quan chức năng dùng để cáo buộc bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư là những video clip và livestream mà hai người đã đăng tải trên mạng xã hội. Ông trình bày:
“Trong tám cái clip mà bà Thêu và em Tư đã lập trên trang mạng xã hội Facebook, họ livestream về vụ án Đồng Tâm. Ví dụ như họ tường thuật rồi đưa ra suy nghĩ và quan điểm của họ về sự việc xảy ra ở Đồng Tâm. Cơ quan chức năng cho rằng họ phải chịu trách nhiệm về 8 clip đó vì nó mang nội dung tuyên truyền chống lại nhà nước”.
Luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ quan điểm của ông khi chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm:
“Trước tiên tôi có thể khẳng định: Tất cả các luật sư bào chữa cho vụ án này xác định là họ vô tội. Thứ hai, riêng đối với tôi thì tôi sẽ chú trọng trình bày quan điểm cho thấy rằng Điều luật 117 đi ngược lại với Hiến Pháp. Thêm nữa, nó đi ngược lại với Công ước về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Khi có những xung đột với luật quốc tế (mà chính quyền Việt Nam đã từng ký kết tham gia) mà căn cứ vào chính luật pháp của Việt Nam có quy định trong trường hợp có những xung đột thì ưu tiên áp dụng luật quốc tế. Và nếu trong trường hợp áp dụng luật quốc tế thì đương nhiên phải nhìn rằng họ vô tội”.
Đối với ông Trịnh Bá Khiêm, trước khả năng vợ và con trai út bị án tù và đây không phải là lần đầu tiên vợ ông, bà Cấn Thị Thêu, bị chính quyền Việt Nam giam tù, ông Khiêm nói:
“Bản án dù năm năm hoặc 12 năm mà Cộng sản Hòa Bình còn nói là vợ tôi tái phạm thì có thể Cộng sản Hòa Bình xử đến 15 năm như nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, thì tôi vẫn cứ thấy là bình thản thôi. Vì bọn Cộng sản này dã man thì gia đình nhà tôi đã tính trước rồi. Gia đình nhà tôi vẫn cứ tiếp tục đấu tranh, vẫn bình thản với mọi bản án của cái chế độ Cộng sản, chế độ ăn cướp này”.
Luật sư Mạnh cho biết sẽ có buổi làm việc với thân chủ tại trại tạm giam vào ngày 4 tháng 5, một ngày trước khi phiên tòa diễn ra.
Bà Cấn Thị Thêu, hai con trai anh Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương, cùng với một người dân Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm bị lực lượng chứa năng bắt vào ngày 24/6/2020, sau khi bốn người này loan tin và lên tiếng về vụ lực lượng công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào rạng sáng ngày 9/1/2020. Anh Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị tách ra một vụ án riêng do Công an Hà Nội thụ lý.
“Theo hồ sơ thể hiện thì cả hai mẹ có quan điểm riêng trong vụ án này, đó là bất hợp tác với cơ quan an ninh điều tra. Trong suốt mấy chục bản lời khai thì họ đều nhất quán chỉ có một câu thôi, đó là chỉ làm việc khi có mặt luật sư. Ngoài ra cả hai không thừa nhận bất kỳ điều gì cả”. -Luật sư Đặng Đình Mạnh
Bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư được cho biết trong suốt thời gian gần một năm bị tạm giam, vẫn giữ quyền im lặng đối với công an điều tra. Anh Trịnh Bá Tư có một giai đoạn tuyệt thực 20 ngày. Anh Trịnh Bá Phương đã bị đưa đi bệnh viện tâm thần dù trước kia không có triệu chứng bệnh gì về tâm thần.
Luật sự Mạnh ghi nhận một điều mà ông cho là đáng chú ý. Đó là gia đình bà Cấn Thị Thêu ý thức rõ quyền của mình trong tiến trình tố tụng:
“Theo hồ sơ thể hiện thì cả hai mẹ có quan điểm riêng trong vụ án này, đó là bất hợp tác với cơ quan an ninh điều tra. Trong suốt mấy chục bản lời khai thì họ đều nhất quán chỉ có một câu thôi, đó là chỉ làm việc khi có mặt luật sư. Ngoài ra cả hai không thừa nhận bất kỳ điều gì cả”.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu đấu tranh đòi công lý cho dân oan từ hàng chục năm nay sau khi họ bị cưỡng chế đất tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội.
Bà Thêu, 60 tuổi, đã hai lần bị chính quyền Hà Nội bỏ tù vì những hoạt động đấu tranh của bà. Năm 2014, bà bị giam tù 15 tháng về cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Sau khi được thả, bà trở lại hoạt động và bị bắt lần thứ hai vào năm 2016. Lần đó bà bị giam 20 tháng về tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Ông Trịnh Bá Khiêm cũng bị tuyên án 18 tháng tù trong vụ xử cùng lần với bà Cấn Thị Thêu và một người dân Dương Nội khác vào năm 2014.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào