Trong kỳ Đại Hội 13 đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, Bộ Chính Trị có hai sĩ quan cấp tướng. Số lượng đại diện quân đội trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng tăng lên. Trên tờ South China Morning Post, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, cho rằng ảnh hưởng ngày càng lớn của quân đội Việt Nam trong đời sống chính trị phản ảnh những lo ngại về an ninh Biển Đông.
Ảnh hưởng chính trị của Quân Đội Việt Nam gia tăng do vấn đề an ninh Biển Đông |
Đầu
tiên, tác giả nhắc lại câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông, đưa ra năm
1938 : « Mỗi người cộng sản phải nắm rõ chân lý, "quyền lực chính trị
nảy sinh từ họng súng". Nguyên tắc của chúng ta là Đảng điều khiển nòng
súng và họng súng không bao giờ được chỉ huy Đảng ».
Nguyên tắc này cũng được ĐCSVN áp dụng tương tự và Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) luôn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, ngay cả khi Việt Nam đã thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986, rút quân khỏi Cam Bốt năm 1989 và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991.
Vào thời điểm đó, Việt Nam bước vào giai đoạn hòa bình và phát triển. Kinh tế trở thành mối ưu tiên hàng đầu cho đất nước, do vậy quốc phòng ít được quan tâm hơn. Hệ quả là vai trò của QĐNDVN trong nền chính trị ngày càng suy giảm, được thể hiện rõ qua việc lực lượng này giảm đại diện trong Bộ Chính Trị.
Nhưng trong 10 năm gần đây, tình hình này có xu thế đảo chiều. Quân đội Việt Nam tăng đều số đại diện trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Và trong kỳ đại hội lần thứ 13, quy định chỉ bầu một đại biểu quân đội vào Bộ Chính Trị đã bị phá vỡ, khi thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, bộ trưởng bộ Quốc Phòng và đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN đã trúng cử.
Ông Lê Hồng Hiệp đưa ra hai lý do chính giải thích cho sự hiện diện ngày càng nhiều của quân đội trong lĩnh vực chính trị. Thứ nhất, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có xu hướng nâng cao khả năng đàm phán của quân đội Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia là điều cốt lõi cho tính chính đáng của ĐCSVN. Điều này có nghĩa là tiếng nói của quân đội Việt Nam có nhiều trọng lượng hơn khi an ninh và chủ quyền đất nước bị đe dọa.
Đó là những gì từng xảy ra trong quá khứ, ảnh hưởng của quân đội tăng mạnh trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và chống Khmer Đỏ. Thái độ xác quyết của Bắc Kinh tại Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đã làm cho mối lo ngại về an ninh của ĐCSVN thêm sâu sắc, và điều này đã cho phép QĐNDVN không chỉ có được nhiều đòn bẩy ở những cơ quan ra quyết định của Đảng mà còn có thêm nhiều nguồn ngân sách.
Thứ hai, vị thế chính trị của QĐNDVN ngày càng lớn là còn nhờ vào vai trò kinh tế ngày càng mở rộng của quân đội trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, vận tải cho đến cả xây dựng.
Câu hỏi đặt ra là liệu việc bầu hai đại diện quân đội vào Bộ Chính trị ĐCSVN chỉ là xảy một lần hay đây là một quy định mới, sẽ được lặp lại trong các kỳ Đại Hội Đảng tiếp theo ? Liệu quân đội Việt Nam có sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện đông đảo và liên tục trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tương lai hay không ?
Tuy nhiên, nếu tranh chấp Biển Đông gia tăng và các doanh nghiệp do quân đội điều hành vẫn có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thì trong tổng thể, ảnh hưởng của quân đội đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn sẽ mạnh mẽ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của quân đội có thể cứng rắn hơn, nhưng Việt Nam không nhất thiết phải có cách tiếp cận mạo hiểm. Trải qua bao cuộc chiến tốn kém, xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh xung đột vũ trang vẫn chiếm ưu thế.
Tác giả kết luận, nếu như sự hiện diện của quân đội Việt Nam trong các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của ĐCSVN ngày càng đông và có thể có một số tác động đến triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại, nhưng những tác động đó chỉ ở mức vừa phải và có giới hạn. Khi nào ĐCSVN tiếp tục chỉ huy, ảnh hưởng của QĐNDVN vẫn sẽ nằm trong ranh giới do Đảng vạch ra.
Nguyên tắc này cũng được ĐCSVN áp dụng tương tự và Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) luôn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ, ngay cả khi Việt Nam đã thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986, rút quân khỏi Cam Bốt năm 1989 và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991.
Vào thời điểm đó, Việt Nam bước vào giai đoạn hòa bình và phát triển. Kinh tế trở thành mối ưu tiên hàng đầu cho đất nước, do vậy quốc phòng ít được quan tâm hơn. Hệ quả là vai trò của QĐNDVN trong nền chính trị ngày càng suy giảm, được thể hiện rõ qua việc lực lượng này giảm đại diện trong Bộ Chính Trị.
Nhưng trong 10 năm gần đây, tình hình này có xu thế đảo chiều. Quân đội Việt Nam tăng đều số đại diện trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Và trong kỳ đại hội lần thứ 13, quy định chỉ bầu một đại biểu quân đội vào Bộ Chính Trị đã bị phá vỡ, khi thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, bộ trưởng bộ Quốc Phòng và đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN đã trúng cử.
Ông Lê Hồng Hiệp đưa ra hai lý do chính giải thích cho sự hiện diện ngày càng nhiều của quân đội trong lĩnh vực chính trị. Thứ nhất, căng thẳng gia tăng ở Biển Đông có xu hướng nâng cao khả năng đàm phán của quân đội Việt Nam. Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia là điều cốt lõi cho tính chính đáng của ĐCSVN. Điều này có nghĩa là tiếng nói của quân đội Việt Nam có nhiều trọng lượng hơn khi an ninh và chủ quyền đất nước bị đe dọa.
Đó là những gì từng xảy ra trong quá khứ, ảnh hưởng của quân đội tăng mạnh trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và chống Khmer Đỏ. Thái độ xác quyết của Bắc Kinh tại Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đã làm cho mối lo ngại về an ninh của ĐCSVN thêm sâu sắc, và điều này đã cho phép QĐNDVN không chỉ có được nhiều đòn bẩy ở những cơ quan ra quyết định của Đảng mà còn có thêm nhiều nguồn ngân sách.
Thứ hai, vị thế chính trị của QĐNDVN ngày càng lớn là còn nhờ vào vai trò kinh tế ngày càng mở rộng của quân đội trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, vận tải cho đến cả xây dựng.
Câu hỏi đặt ra là liệu việc bầu hai đại diện quân đội vào Bộ Chính trị ĐCSVN chỉ là xảy một lần hay đây là một quy định mới, sẽ được lặp lại trong các kỳ Đại Hội Đảng tiếp theo ? Liệu quân đội Việt Nam có sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện đông đảo và liên tục trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong tương lai hay không ?
Tuy nhiên, nếu tranh chấp Biển Đông gia tăng và các doanh nghiệp do quân đội điều hành vẫn có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thì trong tổng thể, ảnh hưởng của quân đội đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn sẽ mạnh mẽ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của quân đội có thể cứng rắn hơn, nhưng Việt Nam không nhất thiết phải có cách tiếp cận mạo hiểm. Trải qua bao cuộc chiến tốn kém, xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh xung đột vũ trang vẫn chiếm ưu thế.
Tác giả kết luận, nếu như sự hiện diện của quân đội Việt Nam trong các cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của ĐCSVN ngày càng đông và có thể có một số tác động đến triển vọng chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại, nhưng những tác động đó chỉ ở mức vừa phải và có giới hạn. Khi nào ĐCSVN tiếp tục chỉ huy, ảnh hưởng của QĐNDVN vẫn sẽ nằm trong ranh giới do Đảng vạch ra.
Không có nhận xét nào