Tóm lược nghiên cứu quan điểm từ bảy quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Tonga, Nhật Bản và Trung Quốc
COVID-19 và sự thúc đẩy chiến lược của Trung Quốc
Nghiên cứu thực địa cho bài này đã kết thúc vào đầu tháng 3 năm 2020, ngay khi các tác động nghiêm trọng trên toàn cầu, chính trị, xã hội và kinh tế của COVID-19 đang xảy ra. Mỗi quốc gia trong số sáu quốc gia kể từ đó đã đối phó với đại dịch theo cách riêng của họ (ví dụ Ấn Độ tiến hành phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng). Đồng thời, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình nghị sự chiến lược của mình. Trung Quốc đã thông qua luật an ninh ở Hồng Kông, phát động các cuộc tập trận quân sự lớn được thiết kế công khai để huấn luyện cho một cuộc xâm lược Đài Loan, và tăng cường hoạt động, cả trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (gây tử vong) và ở Biển Đông.
Xem xét lại sự chia rẽ trong mỗi nước, tính bất ổn và phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả tổng hợp của các phản ứng quốc gia đối với COVID-19 là sự thay đổi trong ba chủ đề - đó là chia rẽ trong nước, tính bất ổn và bảo hiểm rủi ro. Về mặt chia rẽ trong nước, các hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng mối quan tâm của cộng đồng công nghệ, quốc phòng, tình báo và an ninh. Những lo ngại đó đã góp phần tạo ra sự chắc chắn hơn về định vị đối với Trung Quốc, điều này đã dẫn đến việc giảm rủi ro bảo hiểm trong dự luận nội địa ở nhiều nước về các chính sách cần mềm dẽo với Trung Quốc. Tất cả các yếu tố đã có trước khi COVID-19 xuất hiện, nhưng vi rút và cách xử lý chống đại dịch đã đẩy nhanh quy mô thời gian và tạo ra môi trường chiến lược hiện đang kiên quyết hơn nhiều để đối phó với Trung Quốc.
Cụ thể, trong trường hợp chia rẽ trong nước, lập luận chính cho một chính sách hợp tác đối với Trung Quốc là kinh tế. Ví dụ, trong trường hợp của Mỹ, Pháp và Nhật Bản, vấn đề kinh tế là sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng. Ở Anh, đây là đầu tư lớn của Trung Quốc vào Thành phố Luân Đôn. Tại các khu vực của Châu Đại Dương, đây là vấn đề kinh tế từ du lịch đến từ Trung Quốc.
Đại dịch đã gây ra một ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng ở cả sáu quốc gia đến mức chi phí của một số chính sách 'tách rời' khỏi Trung Quốc có thể trông tương đối nhỏ so với khi so sánh với thiệt hại kinh tế từ đại dịch. Kết quả là, cách tiếp cận chính sách đối xử thận trọng hơn với Trung Quốc do các cộng đồng quốc phòng và chiến lược dẫn đầu đã đạt được sức thu hút và thuyết phục với công dân các nước. Các chính sách kinh tế khác đã được đưa ra mà không thể tưởng tượng được nếu không có đại dịch. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, tước bỏ địa vị kinh tế đặc biệt của Hồng Kông và hủy bỏ kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la của quỹ hưu trí liên bang Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc.
Về tính bất ổn, sự gia tăng giận dữ của dân chúng đối với Trung Quốc về việc nước này xử lý vụ bùng phát COVID-19 và các hành động tiếp theo của nhà nước Trung Quốc đối ngoại đã khiến nước này trở nên kém khả thi về mặt chính trị ở sáu quốc gia (tất cả đều có các nền dân chủ). Dự luận không muốn 'mềm mỏng' với Trung Quốc. Điều này diễn ra gần đây ở Mỹ, với các đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều cạnh tranh để được coi là đứng lên chống lại Trung Quốc. Vì vậy, yếu tố chi phối hình thành liên minh Ấn Độ - Thái Bình Dương có vẻ chắc chắn hơn.
Kết quả chung là các chính phủ ở sáu nước ít lo về phòng chống rủi ro trong vị trí của các chính phủ nầy về việc cân bằng bang giao của nước họ giữa Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia đang bị buộc phải chọn phe. Ngay cả nước Pháp thường không muốn chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang nói về việc rút lui khỏi Huawei, một vấn đề chung. (Tuy nhiên, Pháp vẫn đang cho phép Huawei xây dựng một nhà máy sản xuất ở miền đông nước Pháp.)
Thời đại của các đồng minh và đối tác
Khi các mối quan tâm về quốc phòng, an ninh và tình báo có được ủng hộ trong công dân các nước, đồng thời ít có tính bất ổn và ít lo nghĩ về bảo hiểm rủi ro về các chính sách không thân Trung Quốc, thế giới có khả năng bước vào một kỷ nguyên mới của các liên minh và quan hệ đối tác. Ví dụ, vào năm 2019, Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng thiết bị Huawei trong hệ thống viễn thông ở Anh bất chấp những lo ngại về an ninh và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với mối quan hệ của họ với Mỹ. Vào năm 2020, London đi ngược lại chính sách trước của chính họ. London đang đề xuất một liên minh D10 gồm các nền dân chủ - bảy thành viên các nước ở G7 cộng với Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc - để tạo ra một đối thủ cạnh tranh về 5G với Huawei.
Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên sau bầu cử với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống đắc cử Joe Biden khi đó đã bày tỏ mong muốn ‘củng cố và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ’ và đặc biệt đề cập đến việc ‘duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng’. Trọng tâm dự kiến nầy sẽ tiếp tục và sâu hơn.
Trên khắp sáu quốc gia, có mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác cùng chí hướng, mặc dù vẫn có mức độ lo ngại khác nhau về việc bị coi là 'chống Trung Quốc', ít nhất là về mặt kinh tế.
Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đòn bẩy kinh tế để thiết lập các mối quan hệ đối tác của riêng mình, chẳng hạn như hiệp định thương mại RCEP bao gồm Úc, New Zealand và Nhật Bản. Ấn Độ rõ ràng đứng ngoài RCEP, với lý do lo ngại về khả năng Trung Quốc bán phá giá vào thị trường Ấn Độ. Ngoài ra còn có những câu hỏi về phạm vi tiếp cận và hiệu quả thực tế của RCEP, đặc biệt là nhiều quốc gia liên quan đã có các hiệp định thương mại tự do song phương và một số điều khoản của RCEP không bao gồm các cơ chế tranh chấp, khiến chúng không thể được thực thi một cách dễ dàng.
Trong khi đó, một loạt các ý tưởng để hợp tác hiệu quả giữa các nền dân chủ đang được đưa ra, chẳng hạn như mở rộng “chia xẻ tin tình báo” (Five Eyes) để bao gồm cả Nhật Bản. Một đề xuất khác đang đang lên bắt nguồn từ các chiến lược gia Ấn Độ. Đề xuất là cho một Hiến chương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, dọc theo các dòng của Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 được ký bởi Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill.
Hiến chương Đại Tây Dương không phải là một hiệp ước chính thức. Nó có tám điểm để "đưa ra một số nguyên tắc chung nhất định trong chính sách quốc gia của các nước để đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn của thế giới". Những điểm đó bao gồm "các quốc gia không tìm kiếm sự tăng cường lãnh thổ hay các lãnh vực ảnh hưởng khác" và "họ tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ sẽ sống"; và "các nước mong muốn được thấy chủ quyền và quyền tự quản được phục hồi ở các nước khi các quyền nầy đã bị tước đoạt bằng vũ lực'. Hiến chương Đại Tây Dương trở thành một trong những văn bản chỉ đạo cho việc thành lập Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đề xuất hiện tại về Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tìm cách giải quyết nhiều lĩnh vực giống nhau, bao gồm việc tôn trọng quyền của tất cả mọi người trong việc lựa chọn hình thức chính phủ của họ (thí dụ như chế độ dân chủ ở Đài Loan). Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng bổ sung các yếu tố cập nhật như kiểm soát chủ quyền đối với dữ liệu (một vấn đề quốc phòng quan trọng khi lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng siêu dữ liệu để cải tiến công nghệ nhân tạo như là một thứ vũ khí để xâm nhập các nước) và thành lập hội đồng an ninh vũ trụ (space security council).
Sự hiểu biết về các nhận thức khác nhau sẽ là điều cần thiết trong các cuộc thảo luận xung quanh các điểm cho một hiến chương mới để đối phó với Trung Quốc. Ví dụ, xuất phát điểm có thể là để Ấn Độ và Nhật Bản đi đầu trong quá trình tham vấn với Nhóm 4-Nước (Quad) và các đối tác khu vực, sau đó mở rộng nó sang các bên ký kết khác. Một nhận thức nhạy cảm khác có thể được giải quyết trong Hiến chương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là các quốc gia ở bất kỳ quy mô nào đều được coi là thành viên đầy đủ. Ví dụ như nước nhỏ Tonga có thể ký kết một cách tự hào như nước lớn Ấn Độ.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm nhiều quốc gia, với mức độ khác biệt về nhận thức rất rộng. Tuy nhiên, đặc biệt là kể từ COVID-19, ngày càng có nhiều lo ngại về các chính sách kinh tế, chủ nghĩa bành trướng quân sự và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Kết quả là trong các cộng đồng chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngày càng có mong muốn tạo ra sự đồng thuận rộng rãi về hành vi, quy tắc và chuẩn mực được chấp nhận, và về cơ bản, đồng thuận về hoạt động gia tăng trong khu vực.
Hiến chương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một cách để giảm chia rẽ dư luận trong từng nước, sự bất ổn và phòng ngừa rủi ro bằng cách làm rõ trong nội bộ và quốc tế những gì các quốc gia ký kết, giống như Hiến chương Đại Tây Dương đã làm vào năm 1941. Hiến chương là một phương tiện để tạo ra các liên minh hiệu quả. Mục tiêu của hiến chương là tạo ra quan hệ đối tác đủ mạnh và có đủ đòn bẩy (bao gồm cả kinh tế), để làm nản lòng các quốc gia muốn đơn phương thống trị - ví dụ như Trung Quốc. Điều đó có thể có nghĩa là tẩy chay kinh tế hoặc chuyển hướng chuỗi cung ứng, thay vì phong tỏa hải quân.
Trọng tâm chiến lược toàn cầu đã chuyển sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cách xử lý của khu vực trong vài năm tới sẽ quyết định xem nó có trở thành cái nôi của các cuộc khủng hoảng hay cung cấp giải pháp để hóa giải xung đột có thể ngấm ngầm diễn ra từ phía Trung Quốc.
Nghiên cứu thực địa cho bài này đã kết thúc vào đầu tháng 3 năm 2020, ngay khi các tác động nghiêm trọng trên toàn cầu, chính trị, xã hội và kinh tế của COVID-19 đang xảy ra. Mỗi quốc gia trong số sáu quốc gia kể từ đó đã đối phó với đại dịch theo cách riêng của họ (ví dụ Ấn Độ tiến hành phong tỏa hoàn toàn trong nhiều tháng). Đồng thời, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình nghị sự chiến lược của mình. Trung Quốc đã thông qua luật an ninh ở Hồng Kông, phát động các cuộc tập trận quân sự lớn được thiết kế công khai để huấn luyện cho một cuộc xâm lược Đài Loan, và tăng cường hoạt động, cả trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (gây tử vong) và ở Biển Đông.
Xem xét lại sự chia rẽ trong mỗi nước, tính bất ổn và phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả tổng hợp của các phản ứng quốc gia đối với COVID-19 là sự thay đổi trong ba chủ đề - đó là chia rẽ trong nước, tính bất ổn và bảo hiểm rủi ro. Về mặt chia rẽ trong nước, các hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng mối quan tâm của cộng đồng công nghệ, quốc phòng, tình báo và an ninh. Những lo ngại đó đã góp phần tạo ra sự chắc chắn hơn về định vị đối với Trung Quốc, điều này đã dẫn đến việc giảm rủi ro bảo hiểm trong dự luận nội địa ở nhiều nước về các chính sách cần mềm dẽo với Trung Quốc. Tất cả các yếu tố đã có trước khi COVID-19 xuất hiện, nhưng vi rút và cách xử lý chống đại dịch đã đẩy nhanh quy mô thời gian và tạo ra môi trường chiến lược hiện đang kiên quyết hơn nhiều để đối phó với Trung Quốc.
Cụ thể, trong trường hợp chia rẽ trong nước, lập luận chính cho một chính sách hợp tác đối với Trung Quốc là kinh tế. Ví dụ, trong trường hợp của Mỹ, Pháp và Nhật Bản, vấn đề kinh tế là sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng. Ở Anh, đây là đầu tư lớn của Trung Quốc vào Thành phố Luân Đôn. Tại các khu vực của Châu Đại Dương, đây là vấn đề kinh tế từ du lịch đến từ Trung Quốc.
Đại dịch đã gây ra một ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng ở cả sáu quốc gia đến mức chi phí của một số chính sách 'tách rời' khỏi Trung Quốc có thể trông tương đối nhỏ so với khi so sánh với thiệt hại kinh tế từ đại dịch. Kết quả là, cách tiếp cận chính sách đối xử thận trọng hơn với Trung Quốc do các cộng đồng quốc phòng và chiến lược dẫn đầu đã đạt được sức thu hút và thuyết phục với công dân các nước. Các chính sách kinh tế khác đã được đưa ra mà không thể tưởng tượng được nếu không có đại dịch. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, tước bỏ địa vị kinh tế đặc biệt của Hồng Kông và hủy bỏ kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la của quỹ hưu trí liên bang Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc.
Về tính bất ổn, sự gia tăng giận dữ của dân chúng đối với Trung Quốc về việc nước này xử lý vụ bùng phát COVID-19 và các hành động tiếp theo của nhà nước Trung Quốc đối ngoại đã khiến nước này trở nên kém khả thi về mặt chính trị ở sáu quốc gia (tất cả đều có các nền dân chủ). Dự luận không muốn 'mềm mỏng' với Trung Quốc. Điều này diễn ra gần đây ở Mỹ, với các đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều cạnh tranh để được coi là đứng lên chống lại Trung Quốc. Vì vậy, yếu tố chi phối hình thành liên minh Ấn Độ - Thái Bình Dương có vẻ chắc chắn hơn.
Kết quả chung là các chính phủ ở sáu nước ít lo về phòng chống rủi ro trong vị trí của các chính phủ nầy về việc cân bằng bang giao của nước họ giữa Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia đang bị buộc phải chọn phe. Ngay cả nước Pháp thường không muốn chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang nói về việc rút lui khỏi Huawei, một vấn đề chung. (Tuy nhiên, Pháp vẫn đang cho phép Huawei xây dựng một nhà máy sản xuất ở miền đông nước Pháp.)
Thời đại của các đồng minh và đối tác
Khi các mối quan tâm về quốc phòng, an ninh và tình báo có được ủng hộ trong công dân các nước, đồng thời ít có tính bất ổn và ít lo nghĩ về bảo hiểm rủi ro về các chính sách không thân Trung Quốc, thế giới có khả năng bước vào một kỷ nguyên mới của các liên minh và quan hệ đối tác. Ví dụ, vào năm 2019, Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng thiết bị Huawei trong hệ thống viễn thông ở Anh bất chấp những lo ngại về an ninh và ảnh hưởng có thể xảy ra đối với mối quan hệ của họ với Mỹ. Vào năm 2020, London đi ngược lại chính sách trước của chính họ. London đang đề xuất một liên minh D10 gồm các nền dân chủ - bảy thành viên các nước ở G7 cộng với Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc - để tạo ra một đối thủ cạnh tranh về 5G với Huawei.
Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên sau bầu cử với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống đắc cử Joe Biden khi đó đã bày tỏ mong muốn ‘củng cố và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ’ và đặc biệt đề cập đến việc ‘duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng’. Trọng tâm dự kiến nầy sẽ tiếp tục và sâu hơn.
Trên khắp sáu quốc gia, có mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác cùng chí hướng, mặc dù vẫn có mức độ lo ngại khác nhau về việc bị coi là 'chống Trung Quốc', ít nhất là về mặt kinh tế.
Trung Quốc đang cố gắng sử dụng đòn bẩy kinh tế để thiết lập các mối quan hệ đối tác của riêng mình, chẳng hạn như hiệp định thương mại RCEP bao gồm Úc, New Zealand và Nhật Bản. Ấn Độ rõ ràng đứng ngoài RCEP, với lý do lo ngại về khả năng Trung Quốc bán phá giá vào thị trường Ấn Độ. Ngoài ra còn có những câu hỏi về phạm vi tiếp cận và hiệu quả thực tế của RCEP, đặc biệt là nhiều quốc gia liên quan đã có các hiệp định thương mại tự do song phương và một số điều khoản của RCEP không bao gồm các cơ chế tranh chấp, khiến chúng không thể được thực thi một cách dễ dàng.
Trong khi đó, một loạt các ý tưởng để hợp tác hiệu quả giữa các nền dân chủ đang được đưa ra, chẳng hạn như mở rộng “chia xẻ tin tình báo” (Five Eyes) để bao gồm cả Nhật Bản. Một đề xuất khác đang đang lên bắt nguồn từ các chiến lược gia Ấn Độ. Đề xuất là cho một Hiến chương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, dọc theo các dòng của Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 được ký bởi Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill.
Hiến chương Đại Tây Dương không phải là một hiệp ước chính thức. Nó có tám điểm để "đưa ra một số nguyên tắc chung nhất định trong chính sách quốc gia của các nước để đặt hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn của thế giới". Những điểm đó bao gồm "các quốc gia không tìm kiếm sự tăng cường lãnh thổ hay các lãnh vực ảnh hưởng khác" và "họ tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ sẽ sống"; và "các nước mong muốn được thấy chủ quyền và quyền tự quản được phục hồi ở các nước khi các quyền nầy đã bị tước đoạt bằng vũ lực'. Hiến chương Đại Tây Dương trở thành một trong những văn bản chỉ đạo cho việc thành lập Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đề xuất hiện tại về Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tìm cách giải quyết nhiều lĩnh vực giống nhau, bao gồm việc tôn trọng quyền của tất cả mọi người trong việc lựa chọn hình thức chính phủ của họ (thí dụ như chế độ dân chủ ở Đài Loan). Hiến chương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng bổ sung các yếu tố cập nhật như kiểm soát chủ quyền đối với dữ liệu (một vấn đề quốc phòng quan trọng khi lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng siêu dữ liệu để cải tiến công nghệ nhân tạo như là một thứ vũ khí để xâm nhập các nước) và thành lập hội đồng an ninh vũ trụ (space security council).
Sự hiểu biết về các nhận thức khác nhau sẽ là điều cần thiết trong các cuộc thảo luận xung quanh các điểm cho một hiến chương mới để đối phó với Trung Quốc. Ví dụ, xuất phát điểm có thể là để Ấn Độ và Nhật Bản đi đầu trong quá trình tham vấn với Nhóm 4-Nước (Quad) và các đối tác khu vực, sau đó mở rộng nó sang các bên ký kết khác. Một nhận thức nhạy cảm khác có thể được giải quyết trong Hiến chương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là các quốc gia ở bất kỳ quy mô nào đều được coi là thành viên đầy đủ. Ví dụ như nước nhỏ Tonga có thể ký kết một cách tự hào như nước lớn Ấn Độ.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm nhiều quốc gia, với mức độ khác biệt về nhận thức rất rộng. Tuy nhiên, đặc biệt là kể từ COVID-19, ngày càng có nhiều lo ngại về các chính sách kinh tế, chủ nghĩa bành trướng quân sự và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Kết quả là trong các cộng đồng chiến lược trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngày càng có mong muốn tạo ra sự đồng thuận rộng rãi về hành vi, quy tắc và chuẩn mực được chấp nhận, và về cơ bản, đồng thuận về hoạt động gia tăng trong khu vực.
Hiến chương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một cách để giảm chia rẽ dư luận trong từng nước, sự bất ổn và phòng ngừa rủi ro bằng cách làm rõ trong nội bộ và quốc tế những gì các quốc gia ký kết, giống như Hiến chương Đại Tây Dương đã làm vào năm 1941. Hiến chương là một phương tiện để tạo ra các liên minh hiệu quả. Mục tiêu của hiến chương là tạo ra quan hệ đối tác đủ mạnh và có đủ đòn bẩy (bao gồm cả kinh tế), để làm nản lòng các quốc gia muốn đơn phương thống trị - ví dụ như Trung Quốc. Điều đó có thể có nghĩa là tẩy chay kinh tế hoặc chuyển hướng chuỗi cung ứng, thay vì phong tỏa hải quân.
Trọng tâm chiến lược toàn cầu đã chuyển sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cách xử lý của khu vực trong vài năm tới sẽ quyết định xem nó có trở thành cái nôi của các cuộc khủng hoảng hay cung cấp giải pháp để hóa giải xung đột có thể ngấm ngầm diễn ra từ phía Trung Quốc.
Không có nhận xét nào