Philippines nói hàng chục tàu
Trung Quốc vẫn ở gần Sinh Tồn Đông. Chnhs Bộ trưởng Quốc phòng
Philippines xác nhận rằng hàng chục tàu Trung Quốc vẫn ở bãi ngầm thuộc
lãnh hải bãi đảo Sinh Tồn Đông, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Tôi
không phải kẻ ngốc. Thời tiết gần đây vẫn tốt nên họ không có lý do nào
để tiếp tục ở đó cả. Họ phải rời đi", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines
Delfin Lorenzana ngày 3/4 tiếp tục yêu cầu nhóm tàu Trung Quốc rời bãi
ngầm nằm trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông và tôn trọng luật pháp quốc
tế.
Kết quả giám sát trên không và trên biển mới nhất của phía Philippines vẫn ghi nhận khoảng 44 tàu Trung Quốc còn hoạt động trong khu vực. Ông Lorenzana cảnh báo đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên "cần giải thích" về tình trạng này.
Trong tháng qua, hàng trăm tàu cá Trung Quốc đã tăng cường hoạt động ở đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có thời điểm số tàu lên tới 220. Sau đó hôm 31/3 Philippines cho biết khoảng 210 tàu đã tủa đi các bãi đá ngầm và đảo khác trong khu vực.
Giới chức Philippines cáo buộc nhóm tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc, trong khi phía Bắc Kinh cho rằng đây là các tàu cá lánh nạn vì thời tiết xấu.
Ông Lorezana cảnh báo về nhóm tàu Trung Quốc trên Biển Đông một ngày sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại tỉnh Phúc Kiến. Bộ Ngoại giao Philippines vẫn chưa tiết lộ nội dung cuộc gặp ngày 2/4.
Cộng đồng quốc tế đang gia tăng quan ngại trước trước sự hiện diện mà Philippines mô tả là "mang tính đe dọa" của đội tàu Trung Quốc. Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Australia, đã bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Kết quả giám sát trên không và trên biển mới nhất của phía Philippines vẫn ghi nhận khoảng 44 tàu Trung Quốc còn hoạt động trong khu vực. Ông Lorenzana cảnh báo đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên "cần giải thích" về tình trạng này.
Trong tháng qua, hàng trăm tàu cá Trung Quốc đã tăng cường hoạt động ở đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có thời điểm số tàu lên tới 220. Sau đó hôm 31/3 Philippines cho biết khoảng 210 tàu đã tủa đi các bãi đá ngầm và đảo khác trong khu vực.
Giới chức Philippines cáo buộc nhóm tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc, trong khi phía Bắc Kinh cho rằng đây là các tàu cá lánh nạn vì thời tiết xấu.
Ông Lorezana cảnh báo về nhóm tàu Trung Quốc trên Biển Đông một ngày sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại tỉnh Phúc Kiến. Bộ Ngoại giao Philippines vẫn chưa tiết lộ nội dung cuộc gặp ngày 2/4.
Cộng đồng quốc tế đang gia tăng quan ngại trước trước sự hiện diện mà Philippines mô tả là "mang tính đe dọa" của đội tàu Trung Quốc. Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Australia, đã bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Không có nhận xét nào