Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Ảnh: Phạm Hải
Ở trong ĐCS luôn có những cuộc đấu đá không liệt giữa các phe nhóm. Nếu mâu thuẫn mà đến hồi không hòa giải được thì có thể họ ra tay triệt hạ cả sinh mạng của nhau chứ không phải là vừa. Tuy nhiên những cú triệt hạ như thế chỉ dành cho những thế lực hàng đầu, bởi đơn giản khi ở quyền lực cao thì ngành tư pháp, hay chí ít những thế lực khác trong đảng không thể sờ gáy họ được họ.
Thực tế để đánh nhau thì người ta hay dùng truyền thông đánh là chính. Có khi người ta dùng truyền thông chính thức và có khi dùng truyền thông mạng xã hội.
Được biết, trước khi muốn triệt hạ Trịnh Xuân Thanh thì tháng 9/2016 ông Trọng đã cho báo chí đồng loạt đăng về sai phạm xe Lexus LX 570 mang biển số xanh mà ông Thanh đang sử dụng khi ông Thanh còn đang là phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Trịnh Xuân Thanh đã ngửi thấy bài đánh truyền thông nhắm vào ông nên ông đã “xin nghỉ phép chữa bệnh” và với chiêu bài đó ông chuồng luôn mà vụ án cho đến hôm nay đã gây rắc rối ngoại giao cho Việt Nam.
Hay việc đánh Nguyễn Xuân Anh bí thư Đà Nẵng cũng vậy. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho truyền thông khui nguồn gốc chiếc xe Toyota Avalon mang biển số xanh 43A-299 mà Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh đang dùng. Không biết gì báo chí có dữ liệu của chiếc xe Land Rover của doanh nhân mà đã tặng cho Đà Nẵng trùng khớp biển số này. Thành ủy Đà Nẵng cho đó là chuyện bình thường vì xe sau mang bảng số trắng khác với chiếc Avalon mà ông Nguyễn Xuân Anh đang dùng, vì xe ông Nguyễn Xuân Anh mang biển số xanh.
Tuy nhiên dù có thanh minh thế nào thì ông Nguyễn Xuân Anh cuối cùng cũng bị kỷ luật bãi chức. Điều đáng nói là ông Trọng muốn nhắm vào con trai cựu ủy viên Bộ Chính Trị Nguyễn Văn Chi để hạ bệ ông thái tử đảng này lấy ghế giao người khác chứ còn chuyện bản số xanh của chiếc xe chỉ là cái cớ.
Từ tháng 8/2016 ông Nguyễn Phú Trọng cũng khai mào chuyện Nguyễn Thanh Nghị dùng chiếc xe sang Range Rover Evoque mang biển xanh sai quy định. Tuy nhiên việc dùng cách này không hạ được Nguyễn Thanh Nghị vì vấp phải thế lực Nguyễn Tấn Dũng nên ý đồ ông Trọng đã thất bại.
Tung tin tức mang tính quyết định lên truyền thông để đạt mục đích là cách làm được ưa chuộng trong ĐCS.
Có thể nói hầu như quan chức nào của ĐCS cũng có ít nhiều dính đến sai phạm. Vấn đề là có khui ra hay không mà thôi. Được biết, lương quan chức hầu hết là không quá 800 USD nếu quy đổi nhưng quan chức nào cũng có nhà cao cửa rộng, có xe ô tô bạc tỷ, cho con đi du học tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc với chi phí rất đắt đỏ. Chính điều đó, chỉ cần khui lại những việc làm của bâtts kỳ quan chức nào thì quan chức đó sẽ khó thoát tội tham ô. Tuy nhiên, khui hay không mới là vấn đề.
Tham ô là công việc làm giàu cho quan chức, tuy nhiên nó cũng là nguồn tài liệu dự trữ để các phe cánh đấu đá lẫn nhau nếu cần. Việc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng được cho rằng, đó chỉ là chiêu bài để ông loại bỏ những người mà ông không vừa mắt, hoặc ông ghét. Chính vì vậy ông mới dựng lên cái lò để chụm những kẻ tham nhũng mà ông Trọng ví von là “củi khô”. Và cho đến hôm nay ông đã đốt được khá nhiều. Thông thường, ông Trọng chọn truyền thông chính thổng của đảng đánh mở màn.
Ông Trọng chọn truyền thông nhà nước nhưng ông Dũng lại khác. Người ta cho rằng trang Chân Dung Quyền Lực trước đây được lập lên để phanh phui chuyện thâm cung bí sử của đối thủ ông Nguyễn Tấn Dũng. Chính trang này thông tin chi tiết về tình hình sức khỏe Nguyễn Bá Thanh tại Mỹ trong khi đó các trang báo chính thống không có chút thông tin gì cả.
Ông Nguyễn Phú Trọng có danh “trong sạch” nên dùng truyền thông chính thống, còn ông Nguyễn Tấn Dũng không có danh đó nên dùng truyền thông phi chính thống để khui ra chuyện thâm cung bí sử. Nói tóm lại, chuyện đấu đá cung đình nó dính đến truyền thông rất nhiều, dù cho đó là truyền thông chính thống hay truyền thông mạng xã hội.
Tin về khen thưởng 12 anh ninh trong chuyên án VT17 được đưa lên một cách bất thường.
Vào ngày 08/07/ 2020 ông Lê Thanh Hải, một thượng tá sĩ quan tùy viên của Bộ Công An công tác tại đại sứ quán Việt Nam tại Đức, người có tham gia vào chuyên án VT17 bắt có Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ “khoe thành tích lên facebook”. Tuy nhiên đây là sự chia sẽ trong giới hạn bạn bè, ông không hề để chế độ public. Nghĩa là mục đích của ông không muốn tung thông tin này lên mạng. Một thượng tá an ninh, ắt ông Hải biết thông tin này là nhạy cảm. Ngay cả một người bình thường cũng biết nó là nhạy cảm khi mà giữa Việt Nam và Đức cũng đã xảy ra khủng hoảng ngoại giao trong nhiều năm liền.
Ắt hẳn với con người như ông thượng tá Lê Thanh Hải, ông phải có những bạn bè làm trong cơ quan nhà nước và thậm chí làm rất cao, và cũng không thiếu người làm trong công tác tình báo chuyên phục vụ nhóm lợi ích chính trị. Không biết đây là sơ hở hay cố tình mà ông Hải lại đăng tin này lên?! Đó là câu hỏi mà cần phải phân tích.
Người tiết lộ chi tiết này là ông Lê Thanh Hải, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin đã khoe hình chụp chi tiết văn bằng Huân chương Chiến công hạng Ba của mình.
Trên trang nhà của nick Hai Le đã viết hôm 08/07/2020 nội dung: “Mặc dù đã về hưu nhưng vẫn được Bộ quan tâm trao tặng Huân chương chiến công hạng ba do Chủ tịch nước ký.“
Tuy các bức ảnh đã bị nhanh chóng xóa đi nhưng không kịp, có kẻ đã chụp màn hình và lưu nó lại đợi đến khi cần thiết rồi tung ra. Được biết thời điểm mà ông thượng tướng Lê Thanh Hải “khoe thành tích” ấy là lúc ông đã về hưu, tức ông không còn gì để mất nên không sợ bị đì nữa. Với hoàn cảnh của ông hải như vậy không loại trừ khả năng ông Hải như là một dạng chim mồi, giả vờ đăng lên rồi rút xuống để có người chụp màn hình lưu lại làm tài liệu sử dụng khi cần thiết.
Thông tin được lọt vào tay đài truyền hình Nhà nước RTV của Slovakia bằng cách nào?
Việc ông Tô Lâm đã lợi dụng mối quan hệ ngoại giao tốt giữa Việt Nam và Slovakia để hỗ trợ công tác bắt cóc đã làm cho sự nghiệp chính trị của ông Bộ trưởng nội vụ Slovakia, Robert Kalinak, người mà hỗ trợ To Lâm thuê máy bay đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bị vết nhơ khó rửa. Và năm 2018, cộng thêm vụ bê bối để cho một nhà báo 27 tuổi chết ông đã phải từ chức.
Hiện nay, thông tin về việc Bộ công An CS Việt Nam khen thưởng 12 cán bộ công an tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh chỉ cần giao cho Slovakia hoặc giao cho Đức thì lập tức khủng khoảng ngoại giao sẽ bùng phát. Và khi chuyện này thổi bùng lên thì dư luận chắc chắn sẽ nhắm vào Tô Lâm chứ không ai khác. Vì vậy việc giao mẫu tin trên status Hai Le cho đài truyền hình đài Truyền hình Nhà nước RTV của Slovakia đăng tin là một bài đánh truyền thông quen thuộc củ CS. Lần này nhắm vào Tô Lâm chứ không ai khác.
Được biết thông tin quan trọng này được đài truyền hình nhà nước Slovakia tung lên ngày 23/02, vậy thì đài này nhận tin này chắc là trước đó không lâu. Rất có thể là sau ngày 20/2.
Đièu đáng nói là thông tin này đưa ra khi mà có tin Tô Lâm trúng cử vào ủy viên Bộ Chính Trị một nhiệm kỳ nữa, tức là khả năng 99% là Tô Lâm sẽ giữ được chiếc ghế bộ trưởng bộ công an. Mà chiếc ghế này thì quá ngon bị nhiều người nhòm ngó. Không thể đánh bật Tô Lâm ra khỏi Bộ Chính trị được thì bây giờ có thể đánh bật Tô Lâm ra khỏi vị trí bộ trưởng vì đến tháng 6, Phạm Minh Chính mới trình danh sách nội các cho Quốc hội khóa mới phê chuẩn. Nhưng quan trọng hơn là trong khoảng tháng tư hoặc tháng năm, Bộ Chính Trị họp hội nghị trung ương 2 để lên danh sách các Bộ trưởng. Kỳ họp sắp tới của Bộ Chính trị là mục đích mà kẻ tung tin muốn nhắm đến.
Được biết, nhờ công lao bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà ông Trọng cần ông Tô Lâm cho những vụ đánh khác. Và phần thưởng là ông Tô Lâm được ngồi lại Bộ Chính Trị. Ông Tô Lâm thì chắc chắn không có tên trong tứ trụ, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục Bộ Trưởng Bộ Công An là trong tầm tay. Một bộ được cho là lá chắn của đảng và là bộ nhận ngân sách từ trung ương lớn thứ nhì chỉ sau bộ Quốc Phòng. Nên ngồi vào ghế này là một đặc ân lớn.
Định Hình thế lực “đâm sau lưng” Tô Lâm
Có nguồn tin cho rằng, Phan Đình Trạc đang nhắm tới chức Bộ Trưởng Bộ Công An. Ông Trạc đang là trưởng ban nội chính Trung ương, và theo tin rò rỉ thì sắp tới Nguyễn Hòa Bình sẽ được bổ vào chức trưởng ban nội chính, vậy Phan Đình Trạc phải chuyển đi nơi khác là điều khó tránh khỏi. Vậy ông Trạc sẽ được chuyển đi đâu? Có 2 vị trí mà ông Trạc có khả năng vào, đó chính là Bộ Công An cuả Tô Lâm và chức trưởng ban tổ chức trung ương.
Nếu là chức bộ trưởng Bộ Công An thì ông Phan Đình Trạc yếu thế hơn, tuy nhiên ghế này có quyền lực hơn và được ngân sách rót nhiều hơn. Tuy nhiên ông Tô Lâm hiện nắm 2 thế mạnh, thứ nhất ông là đương kim bộ trưởng khả năng được ưu tiên giữ chức cũ cao hơn, và tiếp theo là ông đang là cánh tay đắc lực của Nguyễn Phú Trọng. Rất khó bứng ông Tô Lâm đi. Như vậy cú ra đòn “đâm sau lưng này” là do Phan Đình Trạc là không cao. Vậy khả năng cao là ai?
Thu thập thông tin trên truyền thông để cho vào kho dữ liệu phòng khi cần là tung, đấy chính là trò ném đá giấu tay quen thuộc của của ban tuyên giáo. Nhiều năm trước đây quân đội ít có người leo vào tứ trụ như công an, nay ông thượng tướng quân đội Nguyễn Trọng Nghĩa nắm chức trưởng ban tuyên giáo thì có khả năng quân đội sẽ có 3 ủy viên Bộ Chính Trị. Rất có thể đây là cái nắn gân của phía quân đội nhằm gởi thông điệp đến với nhánh công an là, phía quân đội đã có đủ đò chơi, bên công an muốn vuốt mặt cũng nên nể mũi. Đây là khả năng cao nhất, vì để đánh bật Tô Lâm ra khỏi ghế bộ trưởng lúc này là không dễ.
Nguyễn Phúc – Thoibao.de (Tổng hợp)
https://thoibao.de/blog/2021/04/12/luc-nao-dang-dam-sau-lung-lam-2/
Không có nhận xét nào