Header Ads

  • Breaking News

    Steven Lee Myers và Jason Gutierrez - Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát Biển Đông


    With Swarms of Ships, Beijing Tightens Its Grip on South China Sea. New York Times

    After building artificial islands, China is using large fleets of ostensibly civilian boats to press other countries’ vessels out of disputed waters.

    Sau khi xây dựng các đảo nhân tạo, Trung Quốc đang sử dụng các đội tàu dân sự lớn để ép tàu của các nước khác ra khỏi vùng biển tranh chấp.

    Ngày 3 tháng 4 năm 2021

    Các tàu Trung Quốc đến như những vị khách không mong muốn và không chịu rời đi.

    Ngày qua ngày càng có nhiều tàu thuyền xuất hiện hơn. Trung Quốc cho biết đây chỉ là những chiếc thuyền đánh cá, mặc dù chúng không có vẻ như đang đánh cá. Người ta khẳng định rằng hàng chục tàu đã nằm sát nhau thành từng hàng ngay ngắn để tự bảo vệ trước những cơn bão không bao giờ đến.

    Cách đây không lâu, Trung Quốc đã khẳng định yêu sách trên Biển Đông bằng cách xây dựng và bồi đắp các đảo nhân tạo trong vùng biển mà Việt Nam, Philippines và Malaysia tuyên bố chủ quyền. Chiến lược của họ bây giờ là củng cố các tiền đồn đó bằng cách cho thuyền đi lại tràn ngập các vùng biển tranh chấp nhằm thách thức các nước khác trục xuất chúng.

    Mục tiêu là đạt được những gì mà Trung Quốc không thể làm được thông qua ngoại giao hoặc luật pháp quốc tế bằng sự hiện diện áp đảo. Và ở một mức độ nào đó việc làm này dường như đang có hiệu quả.

    Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến ​​Minh bch Hàng hi Châu Á ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế, mt t chc Washington, chuyên theo dõi các din biến trên Bin Đông, cho biết: rõ ràng Bc Kinh nghĩ rng nếu h gây sc ép đủ lâu, h s đẩy được các quốc gia Đông Nam Á ra. Thật là quỷ quyệt.”

    Các hành động trên phản ánh sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Họ có thể thử chính quyền Biden, cũng như các nước láng giềng của Bắc Kinh ở Biển Đông đang ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và nguồn cung cấp vắc xin Covid-19.

    Vụ việc mới nhất đã xảy ra trong những tuần gần đây xung quanh Rạn san hô Whitsun/Bãi Ba Đầu, một thực thể hình boomerang chỉ nổi lên trên mặt nước khi thủy triều xuống. Trong tháng 3, có lúc có 220 tàu Trung Quốc được cho là đang neo đậu xung quanh rạn san hô này, khiến Việt Nam và Philippines – đều có tuyên bố chủ quyền ở đó và Hoa Kỳ cùng phản đối.

    Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, gọi sự hiện diện của tàu Trung Quốc là “một sự khiêu khích rõ ràng”. Bộ ngoại giao Việt Nam cáo buộc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của nước này và yêu cầu các tàu này rời đi.

    Theo các bức ảnh vệ tinh được Maxar Technologies, một công ty có trụ sở tại Colorado, chụp. Những tàu khác chuyển đến rạng san hô khác chỉ cách đó vài dặm, trong khi một nhóm 45 tàu Trung Quốc khác neo đậu cách đó 100 dặm về phía đông bắc tại đảo Thị Tứ  thuộc Philippines.

    “Đại sứ Trung Quốc có rất nhiều việc phải giải thích,” ông Lorenzana nói trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.

    Tàu tập trung ở đây đã tạo thêm căng thẳng trong khu vực, cùng với Đài Loan, có nguy cơ trở thành một điểm bùng phát khác trong cuộc đối đầu ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

    Mặc dù Hoa Kỳ có lập trường trung lập về các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng họ đã chỉ trích các chiến thuật gây hấn của Trung Quốc ở đó, bao gồm cả việc quân sự hóa các căn cứ. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã cử các tàu chiến Hải quân đi tuần tra định kỳ ba lần chỉ kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng Giêng để thách thức quyền khẳng định hạn chế bất kỳ hoạt động quân sự nào của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Ngoại trưởng Antony J. Blinken bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc. “Chúng tôi sẽ luôn đứng về phía các đồng minh của mình và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ,” ngoại trưởng Blinken viết trên Twitter.

    Việc tập trung tàu ở đây cho thấy Philippines đã dần mất quyền kiểm soát đối với các vùng biển tranh chấp, điều này có thể trở thành một vấn đề khó khăn đối với tổng thống Rodrigo Duterte.

    Bộ quốc phòng của Philippines đã điều động hai máy bay và một tàu đến rặng san hô Whitsun để ghi lại tình trạng tập trung tàu thuyền nhưng không can thiệp gì. Không biết liệu các lực lượng Việt Nam có đáp trả hay không.

    Những người chỉ trích cho rằng việc Trung Quốc coi thường các tuyên bố của Philippines phản ánh sự thất bại của ông Duterte trong việc cố duy trì quan hệ thân thiện với lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh.

    Thượng nghị sĩ Leila de Lima nói: “Mọi người cần phải nghe tổng tư lệnh lên tiếng, một tên hèn với giặc, ác với dân”. Ông Duterte đã không công khai đề cập đến vấn đề này, mặc dù phát ngôn viên của ông cho rằng họ đang tiến hành những nỗ lực âm thầm nhằm xoa dịu tình hình.

    Trung Quốc đã bác bỏ mọi phản đối của các nước liên quan. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, Hoa Xuân Oánh, nói rằng ngư dân Trung Quốc “ đánh bắt cá ở vùng biển gần rạn san hô đó từ lâu nay.” Các quan chức Philippines và các chuyên gia cho biết không có bằng chứng nào về điều đó.

    Rạn san hô Whitsun/Bãi Ba Đầu là một phần của nhóm đảo san hô Union Banks/ Cụm Sinh Tồn, cách Palawan, một hòn đảo của Philippines, khoảng 175 hải lý. Philippines, Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố rằng đảo san hô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, nhưng chỉ có Trung Quốc và Việt Nam hiện diện thực tế thường xuyên ở đó, mang lại cho mỗi bên một lợi thế an toàn, nếu không phải là hợp pháp, trong việc khẳng định quyền kiểm soát.

    Việt Nam đã chiếm bốn đảo nhỏ trong quần đảo san hô này từ những năm 1970, trong khi Trung Quốc đã xây dựng hai tiền đồn trên các rạn san hô chìm trước đây từ năm 2014, nạo vét bảy đảo nhân tạo. Hai trong số các tiền đồn – rạn san hô Sinh Tồn Đông do Việt Nam chiếm đóng và rạn san hô Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc chiếm đóng – cách nhau chưa đầy ba hải lý.

    Một tòa án quốc tế được triệu tập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển vào năm 2016 đã phán quyết rằng yêu sách rộng lớn của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, mặc dù họ đã không phân chia lãnh thổ giữa các bên tranh chấp. Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa trên “đường chín đoạn” được vẽ trên bản đồ trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

    Một đội tuần tra của Philippines lần đầu tiên báo cáo về số lượng lớn tàu tại Bãi Ba Đầu vào ngày 7 tháng 3. Theo ông Poling, các bức ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện thường xuyên, mặc dù nhỏ hơn, của Trung Quốc trong năm qua tại rạn san hô này.

    Đến ngày 29 tháng 3, 45 tàu vẫn ở Bãi Ba Đầu, theo một tuyên bố hôm thứ Tư của Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia-Biển Tây Philippines, một cơ quan báo cáo cho văn phòng tổng thống Philippines. Lực lượng đặc nhiệm này đã đếm được 254 tàu thường cũng như 4 tàu chiến của Trung Quốc ngày hôm đó ở Trường Sa, một quần đảo gồm hơn 100 đảo, vịnh và các mỏm khác nằm giữa Philippines và Việt Nam.

    Lực lượng đặc nhiệm này cho biết 254 tàu không phải là tàu cá như Bắc Kinh tuyên bố, mà là một phần của lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, một lực lượng dân sự bề ngoài đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong chiến lược hàng hải mới của Trung Quốc. Nhiều chiếc thuyền trong số này, dù không có vũ khí, do những lực lượng dự bị hoặc những người khác thực hiện mệnh lệnh của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Quân đội Giải phóng Nhân dân điều hành.

    “Họ có thể đang thực hiện các hoạt động bất hợp pháp vào ban đêm và sự hiện diện kéo dài với số lượng tàu lớn có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển,” tuyên bố của lực lượng đặc nhiệm này cho biết.

    Sự hiện diện của rất nhiều tàu Trung Quốc nhằm mục đích đe dọa. Ông Poling nói: “Bằng cách cho tàu ở đó và trải dài ra khắp xung quanh các rạn san hô mà những nước khác chiếm giữ, hoặc xung quanh các mỏ dầu và khí đốt hoặc ngư trường, họ đang dần đẩy Philippines và Việt Nam ra ngoài”.

    “Nếu bạn là một ngư dân Philippines, bạn sẽ luôn bị những kẻ này quấy rối,” ông nói. “Họ luôn áp sát và hụ còi. Đến một lúc nào đó bạn phải bỏ cuộc và không đánh cá ở đó nữa.”

    Ngoài các cuộc tuần tra và tuyên bố, chính phủ Duterte dường như không muốn đối đầu với Trung Quốc. Phát ngôn viên tổng thống, ông Harry Roque, lặp lại tuyên bố của Trung Quốc rằng các tàu này chỉ tìm nơi trú ẩn tạm thời.

    “Chúng tôi hy vọng thời tiết tốt hơn,” ông nói, “và trên tinh thần hữu nghị, chúng tôi hy vọng rằng các tàu của họ sẽ rời khỏi khu vực này.”

    Philippines ngày càng trở nên phụ thuộc vào thương mại và và viện trợ Trung Quốc vì đang chống chọi với đại dịch.

    Hôm thứ Hai, lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc đã đến Manila đầy phô trương. Có tới bốn triệu liều thuốc dự kiến ​​s đến tay dân chúng vào tháng Năm, mt s phn trong đó là hàng vin tr không hoàn li. Đại s ca Trung Quc, Huang Xilian, đã chng kiến lô vc xin cp cng và sau đó đã gặp ông Duterte.

    “Trung Quốc đang xâm phạm vùng biển của chúng tôi, nhưng làm dịu tình hình bằng cách gửi vắc-xin,” Antonio Carpio, một thẩm phán Tòa án tối cao thẳng thắn đã nghỉ hưu, chuyên gia về tranh chấp hàng hải, nói. “Đó là vừa đấm vừa xoa, nhưng chúng ta không nên mắc bẫy”.

    Nguồn: New York Times

    https://vietnamthoibao.org/vntb-bac-kinh-that-chat-kiem-soat-bien-dong/

    Không có nhận xét nào