Luật Hải cảnh của Trung Quốc làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực Biển Đông thế nào? |
Giang
Nguyễn: Thưa ông Trung, trong bài có nhan đề là “Luật Hải cảnh đã thay
đổi cơ cấu an ninh khu vực như thế nào” ông cho rằng mặc dù Trung Quốc
vẫn còn đang dùng chiến thuật vùng xám nhưng thực trạng đen tối hơn thế.
Xin ông giải thích về chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc đang thực hiện
trên Biển Đông và vì sao ông có nhận định này?
Nguyễn Thành
Trung: Theo tôi thì hiện nay Trung Quốc đang muốn giảm nhẹ những căng
thẳng ở khu vực Biển Đông để họ chống sự thu hút của cộng đồng quốc tế
đối với các hành động được coi là xâm phạm của họ ở khu vực Biển Đông.
Thay vì dùng lực lượng Hải quân thì họ sẽ sử dụng một lực lượng khác mà
vẫn mang được vũ trang, nhưng ở mức thấp hơn. Các nhà khoa học thì họ
gọi đó là lực lượng bán quân sự và có thể được thể hiện dưới một số hình
thức khác nhau. Nó có thể là tàu cá nhưng được trang bị một số thiết bị
về la bàn, về vũ khí hạng nhẹ. Các nhà khoa học gọi đó là các tàu cá
dân quân. Ngoài ra họ dùng từ gọi là tàu ngư chính, có nghĩa là tàu tuần
tra ngư nghiệp của Trung Quốc. Nhưng thực sự các tàu này có tầm cỡ lớn
và nó dùng để tuần tra và để bảo vệ ngư trường của Trung Quốc ở khu vực
mà chúng ta hay gọi là Đường lưỡi bò.
Ngoài
ra họ có dùng thêm các tàu gọi là tàu cảnh sát biển hay gọi là tàu hải
cảnh. Những tàu này thậm chí có trọng độ giãn nước lớn hơn các tàu hậu
vệ hoặc tàu khu trục của hải quân. Một số tàu có độ giãn nước tới 10.000
tấn. Có nghĩa là trung bình các tàu khu trục hoặc các tàu hộ vệ tên lửa
của Hải quân Việt Nam thì chỉ khoảng 3.000 tấn mà thôi, mà cái này
chúng ta có thể thấy nó gấp hơn 3 lần tàu hậu vệ tên lửa của Việt Nam.
Thậm chí nó tương đương với một tàu tuần duyên hạm của Mỹ với độ giãn
nước khoảng 10.000 tấn của Hải quân Mỹ. Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã
dùng những vỏ bọc mang màu sắc bán vũ trang để thực thi hành vi quấy
rầy các hoạt động đánh, bắt cá hay là các hoạt động khai thác tài nguyên
ở khu vực Biển Đông. Đây là chiến thuật vùng xám và chính vì vậy sẽ làm
cho các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia ở Châu Âu hay là các
quốc gia khác không quan tâm tới những vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông.
Giang Nguyễn: Tuy nhiên ông cũng nói là thực trạng thì có lẽ đen tối hơn thế. Yếu tố nào khiến ông nhận định như thế?
TS
Nguyễn Thành Trung: Từ những vấn đề đang xảy ra hiện nay, chúng ta thấy
rằng Trung Quốc đã thông qua Luật Hải cảnh. Luật này tạo ra một cơ chế
pháp lý cho Trung Quốc để họ có thể sử dụng thêm vũ lực trong tương lai.
Tôi dựa điều này trên những điều đang xảy ra mà Trung Quốc đã áp dụng
đối với Hồng Kông. Họ thông qua dự luật an ninh quốc gia đối với Hồng
Kông và sau đó họ áp dụng những biện pháp nặng tay hơn đối những người
biểu tình ở Hồng Kông. Chúng ta thấy rằng trong thời qua họ bắt rất
nhiều nhà dân chủ hoặc bất đồng chính kiến ở Hồng Kông. Một số các nhà
phân tích hoặc các nhà khoa học cho rằng không có sự khác nhau nhiều
trước vào sau khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh, bởi vì họ cho rằng
Trung Quốc vẫn áp dụng những chính sách quấy rầy ngư dân hay những hành
động khai thác tài nguyên ở khu vực này.
Nhưng tôi cho rằng nó
không phải như vậy và tôi cho rằng mọi thứ nghiêm trọng hơn nhiều. Và
đúng như tôi dự đoán là các nhà báo của Philippines thấy rằng Trung Quốc
đã sử dụng các tàu hải quân để xua đuổi họ. Khi mà các nhà báo của
Philippines dùng thuyền để đi tới khu vực đảo Đá Ba Đầu để quan sát thì
họ cho rằng đây là lần đầu tiên họ thấy Trung Quốc đã sử dụng các tàu
hải quân để xua đuổi các tàu của nhà báo trong thời gian gần đây.
Nên
tôi cũng nghĩ rằng trong thời gian sắp tới họ có thể từ bỏ một phần
chính sách, chiến thuật vùng xám của họ và có thể nặng tay hơn sử dụng
các lực lượng hải quân của họ.
Giang Nguyễn: Xin hỏi thêm về nhận
định đó. Ông có nói về chiến thuật của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và
những gì chúng ta đang thấy ở Biển Đông với Philippines… Luật Hải cảnh
của Trung Quốc đã có hiệu lực từ đầu tháng 2, cho đến nay là gần tròn 3
tháng thì theo ông, quá trình Trung Quốc thực thi Luật Hải cảnh này ngày
càng chặt thêm đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến xung đột quân sự ở Biển
Đông?
TS Nguyễn Thành Trung: Hiện nay Trung Quốc vẫn sử dụng một
biện pháp gọi là tằm ăn dâu, có nghĩa là họ sẽ sử dụng chiến thuật chiếm
từng đảo một hay là những biện pháp cố gắng tránh sự thu hút của các
quốc gia khác nhưng mà vẫn đạt mục đích của họ. Chúng ta cũng biết rằng
năm 2012 họ đã làm điều đó với Scarborough Shoal của Philippines và vụ
vừa rồi gần đây thì chúng ta cũng thấy rằng họ dùng các cái tàu cá dân
quân họ neo lại ở khu vực.
Theo tôi hiện nay Trung Quốc vẫn thành
công với chiến thuật vùng xám của họ và chiến thuật giữ xung đột căng
thẳng ở mức thấp. Do đó tôi nghĩ rằng họ vẫn chưa nhanh chóng áp dụng sử
dụng nhiều vũ lực hơn trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên họ sẽ thêm vũ
lực nếu cần thiết. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng trong tương lai sắp
tới nếu không có những biện pháp thay đổi thì có thể có một xung đột nào
đó đối với khu vực Biển Đông.
Trong bài viết của chúng tôi trên
AMTI tôi cũng cho rằng chính vì vậy đã tạo ra một cấu trúc an ninh mới
trong khu vực khi Mỹ đã lên tiếng rằng họ sẽ sát cánh cùng với
Philippines và các đồng minh để bảo vệ trật tự quốc tế ở trong khu vực.
Mỹ
và các nước đã nhận thức được về biến chuyển quan trọng này và họ đã
nhanh chóng có tuyên bố. Tuy nhiên từ lời tuyên bố cho đến hành động thì
chúng ta còn phải đợi coi nó có thể biến thành hiện thực hay không?
Giang Nguyễn: Ông nhận định rằng các quốc gia có tranh chấp trong khu
vực hoặc có yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển, cần phải hành động hơn nữa và ông đã đưa những ví dụ của các quốc
gia lân cận như là Nhật Bản v.v…. Riêng đối với Việt Nam, theo ông Việt
Nam cần phải làm gì hơn nữa trước nguy cơ căng thẳng gia tăng?
TS
Nguyễn Thành Trung: Theo tôi thì Việt Nam nên chủ động hơn trước những
diễn biến ở khu vực. Việt Nam nên tích cực tham gia nhiều hơn các diễn
đàn hay các tổ chức đa phương của khu vực để đảm bảo rằng hòa bình ở khu
vực cần được duy trì và cần được tôn trọng. Hiện nay tôi nghĩ rằng việc
Việt Nam xích gần lại quá với Mỹ theo một cách song phương thì có thể
gây ra một số phiền lòng từ Trung Quốc. Tuy nhiên nếu Việt Nam có thể
gia nhập sâu hơn vào các tổ chức đa phương trong khu vực thì tôi nghĩ
rằng nó sẽ trở nên an toàn hơn và sẽ tạo cho Việt Nam một chính danh
trong việc thúc đẩy trật tự ở trong khu vực.
Giang Nguyễn: Tuy
nhiên ông cũng nhấn mạnh là có hai lãnh vực Việt Nam phải tiến hành cùng
một lúc. Ngoài việc hợp tác trong khu vực Việt Nam cũng phải có một
chiến lược riêng trong quan hệ đối với Trung Quốc. Ông có thể giải thích
thêm về nhận định này?
TS Nguyễn Thành Trung: Việc Việt Nam cân
bằng với Trung Quốc thông qua việc tham gia các tổ chức đa phương ở
trong khu vực. Việt Nam cũng nên có một cách cân bằng ở bên trong. Nghĩa
là Việt Nam cần phải tăng cường nội lực của mình. Việt Nam phải mạnh mẽ
hơn trong thời gian sắp tới và cần phải chủ động đề ra những cách thức
để có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định khi xảy ra bất kỳ vấn đề
nào ở Biển Đông. Hiện nay chúng ta vẫn thấy rằng Việt Nam vẫn còn mang
tính thụ động đối với những gì xảy ra ở Biển Đông. Khi Trung Quốc có một
số hành động nào đó thì chúng ta mới phản ứng lại và tương đối chậm.
Tôi nghĩ là Việt Nam phải nhanh chóng hơn và dự báo tất cả các kịch bản
hay là những tình huống có thể xảy ra ở khu vực Biển Đông, như là một
cuốn cẩm nang mà Việt Nam cần phải có khi mà xảy ra một tình huống cụ
thể, A hay là B gì đó thì Việt Nam phải cần có một đối sách ngay lập tức
về chuyện đó và tránh thụ động.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào