Trên trang FB của mình, người bạn viết lách đàn anh rất thân là anh Lê Nguyễn mới đăng bài về Mả Nguỵ (ngày 04/4/2021). Đọc bài mà nỗi buồn cứ như sóng tràn bờ hết đợt này tới đợt khác…
Anh Lê Nguyễn viết về cách chính quyền vua Minh Mạng đối xử với cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi. Chính sách của triều đình coi các thế lực cộng tác với tổng trấn Lê Văn Duyệt là thù địch, bất chấp công lao của ông đã xây dựng Miền Nam thành vùng đất mở mang, giàu mạnh và tiến bộ nhất Việt Nam thời đó. Chính sách đó khiến Lê Văn Khôi dấy quân chống lại. Khi cuộc chống đối thất bại tiếp theo cái chết của Lê Văn Khôi, thành Phiên An bị quân triều đình triệt hạ và:
“…còn những đồ đảng giặc, không kể trai, gái, già, trẻ, chẳng cần tra rõ quê quán, đều điệu ra ngoài đồng, chém đầu, rồi đào một cái hố lớn ở cách thành vài dặm về mặt sau, vứt thây xác xuống đó mà lấp đất, chất đá đắp thành gò to, trên dựng bia khắc chữ ‘Nghịch tặc biền tru xứ’ (chỗ nghịch tặc chụm đầu bị giết)” (theo Đại Nam Thực Lục Chánh Biên).
“Số người bị giết đồng loạt, theo chính sử là 1.832 người, phần lớn là những người vô tội, cha, mẹ, vợ, con những người lính chiếm giữ thành hơn hai năm trời”! (theo Đại Nam Thực Lục Chánh Biên).
Sự việc xảy ra năm 1835, tới giờ vẫn còn in dấu ấn tàn bạo trong tâm trí không ít người. Người viết bài này sinh giữa thập niên 1950s, một trăm hai chục năm sau, mà mỗi lần đọc lại chuyện trong sử sách, nhớ lại lời ông bà cha mẹ nói, kể lại khi mình còn con nít, vẫn thấy như cuộc tàn sát xảy ra trước mắt, oán khí mịt trời…
Lại đọc sử, trước đó vài mươi năm, mỗi lần vua Quang Trung vào Nam với quyết tâm diệt sạch dòng họ Nguyễn vương, số người Việt, người Hoa bị tàn sát tính hàng vạn. Máu chảy ngập sông Tiền, sông Đồng Nai…
Trước kia nữa, là tuyệt diệt nước Chiêm Thành.
Gần đây hơn, sau thế chiến hai, người lớn trong gia đình kể lại xác người lớp lớp trôi sông…
Đa số người bị giết là người không cầm vũ khí! Hỡi ơi, làm người Việt không được làm người dân thường, không được không dính dáng vào một phe tranh chấp nào sao?
Như vậy, người Việt mình có ác không? Có xem nhẹ tính mạng con người không?
Ngẫm nghĩ hoài, không biết có thể dùng từ khát máu chỉ một trong những căn tính của người Việt mình không? Rất đau lòng khi viết xuống từ này, nhưng quả thật, dù rất muốn, người viết chưa tìm được từ khác để diễn tả ý nghĩ, vậy xin thực lòng lắng nghe các góp ý, phê bình.
Tính khát máu có di truyền không? Không nói tới sự di truyền sinh học, chỉ nói di truyền xã hội, nghĩa là kinh nghiệm sống, tập quán sống… được đời trước truyền lại và đời sau thụ đắc, bài viết này tin rằng luôn có sự di truyền những tính trạng xã hội…
Những tính trạng xã hội nào được di truyền? Trong xã hội mở và thông tin đa chiều, các tính trạng thuận chiều văn minh nhân loại dễ được di truyền hơn, còn trong xã hội bịt kín thông tin một chiều, các tính trạng gần với hủ tục, chậm tiến dễ được di truyền hơn.
Hai chữ Mả Nguỵ còn đem tới người viết nỗi đau lòng khác.
Sau Mả Nguỵ ba mươi năm, năm 1865, cuộc nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt, bên thắng trận tôn trọng bên thua trận trong tình công dân chung một quốc gia rất cao thượng và cảm động khiến thế giới nghiêng mình cảm phục, làm nền cho sự phát triển hùng mạnh và nhân văn của Hoa Kỳ hàng thế kỷ sau.
Sau tấm gương tuyệt đẹp đó của Hoa Kỳ một trăm mười năm, năm 1975 khi cuộc phân tranh đã tàn và Việt Nam tái thống nhất, chữ Nguỵ vẫn còn được “bên thắng cuộc” dùng để gọi “bên thua cuộc”. Cách dùng từ luôn xuất phát từ một tâm lý, một tiềm thức, một cách suy nghĩ, và một từ khi được dùng sẽ ảnh hưởng lại tâm lý, tiềm thức, cách suy nghĩ… Từ Nguỵ trong Mả Nguỵ và từ Nguỵ trong Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền sau này có liên quan di truyền xã hội với nhau không? Từ Nguỵ trong tâm tưởng có ảnh hưởng gì tới việc hình thành những chính sách hậu thống nhất khiến đất nước một thời tả tơi và tới giờ vẫn mang nổi đau dai dẳng?
Đất nước hiện nay còn bị “chia rẽ” không và sự phát triển quốc gia hiện nay đã xứng đáng với tiềm năng chưa?
Nếu tất cả các bài học hay, đẹp trên thế giới được truyền bá rộng rãi không phân biệt bài học của quốc gia nào, của chế độ chính trị nào, không phân biệt của ta hay của địch, chỉ biết đó là bài học của nhân loại, thì các giá trị tốt đẹp nhân ái thấm sâu vào lòng người, và Việt Nam năm 1975 có thể chứng kiến những công dân của mình đối xử nhau cao thượng như hai phe của Hoa Kỳ trên trăm năm xưa không?
Chừng nào thì tính trạng “xem người thua trận là Nguỵ” mới hết di truyền trong người Việt?
Phải chăng đó mới chính là Lời Nguyền mà người Việt phải bước qua nếu muốn xây dựng quốc gia giàu mạnh, no ấm, văn minh?
Ngày 04 tháng 4 năm 2021
http://vanviet.
Lê Học Lãnh Vân - Lời nguyền "Mả Ngụy" |
Anh Lê Nguyễn viết về cách chính quyền vua Minh Mạng đối xử với cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi. Chính sách của triều đình coi các thế lực cộng tác với tổng trấn Lê Văn Duyệt là thù địch, bất chấp công lao của ông đã xây dựng Miền Nam thành vùng đất mở mang, giàu mạnh và tiến bộ nhất Việt Nam thời đó. Chính sách đó khiến Lê Văn Khôi dấy quân chống lại. Khi cuộc chống đối thất bại tiếp theo cái chết của Lê Văn Khôi, thành Phiên An bị quân triều đình triệt hạ và:
“…còn những đồ đảng giặc, không kể trai, gái, già, trẻ, chẳng cần tra rõ quê quán, đều điệu ra ngoài đồng, chém đầu, rồi đào một cái hố lớn ở cách thành vài dặm về mặt sau, vứt thây xác xuống đó mà lấp đất, chất đá đắp thành gò to, trên dựng bia khắc chữ ‘Nghịch tặc biền tru xứ’ (chỗ nghịch tặc chụm đầu bị giết)” (theo Đại Nam Thực Lục Chánh Biên).
“Số người bị giết đồng loạt, theo chính sử là 1.832 người, phần lớn là những người vô tội, cha, mẹ, vợ, con những người lính chiếm giữ thành hơn hai năm trời”! (theo Đại Nam Thực Lục Chánh Biên).
Sự việc xảy ra năm 1835, tới giờ vẫn còn in dấu ấn tàn bạo trong tâm trí không ít người. Người viết bài này sinh giữa thập niên 1950s, một trăm hai chục năm sau, mà mỗi lần đọc lại chuyện trong sử sách, nhớ lại lời ông bà cha mẹ nói, kể lại khi mình còn con nít, vẫn thấy như cuộc tàn sát xảy ra trước mắt, oán khí mịt trời…
Lại đọc sử, trước đó vài mươi năm, mỗi lần vua Quang Trung vào Nam với quyết tâm diệt sạch dòng họ Nguyễn vương, số người Việt, người Hoa bị tàn sát tính hàng vạn. Máu chảy ngập sông Tiền, sông Đồng Nai…
Trước kia nữa, là tuyệt diệt nước Chiêm Thành.
Gần đây hơn, sau thế chiến hai, người lớn trong gia đình kể lại xác người lớp lớp trôi sông…
Đa số người bị giết là người không cầm vũ khí! Hỡi ơi, làm người Việt không được làm người dân thường, không được không dính dáng vào một phe tranh chấp nào sao?
Như vậy, người Việt mình có ác không? Có xem nhẹ tính mạng con người không?
Ngẫm nghĩ hoài, không biết có thể dùng từ khát máu chỉ một trong những căn tính của người Việt mình không? Rất đau lòng khi viết xuống từ này, nhưng quả thật, dù rất muốn, người viết chưa tìm được từ khác để diễn tả ý nghĩ, vậy xin thực lòng lắng nghe các góp ý, phê bình.
Tính khát máu có di truyền không? Không nói tới sự di truyền sinh học, chỉ nói di truyền xã hội, nghĩa là kinh nghiệm sống, tập quán sống… được đời trước truyền lại và đời sau thụ đắc, bài viết này tin rằng luôn có sự di truyền những tính trạng xã hội…
Những tính trạng xã hội nào được di truyền? Trong xã hội mở và thông tin đa chiều, các tính trạng thuận chiều văn minh nhân loại dễ được di truyền hơn, còn trong xã hội bịt kín thông tin một chiều, các tính trạng gần với hủ tục, chậm tiến dễ được di truyền hơn.
Hai chữ Mả Nguỵ còn đem tới người viết nỗi đau lòng khác.
Sau Mả Nguỵ ba mươi năm, năm 1865, cuộc nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt, bên thắng trận tôn trọng bên thua trận trong tình công dân chung một quốc gia rất cao thượng và cảm động khiến thế giới nghiêng mình cảm phục, làm nền cho sự phát triển hùng mạnh và nhân văn của Hoa Kỳ hàng thế kỷ sau.
Sau tấm gương tuyệt đẹp đó của Hoa Kỳ một trăm mười năm, năm 1975 khi cuộc phân tranh đã tàn và Việt Nam tái thống nhất, chữ Nguỵ vẫn còn được “bên thắng cuộc” dùng để gọi “bên thua cuộc”. Cách dùng từ luôn xuất phát từ một tâm lý, một tiềm thức, một cách suy nghĩ, và một từ khi được dùng sẽ ảnh hưởng lại tâm lý, tiềm thức, cách suy nghĩ… Từ Nguỵ trong Mả Nguỵ và từ Nguỵ trong Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền sau này có liên quan di truyền xã hội với nhau không? Từ Nguỵ trong tâm tưởng có ảnh hưởng gì tới việc hình thành những chính sách hậu thống nhất khiến đất nước một thời tả tơi và tới giờ vẫn mang nổi đau dai dẳng?
Đất nước hiện nay còn bị “chia rẽ” không và sự phát triển quốc gia hiện nay đã xứng đáng với tiềm năng chưa?
Nếu tất cả các bài học hay, đẹp trên thế giới được truyền bá rộng rãi không phân biệt bài học của quốc gia nào, của chế độ chính trị nào, không phân biệt của ta hay của địch, chỉ biết đó là bài học của nhân loại, thì các giá trị tốt đẹp nhân ái thấm sâu vào lòng người, và Việt Nam năm 1975 có thể chứng kiến những công dân của mình đối xử nhau cao thượng như hai phe của Hoa Kỳ trên trăm năm xưa không?
Chừng nào thì tính trạng “xem người thua trận là Nguỵ” mới hết di truyền trong người Việt?
Phải chăng đó mới chính là Lời Nguyền mà người Việt phải bước qua nếu muốn xây dựng quốc gia giàu mạnh, no ấm, văn minh?
Ngày 04 tháng 4 năm 2021
http://vanviet.
Không có nhận xét nào