Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào thứ Bảy tuần này ở Jakarta để bàn về cuộc khủng hoảng ở Myanmar, AFP đưa tin.
Khủng hoảng Myanmar, lãnh đạo Thái Lan và Philippines sẽ không tham dự Hội nghị ASEAN |
Thay thế cho ông Duterte sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jr. Trong khi đó, ông Duterte được cho biết sẽ ở lại Philippines để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID của đất nước mình, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Philippines đã ghi nhận số ca nhiễm hàng ngày tăng kỷ lục trong những tuần gần đây.
Bất chấp sự vắng mặt của ông Duterte, Philippines cho biết họ “ủng hộ mạnh mẽ” cuộc họp.
Lãnh đạo quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh, một phát ngôn viên của quân đội nói với Nikkei Asia hôm thứ Tư. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng sẽ tham dự, nhưng một số quốc gia vẫn chưa công bố liệu các lãnh đạo cao nhất của họ có tham gia hay không.
Tờ CNA nhận xét, bởi ASEAN thường tuân thủ chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên, khả năng cuộc họp sẽ đạt được các bước tiến thực chất là không chắc chắn, đặc biệt khi nó không có sự hiện diện đầy đủ của tất cả các nhà lãnh đạo khối.
Ông Duterte vẫn chưa lên tiếng để bày tỏ quan điểm về cuộc khủng hoảng Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1 tháng 2. Kể từ cuộc đảo chính, nhà lãnh đạo dân sự của đất nước Aung San Suu Kyi đã bị bắt giữ, hàng trăm người bị giết và hàng nghìn người bị bắt trong các cuộc biểu tình trên đường phố, theo Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị AAPP.
Vào tháng 3, Ngoại trưởng Philippines Locsin đã kêu gọi “thả ngay lập tức” bà Suu Kyi và nói rằng Manila “quan ngại sâu sắc” về các diễn biến này.
“Tổng thống, thông qua Bộ trưởng Locsin, sẽ truyền đạt cam kết của Philippines đối với các nỗ lực chung của ASEAN trong việc giải quyết các mối đe dọa và thách thức đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”, tuyên bố của Manila hôm thứ Năm cho biết.
Bất chấp sự vắng mặt của ông Duterte, Philippines cho biết họ “ủng hộ mạnh mẽ” cuộc họp.
Lãnh đạo quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh, một phát ngôn viên của quân đội nói với Nikkei Asia hôm thứ Tư. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng sẽ tham dự, nhưng một số quốc gia vẫn chưa công bố liệu các lãnh đạo cao nhất của họ có tham gia hay không.
Tờ CNA nhận xét, bởi ASEAN thường tuân thủ chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên, khả năng cuộc họp sẽ đạt được các bước tiến thực chất là không chắc chắn, đặc biệt khi nó không có sự hiện diện đầy đủ của tất cả các nhà lãnh đạo khối.
Ông Duterte vẫn chưa lên tiếng để bày tỏ quan điểm về cuộc khủng hoảng Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự vào ngày 1 tháng 2. Kể từ cuộc đảo chính, nhà lãnh đạo dân sự của đất nước Aung San Suu Kyi đã bị bắt giữ, hàng trăm người bị giết và hàng nghìn người bị bắt trong các cuộc biểu tình trên đường phố, theo Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị AAPP.
Vào tháng 3, Ngoại trưởng Philippines Locsin đã kêu gọi “thả ngay lập tức” bà Suu Kyi và nói rằng Manila “quan ngại sâu sắc” về các diễn biến này.
“Tổng thống, thông qua Bộ trưởng Locsin, sẽ truyền đạt cam kết của Philippines đối với các nỗ lực chung của ASEAN trong việc giải quyết các mối đe dọa và thách thức đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”, tuyên bố của Manila hôm thứ Năm cho biết.
Hôm thứ Năm, Thủ tướng Thái Lan Prayuth cũng quyết định sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh trong bối cảnh đất nước này cũng đang hứng chịu sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai sẽ đại diện cho Thủ tướng Prayuth tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Thái Lan, nước láng giềng của Myanmar, cho biết họ “rất lo ngại” về việc đổ máu leo thang, nhưng mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar và lo ngại về một làn sóng người tị nạn khiến các nhà phân tích cho rằng tiếng nói của Thái Lan không có khả năng đi xa hơn những nước đang quyết liệt muốn gây sức ép lên chính quyền quân sự như Indonesia, Malaysia và Singapore.
Theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 738 người đã bị lực lượng an ninh Myanmar giết hại kể từ sau cuộc đảo chính. Ít nhất 6 dân làng đã bị binh lính giết vào hôm thứ Ba tại Yinmarpin thuộc vùng phía bắc Sagaing.
Các chính trị gia ủng hộ dân chủ bao gồm các thành viên quốc hội bị lật đổ khỏi đảng của bà Suu Kyi hôm thứ Sáu tuần trước đã tuyên bố thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG).
NUG cho biết họ là cơ quan hợp pháp và đã yêu cầu sự công nhận của quốc tế và được tham dự cuộc họp ASEAN thay cho nhà lãnh đạo quân đội.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai sẽ đại diện cho Thủ tướng Prayuth tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Thái Lan, nước láng giềng của Myanmar, cho biết họ “rất lo ngại” về việc đổ máu leo thang, nhưng mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar và lo ngại về một làn sóng người tị nạn khiến các nhà phân tích cho rằng tiếng nói của Thái Lan không có khả năng đi xa hơn những nước đang quyết liệt muốn gây sức ép lên chính quyền quân sự như Indonesia, Malaysia và Singapore.
Theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 738 người đã bị lực lượng an ninh Myanmar giết hại kể từ sau cuộc đảo chính. Ít nhất 6 dân làng đã bị binh lính giết vào hôm thứ Ba tại Yinmarpin thuộc vùng phía bắc Sagaing.
Các chính trị gia ủng hộ dân chủ bao gồm các thành viên quốc hội bị lật đổ khỏi đảng của bà Suu Kyi hôm thứ Sáu tuần trước đã tuyên bố thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG).
NUG cho biết họ là cơ quan hợp pháp và đã yêu cầu sự công nhận của quốc tế và được tham dự cuộc họp ASEAN thay cho nhà lãnh đạo quân đội.
Không có nhận xét nào