Các nhà lãnh đạo chính trị bị lật đổ vẫn đang bị giam giữ, được canh gác bởi binh lính
Myanmar đang ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng, khi tình trạng vô pháp luật đang làm tăng khả năng xảy ra một cuộc nội chiến kéo dài, thậm chí có thể là cách mạng, sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng Hai, theo EastAsiaForum.
Người dân Myanmar, trong các cuộc biểu tình đẫm máu, đã kêu gọi quốc tế vào cuộc bảo vệ họ.
Một số cường quốc như Anh, Mỹ đã đáp lại, bằng các phản ứng quyết liệt như áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội Myanmar.
Nhưng một số nước khác, trong đó có Việt Nam, lại có phản ứng yếu ớt và thái độ dè dặt.
Trong một văn bản gửi đi ngày 2/3/2021, các nước ASEAN 'kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động thêm bạo lực và để cho các bên kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa'.
Ngay sau đó, chính phủ Việt Nam cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được báo chí quốc tế nêu tên và bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích là bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai.
Sự việc này xảy ra như thế nào? Đâu là lý do then chốt khiến bốn nước nói trên dường như đi ngược lại với những gì mà cộng đồng quốc tế những ngày qua đang lên án mạnh mẽ?
BBC phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khu vực châu Á về vấn đề này.
BBC: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là bốn nước không ủng hộ LHQ trong việc lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề quân đội Myanmar bị cáo buộc là đàn áp người biểu tình. Theo ông tại sao họ làm như vậy?
Phil Robertson: Cả bốn nước này đều hiện đều là thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, Cuộc thảo luận vừa qua diễn ra tại Hội đồng Bảo an LQH cuối cùng đưa đến một nghị quyết của chủ tịch hội đồng về việc liệu lên án Myanmar có đưa lại kết quả là bà Aung Sang Suu Kyi và các lãnh đạo khác được thả, chấm dứt bạo lực và vũ lực, hay không. Nghị quyết, do Anh soạn thảo, lẽ ra đã có thể mạnh mẽ hơn nếu Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ không ngăn cản hội đồng đưa ra các lên án quyết liệt hơn.
Về mặt căn bản, bốn nước này phản đối việc đưa vào nghị quyết cụm từ 'cuộc đảo chính quân sự', và ngăn cản LHQ đưa ra tuyên bố về bất kỳ khả năng hợp tác nào để tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Myanmar.
Trung Quốc, tất nhiên, từng là một trong những quốc gia bảo vệ Myanmar trong nhiều năm qua. Họ có mối quan hệ mật thiết với Myanmar, cả về quân sự và kinh tế. Đó là một trong những lý do khiến họ không ủng hộ các điều trên.
Nga, là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Myanmar. Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã thăm Nga hơn 6 lần trong vòng 2 năm qua và đã gửi nhiều binh lính sang Nga để đào tạo. Do đó họ có quan hệ quân sự chặt chẽ với nhau.
Ấn Độ có biên giới với Myamnar và họ không muốn nghị quyết của LQH gây sức ép lên hai nước.
Nhưng quan trọng hơn, tôi cho rằng, vào năm 2011, 52% tiền bán vũ khí của Ấn Độ là đến từ Myanmar. Và cũng vậy, ở đây chúng ta thấy có mối liên hệ về quân sự giữa hai nước là yếu tố để họ đưa ra quan điểm nói trên dưới dạng quan ngại nào về ngoại giao và nhân quyền.
Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết với quân đội Myanmar. Thực tế đã có một liên doanh được thành lập. Đó là mạng điện thoại di động Mytel giữa công ty quân đội Myanmar và Viettel thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Việt Nam cũng là thành viên của ASEAN - một tổ chức rất thận trọng, tin rằng không nước nào nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước khác. Họ tiếp tụng dùng lập luận này để ngăn chặn mọi hình thức can thiệp vào vấn đề nhân quyền trong nội bộ ASEAN và họ cũng dùng tinh thần đoàn kết của các nước độc tài để ngăn Hội đồng bảo an LHQ ra tuyên bố mạnh mẽ hơn với Myanmar.
BBC: Có giả thuyết cho rằng, TQ thực ra ngầm ủng hộ cuộc đảo chính ở Myanmar và giúp đỡ Myanmar về mặt tài chính, khiến nước này ít bị ảnh hưởng từ các trừng phạt kinh tế. Ông có chia sẻ quan điểm này không?
Phil Robertson: Chưa rõ việc Trung Quốc tham gia vào những việc này như thế nào. Có những phân tích cho thấy Trung Quốc không thực sự hài lòng về những gì đang xảy ra, bởi vì họ có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo phe đối lập - bà Aung San Su Kyi.
Trên thực tế Trung Quốc luôn quan tâm đến việc bảo vệ các lợi ích kinh tế và bảo vệ các dự án đầu tư của mình liên quan đến dự án Vành đai Con đường tại 'hành lang Myanmar-Trung Quốc' kéo dài từ tỉnh Hải Nam tới Ấn Độ Dương. Hành lang này là nơi chuyển trở không chỉ hàng hóa mà còn khí ga tự nhiên cho Hải Nam - đây là bước quan trọng cho vấn đề an ninh của Hải Nam - nơi có vị trí quan trọng chiến lược của Trung Quốc.
Do đó có một số lo ngại ở Trung Quốc rằng tình hình tương đối ổn định trước đây dưới chính quyền được bầu của bà Aung San Su Kyi sẽ bị thay thế bởi một chính quyền mới bất ổn, do tiếng xấu từ lâu nay về quân đội Mynamar.
Nhưng Mymanar cũng nhận thấy có những tiếng nói bảo về mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Điều quan trọng là Trung Quốc muốn có một sự đảm bảo rằng quân đội Myanmar không chống lại họ và chống lại các dự án kinh tế của mình. Đó là vấn đề chính trị thực sự của Trung Quốc.
Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc 'ủng hộ cuộc đảo chính', nói như vậy là nói quá. Nhưng rõ ràng là có sự nghi ngờ như vậy trong xã hội Mymanar là vì Trung Quốc luôn có tai tiếng về các vấn đề ở Myanma.
Nhiều người dân Myanmar tin rằng quân đội Myanmar và quân đội Trung Quốc hoạt động chặt chẽ với nhau. Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Nhưng chúng tôi tin rằng bất cứ khi nào Trung Quốc có hành động vảo vệ các hành vi của quân đội Myamar trước Liên Hiệp Quốc thì điều này sẽ phá hoại sâu sắc hơn danh tiếng của nước này trên trường quốc tế.
Điều gì đang xảy ra ở Myanmar?
Hơn 700 người đã bị lực lượng an ninh giết chết kể từ khi quân đội Myanmar nắm chính quyền trong cuộc đảo chính ngày 1/2, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (Miến Điện).
Một số người thiệt mạng từng tham gia các cuộc biểu tình chống đảo chính, trong khi những người khác - gồm cả trẻ em - chỉ đơn giản đang ở trong nhà khi các em bị giết.
27/3 được coi là một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu - ít nhất 114 người, trong đó có 11 trẻ em, đã thiệt mạng.
https://www.bbc
Điều gì khiến VN, TQ, Nga, Ấn Độ ngăn LHQ 'mạnh tay' với Myanmar? |
Myanmar đang ở trong tình trạng vô cùng căng thẳng, khi tình trạng vô pháp luật đang làm tăng khả năng xảy ra một cuộc nội chiến kéo dài, thậm chí có thể là cách mạng, sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng Hai, theo EastAsiaForum.
Người dân Myanmar, trong các cuộc biểu tình đẫm máu, đã kêu gọi quốc tế vào cuộc bảo vệ họ.
Một số cường quốc như Anh, Mỹ đã đáp lại, bằng các phản ứng quyết liệt như áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội Myanmar.
Nhưng một số nước khác, trong đó có Việt Nam, lại có phản ứng yếu ớt và thái độ dè dặt.
Trong một văn bản gửi đi ngày 2/3/2021, các nước ASEAN 'kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động thêm bạo lực và để cho các bên kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa'.
Ngay sau đó, chính phủ Việt Nam cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được báo chí quốc tế nêu tên và bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích là bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai.
Sự việc này xảy ra như thế nào? Đâu là lý do then chốt khiến bốn nước nói trên dường như đi ngược lại với những gì mà cộng đồng quốc tế những ngày qua đang lên án mạnh mẽ?
BBC phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khu vực châu Á về vấn đề này.
BBC: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là bốn nước không ủng hộ LHQ trong việc lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề quân đội Myanmar bị cáo buộc là đàn áp người biểu tình. Theo ông tại sao họ làm như vậy?
Phil Robertson: Cả bốn nước này đều hiện đều là thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, Cuộc thảo luận vừa qua diễn ra tại Hội đồng Bảo an LQH cuối cùng đưa đến một nghị quyết của chủ tịch hội đồng về việc liệu lên án Myanmar có đưa lại kết quả là bà Aung Sang Suu Kyi và các lãnh đạo khác được thả, chấm dứt bạo lực và vũ lực, hay không. Nghị quyết, do Anh soạn thảo, lẽ ra đã có thể mạnh mẽ hơn nếu Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ không ngăn cản hội đồng đưa ra các lên án quyết liệt hơn.
Về mặt căn bản, bốn nước này phản đối việc đưa vào nghị quyết cụm từ 'cuộc đảo chính quân sự', và ngăn cản LHQ đưa ra tuyên bố về bất kỳ khả năng hợp tác nào để tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Myanmar.
Trung Quốc, tất nhiên, từng là một trong những quốc gia bảo vệ Myanmar trong nhiều năm qua. Họ có mối quan hệ mật thiết với Myanmar, cả về quân sự và kinh tế. Đó là một trong những lý do khiến họ không ủng hộ các điều trên.
Nga, là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Myanmar. Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã thăm Nga hơn 6 lần trong vòng 2 năm qua và đã gửi nhiều binh lính sang Nga để đào tạo. Do đó họ có quan hệ quân sự chặt chẽ với nhau.
Ấn Độ có biên giới với Myamnar và họ không muốn nghị quyết của LQH gây sức ép lên hai nước.
Nhưng quan trọng hơn, tôi cho rằng, vào năm 2011, 52% tiền bán vũ khí của Ấn Độ là đến từ Myanmar. Và cũng vậy, ở đây chúng ta thấy có mối liên hệ về quân sự giữa hai nước là yếu tố để họ đưa ra quan điểm nói trên dưới dạng quan ngại nào về ngoại giao và nhân quyền.
Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết với quân đội Myanmar. Thực tế đã có một liên doanh được thành lập. Đó là mạng điện thoại di động Mytel giữa công ty quân đội Myanmar và Viettel thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Việt Nam cũng là thành viên của ASEAN - một tổ chức rất thận trọng, tin rằng không nước nào nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước khác. Họ tiếp tụng dùng lập luận này để ngăn chặn mọi hình thức can thiệp vào vấn đề nhân quyền trong nội bộ ASEAN và họ cũng dùng tinh thần đoàn kết của các nước độc tài để ngăn Hội đồng bảo an LHQ ra tuyên bố mạnh mẽ hơn với Myanmar.
BBC: Có giả thuyết cho rằng, TQ thực ra ngầm ủng hộ cuộc đảo chính ở Myanmar và giúp đỡ Myanmar về mặt tài chính, khiến nước này ít bị ảnh hưởng từ các trừng phạt kinh tế. Ông có chia sẻ quan điểm này không?
Phil Robertson: Chưa rõ việc Trung Quốc tham gia vào những việc này như thế nào. Có những phân tích cho thấy Trung Quốc không thực sự hài lòng về những gì đang xảy ra, bởi vì họ có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo phe đối lập - bà Aung San Su Kyi.
Trên thực tế Trung Quốc luôn quan tâm đến việc bảo vệ các lợi ích kinh tế và bảo vệ các dự án đầu tư của mình liên quan đến dự án Vành đai Con đường tại 'hành lang Myanmar-Trung Quốc' kéo dài từ tỉnh Hải Nam tới Ấn Độ Dương. Hành lang này là nơi chuyển trở không chỉ hàng hóa mà còn khí ga tự nhiên cho Hải Nam - đây là bước quan trọng cho vấn đề an ninh của Hải Nam - nơi có vị trí quan trọng chiến lược của Trung Quốc.
Do đó có một số lo ngại ở Trung Quốc rằng tình hình tương đối ổn định trước đây dưới chính quyền được bầu của bà Aung San Su Kyi sẽ bị thay thế bởi một chính quyền mới bất ổn, do tiếng xấu từ lâu nay về quân đội Mynamar.
Nhưng Mymanar cũng nhận thấy có những tiếng nói bảo về mình trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Điều quan trọng là Trung Quốc muốn có một sự đảm bảo rằng quân đội Myanmar không chống lại họ và chống lại các dự án kinh tế của mình. Đó là vấn đề chính trị thực sự của Trung Quốc.
Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc 'ủng hộ cuộc đảo chính', nói như vậy là nói quá. Nhưng rõ ràng là có sự nghi ngờ như vậy trong xã hội Mymanar là vì Trung Quốc luôn có tai tiếng về các vấn đề ở Myanma.
Nhiều người dân Myanmar tin rằng quân đội Myanmar và quân đội Trung Quốc hoạt động chặt chẽ với nhau. Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Nhưng chúng tôi tin rằng bất cứ khi nào Trung Quốc có hành động vảo vệ các hành vi của quân đội Myamar trước Liên Hiệp Quốc thì điều này sẽ phá hoại sâu sắc hơn danh tiếng của nước này trên trường quốc tế.
Điều gì đang xảy ra ở Myanmar?
Hơn 700 người đã bị lực lượng an ninh giết chết kể từ khi quân đội Myanmar nắm chính quyền trong cuộc đảo chính ngày 1/2, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (Miến Điện).
Một số người thiệt mạng từng tham gia các cuộc biểu tình chống đảo chính, trong khi những người khác - gồm cả trẻ em - chỉ đơn giản đang ở trong nhà khi các em bị giết.
27/3 được coi là một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu - ít nhất 114 người, trong đó có 11 trẻ em, đã thiệt mạng.
https://www.bbc
Không có nhận xét nào