Texas: Không áp biện pháp phòng dịch nhưng số ca nhiễm mới nCoV vẫn giảm
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 3 tháng 4 năm 2021
Vision
Times đưa tin, tiểu bang Texas, bang có truyền thống ủng hộ Đảng Cộng
Hòa, đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh các trường hợp nhiễm mới viêm
phổi Vũ Hán mặc dù đã dỡ bỏ từ lâu các quy định bắt buộc đeo khẩu trang
và các hạn chế khác.
Ba tuần trước, Thống đốc bang Texas, Greg
Abbott (R), đã cho dừng các biện pháp hạn chế phòng dịch và cho phép các
doanh nghiệp hoạt động trở lại hết công suất. Một số chuyên gia chỉ
trích quyết định này là một động thái tồi tệ, Tổng thống Biden thậm chí
còn cáo buộc Abbott có “suy nghĩ của người cổ Neanderthal”. Tuy nhiên,
dữ liệu mới nhất cho thấy bang Texas đã chứng kiến sự sụt giảm ổn định
của các ca nhiễm và nhập viện vì virus Vũ Hán.
“Hôm nay, Texas
ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm COVID-19 thấp nhất trong 7 ngày kể từ khi dữ
liệu được bắt đầu tính toán: 5,43%. Chúng tôi cũng ghi nhận số lượng
vắc-xin hàng ngày lớn nhất được sử dụng cho người Texas: 342.849″, ông
Abbott cho biết trong một tweet ngày 27/3. Ông cũng nói thêm rằng tất cả
các trường hợp tiêm vắc-xin sẽ luôn là tự nguyện.
Trong khi dịch
ở bang Texas đang giảm, tình hình ở cấp quốc gia lại hoàn toàn ngược
lại. Số ca nhiễm trên toàn nước Mỹ đã tăng 7% trong tuần trước. Tiến sĩ
Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh
(CDC), cho biết trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc rằng bà vẫn “quan
ngại sâu sắc” về quỹ đạo lây nhiễm và cảnh báo rằng nếu đại dịch không
sớm được kiểm soát, đất nước sẽ đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát
trở lại. Bà khuyên mọi người nên tiếp tục đeo khẩu trang.
Theo dữ
liệu ngày 26/3 từ CDC, bang Texas báo cáo chỉ có 83 trường hợp nhiễm
mới virus Vũ Hán trên 100.000 người trong 7 ngày trước đó. Tỷ lệ này
thấp hơn rất nhiều so với các bang ủng hộ Đảng Dân chủ như New York, tỷ
lệ 2252/100.000 trường hợp nhiễm bệnh, bất chấp việc bang này có các hạn
chế nghiêm ngặt hơn về phòng dịch. Một bang khác của Đảng Cộng hòa là
Florida, cũng tỷ lệ nhiễm thấp hơn New York với tỷ lệ 1518/100.000.
Giống như ông Abbott, Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, một
người Cộng Hòa, cũng đã bị chỉ trích nhiều lần vì không bắt buộc đeo
khẩu trang hoặc các hạn chế kinh doanh nghiêm ngặt.
Bang Texas đã
cho phép tất cả người trên 16 tuổi chủng ngừa virus. Điều đó có nghĩa
là gần 22 triệu trong số khoảng 30 triệu người của tiểu bang này hiện có
thể tiêm vắc-xin chống lại virus Vũ Hán nếu họ muốn. Những người muốn
được tiêm chủng có thể đăng ký thông qua các phòng khám y tế, nhà thuốc
và hệ thống bệnh viện.
Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin cũng đang gặp
phải những trở ngại. Sự do dự của mọi người đối với vắc-xin là tương
đối mạnh ở Texas, với 59% đảng viên Cộng hòa và 25% đảng viên Dân chủ
được hỏi, không chắc chắn hoặc dự định không tiêm vắc-xin. Theo ông Jon
Ker, một thành viên của Ủy ban Điều hành Đảng Cộng hòa tiểu bang Texas,
sự do dự về việc tiêm vắc-xin Covid không phụ thuộc vào quan điểm chính
trị.
“Tôi không nghĩ đó là vì họ thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân
chủ hoặc Độc lập hoặc không có gì”, ông Ker nói. “Tôi nghĩ đó là sự
đánh giá trên cơ sở cá nhân của họ về những rủi ro mà họ thấy khi sử
dụng nó”. Ngoài ra, vắc-xin được cho là đang thiếu và thủ tục đăng ký
dường như là một quy trình khá rườm rà.
Cảnh sát Điện Capitol bị tấn công, nghi can và 1 cảnh sát thiệt mạng
Một
người lái xe đâm xe vào các nhân viên cảnh sát tại Điện Capitol hôm 2/4
khiến một cảnh sát thiệt mạng và một người khác bị thương, gây báo động
cao tại Điện Capitol và tòa nhà văn phòng Quốc hội, Cảnh sát Điện
Capitol nói.
Nghi can lái xe phóng vào các nhân viên cảnh sát,
rồi lao ra khỏi xe, xông vào cảnh sát với một con dao trên tay, quyền
trưởng Cảnh sát Điện Capitol, Yogananda Pittman, cho hay tại cuộc họp
báo.
Cảnh sát nổ súng vào nghi can khiến người này tử thương. Một cảnh sát thiệt mạng và một người khác bị thương.
Cảnh sát chưa xác định được danh tính nghi can và chưa biết động cơ tấn công là gì.
Tất cả con đường đi đến khu vực toà nhà Quốc hội đều bị cảnh sát chặn lại.
Các thành viên Quốc hội không có mặt tại Washington trong ngày 2/4, vì Thượng và Hạ viện nghỉ lễ Phục Sinh.
Tổng
thống Biden cũng không có mặt trong thành phố. Đầu giờ chiều ông đã đến
Trại David, nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống ở bang Maryland lân cận.
Mỹ: Số di dân vượt biên bị bắt trong tháng 3 nhiều nhất trong hai thập niên
Một nhà ăn trong trại tạm trú cho di dân Trung Mỹ tại Carrizo Springs, Texas.
Nhà
chức trách Mỹ bắt hơn 171.000 di dân tại biên giới Mỹ-Mexico trong
tháng Ba vừa qua, theo dữ liệu sơ khởi chia sẻ với Reuters. Đây là con
số hàng tháng cao nhất trong hai thập niên nay và là dấu hiệu mới nhất
về thách thức nhân đạo mà chính quyền Tổng thống Joe Biden phải đối đầu.
Tổng
số vụ bắt giữ sơ khởi trong tháng Ba tại biên giới Mỹ-Mexico cho thấy
con số hàng tháng cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020 tới nay. Thời điểm đó,
các nhân viên tuần tra biên giới đã bắt hơn 180.000 di dân.
Con
số tổng cộng này bao gồm 19.000 di dân trẻ em không có người lớn đi kèm,
53.000 thành viên trong các gia đình, và khoảng 99.000 người lớn đi đơn
thân một mình.
Chính quyền Biden đang vất vả tìm nơi ăn chốn ở
cho các di dân trẻ em không có người lớn đi kèm, đối tượng được đặc miễn
không bị trục xuất theo một lệnh y tế về COVID gọi là Đề mục 42.
Trong tháng Ba gia tăng 178% về số các gia đình di dân bị bắt tại biên giới so với tháng trước.
Dù
Tổng thống Biden tuần trước tuyên bố “đại đa số” các gia đình di dân bị
trả về bên kia biên giới Mexico theo Đề mục 42, nhưng dữ liệu chính phủ
Mỹ cho thấy không phải như vậy.
Hơn một nửa trong số 19.000
thành viên trong các gia đình bị bắt tại biên giới vào tháng Hai không
bị trục xuất, theo dữ liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ
(CBP), nhiều người được thả vào lãnh thổ Mỹ để theo đuổi tiến trình phân
xử tại toà di trú.
Reuters cũng có được ba bản báo cáo hàng ngày
trong tháng Ba từ lực lượng chấp pháp bảo vệ biên giới cho thấy chỉ 14%
đến 16% thành viên trong các gia đình di dân bị trục xuất trong ba ngày
đó.
Phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Sarah Peck nói chính sách
của Bộ vẫn là trục xuất các gia đình đó “và trong những tình huống không
thể trục xuất vì Mexico không đủ khả năng nhận, thì những gia đình này
được đặt vào tiến trình trục xuất.”
So với những năm gần đây, năm
qua, lực lượng bảo vệ biên giới Mỹ phải đối phó với nhiều trường hợp
tái phạm hơn (vượt biên giới bất hợp pháp nhiều lần).
Người biểu tình Myanmar đốt hiến pháp, LHQ cảnh báo về một ‘cuộc tắm máu’
Các
nhà hoạt động Myanmar đã đốt các bản sao hiến pháp do quân đội soạn
thảo vào ngày 1/4, hai tháng sau khi quân đội lên nắm quyền, trong lúc
một đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc
tắm máu vì tình trạng đàn áp gia tăng đối với những người biểu tình
chống đảo chính, theo Reuters.
Đất nước Myanmar đã bị rung chuyển
bởi các cuộc biểu tình kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của
khôi nguyên Nobel Hoà bình Aung San Suu Kyi vào ngày 1/2 với cáo buộc
không có cơ sở về gian lận trong một cuộc bầu cử tháng 11.
Bà Suu Kyi và các thành viên khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã bị giam giữ.
Chính
quyền cáo buộc bà về một số tội danh nhỏ nhặt, bao gồm nhập khẩu bất
hợp pháp 6 máy bộ đàm cầm tay và vi phạm quy định về đại dịch COVID-19,
nhưng một phương tiện truyền thông trong nước đưa tin hôm 31/3 rằng bà
có thể bị buộc tội phản quốc và có thể bị trừng phạt bằng cái chết.
Nhưng
một trong những luật sư của bà, Min Min Soe, cho biết không có cáo buộc
mới nào được công bố tại phiên điều trần về vụ của bà vào ngày 1/4. Các
luật sư của bà nói rằng những cáo buộc mà bà phải đối mặt là bịa đặt.
Cảnh
báo của phái viên Liên Hiệp Quốc về một “cuộc tắm máu” được đưa ra sau
khi lực lượng an ninh không ngừng gia tăng đàn áp các cuộc biểu tình
chống quân đội, và giao tranh bùng phát giữa quân đội và quân nổi dậy
người thiểu số ở các vùng biên cương.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù
nhân Chính trị (AAPP), ít nhất 538 thường dân đã thiệt mạng trong các
cuộc biểu tình, trong đó có 141 người bị giết chết hôm thứ Bảy, là ngày
đẫm máu nhất trong giai đoạn đầy bất ổn này ở Myanmar.
Truyền thông cho biết thêm có hai người chết vào ngày 1/4 khi những người biểu tình quay trở lại đường phố ở một số nơi.
Có
một người thiệt mạng và 5 người bị thương khi lực lượng an ninh nổ súng
ở thị trấn trung tâm Monywa, tờ Monywa Gazette đưa tin.
Lực lượng an ninh cũng nổ súng ở thành phố lớn thứ hai Mandalay khiến một người thiệt mạng, vẫn theo truyền thông Myanmar.
Cuộc đảo chính cũng đã gây ra các cuộc đụng độ mới trong các cuộc chiến lâu nay ở Myanmar.
Ít
nhất 20 binh sĩ thiệt mạng và 4 xe tải quân sự bị phá hủy trong các
cuộc đụng độ với Quân Độc lập Kachin (KIA), một trong những nhóm nổi dậy
mạnh nhất ở Myanmar, tờ DVB đưa tin.
Máy bay quân sự Myanmar bắt
đầu ném bom vào những vị trí của một nhóm khác là Liên minh Quốc gia
Karen (KNU), lần đầu tiên sau hơn 20 năm, khiến hàng nghìn dân làng đã
phải rời bỏ nhà cửa. Nhiều người chạy sang Thái Lan.
Việc quân
đội lên tiếp quản cũng dẫn đến những lời kêu gọi mới về một phe đối lập
thống nhất giữa các nhà vận động dân chủ ở thành phố và các lực lượng
thiểu số đang chiến đấu ở các vùng biên cương.
Các thành viên
quốc hội bị lật đổ, hầu hết thuộc đảng của bà Suu Kyi, thề thiết lập một
nền dân chủ liên bang nhằm giải quyết yêu cầu lâu nay của các nhóm
thiểu số về quyền tự trị.
Họ cũng tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp năm 2008 do quân đội soạn thảo nhằm bảo vệ quyền kiểm soát của họ đối với chính trị.
Quân
đội từ lâu bác bỏ ý tưởng về một hệ thống liên bang, luôn coi mình là
quyền lực trung tâm quan trọng để giữ sự đoàn kết trong đất nước đầy
chia rẽ.
Các bài đăng trên mạng xã hội cho thấy các bản sao của
hiến pháp thật và cả bản sao mang tính biểu tượng đều bị đốt trong các
cuộc biểu tình mà một nhà hoạt động gọi là “lễ đốt hiến pháp”.
Đặc
phái viên của LHQ về Myanmar, Christine Schraner Burgene, nói với Hội
đồng Bảo an LHQ gồm 15 thành viên rằng quân đội không đủ khả năng quản
trị đất nước và cảnh báo tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.
Hội đồng
phải xem xét “hành động tiềm năng quan trọng” để đảo ngược tiến trình
của các sự kiện vì “một cuộc tắm máu sắp xảy ra”, Reuters dẫn lời bà
Burgene nói.
Hội đồng của LHQ đã bày tỏ quan ngại và lên án bạo
lực chống lại những người biểu tình, nhưng không gọi việc tiếp quản của
quân đội là một cuộc đảo chính, và đe dọa hành động tiếp theo do sự phản
đối của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam.
Hoa Kỳ hôm 31/3 thúc
giục Trung Quốc, nước có lợi ích kinh tế và chiến lược quan trọng ở
Myanmar, sử dụng ảnh hưởng của mình để quy trách nhiệm cho những người
chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính.
Trong khi các nước phương Tây
lên án cuộc đảo chính, Trung Quốc có phần thận trọng hơn. Nhà ngoại
giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị, kêu gọi sự ổn định trong cuộc
gặp với người đồng cấp Singapore vào ngày 31/3.
Ông Vương nói
Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ nguyên tắc lâu nay của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy việc tuân thủ nguyên tắc đang
dần lơi là.
Indonesia, Singapore, Malaysia và Philippines đều đã
lên tiếng về tình hình ở Myanmar. Thái Lan đã đưa ra bình luận mạnh mẽ
nhất hôm 1/4, nói rằng họ “rất bất bình” về bạo lực, kêu gọi chấm dứt và
thả những người bị giam giữ. Nhưng theo Reuters, quân đội Myanmar có
truyền thống không chịu áp lực từ bên ngoài.
Miến Điện: Hơn 12.000 người chạy lánh nạn do các cuộc oanh tạc của quân đội
Hơn
12.000 người đã phải chạy lánh nạn do quân đội Miến Điện mở các cuộc
oanh tạc trong những ngày qua, theo thông báo của một lực lượng vũ trang
sắc tộc thiểu số hôm nay, 03/04/2021.
Trong bản thông cáo, Liên
minh dân tộc Karen KNU, một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất ở
Miến Điện, tố cáo là các vụ oanh tạc của quân đội đã "khiến nhiều người
thiệt mạng, trong đó có trẻ em và học sinh, đồng thời phá hủy nhiều
trường học và làng mạc".
Đáp lại các vụ đàn áp đẩm máu của lực
lượng an ninh Miến Điện nhắm vào những người biểu tình chống đảo chính,
lực lượng KNU vào tuần trước đã đánh chiếm một căn cứ quân sự tại bang
Karen ở miền đông nam Miến Điện. Quân đội đã phản công bằng các cuộc
oanh tạc trong thời gian từ 27 đến 30/03, nhắm vào những cứ địa của lực
lượng KNU. Đây là lần đầu tiên từ khoảng 20 năm qua có những vụ oanh
kích như vậy trong vùng này. Thông cáo của KNU kêu gọi tất cả các sắc
tộc thiểu số trong nước "có những hành động mạnh mẽ và trừng trị những
kẻ có trách nhiệm".
Trong những năm gần đây, quân đội Miến
Điện đã ký các hiệp định ngừng bắn với một số lực lượng sắc tộc thiểu số
nổi dậy để đòi quyền tự trị. Nhưng kể từ sau cuộc đảo chính lật đổ
chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi ngày 01/02, nhiều lực lượng sắc
tộc thiểu số đã ủng hộ những người biểu tình chống đảo chính và dọa sẽ
khởi động lại đấu tranh vũ trang chống tập đoàn quân sự đang dìm trong
biển máu phong trào phản kháng.
Theo hãng tin Reuters, trích dẫn
báo chí Miến Điện và một nhân chứng, hôm nay, lực lượng an ninh Miến
Điện lại nổ súng vào những người biểu tình đòi dân chủ, sát hại 5 người.
Theo
Hiệp hội trợ giúp tù chính trị AAPP, trong hai tháng qua đã có ít nhất
550 thường dân thiệt mạng do trúng đạn của lực lượng an ninh Miến Điện.
Số tử vong chắc còn cao hơn thế, bởi vì có hơn 2.700 người đã bị bắt, bị
giam giữ ở những nơi bí mật, gia đình và luật sư không được vào thăm.
Nhiều người được xem là mất tích.
Trong một tuyên bố được nhất
trí thông qua hôm thứ Năm vừa qua, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã
"bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước sự xấu đi nhanh chóng của tình hình
Miến Điện", và "cực lực" lên án các hành động bạo lực. Nhưng cho tới
nay, Trung Quốc và Nga, 2 trong số 5 thành viên thường trực của Hội Đồng
Bảo An, vẫn chống lại việc Liên Hiệp Quốc ban hành các trừng phạt đối
với tập đoàn quân sự Miến Điện. Chỉ có Hoa Kỳ và Anh Quốc đã ban hành
các trừng phạt riêng.
Trong khi đó, Ấn Độ đã tỏ thái độ cứng rắn
hơn với tập đoàn quân sự Miến Điện, với lời lên án mạnh mẽ nhất từ trước
đến nay về những vụ đàn áp đẩm máu. New Delhi đồng thời kêu gọi tái lập
dân chủ và chấm dứt các vụ bạo lực ở Miến Điện.
Trung Quốc: Không tiêm vắc-xin không được mua thực phẩm hay tham gia giao thông
Các
chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang ngày càng áp đặt các chính
sách khắt khe nhằm đe dọa người dân phải tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán
(COVID-19) do Trung Quốc sản xuất, dẫn đến việc ít nhất một thị trấn đã
phải đưa ra lời xin lỗi chính thức sau khi cấm những người chưa được
tiêm chủng vào siêu thị.
Theo Breitbart, thị trấn Vạn Thành, tỉnh
Hải Nam đưa ra thông báo, cho biết những người không đồng ý tiêm
vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của Trung Quốc sẽ bị đưa vào “danh
sách đen”, khiến họ không thể mua được thực phẩm hoặc sử dụng phương
tiện giao thông công cộng.
Vụ việc xảy ra sau hàng loạt thông tin
từ những người dân địa phương giấu tên lo sợ bị trừng phạt chính trị,
rằng các cán bộ chính quyền TQ đã bắt đầu các chiến dịch đe dọa mọi
người chấp nhận tiêm chủng, hoặc coi đó là “nhiệm vụ chính trị” cần
thiết để duy trì “ghi điểm tín dụng xã hội lành mạnh” mà chính quyền cấp
cho mỗi cá nhân. Đây là một điểm số dựa trên giá trị và lòng trung
thành của họ đối với nhà nước. Điểm tín dụng xã hội thấp có thể dẫn đến
việc tước bỏ các quyền đáng kể, nổi bật nhất là triển vọng du lịch và
việc làm.
Nhu cầu về vắc-xin ở Trung Quốc đã giảm mặc dù Trung
Quốc có hai trong số những ứng cử viên vắc xin được sử dụng rộng rãi
nhất trên thế giới là Sinovac và Sinopharm. Các nhân viên y tế nước này
tỏ ra không tin tưởng nhất đối với các sản phẩm thử nghiệm. Nhiều vụ bê
bối liên quan đến vắc xin bị lỗi hoặc bị chảy nước đã làm gia tăng sự
ngờ vực ngày càng tăng đối với các sản phẩm y tế của chính phủ trong
nhiều năm, Breitbart cho biết.
Vụ việc ở Vạn Thành đã gây ra phản
ứng tiêu cực đến nỗi tờ Thời báo Hoàn cầu của nhà nước đã phải vào
cuộc. Tờ báo viết hôm 2/4: “Trong một tuyên bố được đưa ra trực tuyến
vào tối thứ Tư, chính quyền thị trấn Vạn Thành, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
cho biết họ sẽ hủy bỏ tất cả các hình phạt có thể có mà thông báo đã đề
cập”. “Chúng tôi thành thật xin lỗi vì cách chúng tôi vận động tiêm
chủng không đúng cách”, trích tuyên bố của Vạn Thành.
Các hình phạt bao gồm lệnh cấm vào các nhà hàng và siêu thị.
Thời báo Hoàn cầu than thở rằng chỉ có 4% công dân Trung Quốc chọn tiêm vắc-xin.
Tân
Hoa xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đã chê bai những lời đe dọa
là “thô thiển” và cảnh báo rằng cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự mất
lòng tin vào vắc-xin hơn nữa, điều này sẽ cản trở hoạt động tiêm chủng
quốc gia.
Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Hai, tạp chí
Vice dẫn lời các nguồn tin giấu tên ở Trung Quốc cho biết, ở một số vùng
của Trung Quốc, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đến từng
nhà đe dọa các gia đình phải tiêm vắc-xin.
“Các quan chức cộng
đồng, các quan chức tuyến đầu trong mạng lưới quản trị rộng lớn của
Trung Quốc, đã được triển khai để thuyết phục những người không muốn
tiêm phòng”, bài báo cho biết.. “Tại Datai, một cộng đồng ở Bắc Kinh,
các sĩ quan đã gọi điện thoại hoặc thăm hỏi tất cả những người không
muốn tiêm chủng” để khắc phục thái độ không khoan nhượng” của một số
người trong khu vực.
Tại Giang Tô, miền đông Trung Quốc, một
nguồn tin giấu tên nói với Vice rằng các quan chức chính phủ đã công bố
danh sách đen “những người chưa được tiêm phòng, như một cách để thúc
đẩy công dân”.
Biển Đông: Tàu ngầm Pháp, tàu chiến Canada, Úc liên tục xuất hiện
Apollo
đưa tin, gần đây Trung Quốc đã cử hàng trăm tàu đánh cá do người dân
và quân đội điều khiển tập trung ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của
Philippines, gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân Philippines.
Theo
tin mới nhất, các tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục nhỏ của Pháp gần
đây cũng xuất hiện ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Anh và Đức cũng đang có
kế hoạch cử tàu tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong năm nay.
Đài
Á Châu Tự Do đưa tin, Daniel Le Bouthillier người phát ngôn Bộ Quốc
phòng Canada, xác nhận tàu khu trục HMCS Calgary sẽ đi qua vùng biển
Việt Nam trong hai ngày 29 và 30/3, khởi hành từ Brunei đến Việt Nam.
Ông còn cho biết, đi qua vùng biển này là vì nó là con đường dễ dàng
nhất để di chuyển.
Báo cáo dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng
giấu tên nói rằng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) luôn
theo dõi tàu chiến Canada trong suốt quá trình nó di chuyển, vì ĐCSTQ đã
tuyên bố chủ quyền đối với khu vực biển đó.
Stephen Nagy, một
nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Châu Á Thái Bình Dương Canada, cho
rằng việc tàu chiến Canada đến Biển Đông có nghĩa là Canada không công
nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều đó cũng cho thấy chiến
lược của Canada ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả
ngoại giao, chính trị, quốc phòng, quân sự, kinh tế, văn hóa thương mại…
Theo
tin tức từ các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cho biết, gần đây tàu
khu trục hải quân Úc HMAS Anzac và tàu khu trục hải quân Canada Calgary
cũng đang khởi hành từ Singapore và Brunei để đi vào Biển Đông.
Từ
xưa đến nay, Biển Đông luôn là một trung tâm chiến lược của khu vực
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để duy trì cái gọi là hàng hải tự do, Mỹ
và Châu Âu đang tích cực tăng cường bố trí chiến lược của họ ở Biển
Đông trong những năm gần đây.
Kể từ đầu năm nay, tàu chiến của
Mỹ đã ba lần đi qua eo biển Đài Loan và hai lần thực hiện nhiệm vụ tự do
hàng hải ở Biển Đông. Hai tàu sân bay USS Roosevelt và Nimitz đã tiến
hành huấn luyện chung ở Biển Đông trong tháng Hai.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào