Header Ads

  • Breaking News

    Điểm qua ý kiến quốc tế về các chức lãnh đạo mới lên của VN?

    Các ý kiến nói nhân sự cấp cao nhất của Việt Nam vừa 'trình làng' là dấu hiệu phe Đảng Cộng sản lấn át phe chính phủ.
    Điểm qua ý kiến quốc tế về các chức lãnh đạo mới lên của VN?

    Hôm thứ Hai, Quốc hội Việt Nam đã chính thức bỏ phiếu bầu ông Phạm Minh Chính, một cựu lãnh đạo an ninh tình báo và Trưởng ban tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam làm thủ tướng mới.

    Giới quan sát từ bên ngoài nói ông Chính chưa có kinh nghiệm điều hành chính phủ.

    Trong bài viết "The odd couple: Vietnam, Laos get new leaders" đăng trên Asia Times ngày 6/4, tác giả David Hutt nhận định rằng ở Việt Nam và Lào, một số các chính trị gia được bố trí vào những vị trí không phù hợp với những kinh nghiệm của họ.

    'Cột tròn đóng vào chỗ vuông' (round pegs have been placed in square holes), ông David Hutt ví von bằng tiếng Anh về trường hợp ông Phạm Minh Chính ở Việt Nam và ông Thongloun Sisoulith, thủ tướng Lào lên nắm vị trí lãnh đạo Đảng.

    Tại Lào, ông Phankham Viphavanh, giống như ông Chính của Việt Nam, "không có kinh nghiệm điều hành chính phủ nhưng lên làm thủ tướng", theo David Hutt.

    Theo quan sát của David Hutt, ông Phạm Minh đã dành phần lớn sự nghiệp của mình ở Bộ Công an, lên đến chức thứ trưởng. Sau đó, ông được đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương, một vai tò quyền lực phụ trách các quyết định nhân sự đối với các quan chức của đảng.

    Mặc dù thời gian ông Chính ở Bộ Công an về mặt kỹ thuật có nghĩa ông là một thành viên của bộ máy chính phủ, nhưng bộ này tuân thủ chặt chẽ các chỉ đạo của bộ máy đảng.

    Ông Chính cũng là một trong những thủ tướng Việt Nam duy nhất không từng giữ chức phó thủ tướng trước đó, thường là điều kiện tiên quyết cho vai trò này.

    Tuy thế, bài của ông Hutt không nhắc đến giai đoạn ông Chính làm Bí thư Quảng Ninh.

    Tác giả David Hutt cũng nhắc đến trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc mà tưởng như phải được thăng chức làm người đứng đầu Đảng Cộng sản (ĐCSVN). Nhưng vừa rồi ông đã được bầu vào ghế chủ tịch nước.

    Trong khi đó, tay phải của TBT Nguyễn Phú Trọng là ông Trần Quốc Vượng đã bị Đảng loại và trượt ghế Bộ Chính trị.

    Điều đó có nghĩa là ông Trọng cần phải ngồi thêm nhiệm kỳ thứ ba để duy trì quyền lực cho phe phái của mình, David Hutt phân tích.

    "Bằng cách giao bộ máy chính quyền cho ông Chính, những người cộng sản rõ ràng đã quyết định áp đặt ý chí của Đảng lên bộ máy chính quyền," bài báo của David Hutt viết.

    'Phe đảng' và 'phe chính phủ'?

    Đề cập đến 'phe đảng' và 'phe chính phủ', GS Carl Thayer, Đại học New South Wales ở Úc nhìn nhận rằng trong khi 'phe đảng' luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ tư tưởng trong việc hợp pháp hóa chế độ độc đảng và liên tục cảnh báo về âm mưu diễn biến hòa bình của các lực lượng đối lập và nước ngoài nhằm tìm cách thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thì 'phe chính phủ' ủng hộ việc hội nhập Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu.

    Còn theo David Hutt, ít nhất cho đến những năm 2000, Đảng Cộng sản VN tương đối dễ dàng hoạch định các chính sách mà bộ máy chính quyền dự kiến sẽ ban hành. Như khẩu hiệu cũ của Hà Nội đã nêu: "Đảng lãnh đạo, nhà nước thực hiện, nhân dân kiểm tra".

    Thế nhưng khi nền kinh tế và xã hội của Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp, phần lớn nhờ vào tiến bộ kinh tế lớn vào đầu những năm 2010, ĐCSVN đã phải chuyển giao quyền tự chủ lớn hơn cho bộ máy chính phủ, có nghĩa là các bộ trưởng thường đưa ra quyết định mà không có chỉ thị của ĐCS.

    Điều này, một cách tự nhiên, đã tạo ra hai luồng ý kiến từ 'phe đảng' và 'phe chính phủ'. Cả hai đều phe đều có ủy ban riêng tranh luận về mọi chính sách, và không phải lúc nào cũng đi đến kết luận giống nhau.

    Điều đó cũng có nghĩa là chính phủ phải bắt đầu lấp đầy bộ máy hành chính của mình bằng các chuyên gia và nhà kỹ trị, những người có thể quản lý một hệ thống ngày càng phức tạp, nhưng những người này không nhất thiết phải có bất kỳ mối quan hệ thực sự nào với ĐCS và sự cai trị độc đảng, độc tài của nó.

    Đối với những người theo chủ nghĩa truyền thống như ông Trọng, người mà mối quan tâm hàng đầu là tiếp tục quyền lực của ĐCSVN, sự trỗi dậy của các nhà kỹ trị đặt ra một vấn đề lớn; các chính sách có thể cần thiết cho tiến bộ kinh tế hoặc xã hội nhưng lại không cần thiết cho lợi ích của Đảng.

    Ví dụ, một số nhà phân tích cho rằng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Hà Nội phải chấp nhận pháp quyền thực sự và quyền sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, những cải cách như vậy có nghĩa là ĐCSVN phải từ bỏ sự thống trị của mình đối với tòa án và quy trình pháp lý, làm suy yếu đáng kể khả năng kiểm soát của nó đối với xã hội.

    Ít nhất là trong trường hợp của Việt Nam, có vẻ như 'phe đảng' quyết định rằng quá trình này sẽ an toàn hơn nếu có sự giám sát của các nhân sự từ chính đảng này. Nếu để trong tay chính phủ, những chuyển đổi này có thể được thực hiện quá nhanh hoặc quá mạnh.

    Điều đó có thể giải thích tại sao ông Phúc, thủ lĩnh của phe chính phủ, được điều động giữ chức vụ Chủ tịch nước - một chính vụ mang tính nghi lễ. Và ông Vương Đình Huệ, người được ông Phúc 'bảo trợ', một trong những kiến trúc sư về kinh tế gần đây của Việt Nam, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội, cơ quan yếu nhất trong bốn cơ quan chính trị hàng đầu của Việt Nam, David Hutt viết.

    Trên trang The Diplomat, tác giả Sebastian Strangio thì nhận định việc đưa một quan chức công an chuyên nghiệp lên làm thủ tướng chứng tỏ Đảng CSVN sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn chống tham nhũng và chống các ý kiến bất đồng.

    'Ngạc nhiên', nhưng dự đoán không nhiều thay đổi chính sách

    Sự bổ nhiệm ông Phạm Minh Chính vào vị trí Thủ tướng cũng được đánh giá là gây ra ngạc nhiên lớn trong giới quan sát trong và ngoài nước.

    Ông Phạm Quang Minh, nguyên hiệu trưởng trường ĐH KHXN&NV Hà Nội được trích lời trên SCMP (báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng) nói rằng "Chỉ một bộ phận nhỏ người dân biết đến ông Chính. Đó là lý do tại sao hầu hết người dân Việt Nam đều bất ngờ khi biết tin ông sẽ làm thủ tướng mới".

    Nhưng với 'sự lãnh đạo tập thể' vẫn là chuẩn mực trong cách vận hành nhà nước cộng sản độc đảng của Việt Nam, ông Minh nói thêm rằng ông không trông đợi ông Chính, 62 tuổi, sẽ cải tổ các chính sách quốc gia.

    Cố vấn kinh tế đã nghỉ hưu của 5 đời thủ tướng, ông Lê Đăng Doanh thì nhận định với SCMP rằng với vai trò thủ tướng, ông Chính sẽ điều hành đất nước dựa trên quyết định của tập thể dưới sự dẫn dắt của Tổng bí thư Trọng.

    Ông Doanh nói "nếu muốn theo đuổi chính sách của riêng mình, trước tiên ông Chính phải thuyết phục đồng nghiệp đồng ý. Thủ tướng có nhiệm vụ chủ động đề xuất và thuyết phục Bộ Chính trị chấp nhận và thông qua [chủ trương]."

    Các đời thủ tướng trước như ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, 'đã rất nỗ lực', và có lúc thành công, lúc thất bại. Riêng ông Chính thì trước đó đã 'nếm mùi thất bại' rồi, vào năm 2018, khi ông thúc đẩy dự luật Đặc khu hành chính cho phép nước ngoài thuê đất tới 99 năm.

    Dự luật này đã làm bùng lên sự giận giữ trên khắp cả nước. Một số cuộc biểu tình đã nổ ra. Đó là điều mà ông Chính không lường trước được, ông Doanh nhận định.

    Về quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, ông Phạm Quang Minh nhận định rằng ông Chính không có khả năng đưa ra những đổi mới trong quan hệ đối ngoại, thay vào đó sẽ chọn cách tiếp cận "thực tế và thực dụng" nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càng nồng ấm với Washington trong khi tránh xa lánh Trung Quốc quá mức, trong bối cảnh Hà Nội đang xung đột với Bắc Kinh ở Biển Đông.

    Tuy nhiên, ông Minh nói rằng ở góc độ cá nhân, ông Chính có thể nghi ngờ Mỹ hơn những người tiền nhiệm do những năm ông làm tình báo ở Bộ Công an. "Ông ấy có thể nhìn mọi thứ theo tâm lý của Chiến tranh Lạnh," ông Minh bình luận trên SCMP.

    Dù vậy, Zachary Abuza, một giáo sư tại National War College ở Washington, chuyên về các vấn đề an ninh Đông Nam Á, cho rằng sự hợp tác của Hoa Kỳ đã trở nên quá gắn bó với các mục tiêu chính sách của Việt Nam để ông Phạm Minh Chính có thể làm gì gây tổn hại cho mối quan hệ song phương này, theo tờ SCMP.

    https://www.bbc.

    Không có nhận xét nào