Cho đến gần cuối Thế kỉ thứ Mười Chín, khi nước ta còn hoàn-toàn trong vòng ảnh-hưởng của Đế quốc Trung- Hoa, ta chỉ có một chữ DÂN.
Sự tấn-công tàn-bạo của các nước Tây-phương, cấu kết và liên minh với nhau để xâm nhập và nếu có thể, chiếm hữu miền Nam và Đông Asia, đã làm tan vỡ Đế quốc Chủ- nghĩa Á-Đông và đưa nước Việt-Nam vào vòng thuộc-quốc của nước Pháp.
Sự thức-tỉnh của sĩ-phu trong nước phải chờ đến khi tiếng vang của cuộc Chiến-tranh Nhật-Nga 1905 dội đến mới bắt đầu ở một vài người. Vua quan thì vẫn li-bì trong một giấc ngủ cả ngàn năm. Cả nước, ngày nay lớn gấp ba hay gấp mười lần đất-đai thời Âu-Lạc trước khi Triệu Đà đến chiếm đóng, và một số dân đông hơn có thể một ngàn lần, lại bắt đầu học lại làm những Lý Cầm, Lý Tiến mới để mưu đồ khôi phục lại núi sông đồng ruộng của mình. Với sự gia-tốc của lịch-sử nay bị vận động bởi những tư tưởng và ý-thức mới trong văn-minh cơ khí, thời-gian bị lệ thuộc đã rút ngắn từ một ngàn năm xuống chỉ còn một trăm năm, nhưng với cái giá phải trả là hơn ba triệu sinh-mạng và một sự phân- tán nhân-tâm như chưa bao giờ xẩy ra trong lịch-sử.
Những danh-từ mới trào vào trong nước, như thác ngàn, như lũ lụt, lúc đầu còn là nhai lại của các học-giả Trung- Hoa, nhưng rồi được lớp trí-thức mới - nhiều người không phải là cách-mệnh - hấp thụ được rồi truyền lại. Trong phạm vi một chữ DÂN, nay ta có DÂN TỘC, rồi QUỐC DÂN, rồi NHÂN-DÂN, với những danh từ cải biến, SẮC DÂN (hay SẮC TỘC, DÂN TỘC ÍT NGƯỜI, DÂN TỘC THIỂU SỐ); đó là không kể NÔNG-DÂN, một danh tử còn sống sót từ thời có sự phân biệt và kì-thị TỨ DÂN hay NCŨ DÂN (?), sĩ, nông, công, thương, (binh), đã hãm chết nền văn-minh phong kiến Đông Á.
Tất cả những danh-từ mới có mang dạng vị (morphem) /DÂN/ đều chứa đựng đến đầy ắp những nội dung chính trị hay cách-mệnh tranh-đấu có thể là sắt-máu.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh
Dưới đây, tôi chỉ luận bàn về danh-từ DÂN TỘC dưới khía-cạnh nhân-học hay dân-tộc-học, gột hết mầu sắc chính trị. Tiếng ngoại-ngữ tương-đương đại khái là PEUPLE (Pháp), PEOPLE (Anh) hay FOLK (Anh), VOLK (Đức).
Khởi thủy, dân-tộc chỉ là một khối người có chung một nguyên-tổ trong huyền-sử. Huyền-sử của Việt Nam, của Việt Mường, của Việt-Mán và một số đồng-bào miền núi nhận một vị tổ là người khai sơn phá thạch, định phương-hướng và thành lập một vũ-trụ riêng-biệt cho sự sống; và một vị tổ lớp thứ hai, là người sinh ra cái nhân-quần rải-rắc trên địa bàn Việt-Nam.
Những sự di-chuyển tiền-sử được dẫn bằng huyền thoại những con theo mẹ lên núi và những con xuôi xuống miền bể theo cha.
Các huyền-thoại này có thể gom lại thành một vòng tạo thiên lập địa và một vòng khai sơn phá thạch.
Tất cả những huyền-thoại này đã biến hóa rất nhiều trong mỗi khu-vực. Nhưng sự phân-tích cơ-cấu có thể làm sáng tỏ lại được những liên-hệ giữa các thoại-vị, và khám phá thấy cái ý-nghĩa tiềm-ẩn của hệ-thống huyền-thoại chung.
Một vòng huyền-thoại thứ ba nữa cần được khai phá đến cỗi-nguồn để hiểu hơn về thời nguyên-thủy của đại-tộc Việt. Đó là còng Hùng-Vương hay vòng văn-hóa.
Những huyền-thoại truyền lại trong dòng Việt-Nam đều đã ít nhiều pha ý-thức-hệ Trung-Hoa và đượm màu Phật giáo. Nhưng những huyền-thoại đồng-tính của các dòng khác trong khu vực khác vẫn còn giữ khá nhiều cái sắc-thái hoang vu và trinh-trắng của buổi nguyên-sơ. Các huyền-thoại dân tộc này phải được đối chiếu với những nét văn-hóa đặc-biệt của mỗi dòng, và cơ cấu sinh thành của toàn hệ phải được kiến tạo để tháo gỡ thực nghĩa.
Những công việc phải làm này là một phần rất quan trọng của dân tộc cổ sử học. Phương-pháp sử-học của Tây- phương đặt trọng tâm vào những sử liệu viết và hữu-hình. Phương pháp tiền sử học thì xét những di-chỉ vật-chất để lại trong lòng đất. Cả hai đều coi thường những truyền-thuyết, và vì vậy vẫn có một thiên-kiến rằng chỉ có những khối người có chữ viết mới có sử mà thôi. Không những rằng quan niệm hẹp-hòi này loại bỏ một phần lớn nhân-loại ở Phi Châu, Đại-Dương-Châu, Mĩ-Châu và ở cả Á-Châu; một nguồn tài liệu vô-cùng phong-phú cũng đã bị để cho tiêu hao đi, trong đó có sử-liệu và có những sự-kiện văn-hóa mà ta phải khám phá ra ẩn-nghĩa.
Ngôn-ngữ là một thành-tố khác của vấn-đề dân-tộc. Một ngôn ngữ chung của toàn thể dân Việt-Nam là một sự hãnh- diện của ta. Sự hãnh-diện này dựa vào sự đồng-nhất và đặc- thù của tiếng nói trong toàn thể dân-tộc, từ Bắc đến Nam. Nhưng hơn nữa, chúng ta kiêu hãnh vì, hơn nhiều dân-tộc khác, chúng ta đã bảo vệ được toàn vẹn cái ngôn-ngữ đơn- giản nhưng khúc-mắc và đầy tình-cảm của chúng ta trước áp lực của những ngôn-ngữ chinh-phục. Những di-tích tranh đấu còn được giữ lại trong tiếng Việt ngày nay. Và hiểu được những vết thương ấy trong ngôn-ngữ của dân-tộc, ta càng yêu, càng phục, càng trọng, càng vững tin dân-tộc của ta.
Vẫn biết rằng ngôn-ngứ không phải là dân-tộc và dân- tộc không thể thu gọn lại được trong ngôn-ngữ, những đối với một vài dân-tộc, trong số đó có ta, lịch-sử ngôn-ngữ là một phần quan-trọng của 1ịch-sử dân-tộc trong những đau-thương, những ngạo-nghễ, những hùng-tráng, những xây-dựng, những sáng-tạo của người dân. Nói rằng hồn dân-tộc nằm trong ngôn-ngữ, đó là một sự thực đối với Việt-Nam.
Trong cái qưá-trình phát triển của Việt-ngữ, sự đề-kháng Hoa-ngữ (cũng như sau này đối với Pháp-ngữ) không ngăn trở những vay-mượn và hấp-thụ làm cho ngữ-vựng Việt- Nam phong-phú và phát-biểu hơn. Nhưng, những trao-đổi trên địa-hạt này có cả hai chiều, và Hoa-ngữ vay mượn chữ của ta không phải là ít. Một mặc cảm tự ti ở đây chỉ tỏ ra rằng cái học của ta không đến nơi. Từ những tiếng căn bản như /sông/ > /giang/, như /cải/ > /thái/, đến những tân từ triết lí dùng để dịch Kinh Phật, sự đóng góp của Việt ngữ vào trong Hoa-ngữ rất lớn.
Mong rằng sau này sẽ có những học~giả đi sâu vào từ nguyên và ngữ-học lịch-sử với một tinh~thần độc lập khách quan, để làm sáng lại những vấn-đề ấy. Đối với dân tộc đối với nhân-loại, đó là những đóng-góp cực-kl xây dựng và cao-quí.
Về phương Nam cũng thế: sự di-chuyển và mở rộng đất sống vê phương Nam cũng đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ và các cách phát biểu khác. Chúng ta cho rất nhiều, và chúng ta nhận cũng lắm. Rất nhiều người Việt-Nam còn không hiểu điều này và sự không hiểu ấy có hại lớn cho một ý thức quốc-dân tân-tiến và hành-động, nên cũng cần được minh xác. ông Bụt, thày mo, màu chàm, lúa chiêm là một vài những vay-mượn ngôn-ngữ đã việt hóa hoàn-toàn, cũng như nhiều nét văn-hóa và một số thể văn-chương, nghệ-thuật và võ-thuật.
Ý nghĩa dân-tộc ở Việt-Nam cũng như ở toàn Đông Á bao gồm cả nền văn-hóa. Một văn-hóa chung là một yếu tố tất-nhiên của dân-tộc-tính ở cõi đất này. Đó là điểm nền-móng được nêu lên hàng đầu trong Đại-Cáo Bình Ngô của Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
Như nước Việt ta từ trước, Vốn xưng văn-hiến đã lâu, Sơn-hà cương vực đã chia, Phong-tục Bắc-Nam cũng khác.
Và trong thực-tế thì chính-sách đồng-hóa của nhà Mình, bắt dân ta bím tóc, mặc áo cài tréo, thay đổi cả phong-tục lề thói, đã thực sự là một chính-sách diệt-tộc, biến dân Việt thành người Hán. Sự khởi-nghĩa của đại-tộc Việt đã nổ tung ra ở khắp nơi, từ mọi tầng lớp và cả bốn loại dân, trước khi Lê Lợi phất cờ đại-nghĩa dựng nên nghiệp lớn, chính là để chống lại sự diệt-tộc ấy.
Nhưng ngay từ nguyên thủy, huyền thoại Hùng Vương đã nói lên điều ấy, như một di ngôn cho các thế hệ Việt đời-đời phải ghi khắc vào lòng, rằng văn-hóa là của toàn dân dựng lên và là một sự nghiệp chung, vĩnh-cửu vô-tận. Và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và cừ soái, chính là để chống lại chính sách diệt tộc của Hán Quang-vũ, phá bỏ "tục cũ", "trói buộc" bằng "luật pháp" và "lễ giáo" của "Thiên-triềư" và "Hán tộc".
Và cũng chính là trong cái tinh-thần và ý-nghĩa đó của chữ "dân tộc" mà Quang Trung dấy quân đuổi đánh nhà Mãn Thanh:
Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng...
Đánh cho sử tri Nam quốc anh-hùng chi hữu chủ.
Ý nghĩa của văn-hóa dối với dân-tộc Việt không cứng ngắc như thường được quan niệm bởi nhiều người. Văn-hóa đối với chúng ta là cái toàn khốí vừa đóng vừa mở, luôn-luôn biến đổi và 1uôn-luôn thuần nhất, mà một nhân quần, với một ý- thức về sự liên-kết và đồng-tâm của mỗi phần-tử, xây dựng lên và lưu truyền lại cho đời sau, để vĩnh-cửu cố kết và nhất thời nhận nhiên và lịch-sử của mình.
Văn-hóa Việt-Nam là văn-hóa của một dân-tộc vạn-lí trường-di trong thời tiền-sử, rồi cố định ở một cõi đất nơi "góc bể chân trời" của Cựu-Thế-Giới; trong cuộc tranh-đấu với thiên-nhiên, và với các đàn người khác, ta đã biệt lập thành một dân-tộc và một quốc-dân, với một nền văn-hóa đặc thù, có đủ sức sống để tồn tại giữa trời đất và có keo- sơn để gắn liền mỗi người và mọi người thành một khối, từ rất sớm trong lịch-sử.
Trong những đụng-chạm với các dân-tộc khác ở lân-cận, hay từ xa tới, với thực-tâm hòa-hiếu, hoặc với ý-đồ tranh giành chiếm đoạt, cũng như trong cuộc tranh-đấu liên-tục với tự-nhiên, ta đã cải thiện và hấp thụ, nghĩa là đã biến đổi và tự biến đổi, đã làm cho hoàn-cảnh khác đi và đồng-thời đã thu nhận ở hoàn-cảnh những thích-nghi cần-thiết, để sống còn và tô điểm cho đời sống. Đó là văn-hóa.
Hỏi rằng văn hóa gồm có những gì, thì nói sao cho hết. Trong tất cả cái phong cảnh của cõi đất Việt nam, không có một tấc đất nào không có dấu vết của bàn tay sáng tạo và lao-động của con người Việt-Nam. Trong lòng đất, không một thửa ruộng và một bìa rừng nào không ấp ủ những xương-thịt của sự tôn-kính và tình-tự dân tộc.
Văn hóa vật chất đấy mà văn hóa tinh thần cũng đấy, Văn-hóa ở trong bông lúa mà người ta gặt hái đem về; ở trong buồng cau và miếng trầu mà người ta tặng nhau làm của tin cho những tình yêu trọn kiếp; ở gốc cố-thụ trăm năm đã nghe không biết bao nhiêu lời cầu-nguyện của những cuộc đời lo-lắng; ở những chiếc nón lá che nắng che mưa và che cả một nét mặt mà ai kia phải phỏng đoán thì mới thấy được hết cái nét thơ.
Văn-hóa là quyến-tộc, là làng-mạc, là huyền-thoại, là dã sử, là cổ-tích, là ca-dao, là thả-diều, là câu-cá, là quần áo, là món ăn, là sự tổ-chức không-gian, là thái-độ trước chuyện đời, là nhân-sinh-quan, là vũ-trụ-quan của cả dân-tộc. Văn hóa thoát ra từ cách ăn, cách làm, cách nghĩ, cách sống của người Việt-Nam.
Văn-hóa gồm tất cả những cái ấy, nhưng không phải là một đống những cái riêng-rẽ hay một bó cỏ-hoa vừa hái được một cách ba-vạ, huyên-thuyên ở vệ đường. Dầu là một nét mới hấp thụ được, hay một thói tục bắt nguồn từ cõi tối của thời-gian, cũng phải được dân-tộc đã tiếp nhận, tiêu hóa và biến cải để cho nhập vào trong cơ-cấu của sự sống văn hóa, với những mối liên-hệ và tương-quan cần-thiết, để thành một khối thuần nhất. Để thành văn-hóa, không thể có được sụ ép-buộc mà phải là do sự tự-nguyện, tự-do chung. Và trong văn-hóa không thể có được sự mâu-thuẩn nội-tại: mọi mâu-thuẫn và xung-đột xảy ra ở ngoài và ở biên, và chỉ được thu nhận là văn-hóa khi đã được giải quyết, nghĩa là đã tạo ra được những tương-quan mới.
Những sụ biến-đổi cơ-cấu của văn-hóa chính là lịch-sử chân- thực của dân-tộc cũng như của loài người. Cái lịch-sử ấy bao gồm cả vật chất và tinh-thần, không có trước-sau, không có riêng-rẽ, không tách rời được, khắn khít nhau như hình với bóng, như chất với năng, như vi-thể và làn sóng, như hai mặt của một bàn tay.
Con người tự tạo ra văn hóa của mình, tức là tự làm ra lịch sử của mình. Cái ý thức văn-hóa-tính cũng là ý thức lịch-sử-tính. Ở trong một dòng văn hóa, tức là nhận một chỗ đứng trong một dòng lịch sử để làm lịch sử. Dân-tộc Việt- Nam có một lịch sử gắn liền với văn-hóa.
Hãy đọc lại lời dụ tướng sĩ của Quang Trung Nguyễn Huệ:
Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng...
Đánh cho sử tri Nam quốc anh-hùng chi hữu chủ.
Chủ của Nam-quốc anh-hùng là dân-tộc Việt-nam, Người đã xây dựng văn-hóa để bồi đắp non sông và tổ chức sự sống trong một cõi bờ riêng-biệt từ bao ngàn năm về trước cho đến mãi mãi về sau.
Và đây là một niềm kiêu-hãnh nữa trong lịch-sử của dân tộc Việt-Nam, một mảnh hồn cao-quí của dân tộc mà quốc dân Việt-Nam phải nuôi dưỡng và tôn thờ. Đó là cái sự nghiệp văn-chương, học-thuật, khoa-học, kĩ-thuật, nghệ- thuật, võ-thuật mà tiền-nhân đế lại cho ta, với một di ngôn rằng ta phải gìn giữ, trau dồi, tưới bón và làm cho mỗi ngày một giàu hơn với những hoa trái nuôi dưỡng bằng tinh-thần dân-tộc và tinh-hoa của nhân-loại. Trong nhất thời, sự-nghiệp này chính là sự-nghiệp giữ nước và dựng nước. Sức mạnh động-viên của một bài văn hay một câu hát đi đôi với sức tàn-phá do sự tinh-xảo của công-nghệ và thủ-thuật, đã hơn một lần giúp dân-tộc lấy lại được nước và sự tự-do. Sự- nghiệp tư tưởng và văn-nghệ-kĩ-võ lại còn là cái phẩm-chất tinh-thần của sự sống và cái động-lực bên trong của sự tiến- bộ. Sau cùng, sự-nghiệp văn-chương nghệ-thuật là tư tưởng và tình-tự dân-tộc, là keo-sơn gắn liền con người với đất nước và con người với con người.
1977
Trần Ngọc Ninh
Tuyết Xưa, viết về văn hóa; trang 179
Khởi Hành xb, 8.2002
http://www.hocxa.com/TieuLuan/DanTocLaGi_TranNgocNinh.php
Không có nhận xét nào