Header Ads

  • Breaking News

    “Chấm điểm” chính sách Trung Quốc của Tổng thống Biden

    Jim Talent & Lindsey Neas (*) - Grading the Biden Administration’s Approach on China So Far

     

    The Chinese aircraft carrier Liaoning sails through the Miyako Strait near Okinawa on its way to the Pacific Ocean in an image taken by Japan Self-Defense Forces and released April 4, 2021. (Joint Staff Office of the Defense Ministry of Japan/Handout via Reuters)

    Chính quyền Biden đã làm rất tốt giai đoạn mở đầu của chính sách tiếp cận với Trung Quốc. Trong vòng vài tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống đã đến Ngũ Giác Đài, thông báo rằng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ xem xét lại chính sách đối với Trung Quốc - một ủy ban xem xét được lập ra do Ely Ratner, cố vấn chính được nể trọng của Austin về các vấn đề Trung Quốc, phụ trách. Chúng ta có thể hy vọng bài đánh giá của Austin sẽ đề ra một chiến lược mạnh mẽ.

    Trong khi đó, chuyến xuất ngoại đầu tiên của Ngoại trưởng Antony Blinken là đến châu Á, nơi ông đã gặp các đồng minh quan trọng nhất của chúng ta. Sau đó, ngay trước cuộc họp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Alaska vào tháng trước, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt khoảng hai chục quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc vì liên quan đến việc hủy hoại tự do ở Hong Kong. Ngoài ra, Mỹ đã cùng các nước khác phản đối việc xét xử kín và thiếu thủ tục tố tụng phù hợp đối với hai công dân Canada, Michael Spavor và Michael Kovrig, những người đã bị bắt hai năm trước với cáo buộc vô căn cứ là hoạt động gián điệp. Giống như Iran, Trung Quốc hiện thực hiện một kiểu ngoại giao con tin.

    Đây là những động tác ban đầu đầy hứa hẹn, báo hiệu rằng cuộc gặp ở Alaska không phải là màn dạo đầu cho chính sách xoa dịu Bắc Kinh giống như kiểu một hội nghị Munich [Tại hội nghị Munich 1938, Anh, Pháp và Ý lấy lòng Adolf Hitler bằng cách nhượng cho Đức một phần lãnh thổ Tiệp Khắc để tránh khả năng xung đột dẫn tới chiến tranh, nhưng chiến lược xoa dịu đó đã thất bại - ND]. Không nghi ngờ rằng đó là một trong những lý do giải thích cho việc ngoại trưởng Trung Quốc “mắng mỏ” phái đoàn Mỹ suốt 15 phút từ bên kia bàn họp ở Anchorage. Chế độ Bắc Kinh thể hiện nỗi bất mãn khi chính quyền mới của Mỹ rõ ràng đã không khuất phục những yêu cầu của họ.

    Ngoài ra, chính quyền Biden vẫn chưa cho thấy xu hướng giảm bớt trên diện rộng chiến dịch kinh tế do chính quyền Trump thực hiện nhằm chống lại “các công cụ của chủ nghĩa dân tộc công nghệ” (techno nationalism toolbox) mà đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để lật đổ hệ thống thương mại toàn cầu, chiếm đoạt công nghệ và sự giàu có của các quốc gia khác. Nói cách khác, cho đến nay chính quyền mới đã làm khá tốt trong việc đối phó với Trung Quốc. Nhưng “khá tốt” vẫn là chưa đủ tốt. Có thể như thế là đủ ở thời điểm 15 năm trước, thậm chí mười năm trước, nhưng nay thì không còn đủ nữa - do sức mạnh cứng to lớn mà Bắc Kinh đã tích lũy được trong 25 năm qua và sử dụng nó ngày càng tàn bạo để thực thi các yêu sách chủ quyền, bắt nạt các nước láng giềng và đe dọa hòa bình trong khi coi thường luật pháp quốc tế.

    Dưới đây là danh sách một phần các yếu tố trong quá trình xây dựng quân đội của Trung Quốc:

    - Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xây dựng kho vũ khí hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn đạn đạo ấn tượng nhất trong lịch sử, có khả năng tấn công hàng loạt tài sản của Mỹ cho đến chuỗi đảo thứ hai - chuỗi đảo ở Tây Thái Bình Dương kéo dài từ Nhật Bản đến Micronesia, bao gồm cả Guam và xa hơn thế nữa. Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ trong việc phát triển hỏa tiễn siêu thanh, một khi được hoàn thiện và triển khai, nó có thể đánh bại hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Mỹ.

    - Hải quân PLA (PLAN) lớn hơn đáng kể so với hải quân Mỹ; các tàu của họ là những tàu đa nhiệm, hiện đại, được thiết kế để thúc đẩy các mục tiêu của Trung Quốc ở các vùng biển gần nước họ. Ở phía Tây Hawaii, tàu của PLAN đông hơn Hải quân Hoa Kỳ với tỷ lệ 5 trên 1. Hơn nữa, Trung Quốc có năng lực đóng tàu lớn nhất thế giới, có khả năng sản xuất tới hai chục tàu hải quân trong thời gian 12 tháng và có thể đóng tàu với tốc độ cao hơn nếu muốn. Hoa Kỳ đã mất một nửa năng lực đóng tàu hải quân trong 30 năm qua và hiện phải vật lộn để đóng mười tàu hàng năm, ngay cả khi Hải quân có đủ ngân sách để mua chúng. PLAN cũng đang bận rộn phát triển các khả năng thi triển sức mạnh ra toàn cầu. Một thập kỷ trước, mọi người còn đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có tìm cách sản xuất hàng không mẫu hạm hay không; còn hiện nay Bắc Kinh đang hoàn thành tàu sân bay thứ ba, ước tính có lượng choán nước 85.000 tấn. Thiết kế của tàu sân bay thứ tư được cho là đã bắt đầu vào năm 2019.

    - Lực lượng Không quân PLA có thể chưa tinh thông như đối tác Mỹ của họ nhưng họ có kho máy bay mới hơn. Trong những năm gần đây, họ đã giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và bắt đầu phát triển một máy bay ném bom tàng hình giống B-2 được gọi là Xian H-20.

    - Xét về sức mạnh không gian, Trung Quốc ít nhất đã có thể so sánh với Hoa Kỳ. Họ đã hoàn thành một hệ thống định vị toàn cầu riêng, gọi là mạng Bắc Đẩu (Beidou). Họ có một chương trình không gian dân sự tích cực và đang mở rộng, chương trình này liên kết phục vụ và hỗ trợ cho quân đội PLA, và sau một số năm, họ đã có khả năng tấn công mọi kiến ​​trúc không gian ca M trên mi mt phng qu đạo. Ch mt vài năm trước, kh năng ISR (tình báo, giám sát và trinh sát) của PLA còn nhiều nghi vấn, nhưng họ đã tăng cường nhanh chóng và hiệu quả khả năng của họ trong lĩnh vực đó.

    - PLA đang hiện đại hóa và mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Mặc dù không ai biết chắc chắn số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này sở hữu, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục bổ sung các bệ phóng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM) di động trên đường sắt và đường bộ, xây thêm các hầm chứa hỏa tiễn, đồng thời cải tiến các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang hỏa tiễn đạn đạo.

    Trong khi người Trung Quốc đang mở rộng và hiện đại hóa toàn diện lực lượng quân đội của họ, thì năng lực của người Mỹ đang suy giảm dần, đặc biệt là trong những năm từ 2013 đến 2018.

    Hoa Kỳ hiện bị lấn át về vũ khí, về nhân lực và về tầm hoạt động ở các vùng biển gần Trung Quốc, đặc biệt là trong chuỗi đảo thứ nhất hết sức quan trọng - chuỗi đảo gần bờ biển Đông Á, kéo dài từ Nhật Bản đến Philippines. Hậu quả, Bắc Kinh trong phần lớn trường hợp, đã có thể phớt lờ dư luận thế giới, không đếm xỉa tới các biện pháp trừng phạt kinh tế và thiệt hại về danh tiếng, mà chỉ đơn giản sử dụng biện pháp cưỡng bức - tập trung đông đảo lực lượng dân quân hàng hải và tàu tuần duyên được các chiến hạm PLAN hậu thuẫn - để xâm chiếm lãnh thổ và bảo vệ các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ.

    Đó chính xác là những gì mà chế độ Bắc Kinh đã làm trong gần một thập niên. Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012; thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không ở Biển Hoa Đông vào năm 2013; chiếm giữ các bãi đá ngầm trong vùng biển quốc tế của Biển Đông, một khu vực rộng gấp đôi Alaska và bắt đầu xây dựng các cơ sở cảng và sân bay quan trọng trên đó bắt đầu từ năm 2013. Trung Quốc sử dụng các tàu tuần duyên, được hậu thuẫn bởi các chiến hạm của PLAN, vừa để hỗ trợ các công ty Trung Quốc khai thác tài nguyên trong vùng lãnh hải của các quốc gia khác vừa để ngăn chặn các nước láng giềng của họ tiếp cận tài nguyên trong cùng một vùng biển. PLA thường xuyên cử tàu và máy bay xâm phạm không phận và lãnh hải của Nhật Bản và Đài Loan, và năm ngoái đã sử dụng vũ lực để cưỡng bức Ấn Độ trong các tranh chấp biên giới với nước này.

    Tất cả diễn biến này - cùng với việc Bắc Kinh bắt giam hàng loạt và đối xử tàn bạo với người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương và chiếm đóng Hong Kong - đã vấp phải sự lên án ngoại giao nhất quán của các nước. Và bắt đầu từ chính quyền Trump, sức mạnh kinh tế của Mỹ được sử dụng để buộc chế độ Bắc Kinh phải trả giá. Những biện pháp đó đã gây áp lực nhưng không ngăn cản được Trung Quốc. Trên thực tế, Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách chuyển sang “ngoại giao chiến binh sói” - đưa ra các tuyên bố hung hăng để chứng tỏ rằng cái giá phải trả về kinh tế và uy tín sẽ không ngăn được họ sử dụng vũ lực để đạt được các mục tiêu.

    Như Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển đã nói vào năm ngoái: “Chúng tôi đãi bạn bè bằng rượu ngon, nhưng đối với kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi có súng đạn”.

    Vì vậy, trong khi quan điểm cứng rắn của chính quyền Biden với Trung Quốc cho đến thời điểm này đã gây ấm lòng, cuộc thử nghiệm thực sự sẽ đến khi Tổng thống gửi bản dự tính ngân sách quốc phòng đầu tiên của mình đến Quốc hội, như lời thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói vào tháng trước. Ở Washington người ta đặt cược rằng ông Biden sẽ đề nghị giữ nguyên thay vì tăng 3-5% (bằng đôla thực chứ không phải đôla danh nghĩa) ngân sách mà Bộ Quốc phòng cần có để tiếp tục công cuộc xây dựng quân đội đã bắt đầu một cách thất thường dưới thời Trump.

    Thứ Sáu ngày 9-4-2021, chính quyền Biden đã công bố những số liệu quan trọng nhất về ngân sách quốc phòng năm 2022. Thật không may, sự đặt cược đã đúng: chính quyền đã không chỉ đóng băng mà còn cắt giảm nhẹ chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ. Điều này làm suy yếu hiệu quả của các sáng kiến ​​ngoi giao ca chính quyn Biden cho đến nay. Các công c dân s ca sc mnh quc gia rt quan trng và v lâu dài chúng có th mang tính quyết định, ging như trong Chiến tranh Lnh; nhưng các công c dân s cn có thi gian và sức lực để phát huy tác dụng, và chúng sẽ không có tác dụng trừ khi tư thế quân sự của Mỹ trong khu vực đủ mạnh mẽ về cơ bắp để ngăn cản Bắc Kinh hoàn thành các mục tiêu thông qua cưỡng bức và gây hấn.

    Hiện tại, tư thế của Hoa Kỳ là không đủ cơ bắp. Cân bằng quyền lực ở Đông Á đã bị xáo trộn và nếu cán cân quân sự tiếp tục chuyển dịch theo hướng nghiêng về Bắc Kinh, thì tất cả các biện pháp ngoại giao tốt và sự đoàn kết đồng minh cũng như các ràng buộc kinh tế sẽ không đủ để khôi phục sự cân bằng đó. Bản thân việc cắt giảm ngân sách quốc phòng là một bước đi tồi tệ và đó là một dấu hiệu thậm chí còn tồi tệ hơn cho thấy đội ngũ của Biden, mặc dù có tài hùng biện, vẫn chưa hiểu được mối đe dọa mà Hoa Kỳ và các đồng minh của họ ở Viễn Đông phải đối mặt.

    ***

    (*) Jim Talent, từng là thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Missouri, chủ tịch Tiểu ban Seapower. Ông hiện là chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo Quốc gia tại Viện Reagan. Lindsey Neas là một cựu sĩ quan thiết giáp của Lục quân, đã phục vụ 15 năm với tư cách phụ tá quốc phòng cho một số thành viên của Ủy ban Quân Vụ Thượng viện và Hạ viện.

    Nguồn: Grading the Biden Administration’s Approach on China So Far, National Review, ngày 11-4-2021

    https://thenewviet.com/%E2%80%9Ccham-diem%E2%80%9D-chinh-sach-trung-quoc-cua-tong-thong-biden.html

    Không có nhận xét nào