Tàu Liêu Ninh. Đài Loan và Philippines
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
Bản tin hôm nay tiếp tục ghi nhận những chuyển động của tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Đông cùng các diễn biến đáng chú ý khác ở khu vực.
1. Nhóm Tàu Liêu Ninh ở phía nam Hoàng Sa
Sau khi di chuyển xuống phía nam quần đảo Hoàng Sa vào ngày 16.4, nhóm tàu Liêu Ninh của Trung Quốc được ghi nhận hoạt động ở vị trí có tọa độ 14.18N/112.06E, di chuyển theo hướng đông bắc, theo hình ảnh vệ tinh. Vị trí của nhóm tàu này cách thành phố Quy Nhơn khoảng 300 km.
Trong ngày 18.4 ảnh vệ tinh không ghi nhận được vị trí của chúng, nhưng theo thông tin mà tôi có được, chúng hoạt động ở khu vực đông nam đảo Tri Tôn trong ngày 18.4.
Vài ngày qua, nhiều chiến đấu Trung Quốc xuất hiện trên bãi đổ ở đảo Phú Lâm. Điều này gợi ý rằng chúng sẽ tiến hành tập trận và không loại trừ khả năng các chiến đấu ở Phú Lâm sẽ tham gia phối hợp cùng các tiêm kích J-15 trên tàu Liêu Ninh.
Trong khi đó, tàu sân bay Sơn Đông hiện vẫn neo tại Tam Á, đảo Hải Nam, tính đến hôm qua.
2. Clip tàu Liêu Ninh
Trong các ngày 14 và 15.4, một tài khoản Twitter (@shiwenye3 - hiện đã khóa) bất ngờ đăng tải 3 đoạn clip và một số hình ảnh của nhóm tàu sân bay Liêu Ninh hoạt động ở vị trí không nói rõ.
Hình ảnh và clip ghi nhận tàu Liêu Ninh được hộ tống bởi các tàu khu trục Type 055, Type 052D và Type 054A. Clip cũng quay lại cảnh chiến đấu cơ J-15 hạ cánh trên tàu sân bay.
Global Times @globaltimesnews
This video clip of a fighter jet landing smoothly on the Chinese aircraft carrier #Liaoning is going viral on social media. In the video, US Navy soldiers appeared to be amazed by the landing.
April 17th 2021
154 Retweets471 Likes
Các cư dân mạng Nhật cũng nhanh chóng nhận ra một trong các tàu được quan sát thấy di chuyển gần tàu Liêu Ninh có thể là tàu khu trục lớp Murasame hoặc Takanami của Nhật Bản.
Tài khoản Twitter nói trên tự nhận mình là một thủy thủ Mỹ phục vụ trên một tàu khu trục. Tài khoản này cũng thường xuyên tweet bằng tiếng Hoa, gợi ý đây là một thủy thủ gốc Hoa.
Dù đoạn clip có khả năng là thật, chi tiết một “thủy thủ Mỹ” tự công bố nó khá đáng ngờ và bất hợp lý.
Tôi thiên về khả năng đó là một hình thức công bố clip đã được phê chuẩn trong một chiến dịch thông tin. Và cũng không loại trừ khả năng nó đến từ chính người Trung Quốc hoặc Nhật Bản.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cuối tuần qua đã ghé đảo Guam để tiếp tế. Và đến sáng nay 19.4, tín hiệu AIS ghi nhận tàu khu trục USS Russell đã ra biển trở lại, gợi ý nhóm tàu này đã kết thúc chuyến ghé cảng.
Tương tự, nhóm tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island cũng ghé Guam cuối tuần qua và đến sáng nay, tàu khu trục trong nhóm là USS Port Royal cũng đã lên đường.
Không quân Thái Bình Dương thông báo 4 oanh tạc cơ B-52H được triển khai đến căn cứ Andersen ở đảo Guam - PACAF
3. Tin đồn ở Philippines
Giữa lúc căng thẳng Philippines - Trung Quốc dâng cao xung quanh sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu, tin đồn về sự bất mãn của các sĩ quan quân đội đối với Tổng thống Rodrigo Duterte đã xuất hiện.
Trong ngày 18.4, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và Tổng tham mưu trưởng Cirilito Sobejana đã phải đưa ra các tuyên bố bác bỏ những thông tin mà họ xem là tin giả này, theo Rappler.
Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) và Bộ Quốc phòng (DND) đã lên án các "tin giả" trên mạng cho rằng Tổng thống Rodrigo Duterte đang mất đi sự ủng hộ của các sĩ quan quân đội vì cách tiếp cận hòa bình của ông đối với việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Tây Philippines (cách Philippines gọi một phần Biển Đông).
Trong các tuyên bố riêng rẽ vào Chủ nhật, ngày 18 tháng 4, Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Cirilito Sobejana và Bộ trưởng Delfin Lorenzana đã phủ nhận sự tồn tại của một nhóm Viber gồm 500 quân nhân đang tại ngũ và đã xuất ngũ, những người được cho là có kế hoạch rút lại sự ủng hộ của họ dành cho Tổng tư lệnh.
Trong khi đó, 50.000 người đã ký một thỉnh nguyện thư kêu gọi Tổng thống Duterte từ chức, theo ABS-CBN. Tuy không có giá trị pháp lý, nhưng thỉnh nguyện thư này cũng thể hiện phần nào thái độ bất mãn từ các tầng lớp nhân dân đối với cách ông Duterte xử lý mối quan hệ với Trung Quốc và ứng phó đại dịch Covid-19.
4. Vấn đề Đài Loan
Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide lần đầu tiên nhắc đến vấn đề Đài Loan cùng hàng loạt quan ngại khác.
Tổng thống Biden và Thủ tướng Suga đã trao đổi quan điểm về tác động từ các hành động của Trung Quốc đối với hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới, đồng thời chia sẻ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc không phù hợp với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm cả việc sử dụng kinh tế và các hình thức cưỡng ép khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhau dựa trên các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung. Chúng tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của việc răn đe để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông. Chúng tôi nhắc lại sự phản đối của chúng tôi đối với các yêu sách biển và hoạt động trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông và tái khẳng định mối quan tâm chung mạnh mẽ của chúng tôi đối với một Biển Đông tự do và rộng mở được quản lý bởi luật pháp quốc tế, trong đó đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải pháp hòa bình cho các vấn đề xuyên eo biển. Chúng tôi chia sẻ những quan ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Hoa Kỳ và Nhật Bản nhận thấy tầm quan trọng của các cuộc đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc, nhắc lại ý định chia sẻ trực tiếp các mối quan ngại và thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực quan tâm chung.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố phản đối.
Canberra chuẩn bị cho kịch bản xung đột Đài Loan khi căng thẳng leo thang - The Australian Financial Review
Văn phòng đại diện của Nhật Bản treo quốc kỳ tại Đài Loan - Taiwan News
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo thăm đảo cực tây Yonaguni ở gần Đài Loan - Twitter @KishiNobuo
5. Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth
Dựa trên các thông tin được công bố, trang Navy Lookout đã xây dựng lộ trình của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth trong chuyến triển khai đến khu vực Tây Thái Bình Dương vào những tháng tới.
Ảnh: Navy Lookout
Có hai thông tin đáng chú ý vào cuối tuần qua. Một là nhóm tàu này sẽ không băng qua eo biển Đài Loan. Thay vì đó sẽ đi qua eo Ba Sỹ. Hai là trong chuyến triển khai, một tàu khu trục Type 45 và một tàu hộ vệ Type 23 sẽ tách đoàn ở Địa Trung Hải để di chuyển vào Biển Đen, giữa lúc tình hình Ukraine - Nga căng thẳng trở lại, theo tờ Sunday Times.
6. ASEAN
Có phải Đông Nam Á đang nhìn ra nhu cầu đoàn kết ở Biển Đông? - SCMP
Thẩm phán Carpio kêu gọi Philippines, Malaysia, Việt Nam tự nguyện giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Trường Sa - Rappler
Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing sẽ tham dự thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia ngày 24.4 - Reuters
Không có nhận xét nào