Tàu dân quân biển Trung Quốc neo đậu ở Bãi Ba Đầu. Ảnh chụp từ thực địa năm 2020 của nhà báo Mai Thanh Hải/Báo Thanh Niên.
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, một trong những việc mà Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đã thực hiện trong những tuần qua là trao đổi với các nhóm nghiên cứu quốc tế, cung cấp cho họ thông tin làm rõ tình trạng pháp lý của Bãi Ba Đầu, cũng như nhận trả lời phỏng vấn báo chí.
Dưới đây là nội dung một bài phỏng vấn đã được đăng 2 kỳ trên trang BBC Tiếng Việt, được đăng lại ở đây với sự đồng ý của BBC. TS. Vân Phạm và Giảng viên Nguyễn Thế Phương là các thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Vân Phạm phụ trách trả lời phần Luật quốc tế, Nguyễn Thế Phương phụ trách trả lời về động thái của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam. Cộng tác viên Lê Đức Tâm phụ trách dữ liệu thực địa. Cùng một số thành viên khác.
A. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1/ Những thực thể chìm dưới biển và chỉ nhô lên khi triều xuống (bãi triều thấp, LTE) thì xác định chủ quyền như thế nào theo thông lệ, luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982?
Theo Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevation) được định nghĩa là một nền đất được hình thành tự nhiên mà nổi ở triều thấp nhưng bị nhấn chìm ở triều cao.
Vì Philippines bất ngờ nổi lên như một bên yêu sách Bãi Ba Đầu, trước hết chúng tôi muốn trích dẫn lập trường của Philippines về quy chế pháp lý của thực thể chìm ở triều cao được trình bày trong các phiên điều trần tại Vụ kiện trọng tài Biển Đông như sau:
– Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền, và do đó không có bất kỳ biện pháp chiếm đóng hoặc kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này.[1]
– Một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao đó sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi ở triều cao.[2]
– Khi thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia, thì quốc gia đó được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán độc quyền đối với thực thể chìm ở triều cao trong phạm vi được quy định ở các điều 56(3) và điều 77 của UNCLOS.[3]
– Khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn, vượt ra ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, nó sẽ là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng của phần XI của Công ước, không quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào đối với hoặc liên quan tới nó.[4]
Như vậy, đứng trên lập trường của Philippines, nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể là Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, Bãi Ba Đầu sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông.
Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông cũng cùng quan điểm với Philippines. Dẫn án lệ vụ kiện giữa Nicarragua và Columbia năm 2012, Tòa lưu ý rằng thực thể chìm ở triều cao không phải là một phần của lãnh thổ theo khía cạnh pháp lý mà chỉ là một phần đất chìm dưới mặt biển. Do đó thực thể chìm ở triều cao không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Thực thể chìm ở triều cao nằm trong lãnh hải một quốc gia thì sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó, thông qua chủ quyền của quốc gia đó với lãnh hải.[5]
Cụ thể hơn, mặc dù Tòa kết luận rằng Bãi Xu Bi (Subi Reef), Bãi Cỏ Mây (Thomas Second Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) đều là các thực thể chìm ở triều cao, nhưng chúng thuộc về hai phân loại quy chế pháp lý khác nhau. Toà kết luận rất cụ thể rằng Bãi Xu Bi nằm trong 12 hải lý của thực thể nổi ở triều cao Sandy Cay ở phía Tây đảo Thị Tứ [6], và sẽ thuộc chủ quyền quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi đó. Tuy nhiên, vì Tòa không có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền, Toà đã không thể kết luận đó là quốc gia nào.[7]
Trong khi đó, Toà kết luận rằng Bãi Cỏ Mây và Bãi Vành Khăn không nằm trong lãnh hải của thực thể nổi ở triều cao nào, nhưng nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines, và do đó tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
2/ Những LTE mà vì một lý do tự nhiên (chẳng hạn bồi đắp tự nhiên) trở thành thực thể nổi trên mặt nước, thì việc xác định chủ quyền có thay đổi?
Trong Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông 2016 ghi nhận trường hợp của Đá Kennan, một thực thể nằm cách Đá Tư Nghĩa 1 hải lý. Vốn lúc đầu Đá Kennan là một thực thể chìm ở triều cao. Theo thời gian, đã có một dải cát được bồi đắp tự nhiên do bão, và Toà đã sử dụng dữ liệu khảo sát gần nhất trước khi có sự can thiệp của con người. Điều 121 định nghĩa đảo/đá là các thực thể được tạo thành một cách tự nhiên nổi ở triều cao. Từ đó Toà kết luận Đá Kennan là thực thể nổi ở triều cao, được tạo bởi bão.[8]
Quốc gia có chủ quyền với thực thể này, bởi vậy có thể tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và tất cả các LTEs bên trong, bao gồm Đá Tư Nghĩa.
3/ Cụ thể với Đá Ba Đầu vốn là một LTE, việc xác định chủ quyền dựa theo những căn cứ nào? Theo những căn cứ mà ông/bà có được, Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền nước nào?
Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là một rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn (Union banks) và nằm ở cực đông bắc của cụm, có hình dạng giống như một chiếc boomerang. Về mặt địa lý, cụm Sinh Tồn nằm gần vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa, khoảng cách đến các thực thể xa nhất ở quần đảo này theo các hướng khoảng từ 100 đến 150 hải lý. Ngoài ra, cụm Sinh Tồn cũng khá gần đảo Ba Bình (do Đài Loan kiểm soát); đảo Nam Yết (do Việt Nam kiểm soát) và Bãi Én Đất.
Theo các khảo sát hàng hải trước đây cũng như khảo sát của Philippines, Bãi Ba Đầu là một thực thể chìm ở triều cao. Bãi Ba Đầu cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý, một thực thể địa lý nổi ở triều cao theo các tài liệu UKHO và khảo sát của Philippines. Như phân tích ở trên, Bãi Ba Đầu thuộc về lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chứ không phải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác. Và do vậy Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của quốc gia nào có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông. Hiện giờ Việt Nam đang đóng quân từ năm 1978 và khẳng định chủ quyền ở đảo Sinh Tồn Đông. Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền.
Luật quốc tế coi trọng chiếm hữu thực sự một cách hoà bình. Thực tiễn quốc gia và quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại một Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ cho thấy, Toà sẽ xem xét hồ sơ pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền thuộc về bên đó. Căn cứ Luật quốc tế và các bằng chứng pháp lý, lịch sử cùng thực trạng chiếm hữu thực sự một cách hoà bình, Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao, các địa vật nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo này, bao gồm cả Bãi Ba Đầu.
B. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÃI BA ĐẦU. ĐỘNG THÁI CỦA TRUNG QUỐC
Theo dõi diễn biến ở đá Ba Đầu gần đây (Trung Quốc neo nhiều tàu trong thời gian dài), theo ông/bà, liệu Trung Quốc có đang thực hiện điều mà họ từng làm tại Vành Khăn, và gần đây là Scarborough Shoal (lấn dần và chiếm)? Liệu đây là một phản ứng thăm dò (VN, Philippines, ASEAN, Mỹ…) hay sẽ là bước đi thực tế để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng bằng cách thiết lập một cơ sở mới, thậm chí là một đảo nhân tạo mới trong tương lai gần? Có thể dự đoán Trung Quốc sẽ thực hiện những bước gì tiếp theo, liệu sẽ có thêm những “vụ Scarborough mới”, và đâu nên là đối sách của Việt Nam? Về mặt thời điểm, tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này?
– Nếu lật lại các sự kiện trong lịch sử, như việc TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 hay thảm sát Gạc Ma năm 1988 đều phải dựa vào yếu tố thời cơ. Năm 1974 là nhân lúc Việt Nam Cộng hoà đang gặp khó khăn trong chiến tranh, và quá trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối với Thảm sát Gạc Ma năm 1988, Việt Nam khi đó gặp khó khăn rất lớn cả về đối nội và đối ngoại. Chính sách Đổi Mới mới thực hiện được có 2 năm, chưa thể phát huy được tác dụng, và khủng hoảng kinh tế và xã hội vì thế chưa thể được giải quyết. Thêm vào đó, Việt Nam khi đó đang gặp bao vây cấm vận, sức ép rất lớn từ tất cả các quốc gia liên quan tới vấn đề Campuchia (Trung Quốc, Mỹ, phương Tây, các nước ĐNÁ) khiến cho nguồn lực trong an ninh quốc phòng bị hạn chế. Bên cạnh đó, quan hệ với Liên Xô trên danh nghĩa là đồng minh hiệp ước, nhưng bản thân Liên Xô khi đó cũng đã lâm vào khủng hoảng, và Moscow cũng đang trong quá trình điều chỉnh quan hệ với Mỹ (và Trung Quốc), dẫn đến trợ giúp về mặt thực tế của Liên Xô bị hạn chế rất lớn. Sự kiện Gạc Ma năm 1988 chính là bài học mà Việt Nam luôn nhắc đi nhắc lại khi đề cập tới lựa chọn chính sách hiện nay, tác động rất lớn tới việc hình thành tư duy “tái cân bằng” của VN hiện tại.
Có nhiều lo ngại cho rằng TQ cũng đang chờ đợi thời cơ tương tự để kiểm soát thêm các thực thể ở Trường Sa, vì nên nhớ rằng tham vọng của TQ ở Trường Sa là lớn hơn rất nhiều so với chỉ 7 thực thể mà họ đã cải tạo như hiện tại.
– Việc Trung Quốc tập trung các tàu cá của mình ở Ba Đầu, và sau đó là Kennan cho thấy khả năng của nước này trong việc triển khai lực lượng trên thực tế, và thông qua đó cho thấy khả năng kiểm soát của Trung Quốc trên thực địa. Cụm đảo Sinh Tồn là không gian tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines và TQ, trong đó VN có 4 điểm đảo và TQ chiếm giữ 2. Tuy nhiên, cả về cơ sở hạ tầng và độ sâu về lực lượng và công nghệ, TQ là bên có lợi thế lớn hơn cả. Bất kể việc các tàu cá neo đậu ở cụm Sinh Tồn thuộc dân quân biển hay thuần dân sự, sự hiện diện áp đảo của TQ là không thể bàn cãi được.
– Xét về mặt chiến lược, đối với TQ lý tưởng nhất là phải kiểm soát cho được toàn bộ Trường Sa. Cụm Sinh Tồn là điểm mà họ chưa hoàn toàn kiểm soát 100%. Nếu trong trường hợp TQ cải tạo biến Ba Đầu thành một căn cứ mạnh, có sân bay hay bến cảng, thì (1) Ba Đầu sẽ giúp TQ có khả năng kiểm soát 100% cụm Sinh Tồn theo hướng Bắc-Nam, do tất cả các tàu muốn vào cụm này phải đi qua một eo nhỏ phía tây nam Ba Đầu; (2) tạo thành một cứ điểm hậu cần lớn tiếp theo ngoài Gạc Ma để TQ có thể triển khai lực lượng ra xung quanh, bổ sung nguồn lực cho Tư Nghĩa, và là điểm hỗ trợ cho Vành Khăn; (3) Khi có xung đột TQ có thể vô hiệu hóa nhanh hơn các cụm cứ điểm của VN ở xung quanh, nhất là Sinh Tồn Đông.
Tuy nhiên, khả năng TQ tiến hành xây dựng đảo nhân tạo ở Ba Đầu hiện tại là không cao, vì như vậy sẽ gia tăng căng thẳng tới mức không cần thiết, nhiều khi sẽ vượt qua lằn ranh đỏ của VN.
Khả năng cao nhất vẫn là tăng cường hiện diện và kiểm soát thực tế, như những gì mà TQ đã làm ở Scarborough. Đây là nguy cơ thường trực.
Dù vậy, không thể loại trừ bất kỳ kịch bản nào, và cần phải tiếp tục theo dõi các động thái tiếp theo trong tương lai. Dù lý do là gì, là ngẫu nhiên hay không, thì vị thế của Ba Đầu rõ ràng là quan trọng.
C. PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM
Trong vụ việc mới nhất tại Đá Ba Đầu, Việt Nam lên tiếng sau Philippines. Hơn nữa, Philippines còn có những hành động mạnh mẽ như điều tàu, máy bay quân sự theo dõi. Việc chậm lên tiếng và không có hoạt động thực địa (ít ra là không có hoạt động thực địa được công bố rộng rãi) có gây ra bất lợi nào cho VN? Ông/bà có thể gợi ý giải pháp cho Việt Nam trong vụ này?
Việc VN chậm trễ trong phát ngôn gây ra bất lợi, ít nhất là về mặt truyền thông, khi báo đài và các học giả quốc tế đề cập tới vấn đề này dựa trên thông tin và hình ảnh được phía Philippines đưa ra, và vì thế vô tình làm xói mòn nỗ lực khẳng định chủ quyền của VN ở cụm Sinh Tồn nói chung và Ba Đầu nói riêng.
Cho tới hiện nay, hải quân Việt Nam và cảnh sát biển Việt Nam vẫn hoạt động tích cực tại các khu vực biển có tranh chấp, đây là điều mà Việt Nam vẫn làm thường xuyên. Tuy nhiên ở đây có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất là tương quan lực lượng bất cân xứng khiến cho các biện pháp của Việt Nam đa số vẫn mang tính phản ứng nhiều hơn là chủ động. Thứ hai, Việt Nam thường không thường xuyên công khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, và trong một số trường hợp điều này gây bất lợi cho công tác truyền thông. Cần phải chủ động hơn nữa trong công tác nắm bắt thực địa, công tác dự báo, công tác trinh sát và kiểm soát, và cuối cùng là công tác truyền thông, đặc biệt là với đối tác quốc tế. Điều này có lợi nhiều hơn là có hại. Bài học về việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà không ai dự báo và ngăn chặn được là một bài học nhãn tiền.
Một phiên bản của nội dung phỏng vấn đã được đăng trên BBC Tiếng Việt tại:
Bãi Ba Đầu: Chủ Quyền, Động Thái Của Trung Quốc, Phản Ứng Của Việt Nam |
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, một trong những việc mà Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đã thực hiện trong những tuần qua là trao đổi với các nhóm nghiên cứu quốc tế, cung cấp cho họ thông tin làm rõ tình trạng pháp lý của Bãi Ba Đầu, cũng như nhận trả lời phỏng vấn báo chí.
Dưới đây là nội dung một bài phỏng vấn đã được đăng 2 kỳ trên trang BBC Tiếng Việt, được đăng lại ở đây với sự đồng ý của BBC. TS. Vân Phạm và Giảng viên Nguyễn Thế Phương là các thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Vân Phạm phụ trách trả lời phần Luật quốc tế, Nguyễn Thế Phương phụ trách trả lời về động thái của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam. Cộng tác viên Lê Đức Tâm phụ trách dữ liệu thực địa. Cùng một số thành viên khác.
A. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1/ Những thực thể chìm dưới biển và chỉ nhô lên khi triều xuống (bãi triều thấp, LTE) thì xác định chủ quyền như thế nào theo thông lệ, luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982?
Theo Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevation) được định nghĩa là một nền đất được hình thành tự nhiên mà nổi ở triều thấp nhưng bị nhấn chìm ở triều cao.
Vì Philippines bất ngờ nổi lên như một bên yêu sách Bãi Ba Đầu, trước hết chúng tôi muốn trích dẫn lập trường của Philippines về quy chế pháp lý của thực thể chìm ở triều cao được trình bày trong các phiên điều trần tại Vụ kiện trọng tài Biển Đông như sau:
– Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền, và do đó không có bất kỳ biện pháp chiếm đóng hoặc kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này.[1]
– Một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao đó sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi ở triều cao.[2]
– Khi thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia, thì quốc gia đó được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán độc quyền đối với thực thể chìm ở triều cao trong phạm vi được quy định ở các điều 56(3) và điều 77 của UNCLOS.[3]
– Khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn, vượt ra ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, nó sẽ là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng của phần XI của Công ước, không quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào đối với hoặc liên quan tới nó.[4]
Như vậy, đứng trên lập trường của Philippines, nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể là Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, Bãi Ba Đầu sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông.
Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông cũng cùng quan điểm với Philippines. Dẫn án lệ vụ kiện giữa Nicarragua và Columbia năm 2012, Tòa lưu ý rằng thực thể chìm ở triều cao không phải là một phần của lãnh thổ theo khía cạnh pháp lý mà chỉ là một phần đất chìm dưới mặt biển. Do đó thực thể chìm ở triều cao không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Thực thể chìm ở triều cao nằm trong lãnh hải một quốc gia thì sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó, thông qua chủ quyền của quốc gia đó với lãnh hải.[5]
Cụ thể hơn, mặc dù Tòa kết luận rằng Bãi Xu Bi (Subi Reef), Bãi Cỏ Mây (Thomas Second Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) đều là các thực thể chìm ở triều cao, nhưng chúng thuộc về hai phân loại quy chế pháp lý khác nhau. Toà kết luận rất cụ thể rằng Bãi Xu Bi nằm trong 12 hải lý của thực thể nổi ở triều cao Sandy Cay ở phía Tây đảo Thị Tứ [6], và sẽ thuộc chủ quyền quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi đó. Tuy nhiên, vì Tòa không có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền, Toà đã không thể kết luận đó là quốc gia nào.[7]
Trong khi đó, Toà kết luận rằng Bãi Cỏ Mây và Bãi Vành Khăn không nằm trong lãnh hải của thực thể nổi ở triều cao nào, nhưng nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines, và do đó tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
2/ Những LTE mà vì một lý do tự nhiên (chẳng hạn bồi đắp tự nhiên) trở thành thực thể nổi trên mặt nước, thì việc xác định chủ quyền có thay đổi?
Trong Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông 2016 ghi nhận trường hợp của Đá Kennan, một thực thể nằm cách Đá Tư Nghĩa 1 hải lý. Vốn lúc đầu Đá Kennan là một thực thể chìm ở triều cao. Theo thời gian, đã có một dải cát được bồi đắp tự nhiên do bão, và Toà đã sử dụng dữ liệu khảo sát gần nhất trước khi có sự can thiệp của con người. Điều 121 định nghĩa đảo/đá là các thực thể được tạo thành một cách tự nhiên nổi ở triều cao. Từ đó Toà kết luận Đá Kennan là thực thể nổi ở triều cao, được tạo bởi bão.[8]
Quốc gia có chủ quyền với thực thể này, bởi vậy có thể tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và tất cả các LTEs bên trong, bao gồm Đá Tư Nghĩa.
3/ Cụ thể với Đá Ba Đầu vốn là một LTE, việc xác định chủ quyền dựa theo những căn cứ nào? Theo những căn cứ mà ông/bà có được, Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền nước nào?
Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là một rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn (Union banks) và nằm ở cực đông bắc của cụm, có hình dạng giống như một chiếc boomerang. Về mặt địa lý, cụm Sinh Tồn nằm gần vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa, khoảng cách đến các thực thể xa nhất ở quần đảo này theo các hướng khoảng từ 100 đến 150 hải lý. Ngoài ra, cụm Sinh Tồn cũng khá gần đảo Ba Bình (do Đài Loan kiểm soát); đảo Nam Yết (do Việt Nam kiểm soát) và Bãi Én Đất.
Theo các khảo sát hàng hải trước đây cũng như khảo sát của Philippines, Bãi Ba Đầu là một thực thể chìm ở triều cao. Bãi Ba Đầu cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý, một thực thể địa lý nổi ở triều cao theo các tài liệu UKHO và khảo sát của Philippines. Như phân tích ở trên, Bãi Ba Đầu thuộc về lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chứ không phải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác. Và do vậy Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của quốc gia nào có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông. Hiện giờ Việt Nam đang đóng quân từ năm 1978 và khẳng định chủ quyền ở đảo Sinh Tồn Đông. Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền.
Luật quốc tế coi trọng chiếm hữu thực sự một cách hoà bình. Thực tiễn quốc gia và quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại một Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ cho thấy, Toà sẽ xem xét hồ sơ pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền thuộc về bên đó. Căn cứ Luật quốc tế và các bằng chứng pháp lý, lịch sử cùng thực trạng chiếm hữu thực sự một cách hoà bình, Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao, các địa vật nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo này, bao gồm cả Bãi Ba Đầu.
B. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÃI BA ĐẦU. ĐỘNG THÁI CỦA TRUNG QUỐC
Theo dõi diễn biến ở đá Ba Đầu gần đây (Trung Quốc neo nhiều tàu trong thời gian dài), theo ông/bà, liệu Trung Quốc có đang thực hiện điều mà họ từng làm tại Vành Khăn, và gần đây là Scarborough Shoal (lấn dần và chiếm)? Liệu đây là một phản ứng thăm dò (VN, Philippines, ASEAN, Mỹ…) hay sẽ là bước đi thực tế để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng bằng cách thiết lập một cơ sở mới, thậm chí là một đảo nhân tạo mới trong tương lai gần? Có thể dự đoán Trung Quốc sẽ thực hiện những bước gì tiếp theo, liệu sẽ có thêm những “vụ Scarborough mới”, và đâu nên là đối sách của Việt Nam? Về mặt thời điểm, tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này?
– Nếu lật lại các sự kiện trong lịch sử, như việc TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 hay thảm sát Gạc Ma năm 1988 đều phải dựa vào yếu tố thời cơ. Năm 1974 là nhân lúc Việt Nam Cộng hoà đang gặp khó khăn trong chiến tranh, và quá trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ. Đối với Thảm sát Gạc Ma năm 1988, Việt Nam khi đó gặp khó khăn rất lớn cả về đối nội và đối ngoại. Chính sách Đổi Mới mới thực hiện được có 2 năm, chưa thể phát huy được tác dụng, và khủng hoảng kinh tế và xã hội vì thế chưa thể được giải quyết. Thêm vào đó, Việt Nam khi đó đang gặp bao vây cấm vận, sức ép rất lớn từ tất cả các quốc gia liên quan tới vấn đề Campuchia (Trung Quốc, Mỹ, phương Tây, các nước ĐNÁ) khiến cho nguồn lực trong an ninh quốc phòng bị hạn chế. Bên cạnh đó, quan hệ với Liên Xô trên danh nghĩa là đồng minh hiệp ước, nhưng bản thân Liên Xô khi đó cũng đã lâm vào khủng hoảng, và Moscow cũng đang trong quá trình điều chỉnh quan hệ với Mỹ (và Trung Quốc), dẫn đến trợ giúp về mặt thực tế của Liên Xô bị hạn chế rất lớn. Sự kiện Gạc Ma năm 1988 chính là bài học mà Việt Nam luôn nhắc đi nhắc lại khi đề cập tới lựa chọn chính sách hiện nay, tác động rất lớn tới việc hình thành tư duy “tái cân bằng” của VN hiện tại.
Có nhiều lo ngại cho rằng TQ cũng đang chờ đợi thời cơ tương tự để kiểm soát thêm các thực thể ở Trường Sa, vì nên nhớ rằng tham vọng của TQ ở Trường Sa là lớn hơn rất nhiều so với chỉ 7 thực thể mà họ đã cải tạo như hiện tại.
– Việc Trung Quốc tập trung các tàu cá của mình ở Ba Đầu, và sau đó là Kennan cho thấy khả năng của nước này trong việc triển khai lực lượng trên thực tế, và thông qua đó cho thấy khả năng kiểm soát của Trung Quốc trên thực địa. Cụm đảo Sinh Tồn là không gian tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines và TQ, trong đó VN có 4 điểm đảo và TQ chiếm giữ 2. Tuy nhiên, cả về cơ sở hạ tầng và độ sâu về lực lượng và công nghệ, TQ là bên có lợi thế lớn hơn cả. Bất kể việc các tàu cá neo đậu ở cụm Sinh Tồn thuộc dân quân biển hay thuần dân sự, sự hiện diện áp đảo của TQ là không thể bàn cãi được.
– Xét về mặt chiến lược, đối với TQ lý tưởng nhất là phải kiểm soát cho được toàn bộ Trường Sa. Cụm Sinh Tồn là điểm mà họ chưa hoàn toàn kiểm soát 100%. Nếu trong trường hợp TQ cải tạo biến Ba Đầu thành một căn cứ mạnh, có sân bay hay bến cảng, thì (1) Ba Đầu sẽ giúp TQ có khả năng kiểm soát 100% cụm Sinh Tồn theo hướng Bắc-Nam, do tất cả các tàu muốn vào cụm này phải đi qua một eo nhỏ phía tây nam Ba Đầu; (2) tạo thành một cứ điểm hậu cần lớn tiếp theo ngoài Gạc Ma để TQ có thể triển khai lực lượng ra xung quanh, bổ sung nguồn lực cho Tư Nghĩa, và là điểm hỗ trợ cho Vành Khăn; (3) Khi có xung đột TQ có thể vô hiệu hóa nhanh hơn các cụm cứ điểm của VN ở xung quanh, nhất là Sinh Tồn Đông.
Tuy nhiên, khả năng TQ tiến hành xây dựng đảo nhân tạo ở Ba Đầu hiện tại là không cao, vì như vậy sẽ gia tăng căng thẳng tới mức không cần thiết, nhiều khi sẽ vượt qua lằn ranh đỏ của VN.
Khả năng cao nhất vẫn là tăng cường hiện diện và kiểm soát thực tế, như những gì mà TQ đã làm ở Scarborough. Đây là nguy cơ thường trực.
Dù vậy, không thể loại trừ bất kỳ kịch bản nào, và cần phải tiếp tục theo dõi các động thái tiếp theo trong tương lai. Dù lý do là gì, là ngẫu nhiên hay không, thì vị thế của Ba Đầu rõ ràng là quan trọng.
C. PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM
Trong vụ việc mới nhất tại Đá Ba Đầu, Việt Nam lên tiếng sau Philippines. Hơn nữa, Philippines còn có những hành động mạnh mẽ như điều tàu, máy bay quân sự theo dõi. Việc chậm lên tiếng và không có hoạt động thực địa (ít ra là không có hoạt động thực địa được công bố rộng rãi) có gây ra bất lợi nào cho VN? Ông/bà có thể gợi ý giải pháp cho Việt Nam trong vụ này?
Việc VN chậm trễ trong phát ngôn gây ra bất lợi, ít nhất là về mặt truyền thông, khi báo đài và các học giả quốc tế đề cập tới vấn đề này dựa trên thông tin và hình ảnh được phía Philippines đưa ra, và vì thế vô tình làm xói mòn nỗ lực khẳng định chủ quyền của VN ở cụm Sinh Tồn nói chung và Ba Đầu nói riêng.
Cho tới hiện nay, hải quân Việt Nam và cảnh sát biển Việt Nam vẫn hoạt động tích cực tại các khu vực biển có tranh chấp, đây là điều mà Việt Nam vẫn làm thường xuyên. Tuy nhiên ở đây có hai điều cần lưu ý. Thứ nhất là tương quan lực lượng bất cân xứng khiến cho các biện pháp của Việt Nam đa số vẫn mang tính phản ứng nhiều hơn là chủ động. Thứ hai, Việt Nam thường không thường xuyên công khai các hoạt động bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, và trong một số trường hợp điều này gây bất lợi cho công tác truyền thông. Cần phải chủ động hơn nữa trong công tác nắm bắt thực địa, công tác dự báo, công tác trinh sát và kiểm soát, và cuối cùng là công tác truyền thông, đặc biệt là với đối tác quốc tế. Điều này có lợi nhiều hơn là có hại. Bài học về việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà không ai dự báo và ngăn chặn được là một bài học nhãn tiền.
Một phiên bản của nội dung phỏng vấn đã được đăng trên BBC Tiếng Việt tại:
Không có nhận xét nào