Header Ads

  • Breaking News

    VietTuSaiGon - Từ chuyện cứu người Nguyễn Ngọc Mạnh, suy nghĩ về vấn đề khủng hoảng tư tưởng

    Anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái rơi từ tầng 12A chung cư.

    Đương nhiên, hình ảnh Nguyễn Ngọc Mạnh và Trần Văn Tròn trong tuần này là hình ảnh đẹp, có thể ví họ là những thiên thần, những anh hùng của thời đại, họ là những người tốt, đáng kính. Nhưng nếu như câu chuyện báo chí dừng ở phần đưa tin và hình ảnh như đối với Trần Văn Tròn ở Điện Bàn, Quảng Nam – người đã cứu 3 em bé thoát chết vì sóng cuốn tại biển Điện Dương, Điện Bàn thì khác. Ở đây, câu chuyện của Nguyễn Ngọc Mạnh lại đẩy lên thành ngôi sao của mọi ngôi sao và được lăng xê, ca ngợi hết mức lại khiến vấn đề đi đến chỗ khủng hoảng. Cái khủng hoảng thứ nhất là khủng hoảng về sự tử tế, cái khủng hoảng thứ hai là khủng hoảng về uy tín của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì sao?

    Vì ở một xã hội mà sự tử tế, trách nhiệm giữa người với người đầy đủ, người ta quan tâm đến nhau và xem trọng mạng sống của người khác thì ắt hẳn, chuyện một người này xả thân để cứu một người kia là chuyện đặc biệt nhưng không phải là chuyện gây sóng. Đặc biệt bởi không phải lúc nào cũng có thể xảy ra, không dậy sóng bởi đó là chuyện mà nhiều người có thể làm, và người ta thấy nó bình thường, không phải là tình trạng hiếm hoi trong mối tương cảm giữa người với người. Ở đây, câu chuyện được đẩy lên thành thần tượng và trên cả mức thần tượng. Vô hình trung, nó làm lộ ra cái lổ hổng của sự tử tế trong xã hội.

    Điều này làm nhớ đến các nhóm tư vấn bảo hiểm, có một thời, đi đâu người ta cũng thấy nhiều người tử tế, từ việc thấy em bé ngủ gục trên vai mẹ cũng có người chạy tới hỏi có cần giúp gì không, rồi mới có tai nạn xe thì hàng loạt người chạy tới hỏi han, hỏi xong lại bỏ đi. Vì sao hỏi? Ai hỏi? Và tại sao hỏi xong lại bỏ đi. Vì họ quan tâm, nhưng quan tâm có mục đích, bởi họ là những nhân viên bảo hiểm, họ cần hỏi, chia sẻ, nếu trường hợp có người bị thương và có gì đó bất thường thì họ sẽ đứng ra cán đáng, lo mọi chuyện và đương nhiên đằng sau họ sẽ có một đội ngũ viết báo lăng xê do tập đoàn bảo hiểm bỏ tiền ra thuê. Họ cần hình ảnh để lấy lòng khách hàng. Cũng như có những trường hợp khi bị tai nạn xe chết, công ty bảo hiểm tới lo đám tang, lo mọi thứ và làm rình rang lên, nhưng sau đó một thời gian, cũng chính công ty bảo hiểm đó, cũng ở địa bàn đó, có rất nhiều khách hàng khiếu nại họ chơi xấu, cắt hợp đồng vì chưa kịp đóng tiền, không đền bù đầy đủ… Vì ban đầu, lấy hình ảnh, bỏ ra một số tiền, sau đó thu lại từ khách hàng và nhắm thị trường đã bão hòa thì mới hiện rõ bản chất ngành nghề.

    Trờ lại chuyện Trần Văn Tròn ở Quảng Nam và Nguyễn Ngọc Mạnh ở Hà Nội, nếu Trần Văn Tròn có người kịp quay video thì câu chuyện cũng đã khác, rất tiếc là không có hình ảnh “trực quan sinh động” anh cứu ba đứa bé đuối nước nên câu chuyện chỉ dừng ở mức một anh hùng trong lòng xã hội. Và không có hình ảnh, tức không có “sản phẩm quảng bá”, nên mọi chuyện dừng ở mức vừa phải. Tròn vẫn phải khoác áo đoàn viên TNCSHCM (bởi ở Việt Nam, đoàn viên TNCSHCM không nhiều nhưng lại 100% thanh niên VN bị biến thành đoàn viên thụ động, bởi các đoàn xã, phường ghi chú toàn bộ thanh niên có mặt trong xã thành đoàn viên, những lúc chơi bời, ăn uống, hát hò từ khoản tiền nhà nước rót thì họ dừng ở mức giới hạn một nhóm, khi hữu sự, họ mặc định mọi thanh niên đều là đoàn viên, và thường Bí thư đoàn xã, phường là những đứa con nhà quan chức học dốt, có khi thi vài ba năm không đậu đại học, về ăn quẩn cối xay với hoạt động này). Còn chuyện của Mạnh thì khác. 

    Khác bởi có video, có hình ảnh để từ chỗ này, biến mọi thứ trở thành thần tượng, siêu nhân, tiếp theo là khoác áo đoàn viên TNCSHCM. Và tiếp tục lăng xê, phỏng vấn từ Mạnh cho đến gia đình, người thân, khen thưởng rầm rộ và cả việc suy xét có nên thưởng cho người quay video clip hay không… Rõ ràng, mọi chuyện ở đây, từ họp báo cho đến những phát biểu đầy nhân nghĩa của Mạnh hay đề nghị xin bé gái được Mạnh cứu làm con nuôi… có gì đó bất thường, quá lố. Hay nói khác đi là đã có bàn tay nhào nặn của báo chí, đã có sự mớm tin trong câu chuyện.

    Nhưng sự quá lố này nhằm mục đích gì? Kỳ thực, nó không phải là tiếng chuông đánh thức lương tri xã hội, bởi khi một xã hội ngủ quá say, ngủ vùi trong bất an và mất niềm tin, thì cả ngàn hồi chuông cũng chẳng ăn thua gì, bởi cái hồi chuông quan trọng nhất chính là hồi chuông tỉnh thức trong mỗi cá nhân, trong cộng đồng, nó được lưu giữ bằng niềm tin yêu, bằng lòng bao dung và độ lượng. Những thứ đó đang rất hiếm ở Việt Nam, khi mà người ta quay cuồng tranh ăn trong một sinh quyển chính trị mà ở đó, hai thái cực hiện ra rất rõ, người ta vịn vào độc tài, vịn vào công an trị để bớt đi bất an nhưng người ta cũng nhìn thấy rõ rằng chính độc tài, công an trị đã đẻ ra những nhóm bất hảo, nhóm lợi ích tác oai tác quái gây bất an. Và một cú lăng xê hết cỡ về một đoàn viên TNCSHCM liệu có làm thay đổi cục diện xã hội, cho nó tốt hơn không?

    Tôi nghĩ là không? Giá như ngay từ đầu, câu chuyện chỉ dừng ở lòng ngưỡng mộ, ở câu chuyện thông tin, báo chí và đừng đẩy Mạnh trở thành thần tượng thì may chăng, Mạnh lại thành thần tượng của không ít người, một kiểu thần tượng trong hành động và không cần tung hê. Đằng này chính sự tung hê quá đà, chính những phát biểu của Mạnh và người chung quanh khiến cho mọi chuyện trở nên lố lăng, khó nói. Hơn nữa, hình ảnh Mạnh khoác áo đoàn viên TNCSHCM chụp hình và phát biểu những lời có cánh càng khiến cho câu chuyện trở nên hư hư thực thực trong vấn đề tình cảm, tấm lòng của con người.

    Bởi qui luật tình cảm của con người rất đơn giản, nó như một đóa hoa thơm, tự tỏa hương và im lặng. Những gì rổn rảng quá sẽ khiến người ta thấy có gì đó bất thường và có thể là mất đi thiện chí. Và hình như, câu chuyện lăng xê quá đà của các báo đài nhà nước vô hình trung đã làm cho Mạnh rơi vào một trạng thái khác. Cái trạng thái này cũng nhanh biểu hiện trong một sớm một chiều thôi, rất tiếc!

    https://www.rfavietnam.com/node/6707

    Không có nhận xét nào