Nghị định 25/2021 của chính phủ Hà Nội về tổ chức và hoạt động thanh tra
Công an Nhân dân Việt Nam vừa được chỉnh sửa nhiều nội dung, bao gồm
xóa bỏ hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong bộ này.
Thanh tra trong ngành Công an hay mọi ngành: ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’ |
Theo
nội dung nghị định được ký ban hành ngày 24/3 vừa qua, hệ thống cơ quan
thanh tra nhà nước trong Công an chỉ gồm Thanh tra Bộ Công an; Thanh
tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra Cục Cảnh
sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
Như vậy, bốn cơ quan bị xóa khỏi hệ thống thanh tra ngành công an kể từ ngày 20/5 tới đây bao gồm Thanh tra Tổng cục; Thanh tra Bộ Tư lệnh; Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; Thanh tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Từ Sài Gòn, Luật sư Đặng Trọng Dũng nhận xét về quyết định mới như sau:
“Tôi nghĩ khi họ thu hẹp thì chắc chắn họ có hướng chấn chỉnh bộ máy đó thế nào, có thể đặt ra hình thức mới, tên gọi mới để đáp ứng chứ hoàn toàn không thể bỏ được chức năng thanh tra.
Chức năng thanh tra thực ra cũng cần thiết cho vấn đề đối với người dân và thi hành pháp luật của cơ quan cùng cấp.”
Tuy nhiên, Luật sư Dũng cũng cho hay trong thực tế nếu không còn những cơ quan thanh tra theo nghị định như vừa nêu và người dân có việc cần thì Viện Kiểm sát cấp tỉnh, huyện, cấp thành phố, cấp trung ương là những nơi người dân có thể đến nộp đơn yêu cầu xem xét.
“Trước mắt là Viện Kiểm sát là nơi kiểm soát thi hành pháp luật của tất cả cơ quan nhà nước. Đó là nơi người dân có thể nhờ đến.”
Bỏ thanh tra cấp huyện, Bộ Tư lệnh thì tôi nghĩ không ảnh hưởng gì nhiều bởi vì giống Thanh tra Chính phủ bị thu hẹp, chẳng qua là vừa đá bóng vừa thổi còi. - ông Vũ Minh Trí
Trong bốn cơ quan thanh tra bị xóa bỏ, Bộ Công an đã cơ cấu tổ chức và công vụ bỏ cấp Tổng cục và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị định 01/2018 của Chính phủ.
Còn theo Quyết định 4003 của Bộ Công an ngày 6/8/2018, các Bộ Tư lệnh không còn tổ chức thanh tra độc lập.
Riêng cơ quan Thanh tra Công an cấp huyện được nói không có tính khả thi trong dự thảo đưa ra năm 2014 và bị Bộ Công an chỉ định không quy định thành lập Đội thanh tra độc lập theo Thông tư 42/2018 của Bộ này.
Trao đổi với RFA tối 30/3, ông Vũ Minh Trí, từng là cán bộ của Tổng Cục 2 Cục tình báo quốc phòng cho rằng việc bỏ những cơ quan thanh tra vừa nêu là việc nên làm. Ông đưa ra nguyên nhân:
“Bỏ thanh tra cấp huyện, Bộ Tư lệnh thì tôi nghĩ không ảnh hưởng gì nhiều bởi vì giống Thanh tra Chính phủ bị thu hẹp, chẳng qua là vừa đá bóng vừa thổi còi.
Việc giảm thanh tra, cắt bỏ thì có một điểm lợi là giảm biên chế, giảm tiêu cực… Tôi nghĩ nếu với tình trạng này thì bỏ đi là tốt hơn.”
Vẫn theo ông Vũ Minh Trí, không chỉ trong ngành công an mà vai trò của thanh tra trong tất cả những ngành khác những năm gần đây hầu như không có tác dụng. Ông tiếp lời:
“Thậm chí hoạt động của thanh tra, kết quả những cuộc thanh tra, hoặc bản thân cơ quan thanh tra còn được sử dụng vào việc bao che cho những sai phạm của nhưng tổ chức, cá nhân trong các cơ quan, đơn vị nhà nước.”
Như vậy, bốn cơ quan bị xóa khỏi hệ thống thanh tra ngành công an kể từ ngày 20/5 tới đây bao gồm Thanh tra Tổng cục; Thanh tra Bộ Tư lệnh; Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; Thanh tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Từ Sài Gòn, Luật sư Đặng Trọng Dũng nhận xét về quyết định mới như sau:
“Tôi nghĩ khi họ thu hẹp thì chắc chắn họ có hướng chấn chỉnh bộ máy đó thế nào, có thể đặt ra hình thức mới, tên gọi mới để đáp ứng chứ hoàn toàn không thể bỏ được chức năng thanh tra.
Chức năng thanh tra thực ra cũng cần thiết cho vấn đề đối với người dân và thi hành pháp luật của cơ quan cùng cấp.”
Tuy nhiên, Luật sư Dũng cũng cho hay trong thực tế nếu không còn những cơ quan thanh tra theo nghị định như vừa nêu và người dân có việc cần thì Viện Kiểm sát cấp tỉnh, huyện, cấp thành phố, cấp trung ương là những nơi người dân có thể đến nộp đơn yêu cầu xem xét.
“Trước mắt là Viện Kiểm sát là nơi kiểm soát thi hành pháp luật của tất cả cơ quan nhà nước. Đó là nơi người dân có thể nhờ đến.”
Bỏ thanh tra cấp huyện, Bộ Tư lệnh thì tôi nghĩ không ảnh hưởng gì nhiều bởi vì giống Thanh tra Chính phủ bị thu hẹp, chẳng qua là vừa đá bóng vừa thổi còi. - ông Vũ Minh Trí
Trong bốn cơ quan thanh tra bị xóa bỏ, Bộ Công an đã cơ cấu tổ chức và công vụ bỏ cấp Tổng cục và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị định 01/2018 của Chính phủ.
Còn theo Quyết định 4003 của Bộ Công an ngày 6/8/2018, các Bộ Tư lệnh không còn tổ chức thanh tra độc lập.
Riêng cơ quan Thanh tra Công an cấp huyện được nói không có tính khả thi trong dự thảo đưa ra năm 2014 và bị Bộ Công an chỉ định không quy định thành lập Đội thanh tra độc lập theo Thông tư 42/2018 của Bộ này.
Trao đổi với RFA tối 30/3, ông Vũ Minh Trí, từng là cán bộ của Tổng Cục 2 Cục tình báo quốc phòng cho rằng việc bỏ những cơ quan thanh tra vừa nêu là việc nên làm. Ông đưa ra nguyên nhân:
“Bỏ thanh tra cấp huyện, Bộ Tư lệnh thì tôi nghĩ không ảnh hưởng gì nhiều bởi vì giống Thanh tra Chính phủ bị thu hẹp, chẳng qua là vừa đá bóng vừa thổi còi.
Việc giảm thanh tra, cắt bỏ thì có một điểm lợi là giảm biên chế, giảm tiêu cực… Tôi nghĩ nếu với tình trạng này thì bỏ đi là tốt hơn.”
Vẫn theo ông Vũ Minh Trí, không chỉ trong ngành công an mà vai trò của thanh tra trong tất cả những ngành khác những năm gần đây hầu như không có tác dụng. Ông tiếp lời:
“Thậm chí hoạt động của thanh tra, kết quả những cuộc thanh tra, hoặc bản thân cơ quan thanh tra còn được sử dụng vào việc bao che cho những sai phạm của nhưng tổ chức, cá nhân trong các cơ quan, đơn vị nhà nước.”
Ông
Trí đưa ra điển hình vụ việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam –
Vinashin trước đây từng có hàng chục cuộc thanh tra nhưng không phát
hiện sai phạm gì. Bất ngờ sau đó lại tuyên bố giải thể vì khoản nợ lên
đến hàng trăm nghìn tỉ đồng.
Trong Nghị định 25/2021 được ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành cũng quy định rõ thẩm quyền ra quyết định thanh tra trong Bộ Công an.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; thanh tra đột xuất với các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…
Ngoài ra, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; quyết định thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn quản lý khi cần thiết hoặc có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn; thanh tra lại các vụ việc thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã kết luận mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật, Luật sư Đặng Trọng Dũng nêu lên suy nghĩ đối với các cấp thanh tra:
“Tôi đã từng làm việc với nhiều cấp thanh tra từ dưới quận huyện cho đến cấp thành phố, kể cả thanh tra trung ương thì thật sự vai trò của thanh tra cũng mờ nhạt.
Đối với người dân khi đụng đến thanh tra thì tôi thật sự ngán ngẩm khi làm việc với cơ quan thanh tra.”
Luật sư Đặng Trọng Dũng cũng cho biết ông hiện đang có vụ việc người dân khiếu nại bà Chủ tịch của một phường, nhưng phía thanh tra lại bênh vực phường nên sự việc đã lên đến Tòa án cấp thành phố ở Bình Dương.
Tôi đã từng làm việc với nhiều cấp thanh tra từ dưới quận huyện cho đến cấp thành phố, kể cả thanh tra trung ương thì thật sự vai trò của thanh tra cũng mờ nhạt. – LS. Đặng Trọng Dũng
Theo ông Vũ Minh Trí, cơ quan thanh tra đúng ra phải là cơ quan độc lập, không thuộc Chính phủ hoặc không thuộc thủ trưởng đơn vị đấy thì việc thanh tra mới phải lẽ.
Tuy nhiên, với tình trạng thanh tra trong Bộ Công an được ông Trí ví như ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’, ông Trí cho rằng:
“Tôi nghĩ tác dụng quan trọng nhất chính là sự kiểm tra giám sát người dân với hoạt động của các cơ quan đơn vị của chính quyền.”
Luật sư Đặng Trọng Dũng cho rằng để đối phó với cơ quan thanh tra là chuyện không hề dễ dàng.
“Nếu người dân thấy có những sự việc không trong sáng, bất minh, hoặc vi phạm pháp luật thì người dân phải kiên trì, nhờ luật sư, phải biết viết đơn từ, không phải chuyện đơn giản. Bởi vì những người đó thường được học cao cấp chính trị, họ biết trả lời, biết dập tắt, biết đối đáp với người dân ghê gớm lắm, họ được học lý luận chính trị rất chặt chẽ.”
Thành ra muốn sử dụng công cụ thanh tra thì người dân phải biết cách, phải biết làm đơn, phải có luật sư, và luật sư cũng phải gan góc, hiểu được việc khiếu nại, khiếu kiện của người ta. Nếu không, phải biết kiện hành chánh, kiện dân sự hoặc tố cáo.”
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị tập huấn công tác thanh tra Công an Nhân dân năm 2021 diễn ra vào ngày 14-15/1, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành cho hay, Thanh tra Công an Nhân dân nói chung và Thanh tra Bộ Công an nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho thành quả của toàn ngành trong năm 2020.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Văn Thành, Lực lượng Thanh tra CAND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật.
Trong Nghị định 25/2021 được ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành cũng quy định rõ thẩm quyền ra quyết định thanh tra trong Bộ Công an.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; thanh tra đột xuất với các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…
Ngoài ra, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; quyết định thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn quản lý khi cần thiết hoặc có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn; thanh tra lại các vụ việc thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã kết luận mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật, Luật sư Đặng Trọng Dũng nêu lên suy nghĩ đối với các cấp thanh tra:
“Tôi đã từng làm việc với nhiều cấp thanh tra từ dưới quận huyện cho đến cấp thành phố, kể cả thanh tra trung ương thì thật sự vai trò của thanh tra cũng mờ nhạt.
Đối với người dân khi đụng đến thanh tra thì tôi thật sự ngán ngẩm khi làm việc với cơ quan thanh tra.”
Luật sư Đặng Trọng Dũng cũng cho biết ông hiện đang có vụ việc người dân khiếu nại bà Chủ tịch của một phường, nhưng phía thanh tra lại bênh vực phường nên sự việc đã lên đến Tòa án cấp thành phố ở Bình Dương.
Tôi đã từng làm việc với nhiều cấp thanh tra từ dưới quận huyện cho đến cấp thành phố, kể cả thanh tra trung ương thì thật sự vai trò của thanh tra cũng mờ nhạt. – LS. Đặng Trọng Dũng
Theo ông Vũ Minh Trí, cơ quan thanh tra đúng ra phải là cơ quan độc lập, không thuộc Chính phủ hoặc không thuộc thủ trưởng đơn vị đấy thì việc thanh tra mới phải lẽ.
Tuy nhiên, với tình trạng thanh tra trong Bộ Công an được ông Trí ví như ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’, ông Trí cho rằng:
“Tôi nghĩ tác dụng quan trọng nhất chính là sự kiểm tra giám sát người dân với hoạt động của các cơ quan đơn vị của chính quyền.”
Luật sư Đặng Trọng Dũng cho rằng để đối phó với cơ quan thanh tra là chuyện không hề dễ dàng.
“Nếu người dân thấy có những sự việc không trong sáng, bất minh, hoặc vi phạm pháp luật thì người dân phải kiên trì, nhờ luật sư, phải biết viết đơn từ, không phải chuyện đơn giản. Bởi vì những người đó thường được học cao cấp chính trị, họ biết trả lời, biết dập tắt, biết đối đáp với người dân ghê gớm lắm, họ được học lý luận chính trị rất chặt chẽ.”
Thành ra muốn sử dụng công cụ thanh tra thì người dân phải biết cách, phải biết làm đơn, phải có luật sư, và luật sư cũng phải gan góc, hiểu được việc khiếu nại, khiếu kiện của người ta. Nếu không, phải biết kiện hành chánh, kiện dân sự hoặc tố cáo.”
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị tập huấn công tác thanh tra Công an Nhân dân năm 2021 diễn ra vào ngày 14-15/1, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành cho hay, Thanh tra Công an Nhân dân nói chung và Thanh tra Bộ Công an nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho thành quả của toàn ngành trong năm 2020.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Văn Thành, Lực lượng Thanh tra CAND đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào