Khu đất 47,36ha phía Đông đã được bàn giao cho chính quyền, sau này là quân đội từ 1981. Người dân nói đất phía tây mốc giới là đất nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi, trong khi chính quyền nói đó là đất quốc phòng
59 ha đất phía tây Đồng Sênh không phải đất quốc phòng
Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chiến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy.
Bị sa lầy suốt mười năm trong bãi mìn China ở biên giới Campuchia – Thái Lan, thôi cứ cho là vì nghĩa cả cứu dân tộc Campuchia khỏi cánh đồng chết diệt chủng. Nhưng không nhận ra rằng hơn mười năm cách mạng văn hóa, đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, sức dân kiệt quệ, bộ máy quyền lực tan tác, quân đội đói rách, trang bị và kĩ thuật, chiến thuật lạc hậu ở thời thế chiến 2 như quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đó, Tàu cộng không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực xâm lược Việt Nam trước quân đội Việt Nam đang là đội quân thiện chiến lúc đó và dư dả vũ khí khá hiện đại của hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ. Không có tầm nhìn, lãnh đạo Việt Nam đã hốt hoảng hoạch định một cuộc kháng chiến lớn, tổng lực toàn diện với Tàu cộng. Trong hoạch định cuống cuồng đó, năm 1980, dự án sân bay dã chiến Miếu Môn ra đời để phân tán lực lượng không quân, cất giấu máy bay chiến đấu trong những hầm khoét vào chân núi, đối phó với cuộc chiến tranh mở rộng của Tàu cộng.
Trong 208 ha đất của dự án sân bay dã chiến Miếu Môn có 47,3 ha đất cánh Đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm và ngay lập tức chính quyền xã Đồng Tâm đã cắt đủ 47,3 ha đất phía Đông cánh Đồng Sênh giao cho sân bay. 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh còn lại vẫn là đất ngô, đất lúa của người dân Đồng Tâm.
Ngày 31.12.2019, quân đội xây xong bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn, tường xây cao hai mét rưỡi, phía trên còn có cọc sắt giăng dây thép gai. 59 ha Tây Đồng Sênh ngoài tường bao sân bay vẫn xanh bãi sắn, nương ngô của dân Đồng Tâm. Vậy là đất quân sự sân bay và đất dân sự của dân Đồng Tâm càng được phân định rạch ròi. Bức tường quân đội xây xác định giới hạn đất quốc phòng càng chứng minh thêm 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất của dân Đồng Tâm.
Bất kì pháp nhân nào mang danh nhà nước cấp tỉnh, cấp bộ muốn chiếm, muốn biến 59 ha đất nửa Tây cánh Đồng Sênh ngoài ranh sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng đều phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đó cho đến tận đêm 9.1.2020, đêm xảy ra án mạng Đồng Tâm không hề có. Mãi mãi cũng không bao giờ có quyết định vô lí đó.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc tháng chín, năm 1989 thì tháng chín, năm 1990, lãnh đạo cộng sản Việt Nam liền len lét sang Thành Đô thì thầm xin làm chư hầu để được yên thân làm vương phương Nam. Sân bay dã chiến Miếu Môn chỉ mới qua giai đoạn gom đất cũng dẹp bỏ.
Thu hồi mảnh đất làm ra hạt lúa, hạt ngô của dân để làm sân bay quân sự. Không làm sân bay nữa thì phải trả lại đất cho dân để kinh tế đất nước có thêm hạt lúa, hạt ngô. Nhà nước trung ương không có tầm nhìn quốc gia đã biến đất sống của dân thành đất chết của sân bay chỉ có trên giấy, gây lãng phí, mất mát lớn cho nền kinh tế đất nước, gây hao hụt thu nhập của người dân Đồng Tâm. Không làm sân bay nữa nhưng lấy danh nghĩa quốc phòng, quân đội cũng không trả lại 47,3 ha đất cho dân. Còn nhà nước địa phương Hà Nội thì xập xí xập ngầu, dùng quyền lực và mệnh lệnh nhà nước địa phương muốn biến 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh ngoài dự án sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng để dấm dúi bán cho doanh nghiệp quân đội Viettel.
Lừa dối và bạo lực nhà nước từ ngoài đồng đến giường ngủ nhà dân
Quyết giữ hợp pháp 59 ha đất Đồng Sênh, người dân Đồng Tâm có hai nguồn năng lượng tạo nên sức mạnh không thế lực nào hành xử hợp pháp khuất phục được
Một. Người dân Đồng Tâm có đầy đủ hồ sơ, văn bản nhà nước, bản đồ pháp lí chứng minh 59 ha đất Tây Đồng Sênh chưa bao giờ là đất quốc phòng. Từ trong lịch sử cho đến hôm nay mảnh đất đó vẫn là mảnh đất hợp pháp, chính đáng của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm. Đó là sự thật, là lẽ phải Đồng Tâm và người nắm giữ đầy đủ hồ sơ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm chính là người con của xóm làng Đồng Tâm, linh hồn của đất đai Đồng Tâm, lão nông 84 tuổi Lê Đình Kình, là người đứng đầu cả tổ chức đảng, cả chính quyền và hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm suốt hơn 40 năm, vị lão thành cách mạng của đảng cộng sản, đảng viên 58 tuổi đảng Lê Đình Kình.
Hai. Người dân Đồng Tâm có hạt nhân lãnh đạo, có niềm tin sắt đá và có chất keo kết dính đoàn kết muôn người như một trong ý chí giữ mảnh đất hợp pháp chính đáng Đồng Sênh. Hạt nhân lãnh đạo, niềm tin sắt son và chất keo kết dính làm nên sức mạnh Đồng Tâm chính là con người lương thiện, bình dị và cao cả Lê Đình Kình cả đời nghèo khổ tận tụy với dân làng nghèo khổ, cả đời lo việc làng, việc nước.
Không thể chiếm 59 ha đất Tây Đồng Sênh của dân Đồng Tâm bằng hợp pháp thì phải chiếm bằng phi pháp. Bằng lừa dối và bạo lực, phải tiêu diệt hạt nhân lãnh đạo Đồng Tâm. Phải tiêu diệt được niềm tin, ý chí giữ đất Đồng Tâm. Phải chiếm và phi tang sự thật Đồng Tâm.
Nhà nước cấp huyện Mỹ Đức ra đòn lừa niềm tin Đồng Tâm ra Đồng Sênh vắng rồi viên trung tá Trần Thanh Tùng, phó công an huyện bất ngờ phóng cú đá ngàn cân của thế võ chuyên chính. Niềm tin Đồng Tâm trong thân xác cụ già Lê Đình Kình bay như chiếc lá đập đầu vào đá. Cụ Kình thoát chết nhờ chiếc mũ bảo hiểm nhưng hông lãnh trọn cú đá thì xương vỡ vụn. Niềm tin của dân Đồng Tâm bị ném lên ô tô chạy thẳng về trại giam của công an Hà Nội.
Lập tức lòng dân Đồng Tâm bảo vệ niềm tin Đồng Tâm bằng cách các mẹ, các chị Đồng Tâm bằng tấm lòng của những người mẹ người chị dồn 38 cảnh sát cơ động về Đồng Tâm hỗ trợ cú lừa cấp huyện của Mỹ Đức vào nhà văn hóa thôn Hoành. 38 công cụ bạo lực nhà nước thành con tin trong tay dân Đồng Tâm, đối trọng với niềm tin Đồng Tâm trở thành con tin trong tay công an Hà Nội.
Lừa dối và bạo lực cấp huyện Mỹ Đức không hạ gục được lẽ phải và ý chí Đồng Tâm thì lừa dối và bạo lực cấp thành phố vào cuộc. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lừa dân Đồng Tâm bằng cam kết 22.4.2017, hứa hẹn sẽ thanh tra công bằng.
Không chứng minh được 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất quốc phòng bằng văn bản pháp luật, Thanh tra Hà Nội liền lấy quyền lực nhà nước áp đặt bằng kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 và được Thanh tra nhà nước bảo kê bằng văn bản số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 trợn trạo xác nhận kết luận phi pháp, áp đặt của Thanh tra Hà Nội là hợp pháp: “kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội là chính xác, hợp pháp”! Không chỉ nhà nước cấp huyện Mỹ Đức. Không chỉ nhà nước cấp thành phố thủ đô Hà Nội. Nhà nước trung ương đã vào cuộc dùng quyền lực nhà nước cướp bằng được đất Tây Đồng Sênh của người dân ở chòm xó nhỏ bé, hiền hoà Đồng Tâm.
Nhà nước trung ương lừa dối không xong thì phải ra đòn bạo lực nhà nước cấp trung ương. Và ba ngàn lính thiện chiến trung đoàn cảnh sát cơ động bộ Công an đã gây ra vụ thảm sát ở thôn Hoành rạng sáng 9.1.2020. Ba ngàn cảnh sát cơ động bủa vây sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xông vào tận giường ngủ, xả súng giết hại người nắm giữ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, không những cướp đi văn bản pháp lí làm nên sự thật và lẽ phải Đồng Tâm mà còn vơ vét cả những đồng tiền đầu tắt mặt tối chắt chiu của dân nghèo Đồng Tâm.
Trung đoàn cảnh sát cơ động đứng chân ở Hà Nội, trực chiến ở địa bàn chiến lược trọng yếu là thủ đô Hà Nội nên được gọi là trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội nhưng là trung đoàn cơ động chiến lược của bộ Công an. Đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Công an là trung đoàn và đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Quốc phòng là binh đoàn. Đơn vị tác chiến lớn nhất phải đảm nhiệm vị trí quốc gia, hoạt động ở tầm quốc gia, trong đội hình chiến lược cơ động của bộ, không phải đơn vị chiến thuật của địa phương.
Trung đoàn cảnh sát kị binh, trung đoàn cảnh sát xe bọc thép và các trung đoàn cảnh sát cơ động dù đứng chân ở đâu cũng đều là lực lượng cơ động của bộ Công an. Lãnh thổ quốc gia rộng lớn mới cần lực lượng cơ động. Tỉnh, thành nhỏ hẹp chỉ có những đội phản ứng nhanh do địa phương điều động. Mưa đạn vãi vào căn nhà nhỏ bé mang sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xả đạn vào ngực cụ Kình, người mang niềm tin và ý chí Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 là sức mạnh bạo lực của lực lượng cảnh sát cơ động bộ Công an chứ không phải mấy tay súng đội phản ứng nhanh công an Hà Nội.
Những thông tin chính thống, những phát ngôn chính thức của cơ quan nhà nước đồng loạt đưa tin sự kiện máu Đồng Tâm 9.1.2020 đều chỉ nhắc đến công an Hà Nội, đều cột sự kiện máu Đồng Tâm vào công an Hà Nội. Cả bản kế hoạnh hành quân 419A đánh úp Đồng Tâm đêm 9.1.2020 cũng đổ cho công an Hà Nội hoạch định, bộ Công an chỉ phê duyệt nhằm làm nhẹ sự kiện, khoanh vùng, giới hạn, hạ thấp sự kiện chỉ ở cấp địa phương, giảm mức độ nghiêm trọng của sự kiện và quan trọng là lấp liếm dấu vết tội ác cấp nhà nước với chòm xóm bé nhỏ Đồng Tâm.
Mọi diễn biến trận đánh Đồng Tâm đều do trung tướng, Thứ trưởng bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, mọi phát ngôn về trận đánh Đồng Tâm đều do người phát ngôn bộ Công an, Chánh văn phòng bộ, thiếu tướng Tô Ân Xô phát ngôn. Điều đó xác định rằng: Bạo lực tấn công dân ở thôn Hoành nhỏ bé đêm 9.1.2020, dìm trong máu ý chí giữ đất chính đáng, ý chí bảo vệ sự thật và lẽ phải, ý chí chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm của người dân Đồng Tâm là trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an chứ không phải công an Hà Nội. Sở chỉ huy trận đánh đặt ở bộ Công an chứ không phải ở sở công an Hà Nội. Tư lệnh trận đánh là Thứ trưởng bộ Công an, trung tướng Lương Tam Quang chứ không phải giám đốc công an Hà Nội.
Kế hoạch tác chiến là kịch bản của trận đánh. Cấp nào tác chiến thì cấp đó phải làm kịch bản và Kế hoạch 419A đánh úp dân Đồng Tâm đêm 9.1.2020 do chính bộ Công an vạch ra nhưng được hạ cấp bằng tên gọi Kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm. Vì 419A mang dấu son, chữ kí cấp Bộ, cấp quốc gia chứ không phải cấp địa phương Hà Nội nên khi luật sư bảo vệ người dân Đồng Tâm vô tội đòi hỏi chính đáng và cần thiết công khai bản Kế hoạch 419A để chứng minh rằng cuộc động binh đêm 9.1.2020 ở Đồng Tâm là thi hành công vụ liền bị từ chối. Tòa án không thể và không dám công khai bàn tay vấy máu dân Đồng Tâm của bộ Công an.
Người dân và lương tri cả nước chăm chú theo dõi số phận sự thật và lẽ phải của dúm dân bé nhỏ Đồng Tâm đã phải thắt lòng nhận ra cả bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam từ huyện, thành phố đến trung ương không ứng xử với dân Đồng Tâm không bằng pháp luật mà bằng lừa dối và bạo lực..
Bạo lực là hạ sách, là lấy máu dân đàn áp sự thật và lẽ phải của dân, lấy máu dân răn đe dân, ăn thua đủ với dân. Máu dân lại đổ là nhà nước cộng sản lại chồng chất thêm nợ máu với dân. Dân gian nhân hậu có câu “Lấy máu gà dọa khỉ” Nhà nước độc tài làm gì có nhân hậu. Nhà nước nhân hậu thì không thể độc tài. Nhà nước độc tài lấy chính máu dân răn đe dân chứ không cần lấy máu gà! Như nhà nước độc tài đã vô tư lấy cả biển máu dân để áp đặt ách cai trị độc tài cộng sản lên cả nước thì xá gì máu dúm dân nhỏ bé Đồng Tâm!.
Lừa dối và bạo lực từ trại giam đến phiên tòa áp đặt tội cho người dân Đồng Tâm vô tội
Chỉ ba ngày sau sự kiện máu ba ngàn cảnh sát trang bị tận răng của trung đoàn cảnh sát cơ động chiến lược bộ Công an đánh úp vài chục người già, phụ nữ, trẻ con dân Đồng Tâm, một số người dân vô tội Đồng Tâm bị bắt sáng 9.1.2020 đã xuất hiện trên màn ảnh truyền hình trong chương trình Thời sự giờ vàng tối 12.1.2020 đài truyền hình quốc gia VTV với khuôn mặt bầm dập, thâm tím, với vẻ mặt thất thần, vô hồn, hoảng loạn nhưng lại nói năng gẫy gọn trơn tru như đọc thuộc lòng, như xả máy ghi âm lời nhận tội không đúng sự thật rằng người dân đã mang lựu đạn và vũ khí tự tạo chống lại công an.
Bộ mặt bầm dập và tiếng nói vô hồn nhận tội của người dân vô tội Đồng Tâm chỉ sau ba ngày trong trại giam của công an là sự chứng minh rõ ràng, là lời tố cáo vững chắc mức độ nhục hình ghê rợn và sự bức cung trắng trợn của công an.
Lời tố cáo nhục hình và bức cung phạm pháp của cảnh sát điều tra với người dân vô tội Đồng tâm đã vang lên nhức nhối ngay trong phiên tòa sơ thẩm xử dân vô tội Đồng Tâm khi ông Lê Đình Công con trai cả cụ Lê Đình Kình khai rành rọt: “Tôi bị điều tra viên Phạm Việt Anh đánh mười ngày như một”. Một tình tiết có giá trị pháp lí rất cao bác bỏ hoàn toàn bản kết luận điều tra của công an, bác bỏ cả cáo trạng buộc tội dân vô tội Đồng Tâm của viện Kiểm sát nhưng quan tòa với những mức án đã định trước có sẵn trong túi, tòa án đã làm ngơ bỏ qua lời tố cáo nhục hình, ép cung.
Bị dẫn giải ra tòa trong phiên toà sơ thẩm, bà Bùi Thị Nối chỉ nói vội được câu ngắn: Vì sao có pháp luật mà các người không thi hành? Bị điểm đúng huyệt pháp chế độc tài, công an làm án bằng nhục hình, ép cung, tòa xử án theo chỉ thị, nghị quyết, theo lệnh chứ không xử theo luật, công an hốt hoảng và ngang nhiên xông vào phiên toà, xô đến, kẹp tay, xốc nách, lôi bà Nối ra khỏi tòa.
Bạo lực ngang nhiên diễn ra trong phiên tòa để bịt miệng người đàn bà vô tội trở thành bị cáo Bùi Thị Nối. Không đếm xỉa đến lời khai sự thật của người đàn ông vô tội trở thành bị cáo Lê Đình Công. Xét xử không cần nghe sự thật, không biết đến luật pháp, tòa án lại tiếp tục ra đòn nhục hình tinh thần người dân vô tội Đồng Tâm và ép cung cả pháp luật.
Giữa đêm người dân lương thiện đang ngủ trong nhà bỗng bị cảnh sát vũ trang phá cửa xông vào nhà. Đạn xả trong nhà dân như đạn vãi vào đồn giặc trong trận đánh công đồn. Kề súng vào đầu, vào ngực bắn chết lập tức người già 84 tuổi. Đạn xuyên qua tay, đạn rạch bụng dân. Thả chó nghiệp vụ cắn xé dân. Đấm, đá, dùi cui tới tấp vụt xuống đầu dân rồi lùa người dân máu tràn trên đầu, máu ướt đẫm bụng, lùa cả người già, phụ nữ, trẻ em, về trại giam. Mang cả xác người già bị bắn chết đi mổ bụng, phanh thậy.
Những kẻ phạm pháp, giết dân man rợ hơn cả thời Trung cổ lại nhân danh pháp luật truy tố dân vô tội. Những kẻ giết người bàn tay ròng ròng máu dân lại viết lệnh truy tố gán tội giết người cho người dân vô tội. Tùy tiện truy tố người dân vô tội vào tội có khung hình phạt cao nhất tử hình là đòn bạo lực tinh thần cực kì nham hiểm, độc ác. Bị gán tội danh có khung hình phạt tử hình, người dân thật thà, chất phác phải mang tâm lí vô cùng hốt hoảng, hoang mang, mất tinh thần, dễ dàng chấp nhận mọi dụ dỗ, lừa phỉnh, mớm cung nhận tội của cảnh sát điều tra. Đó là đòn bạo lực tinh thần vô cùng thâm độc của cảnh sát điều tra và tòa án độc tài biến người dân vô tội thành người có tội.
Không phải chỉ ra đòn bạo lực tinh thần đánh người dân Đồng Tâm vô tội trở thành bị cáo trước tòa, tòa án còn dùng quyền lực quan tòa bác bỏ mọi đòi hỏi của luật sư đòi tòa phải thực thi đúng pháp luật. Những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật không thể thiếu của một phiên tòa là:
Một. Vật chứng. Cần có văn bản kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm để chứng minh hành động của trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an ở Đồng Tâm đêm 9.1.2020 là thi hành công vụ đúng pháp luật.
Hai. Nhân chứng. Những công an đã tham gia sự kiện Đồng Tâm đêm 9.1.2020, những công an đã nổ súng giết dân, những người dân chứng kiến sự việc cần được thẩm vấn tại tòa để chứng minh cáo trạng buộc tội người dân giết người, chống người thi hành công vụ là thỏa đáng.
Ba. Thực nghiệm. Ba sĩ quan cảnh sát cấp tá và cấp úy tuổi quân dầy dạn, nghiệp vụ tinh thông, thử thách từng trải, thế võ tự vệ thuần thục lại dễ dàng rơi xuống hố và càng dễ dàng khoanh tay cam chịu để người dân đổ xăng đốt cháy thui. Cần thực nghiệm để chứng minh trong tình thế đạn vãi như mưa, không ai có thể ló măt ra khỏi nhà, người dân vẫn có thể hò nhau xúm lại đổ hết chậu xăng này đến chậu xăng khác xuống hố và hố nhỏ sâu hút vẫn có đủ ô xy để xăng cháy lâu đến mức thiêu ba cảnh sát thành than.
Vật chứng, nhân chứng và thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc để chứng minh tội phạm với phiên tòa công minh, làm sáng tỏ công lí. Nhưng phiên tòa sơ thẩm xử người dân vô tội Đồng Tâm chỉ là phiên tòa hình thức, chỉ làm thủ tục xét xử để áp đặt bản án có sẵn cho người dân vô tội Đồng Tâm chứ không cần công lí. Vì vậy mọi đòi hỏi cần thiết, đúng pháp luật của luật sư, mọi đòi hỏi của công lí đều bị tòa độc tài bác bỏ “Không cần thiết”!
Không xử theo pháp luật, bác bỏ mọi đòi hỏi của công lí, phiên tòa gán tội cho người dân vô tội Đồng Tâm đã giết chết cả hình hài luật pháp ốm yếu, còi cọc của nền tư pháp được gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quyền dân là quyền thiêng liêng của con người. Để cướp quyền dân cả nước, đảng cộng sản chỉ cần ghi vào Hiến pháp điều 4: đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để cướp 59 ha đất của người dân xã Đồng Tâm, nhà nước cộng sản đã xả súng giết dân và gõ búa giết cả luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự kiện máu Đồng Tâm một lần nữa chứng minh quyền dân và mạng sống người dân trong nhà nước độc tài rẻ rúng như thế nào và nhà nước độc tài tham lam, tàn bạo như thế nào. Nợ máu Đồng Tâm. Nợ máu cải cách ruộng đất. Nợ máu nội chiến Bắc Nam… Những món nợ máu đảng cộng sản vay của dân sẽ còn mãi trong lịch sử đau thương của giống nòi Việt Nam.
Vụ việc Đồng Tâm chỉ là chuyện tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa phương quản lí đất và người dân sử dụng đất, chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Trong xã hội, chuyện tranh chấp quyền lợi, tranh chấp quyền sở hữu là điều quá bình thường, ở đâu và thời nào cũng luôn xảy ra. Nhưng không ở đâu và không thời nào việc tranh chấp mấy chục hecta đất nhỏ nhặt giữa chính quyền và người dân cùng nòi giống, cùng người Việt, cùng con Rồng cháu Lạc lại phải trả giá bằng máu, bằng mạng sống con người quí giá như là cuộc trả giá giữa quân xâm lược và người dân mất nước vậy.
Chỉ đội quân xâm lược, đội quân chiếm đóng mới dùng sức mạnh bạo lực xả súng bắn dân chiếm đất dân. Chính quyền xả súng bắn dân để giành phần thắng trong tranh chấp dân sự đã tạo ra đối kháng xã hội ở qui mô quốc gia rộng lớn, gây rối loạn xã hội, gây thất vọng, li tán lòng dân cả nước. Với sức mạnh bạo lực nhà nước, đương nhiên chính quyền phải thắng dân. Nhưng thắng dân bằng bạo lực và thắng dân bằng toà án bất công là chính quyền đã mất dân.
Không chính quyền nào có thể tồn tại khi đã mất dân.
Nguồn : BVN
https://www.diendantheky.
Phạm Đình Trọng - Án mạng Đồng Tâm : Cảnh sát giết dân và tòa án giết luật pháp |
59 ha đất phía tây Đồng Sênh không phải đất quốc phòng
Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chiến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy.
Bị sa lầy suốt mười năm trong bãi mìn China ở biên giới Campuchia – Thái Lan, thôi cứ cho là vì nghĩa cả cứu dân tộc Campuchia khỏi cánh đồng chết diệt chủng. Nhưng không nhận ra rằng hơn mười năm cách mạng văn hóa, đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, sức dân kiệt quệ, bộ máy quyền lực tan tác, quân đội đói rách, trang bị và kĩ thuật, chiến thuật lạc hậu ở thời thế chiến 2 như quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đó, Tàu cộng không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực xâm lược Việt Nam trước quân đội Việt Nam đang là đội quân thiện chiến lúc đó và dư dả vũ khí khá hiện đại của hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ. Không có tầm nhìn, lãnh đạo Việt Nam đã hốt hoảng hoạch định một cuộc kháng chiến lớn, tổng lực toàn diện với Tàu cộng. Trong hoạch định cuống cuồng đó, năm 1980, dự án sân bay dã chiến Miếu Môn ra đời để phân tán lực lượng không quân, cất giấu máy bay chiến đấu trong những hầm khoét vào chân núi, đối phó với cuộc chiến tranh mở rộng của Tàu cộng.
Trong 208 ha đất của dự án sân bay dã chiến Miếu Môn có 47,3 ha đất cánh Đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm và ngay lập tức chính quyền xã Đồng Tâm đã cắt đủ 47,3 ha đất phía Đông cánh Đồng Sênh giao cho sân bay. 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh còn lại vẫn là đất ngô, đất lúa của người dân Đồng Tâm.
Ngày 31.12.2019, quân đội xây xong bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn, tường xây cao hai mét rưỡi, phía trên còn có cọc sắt giăng dây thép gai. 59 ha Tây Đồng Sênh ngoài tường bao sân bay vẫn xanh bãi sắn, nương ngô của dân Đồng Tâm. Vậy là đất quân sự sân bay và đất dân sự của dân Đồng Tâm càng được phân định rạch ròi. Bức tường quân đội xây xác định giới hạn đất quốc phòng càng chứng minh thêm 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất của dân Đồng Tâm.
Bất kì pháp nhân nào mang danh nhà nước cấp tỉnh, cấp bộ muốn chiếm, muốn biến 59 ha đất nửa Tây cánh Đồng Sênh ngoài ranh sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng đều phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đó cho đến tận đêm 9.1.2020, đêm xảy ra án mạng Đồng Tâm không hề có. Mãi mãi cũng không bao giờ có quyết định vô lí đó.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc tháng chín, năm 1989 thì tháng chín, năm 1990, lãnh đạo cộng sản Việt Nam liền len lét sang Thành Đô thì thầm xin làm chư hầu để được yên thân làm vương phương Nam. Sân bay dã chiến Miếu Môn chỉ mới qua giai đoạn gom đất cũng dẹp bỏ.
Thu hồi mảnh đất làm ra hạt lúa, hạt ngô của dân để làm sân bay quân sự. Không làm sân bay nữa thì phải trả lại đất cho dân để kinh tế đất nước có thêm hạt lúa, hạt ngô. Nhà nước trung ương không có tầm nhìn quốc gia đã biến đất sống của dân thành đất chết của sân bay chỉ có trên giấy, gây lãng phí, mất mát lớn cho nền kinh tế đất nước, gây hao hụt thu nhập của người dân Đồng Tâm. Không làm sân bay nữa nhưng lấy danh nghĩa quốc phòng, quân đội cũng không trả lại 47,3 ha đất cho dân. Còn nhà nước địa phương Hà Nội thì xập xí xập ngầu, dùng quyền lực và mệnh lệnh nhà nước địa phương muốn biến 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh ngoài dự án sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng để dấm dúi bán cho doanh nghiệp quân đội Viettel.
Lừa dối và bạo lực nhà nước từ ngoài đồng đến giường ngủ nhà dân
Quyết giữ hợp pháp 59 ha đất Đồng Sênh, người dân Đồng Tâm có hai nguồn năng lượng tạo nên sức mạnh không thế lực nào hành xử hợp pháp khuất phục được
Một. Người dân Đồng Tâm có đầy đủ hồ sơ, văn bản nhà nước, bản đồ pháp lí chứng minh 59 ha đất Tây Đồng Sênh chưa bao giờ là đất quốc phòng. Từ trong lịch sử cho đến hôm nay mảnh đất đó vẫn là mảnh đất hợp pháp, chính đáng của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm. Đó là sự thật, là lẽ phải Đồng Tâm và người nắm giữ đầy đủ hồ sơ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm chính là người con của xóm làng Đồng Tâm, linh hồn của đất đai Đồng Tâm, lão nông 84 tuổi Lê Đình Kình, là người đứng đầu cả tổ chức đảng, cả chính quyền và hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm suốt hơn 40 năm, vị lão thành cách mạng của đảng cộng sản, đảng viên 58 tuổi đảng Lê Đình Kình.
Hai. Người dân Đồng Tâm có hạt nhân lãnh đạo, có niềm tin sắt đá và có chất keo kết dính đoàn kết muôn người như một trong ý chí giữ mảnh đất hợp pháp chính đáng Đồng Sênh. Hạt nhân lãnh đạo, niềm tin sắt son và chất keo kết dính làm nên sức mạnh Đồng Tâm chính là con người lương thiện, bình dị và cao cả Lê Đình Kình cả đời nghèo khổ tận tụy với dân làng nghèo khổ, cả đời lo việc làng, việc nước.
Không thể chiếm 59 ha đất Tây Đồng Sênh của dân Đồng Tâm bằng hợp pháp thì phải chiếm bằng phi pháp. Bằng lừa dối và bạo lực, phải tiêu diệt hạt nhân lãnh đạo Đồng Tâm. Phải tiêu diệt được niềm tin, ý chí giữ đất Đồng Tâm. Phải chiếm và phi tang sự thật Đồng Tâm.
Nhà nước cấp huyện Mỹ Đức ra đòn lừa niềm tin Đồng Tâm ra Đồng Sênh vắng rồi viên trung tá Trần Thanh Tùng, phó công an huyện bất ngờ phóng cú đá ngàn cân của thế võ chuyên chính. Niềm tin Đồng Tâm trong thân xác cụ già Lê Đình Kình bay như chiếc lá đập đầu vào đá. Cụ Kình thoát chết nhờ chiếc mũ bảo hiểm nhưng hông lãnh trọn cú đá thì xương vỡ vụn. Niềm tin của dân Đồng Tâm bị ném lên ô tô chạy thẳng về trại giam của công an Hà Nội.
Lập tức lòng dân Đồng Tâm bảo vệ niềm tin Đồng Tâm bằng cách các mẹ, các chị Đồng Tâm bằng tấm lòng của những người mẹ người chị dồn 38 cảnh sát cơ động về Đồng Tâm hỗ trợ cú lừa cấp huyện của Mỹ Đức vào nhà văn hóa thôn Hoành. 38 công cụ bạo lực nhà nước thành con tin trong tay dân Đồng Tâm, đối trọng với niềm tin Đồng Tâm trở thành con tin trong tay công an Hà Nội.
Lừa dối và bạo lực cấp huyện Mỹ Đức không hạ gục được lẽ phải và ý chí Đồng Tâm thì lừa dối và bạo lực cấp thành phố vào cuộc. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lừa dân Đồng Tâm bằng cam kết 22.4.2017, hứa hẹn sẽ thanh tra công bằng.
Không chứng minh được 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất quốc phòng bằng văn bản pháp luật, Thanh tra Hà Nội liền lấy quyền lực nhà nước áp đặt bằng kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 và được Thanh tra nhà nước bảo kê bằng văn bản số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 trợn trạo xác nhận kết luận phi pháp, áp đặt của Thanh tra Hà Nội là hợp pháp: “kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội là chính xác, hợp pháp”! Không chỉ nhà nước cấp huyện Mỹ Đức. Không chỉ nhà nước cấp thành phố thủ đô Hà Nội. Nhà nước trung ương đã vào cuộc dùng quyền lực nhà nước cướp bằng được đất Tây Đồng Sênh của người dân ở chòm xó nhỏ bé, hiền hoà Đồng Tâm.
Nhà nước trung ương lừa dối không xong thì phải ra đòn bạo lực nhà nước cấp trung ương. Và ba ngàn lính thiện chiến trung đoàn cảnh sát cơ động bộ Công an đã gây ra vụ thảm sát ở thôn Hoành rạng sáng 9.1.2020. Ba ngàn cảnh sát cơ động bủa vây sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xông vào tận giường ngủ, xả súng giết hại người nắm giữ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, không những cướp đi văn bản pháp lí làm nên sự thật và lẽ phải Đồng Tâm mà còn vơ vét cả những đồng tiền đầu tắt mặt tối chắt chiu của dân nghèo Đồng Tâm.
Trung đoàn cảnh sát cơ động đứng chân ở Hà Nội, trực chiến ở địa bàn chiến lược trọng yếu là thủ đô Hà Nội nên được gọi là trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội nhưng là trung đoàn cơ động chiến lược của bộ Công an. Đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Công an là trung đoàn và đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Quốc phòng là binh đoàn. Đơn vị tác chiến lớn nhất phải đảm nhiệm vị trí quốc gia, hoạt động ở tầm quốc gia, trong đội hình chiến lược cơ động của bộ, không phải đơn vị chiến thuật của địa phương.
Trung đoàn cảnh sát kị binh, trung đoàn cảnh sát xe bọc thép và các trung đoàn cảnh sát cơ động dù đứng chân ở đâu cũng đều là lực lượng cơ động của bộ Công an. Lãnh thổ quốc gia rộng lớn mới cần lực lượng cơ động. Tỉnh, thành nhỏ hẹp chỉ có những đội phản ứng nhanh do địa phương điều động. Mưa đạn vãi vào căn nhà nhỏ bé mang sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xả đạn vào ngực cụ Kình, người mang niềm tin và ý chí Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 là sức mạnh bạo lực của lực lượng cảnh sát cơ động bộ Công an chứ không phải mấy tay súng đội phản ứng nhanh công an Hà Nội.
Những thông tin chính thống, những phát ngôn chính thức của cơ quan nhà nước đồng loạt đưa tin sự kiện máu Đồng Tâm 9.1.2020 đều chỉ nhắc đến công an Hà Nội, đều cột sự kiện máu Đồng Tâm vào công an Hà Nội. Cả bản kế hoạnh hành quân 419A đánh úp Đồng Tâm đêm 9.1.2020 cũng đổ cho công an Hà Nội hoạch định, bộ Công an chỉ phê duyệt nhằm làm nhẹ sự kiện, khoanh vùng, giới hạn, hạ thấp sự kiện chỉ ở cấp địa phương, giảm mức độ nghiêm trọng của sự kiện và quan trọng là lấp liếm dấu vết tội ác cấp nhà nước với chòm xóm bé nhỏ Đồng Tâm.
Mọi diễn biến trận đánh Đồng Tâm đều do trung tướng, Thứ trưởng bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, mọi phát ngôn về trận đánh Đồng Tâm đều do người phát ngôn bộ Công an, Chánh văn phòng bộ, thiếu tướng Tô Ân Xô phát ngôn. Điều đó xác định rằng: Bạo lực tấn công dân ở thôn Hoành nhỏ bé đêm 9.1.2020, dìm trong máu ý chí giữ đất chính đáng, ý chí bảo vệ sự thật và lẽ phải, ý chí chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm của người dân Đồng Tâm là trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an chứ không phải công an Hà Nội. Sở chỉ huy trận đánh đặt ở bộ Công an chứ không phải ở sở công an Hà Nội. Tư lệnh trận đánh là Thứ trưởng bộ Công an, trung tướng Lương Tam Quang chứ không phải giám đốc công an Hà Nội.
Kế hoạch tác chiến là kịch bản của trận đánh. Cấp nào tác chiến thì cấp đó phải làm kịch bản và Kế hoạch 419A đánh úp dân Đồng Tâm đêm 9.1.2020 do chính bộ Công an vạch ra nhưng được hạ cấp bằng tên gọi Kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm. Vì 419A mang dấu son, chữ kí cấp Bộ, cấp quốc gia chứ không phải cấp địa phương Hà Nội nên khi luật sư bảo vệ người dân Đồng Tâm vô tội đòi hỏi chính đáng và cần thiết công khai bản Kế hoạch 419A để chứng minh rằng cuộc động binh đêm 9.1.2020 ở Đồng Tâm là thi hành công vụ liền bị từ chối. Tòa án không thể và không dám công khai bàn tay vấy máu dân Đồng Tâm của bộ Công an.
Người dân và lương tri cả nước chăm chú theo dõi số phận sự thật và lẽ phải của dúm dân bé nhỏ Đồng Tâm đã phải thắt lòng nhận ra cả bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam từ huyện, thành phố đến trung ương không ứng xử với dân Đồng Tâm không bằng pháp luật mà bằng lừa dối và bạo lực..
Bạo lực là hạ sách, là lấy máu dân đàn áp sự thật và lẽ phải của dân, lấy máu dân răn đe dân, ăn thua đủ với dân. Máu dân lại đổ là nhà nước cộng sản lại chồng chất thêm nợ máu với dân. Dân gian nhân hậu có câu “Lấy máu gà dọa khỉ” Nhà nước độc tài làm gì có nhân hậu. Nhà nước nhân hậu thì không thể độc tài. Nhà nước độc tài lấy chính máu dân răn đe dân chứ không cần lấy máu gà! Như nhà nước độc tài đã vô tư lấy cả biển máu dân để áp đặt ách cai trị độc tài cộng sản lên cả nước thì xá gì máu dúm dân nhỏ bé Đồng Tâm!.
Lừa dối và bạo lực từ trại giam đến phiên tòa áp đặt tội cho người dân Đồng Tâm vô tội
Chỉ ba ngày sau sự kiện máu ba ngàn cảnh sát trang bị tận răng của trung đoàn cảnh sát cơ động chiến lược bộ Công an đánh úp vài chục người già, phụ nữ, trẻ con dân Đồng Tâm, một số người dân vô tội Đồng Tâm bị bắt sáng 9.1.2020 đã xuất hiện trên màn ảnh truyền hình trong chương trình Thời sự giờ vàng tối 12.1.2020 đài truyền hình quốc gia VTV với khuôn mặt bầm dập, thâm tím, với vẻ mặt thất thần, vô hồn, hoảng loạn nhưng lại nói năng gẫy gọn trơn tru như đọc thuộc lòng, như xả máy ghi âm lời nhận tội không đúng sự thật rằng người dân đã mang lựu đạn và vũ khí tự tạo chống lại công an.
Bộ mặt bầm dập và tiếng nói vô hồn nhận tội của người dân vô tội Đồng Tâm chỉ sau ba ngày trong trại giam của công an là sự chứng minh rõ ràng, là lời tố cáo vững chắc mức độ nhục hình ghê rợn và sự bức cung trắng trợn của công an.
Lời tố cáo nhục hình và bức cung phạm pháp của cảnh sát điều tra với người dân vô tội Đồng tâm đã vang lên nhức nhối ngay trong phiên tòa sơ thẩm xử dân vô tội Đồng Tâm khi ông Lê Đình Công con trai cả cụ Lê Đình Kình khai rành rọt: “Tôi bị điều tra viên Phạm Việt Anh đánh mười ngày như một”. Một tình tiết có giá trị pháp lí rất cao bác bỏ hoàn toàn bản kết luận điều tra của công an, bác bỏ cả cáo trạng buộc tội dân vô tội Đồng Tâm của viện Kiểm sát nhưng quan tòa với những mức án đã định trước có sẵn trong túi, tòa án đã làm ngơ bỏ qua lời tố cáo nhục hình, ép cung.
Bị dẫn giải ra tòa trong phiên toà sơ thẩm, bà Bùi Thị Nối chỉ nói vội được câu ngắn: Vì sao có pháp luật mà các người không thi hành? Bị điểm đúng huyệt pháp chế độc tài, công an làm án bằng nhục hình, ép cung, tòa xử án theo chỉ thị, nghị quyết, theo lệnh chứ không xử theo luật, công an hốt hoảng và ngang nhiên xông vào phiên toà, xô đến, kẹp tay, xốc nách, lôi bà Nối ra khỏi tòa.
Bạo lực ngang nhiên diễn ra trong phiên tòa để bịt miệng người đàn bà vô tội trở thành bị cáo Bùi Thị Nối. Không đếm xỉa đến lời khai sự thật của người đàn ông vô tội trở thành bị cáo Lê Đình Công. Xét xử không cần nghe sự thật, không biết đến luật pháp, tòa án lại tiếp tục ra đòn nhục hình tinh thần người dân vô tội Đồng Tâm và ép cung cả pháp luật.
Giữa đêm người dân lương thiện đang ngủ trong nhà bỗng bị cảnh sát vũ trang phá cửa xông vào nhà. Đạn xả trong nhà dân như đạn vãi vào đồn giặc trong trận đánh công đồn. Kề súng vào đầu, vào ngực bắn chết lập tức người già 84 tuổi. Đạn xuyên qua tay, đạn rạch bụng dân. Thả chó nghiệp vụ cắn xé dân. Đấm, đá, dùi cui tới tấp vụt xuống đầu dân rồi lùa người dân máu tràn trên đầu, máu ướt đẫm bụng, lùa cả người già, phụ nữ, trẻ em, về trại giam. Mang cả xác người già bị bắn chết đi mổ bụng, phanh thậy.
Những kẻ phạm pháp, giết dân man rợ hơn cả thời Trung cổ lại nhân danh pháp luật truy tố dân vô tội. Những kẻ giết người bàn tay ròng ròng máu dân lại viết lệnh truy tố gán tội giết người cho người dân vô tội. Tùy tiện truy tố người dân vô tội vào tội có khung hình phạt cao nhất tử hình là đòn bạo lực tinh thần cực kì nham hiểm, độc ác. Bị gán tội danh có khung hình phạt tử hình, người dân thật thà, chất phác phải mang tâm lí vô cùng hốt hoảng, hoang mang, mất tinh thần, dễ dàng chấp nhận mọi dụ dỗ, lừa phỉnh, mớm cung nhận tội của cảnh sát điều tra. Đó là đòn bạo lực tinh thần vô cùng thâm độc của cảnh sát điều tra và tòa án độc tài biến người dân vô tội thành người có tội.
Không phải chỉ ra đòn bạo lực tinh thần đánh người dân Đồng Tâm vô tội trở thành bị cáo trước tòa, tòa án còn dùng quyền lực quan tòa bác bỏ mọi đòi hỏi của luật sư đòi tòa phải thực thi đúng pháp luật. Những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật không thể thiếu của một phiên tòa là:
Một. Vật chứng. Cần có văn bản kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm để chứng minh hành động của trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an ở Đồng Tâm đêm 9.1.2020 là thi hành công vụ đúng pháp luật.
Hai. Nhân chứng. Những công an đã tham gia sự kiện Đồng Tâm đêm 9.1.2020, những công an đã nổ súng giết dân, những người dân chứng kiến sự việc cần được thẩm vấn tại tòa để chứng minh cáo trạng buộc tội người dân giết người, chống người thi hành công vụ là thỏa đáng.
Ba. Thực nghiệm. Ba sĩ quan cảnh sát cấp tá và cấp úy tuổi quân dầy dạn, nghiệp vụ tinh thông, thử thách từng trải, thế võ tự vệ thuần thục lại dễ dàng rơi xuống hố và càng dễ dàng khoanh tay cam chịu để người dân đổ xăng đốt cháy thui. Cần thực nghiệm để chứng minh trong tình thế đạn vãi như mưa, không ai có thể ló măt ra khỏi nhà, người dân vẫn có thể hò nhau xúm lại đổ hết chậu xăng này đến chậu xăng khác xuống hố và hố nhỏ sâu hút vẫn có đủ ô xy để xăng cháy lâu đến mức thiêu ba cảnh sát thành than.
Vật chứng, nhân chứng và thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc để chứng minh tội phạm với phiên tòa công minh, làm sáng tỏ công lí. Nhưng phiên tòa sơ thẩm xử người dân vô tội Đồng Tâm chỉ là phiên tòa hình thức, chỉ làm thủ tục xét xử để áp đặt bản án có sẵn cho người dân vô tội Đồng Tâm chứ không cần công lí. Vì vậy mọi đòi hỏi cần thiết, đúng pháp luật của luật sư, mọi đòi hỏi của công lí đều bị tòa độc tài bác bỏ “Không cần thiết”!
Không xử theo pháp luật, bác bỏ mọi đòi hỏi của công lí, phiên tòa gán tội cho người dân vô tội Đồng Tâm đã giết chết cả hình hài luật pháp ốm yếu, còi cọc của nền tư pháp được gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quyền dân là quyền thiêng liêng của con người. Để cướp quyền dân cả nước, đảng cộng sản chỉ cần ghi vào Hiến pháp điều 4: đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để cướp 59 ha đất của người dân xã Đồng Tâm, nhà nước cộng sản đã xả súng giết dân và gõ búa giết cả luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự kiện máu Đồng Tâm một lần nữa chứng minh quyền dân và mạng sống người dân trong nhà nước độc tài rẻ rúng như thế nào và nhà nước độc tài tham lam, tàn bạo như thế nào. Nợ máu Đồng Tâm. Nợ máu cải cách ruộng đất. Nợ máu nội chiến Bắc Nam… Những món nợ máu đảng cộng sản vay của dân sẽ còn mãi trong lịch sử đau thương của giống nòi Việt Nam.
Vụ việc Đồng Tâm chỉ là chuyện tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa phương quản lí đất và người dân sử dụng đất, chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Trong xã hội, chuyện tranh chấp quyền lợi, tranh chấp quyền sở hữu là điều quá bình thường, ở đâu và thời nào cũng luôn xảy ra. Nhưng không ở đâu và không thời nào việc tranh chấp mấy chục hecta đất nhỏ nhặt giữa chính quyền và người dân cùng nòi giống, cùng người Việt, cùng con Rồng cháu Lạc lại phải trả giá bằng máu, bằng mạng sống con người quí giá như là cuộc trả giá giữa quân xâm lược và người dân mất nước vậy.
Chỉ đội quân xâm lược, đội quân chiếm đóng mới dùng sức mạnh bạo lực xả súng bắn dân chiếm đất dân. Chính quyền xả súng bắn dân để giành phần thắng trong tranh chấp dân sự đã tạo ra đối kháng xã hội ở qui mô quốc gia rộng lớn, gây rối loạn xã hội, gây thất vọng, li tán lòng dân cả nước. Với sức mạnh bạo lực nhà nước, đương nhiên chính quyền phải thắng dân. Nhưng thắng dân bằng bạo lực và thắng dân bằng toà án bất công là chính quyền đã mất dân.
Không chính quyền nào có thể tồn tại khi đã mất dân.
Nguồn : BVN
https://www.diendantheky.
Không có nhận xét nào