Header Ads

  • Breaking News

    Đỗ Văn Phúc – Chuyện nước Mỹ: phúc lợi xã hội


    TRỢ CẤP PHÚC LỢI XÃ HỘI.

    Trước tiên, xin nêu ra một vài con số thống kê mới nhất, tính đến lúc viết bài này.

    Dân số Hoa Kỳ hiện nay là 328,516,241 người, trong đó số người làm việc là 156,741,895 nhưng chỉ có 122,362,482 người đóng thuế. Lý do những người không đóng thuế có thể vì thu nhập thấp…

    Hoa Kỳ có 94,995,989 không lao động (vì lý do hưu trí 52,884,551; cựu chiến binh 20,889,341; tàn phế 10,161,784; học sinh, sinh viên …).

    Thu nhập trung bình tính theo đầu nguời là 30,475 đô la mỗi năm. Dân số được xem ở mức nghèo khó là 38,072,087 (12.3% dân số).

    Số người nhận phiếu thực phẩm là 37,174, 033; nhận trợ cấp y tế miễn phí là 75,387,813; tổng cộng số người nhận các loại trợ cấp là 168,913,450.

    GDP của Hoa Kỳ là 20,514 tỷ, ngân sách của Hoa Kỳ là 4,094 tỷ đô la. Một phần 3 ngân sách đó dành cho các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội tổng cộng là 1,091 tỷ đô la trong đó 642 tỷ cho Medicaid và 449 tỷ cho các dịch vụ khác.

    Tốn kém nhất là tiền trả cho dịch vụ y tế Medicaid cho người nghèo và thêm vào là illegal immigrants gia tăng nhanh; từ 1% ngân sách năm 1960, đến nay chiếm hết hơn 4% ngân sách.

    Năm 2018, toàn liên bang chi ra hết 216 tỷ để chi trả cho người thụ nhận phúc lợi xã hội.

    Các tiểu bang chi trả nhiều nhất là: California cao nhất 45 tỷ, New York 21 tỷ, Pennsylvania 11.4 tỷ, Texas 9.8 tỷ, Washington 4.7 tỷ, Oregon 4.6 tỷ.

    Nhưng nếu tính theo tỷ lệ dân số thì tốn kém nhất là District of Columbia (1.9 tỷ trên 700 ngàn dân, tức 2714 đô la theo đầu người).

    Theo tài liệu của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Xã Hội, năm 2010, có cả thảy 4,375,022 gia đình nhận trợ cấp phúc lợi xã hội.

    Qua năm 2015, mỗi tháng có khoảng 52.2 triệu người, tức 21.3% dân số Mỹ thụ nhận các phúc lợi xã hội. Trợ cấp này gồm tiền mặt (cash assistance), phiếu thực phẩm (food stamp), dịch vụ y tế (Medicaid), gia cư (housing).

    Phúc lợi xã hội (social welfare) khác với An sinh xã hội (Social Security). An sinh xã hội (Social Security) là tiền hưu hàng tháng trả cho những người về hưu, sau khi họ đã đi làm đóng thuế ít nhất là 40 tam cá nguyệt (10 năm).

    Chương trình phúc lợi xã hội (The welfare program) nhằm giúp đỡ những gia đình hay cá nhân có lợi tức thấp hay không có lợi tức và cũng chẳng có nguồn tài trợ nào.

    Các chuyên viên áp dụng những phép tính rất phức tạp căn cứ vào tiêu chuẩn nghèo để ấn định ở mức độ tài chánh nào thì các gia đình hay cá nhân có đủ điều kiện thụ nhận các phúc lợi xã hội.

    Các hướng dẫn cho thấy gia đình hay cá nhân phải có thu nhập kém hơn một tỷ lệ nào đó của lợi tức trung bình hàng năm trong địa phương thì mới được cấp phát trợ cấp.

    Ví dụ như tại Texas thu nhập trung bình hàng năm là 59,500 đô la, một gia đình 4 người nếu thu nhập dưới 30% số tiền này tức 17,850 đô la coi như đủ điểu kiện xin trợ cấp xã hội.

    Tiền mặt (cash assistance) được tính toán dựa trên thu nhập hàng tháng, tiêu chuẩn về các nhu cầu và tiêu chuẩn về sự chi tiêu.

    Các tiêu chuẩn về nhu cầu thay đổi tùy theo khu vực cư trú, gia đình đông hay ít, giá thuê mướn nhà cửa. Tiêu chuẩn về chi tiêu ấn định mức tối đa mà gia đình sẽ được cấp phát sau khi cứu xét về thu nhập và các nguồn tài trợ nếu có.

    Các tiểu bang sẽ tùy nghi ấn định trợ cấp tiền mặt. Tại Texas, một người cha độc thân hay mẹ độc thân có 3 con nhỏ nhận 312 đô la mỗi tháng; trường hợp hai vợ chồng với hai con nhỏ thì lãnh 320 đô la.

    Tiểu bang Alaska, nơi có ấn định rộng rãi hơn, một gia đình 4 người sẽ được cấp 1025 đô la tiền mặt.

    Phiếu thực phẩm (food stamp) là một phần quan trọng trong trợ cấp phúc lợi. Nó còn được gọi là Chương trình Trợ cấp Phụ trội về Dinh dưỡng (SNAP- Supplemental Nutrition Assistance Program) do Bộ Nông Nghiệp (The Department of Agriculture) đảm trách. Mỗi tháng, chính phủ chi ra khoảng 4.8 tỷ đô la cho chương trình này.

    Các tiểu bang có thể dùng các tên gọi khác nhau. Như ở California, gọi là CalFresh với 3.8 triệu người thụ nhận, tại Texas gọi là Lone Star Card với 3.5 triệu người nhận 410 triệu đô la mỗi tháng. Tại Ohio, có 1.4 triệu người nhận SNAP.

    Đại khái, tiền trợ cấp thực phẩm tối đa cho một cá nhân đơn độc là 192 đô la; gia đình 4 người là 668 đô la. Theo tài liệu năm 2018 của Tiểu bang Florida, một gia đình 4 người mà thu nhập hàng tháng 2092 đô la hay ít hơn sẽ nhận được 642 đô la tiền food stamp.

    Tính chung cả hai thứ tiền mặt và food stamp, một gia đình 4 người ở Texas có thể nhận 980 đô la mỗi tháng.

    Trợ cấp bảo hiểm sức khoẻ miễn phí (Medicaid)

    Những người về hưu nhận bảo hiểm sức khoẻ (medicare) từ tiền họ đã bị khấu trừ vào các kỳ lương trong suốt hàng chục năm làm việc, những người thụ hưởng phúc lợi xã hội, nhận bảo hiểm medicaid tức là tiền cho không từ chính phủ.

    Những người đã đi làm đóng thuế, khi về hưu nhận medicare còn phải đóng hàng tháng thêm khoảng 130 đô la hay nhiều hơn tuỳ theo mực lương trước khi về hưu. Họ phải trả thêm tiền (copay) khi đi khám bệnh hay điều trị hay mua thuốc.

    Ít thì 10. 35 đô la khi đi bác sĩ gia đình hay chuyên khoa, nhiều thì có khi lên hàng trăm, hàng ngàn nếu đi thử nghiệm hay giải phẫu hay nằm bệnh viện.

    Trong khi đó, người nhận Medicaid không phải trả một xu nào cho cả khám bệnh và toa thuốc. Khoản Medicaid này là gánh nặng lớn nhất trong chương trình trợ cấp xa hội. Hoa Kỳ đã chi ra 642 tỷ đô la để trả cho chương trình Medicaid.

    Có cả một hệ thống chằng chịt phức tạp như mạng nhện của những cơ quan nhà nước, dịch vụ, nhà thầu, y bác sĩ, bệnh viện ăn bám vào đó làm cho việc trong sạch hoá trở nên khó khăn, không sao giải quyết được.

    Những người thụ hưởng đã lạm dụng triệt để và càng được khuyến khích bởi cái hệ thống ăn bám này vì ai cũng chia phần lợi trong đó.

    Vài nhận xét về thực tế.

    Như đã nói ở trên, tiền trợ cấp phúc lợi xã hội (Social welfare) và phiếu thực phẩm (food stamps) là dành cho những những người tàn tật, người lớn tuổi không đi làm mà cũng chẳng có nguồn tài trợ nào, người nghèo khó ở một mức mà chính phủ quy định.

    Số tiền này nhiều hay ít tùy theo từng tiểu bang, được coi là cứu đói, lẽ ra phải ít hơn tiền lương của người đi làm. Theo một tài liệu của chính phủ, thì trung bình gia đình 4 người nhận khoảng 900 đô la mỗi tháng.

    Nhưng trong thực tế, có nhiều tiểu bang chi tiền phúc lợi xã hội cao hơn tiền lương lao động căn bản ở các tiểu bang đó.

    Theo một bài nghiên cứu khả tín;

    • Trung bình mỗi người thụ nhận tiền phúc lợi xã hội là 1000 đô la mỗi tháng.
    • Có 39 tiểu bang trả tiền phúc lợi cao hơn người đi làm lương 8 đô la mỗi giờ.
    • Có 6 tiểu bang trả tiền phúc lợi cao hơn người đi làm lương 12 đô la mỗi giờ.
    • Có 8 tiểu bang trả tiền phúc lợi cao hơn lương trung bình một thầy giáo.

    Trong một phụ bản 2 kèm theo đây, chúng tôi ghi ra 15 tiểu bang trả tiền trợ cấp phúc lợi cao nhất.

    Ví dụ, tại Hawaii, một phụ nữ với 2 con nhỏ lãnh tổng cộng 49,175 đô la/năm. so với lương người đóng thuế là 60590 (trước khi trừ thuế); tính ra tiền trợ cấp tính theo giờ là 29.13, so với tiền lương giờ tối thiểu của người đi làm ở Hawaii là 9.25.

    Như thế, ở nhà vui chơi, lãnh lương cao hơn người lương thiện đi làm việc gần 20 đô la mỗi giờ.

    Tiền trợ cấp ở Hawaii còn cao hơn lương một cử nhân mới ra trường, cao gấp rưỡi lương một thầy giáo!

    States Where Welfare Recipients Are Paid More Than Minimum Wage

    Thế cho nên, những kẻ lười biếng họ sẽ nghĩ rằng: Ngu gì đi làm cho mệt xác! Và bọn Socialist mi dân có phiếu là nhờ bọn dân lười này.

    Và đây cũng là lý do mà Socialism thất bại ở các nước Âu Châu khi lương một anh học trung học chẳng kém mấy so với lương một ông tiến sĩ giám đốc; khi mà người ở nhà hưởng thụ không kém người đi làm.

    Trường hợp California

    Qua các số liệu vừa dẫn, có lẽ quý vị sẽ đặt câu hỏi hóc búa cho người viết rằng: Các tiểu bang trả tiền phúc lợi quá cao so với dân số của họ, thì lấy tiền đâu ra.

    Lấy California làm thí dụ. Tiểu bang này có 39.6 triệu dân, thu nhập tiểu bang là 2,803 tỷ, có ngân sách 179,5 tỷ mà chi ra 45 tỷ đô la tiền cho phúc lợi xã hội.

    Nếu tất cả mọi người dân đóng thuế, mỗi người phải gánh hết 1,136 đô la cho những người nhận trợ cấp.

    Trong thực tế, những người không lao động hay không đóng thuế gồm trẻ em, học sinh sinh viên, người già, tàn tật vân vân chiến khoảng 60%. Số 40% còn lại tức khoảng 1.3 triệu người đóng thuế sẽ gánh khoảng 2500 đô la cho những người nhận trợ cấp.

    Vậy làm sao tiểu bang này chịu đựng nổi?

    Xin thưa rằng mỗi năm, chính phủ liên bang phải chi thêm cho các tiểu bang vào ngân sách phúc lợi xã hội.

    California nhận thêm 26 tỷ đô la và chỉ chi ra 18.8 tỷ.
    New York nhận thêm 17.7 tỷ trong khi chỉ chi ra 3.4 tỷ.
    Philadelphia nhận 5.5 tỷ và chỉ chi 6 tỷ.

    Hiện nay, thì do chính sách quá phóng túng, mị dân.

    California còn mở rộng thêm các dịch vụ phúc lợi cho cả hàng triệu cư dân bất hợp pháp nữa.

    Các tiểu bang này xem như đang lâm vào khủng hoảng ngân sách có thể đi dến vỡ nợ nếu liên bang cắt bớt tài trợ.

    Thống đốc trước đây của California là Jerry Brown cho hay California sẽ lâm vào tình trạng thâm thủng ngân sách khoảng 1.6 tỷ đô la.

    Thế nhưng ông thống đốc mới Gavin Newsom cùng Thống Đốc Cuomo của tiểu bang New York, đã tuyên bố cấp y tế miễn phí và các trợ cấp khác cho tất cả cư dân bất kể là hợp pháp hay bất hợp pháp.

    Những nhà cầm quyền đảng Dân Chủ sẽ làm bất cứ điều gì dù thất sách đến đâu, miễn lấy lòng và lấy phiếu của đám dân nghèo (hay chẳng đến nỗi nghèo mà chỉ vì lười biếng).

    Trong thời đại ngày nay, tài sản khổng lồ của các nhà tỷ phú là do từ trí tuệ sáng kiến, phát minh, óc điều hành, tính toán thương trường…

    Họ có tiền tỷ thì người dân thường cũng hưởng lây những thành quả của họ trong cuộc sống thêm nhiều tiện nghi.

    Có phải chúng ta mang ơn các vị hiện có hàng trăm, hàng chục tỷ đô la như các ông Jeff Bezos, công ty Amazon, ông Michael Dell, chủ hãng Điện tử Dell, ông Bill Gates chủ công ty Microsoft, ông Mark Zuckerberg chủ Facebook.

    Chúng ta thụ hưởng những tiện nghi vật chất ngày nay là do phát minh, tài năng của những người giàu đó.

    Có bất bình chăng là đối với một số viên chức chính quyền dân cử đã mị dân, lợi dụng địa vị của họ để làm hại quốc gia dân tộc và làm giàu bất chính.

    Xã hội tư bản không cho miễn học phí đại học, nhưng biết bao nhiêu sinh viên từ các gia đình nghèo vẫn thành đạt, lấy các bằng cấp từ các trường có giá trị. Bằng chứng sờ sờ là con cái người di dân tị nạn Việt Nam.

    Khi đến Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng, cha mẹ làm đủ mọi việc ít lương; nhưng con cái đa số đều có bằng đại học.

    Xã hội tư bản không cho miễn phí các dịch vụ y tế. Nhưng có ai bị bệnh mà bị từ chối điều trị, bị đẩy ngược ra khỏi cửa bệnh viện, cấp cứu vì không có tiền trả đâu?

    Cô Ocasio-Cortez thù ghét người giàu thì cũng là tâm lý chung của bọn vô tài, thất học, luời biếng nên không làm ra nhiều tiền và trở nên ghen tị, đố kỵ, căm hận người giàu có hơn mình.

    Bản thân Cortez cũng khoe có bằng về Bang Giao Quốc Tế, nhưng chắc đỗ được là do affirmative action (nâng đỡ các dân thiểu số Mễ, Đen).

    Vì thế, cô ta không tìm được việc làm tương xứng với cái bằng mà phải đi làm bồi pha rượu ở các bar.

    Cortez to miệng đòi đánh thuế những người giàu 70% lợi tức của họ. Cả mụ Hồi giáo Omar cũng đòi đánh thuế đến 90%!!!

    Những người xã hội chủ nghĩa này quên rằng những người giàu bạc tỷ chiếm 1% dân số, nhưng đã đóng góp gần một nửa tổng thu của tiền thuế quốc gia. Không thể tưởng tượng nổi có những người thiếu suy xét về kinh tế như thế.

    Nếu bị tăng thuế, những người này sẽ bỏ đi ra ngoại quốc. Ai gánh cái 50% kia cho ngân sách nhà nước? Ai chịu trách nhiệm về việc hàng triệu nhân công mất việc làm? Nhà nước lại thêm một lần thất thu thuế hàng hoá.

    Nghe bọn Dân Chủ tả khuynh mà thương hại cho những kẻ thiển trí, a dua!

    Câu hỏi đích đáng dành cho những kẻ chủ trương Chủ nghĩa Xã hội với mọi thứ miễn phí là: họ sẽ lấy TIỀN ĐÂU để trả cho các chi phí khổng lồ đó?

    Và phẩm chất những thứ miễn phí thì chắc chắn là không ra gì, nếu chủ trương của họ có thể thi hành được.

    Ở thành phố Albuquerque, New Mexico có một nhà hàng rất đông khách, công nhân được trả $10.50/giờ cao hơn mức lương quy định của tiểu bang là $9.00/giờ. Nhưng khi Hội Đồng Thành Phố biểu quyết nâng mức lương tối thiểu lên $12.00/giờ thì chủ nhà hàng này quyết định đóng cửa.

    Khi thị trưởng thành phố hỏi lý do tại sao đóng cửa, chủ nhà hàng cho biết ông ta bỏ tiền ra kinh doanh may nhờ rủi chịu, thuê công nhân với đầy đủ benefit, bây giờ thành phố nâng mức lương lên cao ông không cáng đáng được nên thà đóng cửa.

    Như thế cho chúng ta thấy phía chủ nhân không thể bóc lột sức lao động của công nhân, nhưng phía công nhân cũng phải biết giới hạn sự đòi hỏi quyền lợi của mình.

    Cô gái pha rượu Ocasio Cortez đòi đánh thuế chủ nhân giàu 70%, nghe đâu cô vừa vớ được 10 triệu từ Netflix muốn mua tài liệu của cô, không biết cô có tình nguyện đóng thuế 70% hay không? Xin hãy chờ xem!!!

    Đỗ Văn Phúc

    http://www.tvvn.org/phuc-loi-xa-hoi-do-van-phuc/

    Không có nhận xét nào