"Ông có nhớ thời điểm viết “Tướng về hưu” - truyện ngắn trở thành một hiện tượng văn học thời Đổi mới?
Thời điểm tôi viết “Tướng về hưu” không khí xã hội ngột ngạt lắm. Có những đoạn tôi viết khi đang xếp hàng đong gạo cho vợ, từ 3 giờ sáng. Có khi mua được mấy cân gạo, có khi không có gạo mà mua. Thời bao cấp lúc đó đang trong giai đoạn bế tắc nhất. Ngân sách nhà nước trống rỗng, khủng hoảng niềm tin. Nhìn chung đó là giai đoạn đúng là phải đổi mới. Khi những tác phẩm của tôi xuất hiện cũng là khi bắt đầu sự đổi mới trong văn học. Tôi cũng âm thầm nghiền ngẫm và viết từ trước, nên khi gặp thời đó nhiều sáng tác của mình cứ ồ ạt ra. Cuối năm 1986, tôi xuất bản một tập 20 truyện ngắn. Vì thế, nhiều người có nói: Vừa mới xuất hiện Nguyễn Huy Thiệp đã làm xong sự nghiệp của mình. Nhưng có được sự nghiệp đó thì phải có không khí của Đổi mới. Cho nên tôi thích câu này của một vị thiền sư: “Có thời có tự mảy may/ Không thời cả thế gian này cũng không”. Tất cả thuộc vào thời thế, vào không khí chính trị xã hội lúc đó.
Đổi mới là cơ hội để văn học “qua sông dí tốt”
Trích phỏng vấn Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Thứ Sáu, 28/10/2016.
Phản phục là qui luật nêu bật tính tương phản trong tất cả vận động và phát triển của vạn vật : trong dương có âm, trong phúc có họa, trong xác định có phủ định, trong hoan hô có đả đảo, và ngược lại... Từ đó luật phản phục lưu ý mọi người : muốn có nhận thức tròn đầy và sinh động đối với một vấn đề xã hội, người ta phải vừa cầm nắm nội dung đích thực của vấn đề đó, vừa tìm hiểu xem thế nào là lực phản phục nằm bên trong vấn đề được chọn làm đối tượng của nhận thức. Thế nên trình bày về những nhìn và những nghĩ của người Việt hải ngoại đối với phong trào văn chương phản kháng trong nước phải là sự trình bày hai dòng suy nghĩ đối lập : bên này khen, bên kia chê; bên này xác định và suy tôn, bên kia phủ định và hạ bệ. Căn cứ vào phương pháp trình bày vừa nói và đứng trước hàng loạt văn liệu viết từ hải ngoại, viết về văn chương phản kháng, viết khen lẫn viết chê, người cầm bút xin lược trình với bạn đọc các luận cứ có tính cách căn bản nhất của quan điểm phủ định văn chương phản kháng. Kế đến, người cầm bút lại xin phản ánh một số suy nghĩ của những người tôn vinh văn chương phản kháng nhằm trả lời các luận cứ phủ định phong trào văn chương này.
Ý kiến phủ định văn chương phản kháng được viết ra trong nhiều bài viết khác nhau : bài này đặt nặng vấn đề chính trị, bài kia xem trọng vấn đề kinh tế, v.v... Tuy nhiên nhìn một cách chung nhất, người ta thấy quan điểm của các tác giả phủ định văn chương phản kháng đã được xây dựng trên sáu luận điểm :
Rằng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương "chống chế độ từ đầu gối trở xuống". Những nhà văn phản kháng chỉ là những văn nô, họ có nhiệm vụ gây cho người đọc ảo tưởng là : văn nghệ sĩ tại quốc nội hiện đã thực sự được "cởi trói".
Rằng văn chương phản kháng chỉ là "phản kháng vờ", nhà văn gọi là phản kháng không hề bị bách hại, vẫn tiếp tục ăn lương nhà nước.
Rằng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương "được phép". Nếu nhìn nhận có văn chương phản kháng tại quốc nội, tức là gián tiếp nhìn nhận chế độ Cộng sản Việt Nam nay đã tôn trọng tự do tư tưởng.
Rằng có tác giả trước đây đã viết tác phẩm thóa mạ quân nhân của quân đội cũ, nay có mặt trong văn chương phản kháng. Tác giả này không đáng được tôn vinh.
Rằng văn chương phản kháng có thể đã phản kháng một vài tệ đoan xã hội, nhưng vẫn tôn thờ chủ nghĩa Marx. Điều này, đứng trên lập trường dân tộc, không thể chấp nhận được.
Rằng phổ biến sáng tác phẩm của Cộng Sản dầu dưới "cái dù" văn chương phản kháng, vẫn là thái độ bôi bỏ ranh giới Quốc Cộng. Thái độ này hiển nhiên gây nguy hại cho công cuộc đấu tranh quang phục quê hương.
Ghi nhận sáu luận điểm phủ định văn chương phản kháng như đã trình bày ở trên, những người xác định và tôn vinh văn chương phản kháng có những suy nghĩ kể sau :
SUY NGHĨ THỨ NHẤT : Phải chăng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương "chống chế độ từ đầu gối trở xuống" ?
Thưa rằng : Phàm là người Việt Nam, nhất là người Việt Nam đã thực sự sống dưới guồng máy cai trị hà khắc của Cộng sản Việt Nam, không người nào không nhận biết : người Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng hoạt động chính trị theo phương châm "cứu cánh biện minh phương tiện". Vận dụng phương châm vừa kể, người Cộng sản sẵn sàng thực hiện bất cứ hành vi nào, miễn là hành vi đó giúp họ đạt đến các mục tiêu mà họ cho là cần thiết. Tuy nhiên, có ba đối tượng mà người Cộng sản không bao giờ dám mang vào thế giới giả vờ của họ :
Cộng sản Việt Nam không bao giờ giả vờ châm biếm uy tín của "Bác Hồ".
Cộng sản Việt Nam không bao giờ giả vờ đặt vấn đề sai lầm của chủ nghĩa Marx.
Cộng sản Việt Nam không bao giờ giả vờ chỉ trích quyền lãnh đạo tự phong của Đảng.
Nếu Cộng sản Việt Nam phạm vào một trong ba cái "không bao giờ" nêu trên, tức là họ đã tự sát. Nói rõ hơn, nếu hình dung quyền lực của đảng như đầu, mình và tay chân của một người thì chắc chắn "Bác", Marx và Quyền lãnh đạo của Đảng không thể nằm "từ đầu gối trở xuống", chúng phải nằm từ cổ trở lên. Điều này cho thấy rằng : "Bác", Marx và Đảng hiển nhiên là ba tiêu chuẩn giúp người ta xác định tính thật giả của hành vi phản kháng.
Văn chương phản kháng đã nói gì về "Bác", Marx và Đảng ? Trả lời câu hỏi này, nhà văn Nhật Tiến trong bài "Về dòng văn chương phản kháng" đã viết :
"Năm 1987, tôi được xem lần đầu tiên cuốn phim tài liệu "Chuyện Tử Tế" của đạo diễn Trần văn Thủy. Trong phim có đoạn quay cảnh mấy em thiếu nhi đang xúm xít kẻ một cái biểu ngữ. Màn ảnh chỉ đủ lớn cho thấy phần đuôi của tấm vải với hai chữ lớn "vĩ đại". Phóng viên hỏi :
Các em kẻ hai chữ "vĩ đại", vậy các em đã nhìn thấy có cái gì ở đâu vĩ đại không ?
Một thiếu nhi ngẫm nghĩ rồi trả lời :
Em chỉ nghe nói đến vĩ đại, chứ chưa thấy cái gì vĩ đại cả.
Hầu như chỉ những người tỵ nạn chính trị đi sau năm 1975 mới hiểu rõ ý nghĩa trọng đại mà chế độ mới vẫn thường gán ghép cho hai chữ "vĩ đại" mỗi khi đặt nó lên biểu ngữ. Hai chữ ấy chỉ được dùng khi nói đến hoặc "Đảng", hoặc "Bác Hồ" mà thôi. Vậy mà đạo diễn Trần văn Thủy đã để cho một "cháu ngoan bác Hồ" tuyên bố một câu khẳng định : "Em chỉ nghe nói đến vĩ đại chứ chưa thấy cái gì vĩ đại cả !"
(Văn Học số 50, tháng 4 năm 1990)
Mặt khác, nhà văn Dương Thu Hương nhân đọc tham luận trước Đại hội Nhà văn lần thứ IV năm 1990 đã nhận định về uy tín của Đảng như sau :
"Mười năm nay chúng ta chứng kiến tình trạng suy đồi của không ít đảng viên và cán bộ. Hiện tượng tham nhũng, ăn hối lộ, hà hiếp dân chúng trở thành phổ biến. Một số đã bị pháp luật nghiêm trị, nhưng họ chỉ là tử số trong một phân số mà mẫu số quá lớn".
Sau khi trình bày phẩm chất rách nát của Đảng, Dương Thu Hương không ngần ngại tấn công vào vai trò lãnh đạo tự phong, tối cao và bất khả xét lại của đảng :
"Không một cá nhân, không một đảng phái hoặc một giai cấp nào có quyền đặt mình lên trên dân tộc. Đó là chân lý vĩnh hằng. Trong quá khứ, chỉ có những thời đại dã man nhất mới có những cá nhân dày đạp lên dân chúng : triều đại Tần Thủy Hoàng, triều đại Võ Tắc Thiên dâm loạn, hoặc các nhà độc tài dù là độc tài khoác áo trắng như Hitler, Mussolini, hoặc khoác áo đỏ như Staline, Mao Trạch Đông. Ngày nay kẻ nào dùng bạo lực là kẻ yếu. Ai thương yêu con người hơn, tử tế với con người hơn, người đó sẽ thắng.
... Mai sau lịch sử sẽ phán xét tất cả, lịch sử không có phạm trù bao cấp. Lịch-sử không có thể-chế độc-quyền và ưu-tiên".
Cùng quan điểm với Dương Thu Hương, nhà văn Bửu Tiến trước Đại hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 đã công khai phản kháng đảng bằng cách nhắc lại vụ án Nhân Văn Giai Phẩm để dứt khoát ca ngợi tinh thần của Nhân Văn Giai Phẩm. Bửu Tiến kết thúc bài tham luận của ông ta bằng một câu nói rất buồn nhưng vô cùng phẫn hận :
"Xin lỗi anh em Nhân Văn Giai Phẩm và, trừu tượng hơn, xin tạ tội với Tự-do Dân-chủ, giấc mơ ngàn đời của nhân loại và của bản thân".
Nhắc đến chủ đề "phản kháng Bác và Đảng", người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn này xuất thân là một giáo sư Sử Học, nhưng lại gây xôn xao dư luận bằng cách viết một loạt tác phẩm có chủ ý hạ bệ thần tượng lịch sử. Thái độ này của Nguyễn Huy Thiệp có hai chủ ý rõ rệt :
Chủ ý một : áp dụng phương pháp loại tỉ, Nguyễn Huy Thiệp hạ bệ các thần tượng lịch sử, trừ ra "Bác Hồ" là Nguyễn Huy Thiệp không nhắc tới, không đề cao, không hạ bệ. Sự thể này hiển nhiên có hậu ý rằng : Nguyễn Huy Thiệp rất muốn hạ bệ "bác Hồ", nhưng ý muốn này không thể thực hiện được, bởi vì chung quanh "bác" có cả một đội ngũ công an canh phòng.
Chủ ý hai : người Việt Nam thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Vì vậy quan sát tâm lý của người dân đối với cấp lãnh đạo nói chung, người ta sẽ đoán biết lòng kính trọng của người dân này đối với cấp lãnh đạo của triều đại mà người dân đương sự sinh trưởng. Nguyễn Huy Thiệp là người dân sống dưới triều đại Hồ chí Minh. Thế nên khi Nguyễn Huy Thiệp hạ bệ các thần tượng lịch sử, người đọc lập tức hiểu rằng : Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn giận cá chém thớt, cá là Hồ chí Minh, thớt là các thần tượng bị Nguyễn Huy Thiệp hạ bệ.
Châm biếm "bác", tấn công ngôi vị lãnh đạo của đảng, nhà văn phản kháng không thể không đả kích những sai lầm của Marx. Bởi vì "Bác", Đảng và Marx là "ba cây chụm lại thành hòn núi cao", núi của tham ô và bạo lực. Bây giờ chúng ta hãy nghe Hà Sĩ Phu nói về chủ nghĩa Marx trong bài viết "Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới":
"Trong chương trình đổi mới, chúng ta đã xác định là phải "đổi mới tư duy", trong đó có tư duy lý luận. Nhưng rồi ở đâu đó lại xuất hiện ý kiến khẳng định "Đổi mới chẳng qua là trở về với những nguyên lý cơ bản của Marx Lenine". Mới bước vào cuộc thảo luận để tìm ra cái mới trong tư duy, mà đã vội đóng chốt trước bằng một kết luận đã cũ, dầu kết luận ấy là đúng chăng nữa, thì cũng chỉ sẽ thu được những lời phụ họa chứ không thể thu lượm được những tư duy khoa học. Vả lại, khi khẳng định như thế là ta tự mâu thuẫn. Tại sao lại nói "trở về" ? Chúng ta từ trước tới nay luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Marx Lenine. Thậm chí có ai muốn tu chỉnh hay làm chệch đi một tí cũng không được. Ai được quyền đi chệch mà nay lại phải "trở về" với Marx Lenine ! Ta có một hệ thống khá hoàn chỉnh, hằng ngày có nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác kho tàng lý luận Marx Lenine thì chắc chắn khó xảy ra những lệch lạc gì lớn so với nguyên lý. Mặt khác, việc nhận có sai lầm ở khâu thực hành không thể loại trừ được khả năng có thể sai lầm ở khâu nguyên lý, trái lại nên coi những kết quả không tốt ở khâu thực hành như những gợi ý để một lần nữa kiểm tra lại nguyên lý, như vậy mới đúng với lô-gich. Ta nêu khẩu hiệu "dân kiểm tra" thì tại sao lại cấm kỵ sự kiểm tra cơ bản này. Sự kiểm tra tự thân nó chưa hề đồng nghĩa với phủ nhận".
(Tạp chí Sông Hương, số tháng 8 và 9 năm 1989).
Lối trình bày tư tưởng của Hà Sĩ Phu tuy nhẹ nhàng và trầm tĩnh, nhưng cũng đủ để mọi người thừa hiểu : chủ nghĩa Marx là nguyên nhân chính yếu đối với tất cả những thất bại hiện nay tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là những đoạn văn trích dẫn có tính tượng trưng : văn chương phản kháng chính là phản kháng Marx, "Bác" và Đảng.
Hình thức phản kháng : khi trực tiếp, khi gián tiếp.
Mức độ phản kháng : khi gay gắt chống đối, khi nhẹ nhàng thuyết phục.
Vì vậy luận cứ cho rằng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương chống chế độ "từ đầu gối trở xuống" là một luận cứ vừa vô căn cứ, vừa không nghiêm chỉnh.
SUY NGHĨ THỨ HAI : Phải chăng các nhà văn phản kháng chỉ là những văn nô bởi lẽ họ không hề bị bách hại ?
Thưa rằng : Phản kháng hay không phản kháng là ở nội dung của tác phẩm, và nhất là ở cảm nghĩ của người đọc, chứ không hề ở sự việc tác giả của văn chương phản kháng có bị tù đày hay không, và nếu bị tù thì phải là tù bao lâu mới đáng được gọi là phản kháng ?
Những người chống văn chương phản kháng thường nhắc đến Nguyễn Chí Thiện hoặc vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 để cho rằng các nhà văn phản kháng hiện nay phải chịu những cực hình như Nguyễn Chí Thiện hoặc Nhóm Nhân Văn đã chịu thì mới đáng được gọi là phản kháng.
Những người phản kháng văn chương phản kháng đã quên rằng thời nay so với thời 1956 nội tình Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Thế Giới đã khác hẳn, tại sao quý vị lại cứ nằng nặc đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải áp dụng những biện pháp thuở 1956 đối với văn nghệ sĩ phản kháng hiện nay ? Nếu Cao Bá Quát không bị tru di tam tộc thì nhà thơ họ Cao có phải là một thi hào phản kháng hay không ? Có lẽ chỉ có những người không am tường tác dụng về nghệ thuật và về nhân sinh của văn học mới có thể dứt khoát lắc đầu trước câu hỏi này ! Hơn thế nữa, cho đến nay tin tức về việc các nhà văn phản kháng bị bách hại chưa được chúng ta ghi nhận, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là giới văn nghệ sĩ phản kháng sẽ vĩnh viễn được khang an trường thọ : họ sẽ chẳng bao giờ gặp "tai nạn lưu thông", hoặc gặp hỏa tai do người nào đó "bất cẩn" gây nên. Đòi hỏi văn nghệ sĩ phản kháng phải bị cực hình chẳng khác nào đòi hỏi chiến sĩ quân sự phải chết hoặc phải bị trọng thương sau mỗi chuyến hành quân, chiến sĩ nào không trở thành tử sĩ hoặc phế binh thì chiến sĩ đó bị xem là chiến sĩ giả, chiến sĩ gia nô của địch ! Mặt khác, dưới lăng kính văn minh nhân bản : đòi hỏi văn nghệ sĩ phản kháng phải gặp hoạn nạn là một đòi hỏi hiển nhiên không nhân ái. Thái độ không văn minh này là sự biểu hiện của tâm lý xem nghĩa vụ phản kháng bạo quyền không hề là nghĩa vụ của chính mình, mình ở đây là toàn thể người Việt. Thay vì đóng vai kẻ lạ mặt để đặt câu hỏi : Tại sao văn nghệ sĩ phản kháng không bị hành hạ, trân trọng thỉnh cầu quý vị phản kháng văn chương phản kháng hãy tự hỏi bản thân : sau năm 1975, thời kỳ còn sống trong nước, quý vị đã có bất kỳ hành vi phản kháng nào không, dầu chỉ là phản kháng chú công an khu vực ?
SUY NGHĨ THỨ BA : Phải chăng ở đâu có phản kháng, ở đó có tự do tư tưởng ?
Thưa rằng : Một trong các lý do trội yếu nhất dẫn đến tình trạng phản kháng văn chương phản kháng là ý kiến rằng : nếu nhìn nhận có văn chương phản kháng tại Việt Nam tức là mặc nhiên nhìn nhận đổi mới tại Việt Nam đã mang lại quyền tự do tư tưởng cho mọi người. Ý kiến vừa trình bày rõ ràng có hai nghịch lý :
Nghịch lý một : Ngày nay Cộng sản Việt Nam bắt buộc phải mở cửa biên giới để "mưu sinh thoát hiểm". Mỗi ngày có biết bao nhiêu ngàn khách ngoại quốc và Việt kiều ra vào Việt Nam, thế nên mức độ tự do, nếu có, tại Việt Nam tiến tới đâu, cả thế giới biết tới đó. Vì vậy lo sợ thế giới hiểu lầm Cộng sản Việt Nam chỉ là lo sợ rập theo tâm lý chống cộng của thời Cộng Sản còn củng cố bức màn sắt hoặc màn tre.
Nghịch lý hai : Dưới chế độ tự do dân chủ, phản kháng đúng là dấu hiệu của tự do. Thế nhưng dưới chế độ Cộng Sản, nhất là Cộng Sản Tàu và Cộng Sản Việt Nam, phản kháng chỉ là tình trạng tức nước vỡ bờ. Phản kháng tại Thiên An Môn chỉ là báo hiệu của một vụ tắm máu. Phản kháng trong Trăm Hoa Đua Nở chỉ là bước đầu của vụ án Nhân Văn. Phản kháng sau bức màn sắt tại Nga suốt bảy mươi năm chính là những viên đá lót đường của Perestroiika ngày nay. Văn chương phản kháng tại quốc nội sẽ dẫn Việt Nam đi về đâu ? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi này. Thế nhưng, bất luận tương lai của Việt Nam tiến về hướng nào, phong trào văn chương phản kháng vẫn là một sự thật không thể chối cãi.
Chính những người phủ định văn chương phản kháng cũng đã phần nào cảm thấy cái gì đó không ổn nằm bên trong luận điểm : "ở đâu có phản kháng, ở đó có tự do tư tưởng". Để đắp vá cho điểm không ổn vừa kể, những người phủ định văn chương phản kháng lại tiếp tục lý luận rằng : Văn chương phản kháng không thể được tôn vinh, bởi lẽ nó chỉ là loại phản kháng "được phép". Lý luận này hẳn nhiên đã lấy lời tuyên bố "cởi trói" cho văn nghệ của Nguyễn Văn Linh làm nền tảng. Xin đừng quên : nền tảng của một sinh hoạt xã hội bao giờ cũng phải là một văn bản pháp lý chứ không thể chỉ là một lời tuyên bố có chất cảm tính cá nhân. Văn bản pháp lý có liên hệ với phong trào văn chương phản kháng chính là Nghị quyết Văn nghệ số 5 năm 1987 của đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này cho phép văn nghệ sĩ được tự do nghĩ và tự do viết, nhưng với điều kiện là ngòi viết của văn nghệ sĩ không được phép chọc thủng luật pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và cũng không được phép viết những gì trái với quyền lợi dân tộc.
Thế nào là luật pháp xã hội chủ nghĩa ? Thế nào là quyền lợi dân tộc ? Trả lời hai câu hỏi này, văn nghệ sĩ Việt Nam tại quốc nội đều phải quay trở về với đề cương văn hóa năm 1943 của đảng Cộng sản Việt Nam, tức là quay trở về với "Marx-Lenine vô địch" và với "đảng quang vinh".
Tóm lại, Nghị quyết Văn nghệ số 5 năm 1987 đích thực là một Nghị quyết giả vờ cởi trói cho văn nghệ : cởi nhưng không cởi. Đọc đến đây có lẽ những người phủ định văn chương phản kháng lại nghĩ đến sự việc : có thể có một số nhà văn đã viết văn chương phản kháng theo kiểu "đối lập cuội" do những cho phép riêng và mật từ giới lãnh đạo đảng. Dĩ nhiên không người nào có thể viện dẫn bằng chứng về những "cho phép riêng và mật". Vì vậy lý luận về văn chương phản kháng lại phải chuyển thành lý luận về một giả thuyết. Giả thuyết rằng : "cho phép riêng và mật" là một sự kiện có thực thì sao ? Câu hỏi này gợi nhớ câu chuyện phù thủy và âm binh.
Mặc dầu phù thủy tạo ra âm binh, nhưng rất nhiều khi âm binh đã quật ngược lại phù thủy. Thắc mắc không còn là phù thủy có khả năng tạo ra âm binh hay không, thắc mắc chỉ còn là trong hoàn cảnh nào phù thủy mất quyền điều khiển âm binh. Trên giả thuyết văn chương phản kháng chỉ là sản phẩm của sự kiện "cho phép riêng và mật", nhà văn nhận chịu sự cho phép có hai mối liên hệ :
Liên hệ một : là liên hệ giữa giới chức cho phép và nhà văn được phép. Giới chức cho phép là phù thủy, nhà văn được phép là âm binh.
Liên hệ hai : là liên hệ giữa "nhà văn được phép" và tác phẩm của nhà văn này.
Nhà văn hẳn nhiên là người đã khai sinh ra tất cả nhân vật trong tác phẩm, tuy nhiên không vì thế mà nhất cử nhất động của nhân vật đều nằm trong bộ óc tính toán của nhà văn. Kỹ thuật và nghệ thuật của tiểu thuyết đòi hỏi nhà văn phải có đủ khả năng và khéo léo để tôn trọng tính chủ động của mỗi nhân vật. Tính chủ động này trôi nổi uyển chuyển và sinh động theo từng tình huống trong đời sống của quần chúng nhân dân. Tới một lúc nào đó, nhà văn chạy theo nhân vật, chứ nhân vật không phải là người máy của nhà văn. Nhà văn chạy theo nhân vật tức là nhà văn chạy theo những tư duy và hành động của quần chúng. Chính thái độ "chạy theo" này đã làm cho nhà văn được quần chúng đón nhận. Nghịch đảo của luận cứ vừa trình bày là quan điểm rằng : khi quần chúng đón nhận một nhà văn, điều đó có nghĩa là nhà văn được đón nhận đã chạy theo nhân vật, chạy theo quần chúng.
Trở lại với giả thuyết phù thủy và âm binh : nếu lãnh đạo đảng là phù thủy, nếu nhà văn phản kháng là âm binh, thì liên hệ giữa phù thủy và âm binh chỉ là liên hệ hình thức: bên này cho phép, bên kia nhận phép. Ngay sau khi nhận phép, thay vì chạy theo phù thủy, "nhà văn âm binh" lại chạy theo nhân vật, chạy theo quần chúng nhân dân do đòi hỏi của kỹ thuật và nghệ thuật viết tiểu thuyết nói riêng, viết văn nói chung. Đó là tất cả dữ kiện nghiêm chỉnh nhất có tác dụng giải thích lý do tại sao "nhà văn âm binh" quật ngược phù thủy cầm quyền. Do mạch lý luận nên chúng tôi đã bắt buộc phải đặt giả thuyết về "nhà văn âm binh". Đặt giả thuyết để làm sáng tỏ lý luận bôi bỏ giả thuyết, chứ không hề hàm ngụ bất kỳ ý nghĩ kém tôn kính nào nhằm vào các nhà văn phản kháng.
Sở dĩ nhà văn phản kháng chạy theo quần chúng nhân dân trở thành một sự kiện khẳng định là vì các nhà văn này đã được quần chúng đón nhận qua dư luận báo chí và nhất là qua số lượng sách của họ đã được người đọc nồng nhiệt đón mua. Lịch sử văn học không hề xảy ra hiện tượng : một tác phẩm được quần chúng hâm mộ lại là một sản phẩm của văn nô. Vì vậy thay vì mất thời giờ tranh cãi lẫn nhau về văn chương "được phép" hay văn chương "không được phép", chúng ta hãy xử dụng lòng mến mộ của quần chúng đối với tác phẩm như một tiêu chuẩn hữu lý để xác định tính chất phản kháng của phong trào văn chương phản kháng. Vả lại nếu các văn phẩm của phong trào văn chương phản kháng không được mến mộ thì tại sao chúng ta lại phải tốn rất nhiều tim óc và giấy mực để viết về phong trào này ?
SUY NGHĨ THỨ TƯ : Phải chăng nhà văn nào trước kia đã từng có tác phẩm nhục mạ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nay không có tư cách để tham dự phong trào văn chương phản kháng ?
Thưa rằng : Không riêng gì đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà đối với bất kỳ cá nhân và tập thể nào, nhà văn phải thường xuyên biểu lộ thái độ nhã nhặn và nghiêm túc. Thế giới của "văn" không thể dung chứa ngôn ngữ nhục mạ. Tuy nhiên, muốn kết luận về phẩm cách của một nhà văn, người ta phải chờ cho đến lúc nắp quan tài của nhà văn này được niêm lại. Đó là chân ý nghĩa của quan niệm "cái quan định luận". Vạn vật thường hằng thay đổi, tại sao nhà văn không được phép thay đổi lối viết của họ, thay đổi từ "văn chương" thóa mạ đến văn chương phản kháng. Vả lại đề cao phong trào văn chương phản kháng không có nghĩa là đề cao toàn bộ đời sống của những nhà văn phản kháng. Đề cao phong trào văn chương phản kháng chỉ giới hạn trong phạm vi đề cao phần văn nghiệp tham dự vào văn chương phản kháng của mỗi nhà văn. Muốn nhận định một vấn đề, trước tiên người ta phải biết giới hạn vấn đề. Sinh hoạt xã hội sẽ rối tung nếu "các nhà bình luận" cứ mang đầu của vấn đề này nối với hông của vấn đề khác. Chính vì tôn trọng nguyên tắc giới hạn vấn đề, cho nên khi xét một vụ kiện, tòa án chỉ xét xử các yếu tố xảy ra trong khoảng thời gian và không gian của vụ phạm pháp, tòa án không hề và không được phép biến những nghĩ và những làm của bị can trong quá khứ hoặc trong tương lai thành những yếu tố pháp lý của tác vụ tài phán. Nhắc đến một khía cạnh của nguyên tắc xử án, chúng tôi có chủ ý trình trước tòa án công luận rằng : chúng tôi không đồng ý với ông Trần Mạnh Hảo về những lời lẽ khiếm lễ mà nhà văn này đã xử dụng đối với một số Sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Tuy nhiên sự không đồng ý này không cho phép chúng tôi gạt bỏ tác phẩm "Ly Thân" của Trần Mạnh Hảo ra khỏi phong trào văn chương phản kháng. Đó là lý do giải thích tại sao chúng tôi ghi tên Trần Mạnh Hảo vào phong trào văn chương phản kháng.
SUY NGHĨ THỨ NĂM : Phải chăng nhà văn nào còn ca tụng Marx, nhà văn đó không xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhà văn phản kháng ?
Thưa rằng : Hầu hết nhà văn phản kháng đều xuất thân từ hệ thống giáo dục Marx-Lenine. Vì vậy họ tin tưởng có một mẫu người Cộng Sản lý tưởng, một mẫu người Cộng Sản nhân ái. Tin tưởng này là hiệu quả tất nhiên của giáo dục Marx-Lenine. Tuy nhiên, đứng về mặt văn chương phản kháng, nhà văn chỉ thực sự được xem là nhà văn phản kháng khi nào nhà văn đương sự đã chọn dân tộc là đối tượng tối cao : cao hơn Marx, hơn "Bác" và hơn Đảng. Riêng đối với Dương Thu Hương, nhà văn nữ này đã rất thành thật khi viết :
"Những người Cộng Sản làm cách mạng vì lý tưởng cao cả là đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Nhưng muốn thực thi một lý tưởng phải có vô số biện pháp và cương lĩnh chính trị thực hiện. Tôi ngờ rằng chúng ta đã bị đóng đinh vào lý tưởng hoàn mỹ ấy một cách thụ động, không còn đủ lý trí để suy xét".
Tuy nhiên, khác với những người Cộng Sản vô Tổ quốc, xem Tổ quốc chỉ là phương tiện giai đoạn của cách mạng vô sản, yêu nước tức là yêu xã hội chủ nghĩa, Dương Thu Hương đã dứt khoát xác định dân tộc là đối tượng tối cao : "Không một cá nhân, không một đảng phái, hoặc một giai cấp nào có quyền đặt mình lên trên dân tộc".
Cầm nắm nguyên tắc "dân tộc tối cao", chi tiết hóa và lý luận hóa nguyên tắc dân tộc tối cao, chủ nghĩa Marx tự nó sẽ vỡ vụn chẳng khác nào bức tường Bá Linh. Đây là lý do chân tình nhất, căn bản nhất khiến chúng tôi đón nhận Dương Thu Hương như một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào văn chương phản kháng. Vấn đề nguyên tắc "dân tộc tối cao" có khả năng giải trừ chủ nghĩa Marx là một vấn đề lớn, vấn đề dài trên địa bàn lý luận biện chứng. Bài viết này không có trọng tâm phân tích vấn đề vừa nói. Tuy nhiên bất luận ở đâu và lúc nào được bạn đọc hỏi đến nguyên tắc dân tộc tối cao, chúng tôi cũng sẵn sàng hầu chuyện với bạn đọc theo những điều mà bạn đọc muốn biết.
SUY NGHĨ THỨ SÁU : Phải chăng đề cao văn chương phản kháng là xóa bỏ ranh giới Quốc Cộng, là làm lạc hướng cuộc đấu tranh chống cộng ?
Thưa rằng : đấu tranh chính trị bao giờ cũng là cuộc đấu tranh muôn mặt. Ranh giới của đấu tranh chính trị được xác định bởi trình độ tư tưởng chứ không bởi hàng rào kẽm gai, không bởi màu cờ, lại càng không bởi phương pháp phân loại để biệt lập bên này là sách báo Quốc Gia, bên kia là sách báo Cộng Sản. Đề cao văn chương phản kháng quốc nội chẳng những không làm phai mờ ranh giới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng Sản, mà còn là cơ hội giúp mọi người thấy rõ tác dụng muôn mặt trong cuộc đấu tranh cho quyền thượng tôn dân tộc hiểu theo nghĩa thống nhất giữa dân tộc tính và nhân loại toàn tính.
Những người phủ định văn chương phản kháng thường tỏ ý lo sợ quần chúng sẽ bị nhiễm độc bởi sách báo của Cộng Sản. Song song với tâm lý lo sợ này, các tác giả phủ định văn chương phản kháng bao giờ cũng sẵn sàng trích dẫn đủ loại sách báo của Cộng sản Việt Nam mà họ đã đọc. Thái độ vừa kể của các tác giả phủ định văn chương phản kháng đã hiển nhiên nói với bạn đọc rằng :
Chỉ có chúng tôi mới là những người không thể bị nhiễm độc bởi sách báo Cộng Sản.
Chỉ có chúng tôi mới là những người có thẩm quyền đọc sách báo Cộng Sản.
Và chỉ có chúng tôi là thành phần duy nhất ở trong quần chúng nhưng không bị cầm chân trong vòng "dân trí thấp".
Tâm trạng thường xuyên lo sợ quần chúng bị "đỏ hóa" bởi văn hóa phẩm Cộng Sản rõ ràng là tâm trạng được ra đời từ cung cách làm việc của ngành thông tin tuyên truyền thời Pháp thuộc. Hoàn cảnh chính trị ngày nay đã đổi, tại sao phương pháp chống Cộng Sản vẫn là phương pháp trước năm 1975. Chủ nghĩa Marx đang phá sản trên toàn thế giới, tại sao quý vị chống văn chương phản kháng lại vẫn cứ một mực sợ bị "Cộng Sản hóa" mà không hề dám nghĩ đến công việc dân tộc hóa người Cộng Sản ? Mới đây chánh quyền Đài Loan đã tuyên bố đình chỉ chính sách đối đầu với Hoa Lục. Sự thể này chỉ có một ý nghĩa duy nhất : Đài Loan đã từ bỏ lề lối chống cộng cũ để thực hiện chính sách "Đài Loan hóa" Hoa Lục bằng kinh tế và văn hóa. Quý vị phủ định văn chương phản kháng nên suy nghĩ thật sâu sắc về tương quan ngoại giao mới mẻ giữa Hoa Lục và Đài Loan trước khi quý vị tiếp tục chính sách độc quyền chống cộng :
Chỉ có quý vị mới hiểu biết thế nào là chống cộng.
Chỉ có phương pháp chống cộng của quý vị mới là phương pháp duy nhất đúng và hoàn toàn đúng.
Hẳn nhiên chúng ta chống cộng chỉ vì người Cộng Sản không chấp nhận chế độ dân chủ đa nguyên. Thế nhưng, phải chăng độc quyền chống cộng, độc quyền vẽ lằn ranh Quốc Cộng là hai dấu hiệu trội yếu của sinh hoạt dân chủ đa nguyên ?
Những phủ định và hạ bệ đi kèm với những xác định và tôn vinh nhằm vào văn chương phản kháng hẳn nhiên không làm cho bạn đọc ngạc nhiên, bởi lẽ đó là ý nghĩa của phản phục trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, phản phục không hề đồng nghĩa với xuyên tạc và bôi nhọ. Xuyên tạc và bôi nhọ vừa là dấu hiệu của nghèo nàn về lý luận, vừa là hành động nông nổi, và dĩ nhiên là vô cùng đáng tiếc của những người chưa đạt được ý thức rằng : tranh luận là phương pháp hữu hiệu nhất để làm cho chân lý trở nên trội yếu, trong khi xuyên tạc và bôi nhọ lại là nỗ lực phá vỡ cây cầu dẫn đến chân lý. Chúng tôi nhắc đến chân ý nghĩa của tranh luận bởi vì chúng tôi nhận thấy tôn vinh hay phủ định văn chương phản kháng là vấn đề còn tiếp tục gây ra nhiều tranh luận. Vì vậy muốn cho cuộc tranh luận được tiếp diễn trong tinh thần thông cảm và hiểu biết, và nhất là muốn cho cuộc tranh luận đưa dẫn mọi người đến chân lý, chúng tôi thành khẩn thỉnh cầu :
Vài ngòi bút nào đó đã đôi lần lạc đường vào ngõ ngách của xuyên tạc và bôi nhọ, xin hãy dừng bước đi lạc.
Vài cá nhân nào đó đã từng là nạn nhân của xuyên tạc và bôi nhọ, xin hãy tha thứ để quên đi.
"Dừng bước đi lạc" và "quên đi để tha thứ" là hai yếu tố căn bản giúp cho những nghĩ và những viết về văn chương phản kháng càng ngày càng trở nên nghiêm chỉnh và chừng mực. Chỉ trong không khí nghiêm chỉnh và chừng mực này, mỗi chúng ta mới có thể ghi nhận được đầy đủ các yếu tố tình và lý bên trong và chung quanh cuộc tranh luận về văn chương phản kháng. Từ đó mỗi chúng ta sẽ tự mình trả lời cho chính lòng và lý trí của mình câu hỏi : Có hay không một phong trào văn chương phản kháng tại quê nhà ?
Đỗ Thái Nhiên
Đỗ Thái Nhiên – Tưởng niệm Nguyễn Huy Thiệp : Phản kháng như không phản kháng |
Thời điểm tôi viết “Tướng về hưu” không khí xã hội ngột ngạt lắm. Có những đoạn tôi viết khi đang xếp hàng đong gạo cho vợ, từ 3 giờ sáng. Có khi mua được mấy cân gạo, có khi không có gạo mà mua. Thời bao cấp lúc đó đang trong giai đoạn bế tắc nhất. Ngân sách nhà nước trống rỗng, khủng hoảng niềm tin. Nhìn chung đó là giai đoạn đúng là phải đổi mới. Khi những tác phẩm của tôi xuất hiện cũng là khi bắt đầu sự đổi mới trong văn học. Tôi cũng âm thầm nghiền ngẫm và viết từ trước, nên khi gặp thời đó nhiều sáng tác của mình cứ ồ ạt ra. Cuối năm 1986, tôi xuất bản một tập 20 truyện ngắn. Vì thế, nhiều người có nói: Vừa mới xuất hiện Nguyễn Huy Thiệp đã làm xong sự nghiệp của mình. Nhưng có được sự nghiệp đó thì phải có không khí của Đổi mới. Cho nên tôi thích câu này của một vị thiền sư: “Có thời có tự mảy may/ Không thời cả thế gian này cũng không”. Tất cả thuộc vào thời thế, vào không khí chính trị xã hội lúc đó.
Đổi mới là cơ hội để văn học “qua sông dí tốt”
Trích phỏng vấn Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Thứ Sáu, 28/10/2016.
Phản phục là qui luật nêu bật tính tương phản trong tất cả vận động và phát triển của vạn vật : trong dương có âm, trong phúc có họa, trong xác định có phủ định, trong hoan hô có đả đảo, và ngược lại... Từ đó luật phản phục lưu ý mọi người : muốn có nhận thức tròn đầy và sinh động đối với một vấn đề xã hội, người ta phải vừa cầm nắm nội dung đích thực của vấn đề đó, vừa tìm hiểu xem thế nào là lực phản phục nằm bên trong vấn đề được chọn làm đối tượng của nhận thức. Thế nên trình bày về những nhìn và những nghĩ của người Việt hải ngoại đối với phong trào văn chương phản kháng trong nước phải là sự trình bày hai dòng suy nghĩ đối lập : bên này khen, bên kia chê; bên này xác định và suy tôn, bên kia phủ định và hạ bệ. Căn cứ vào phương pháp trình bày vừa nói và đứng trước hàng loạt văn liệu viết từ hải ngoại, viết về văn chương phản kháng, viết khen lẫn viết chê, người cầm bút xin lược trình với bạn đọc các luận cứ có tính cách căn bản nhất của quan điểm phủ định văn chương phản kháng. Kế đến, người cầm bút lại xin phản ánh một số suy nghĩ của những người tôn vinh văn chương phản kháng nhằm trả lời các luận cứ phủ định phong trào văn chương này.
Ý kiến phủ định văn chương phản kháng được viết ra trong nhiều bài viết khác nhau : bài này đặt nặng vấn đề chính trị, bài kia xem trọng vấn đề kinh tế, v.v... Tuy nhiên nhìn một cách chung nhất, người ta thấy quan điểm của các tác giả phủ định văn chương phản kháng đã được xây dựng trên sáu luận điểm :
Rằng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương "chống chế độ từ đầu gối trở xuống". Những nhà văn phản kháng chỉ là những văn nô, họ có nhiệm vụ gây cho người đọc ảo tưởng là : văn nghệ sĩ tại quốc nội hiện đã thực sự được "cởi trói".
Rằng văn chương phản kháng chỉ là "phản kháng vờ", nhà văn gọi là phản kháng không hề bị bách hại, vẫn tiếp tục ăn lương nhà nước.
Rằng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương "được phép". Nếu nhìn nhận có văn chương phản kháng tại quốc nội, tức là gián tiếp nhìn nhận chế độ Cộng sản Việt Nam nay đã tôn trọng tự do tư tưởng.
Rằng có tác giả trước đây đã viết tác phẩm thóa mạ quân nhân của quân đội cũ, nay có mặt trong văn chương phản kháng. Tác giả này không đáng được tôn vinh.
Rằng văn chương phản kháng có thể đã phản kháng một vài tệ đoan xã hội, nhưng vẫn tôn thờ chủ nghĩa Marx. Điều này, đứng trên lập trường dân tộc, không thể chấp nhận được.
Rằng phổ biến sáng tác phẩm của Cộng Sản dầu dưới "cái dù" văn chương phản kháng, vẫn là thái độ bôi bỏ ranh giới Quốc Cộng. Thái độ này hiển nhiên gây nguy hại cho công cuộc đấu tranh quang phục quê hương.
Ghi nhận sáu luận điểm phủ định văn chương phản kháng như đã trình bày ở trên, những người xác định và tôn vinh văn chương phản kháng có những suy nghĩ kể sau :
SUY NGHĨ THỨ NHẤT : Phải chăng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương "chống chế độ từ đầu gối trở xuống" ?
Thưa rằng : Phàm là người Việt Nam, nhất là người Việt Nam đã thực sự sống dưới guồng máy cai trị hà khắc của Cộng sản Việt Nam, không người nào không nhận biết : người Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng hoạt động chính trị theo phương châm "cứu cánh biện minh phương tiện". Vận dụng phương châm vừa kể, người Cộng sản sẵn sàng thực hiện bất cứ hành vi nào, miễn là hành vi đó giúp họ đạt đến các mục tiêu mà họ cho là cần thiết. Tuy nhiên, có ba đối tượng mà người Cộng sản không bao giờ dám mang vào thế giới giả vờ của họ :
Cộng sản Việt Nam không bao giờ giả vờ châm biếm uy tín của "Bác Hồ".
Cộng sản Việt Nam không bao giờ giả vờ đặt vấn đề sai lầm của chủ nghĩa Marx.
Cộng sản Việt Nam không bao giờ giả vờ chỉ trích quyền lãnh đạo tự phong của Đảng.
Nếu Cộng sản Việt Nam phạm vào một trong ba cái "không bao giờ" nêu trên, tức là họ đã tự sát. Nói rõ hơn, nếu hình dung quyền lực của đảng như đầu, mình và tay chân của một người thì chắc chắn "Bác", Marx và Quyền lãnh đạo của Đảng không thể nằm "từ đầu gối trở xuống", chúng phải nằm từ cổ trở lên. Điều này cho thấy rằng : "Bác", Marx và Đảng hiển nhiên là ba tiêu chuẩn giúp người ta xác định tính thật giả của hành vi phản kháng.
Văn chương phản kháng đã nói gì về "Bác", Marx và Đảng ? Trả lời câu hỏi này, nhà văn Nhật Tiến trong bài "Về dòng văn chương phản kháng" đã viết :
"Năm 1987, tôi được xem lần đầu tiên cuốn phim tài liệu "Chuyện Tử Tế" của đạo diễn Trần văn Thủy. Trong phim có đoạn quay cảnh mấy em thiếu nhi đang xúm xít kẻ một cái biểu ngữ. Màn ảnh chỉ đủ lớn cho thấy phần đuôi của tấm vải với hai chữ lớn "vĩ đại". Phóng viên hỏi :
Các em kẻ hai chữ "vĩ đại", vậy các em đã nhìn thấy có cái gì ở đâu vĩ đại không ?
Một thiếu nhi ngẫm nghĩ rồi trả lời :
Em chỉ nghe nói đến vĩ đại, chứ chưa thấy cái gì vĩ đại cả.
Hầu như chỉ những người tỵ nạn chính trị đi sau năm 1975 mới hiểu rõ ý nghĩa trọng đại mà chế độ mới vẫn thường gán ghép cho hai chữ "vĩ đại" mỗi khi đặt nó lên biểu ngữ. Hai chữ ấy chỉ được dùng khi nói đến hoặc "Đảng", hoặc "Bác Hồ" mà thôi. Vậy mà đạo diễn Trần văn Thủy đã để cho một "cháu ngoan bác Hồ" tuyên bố một câu khẳng định : "Em chỉ nghe nói đến vĩ đại chứ chưa thấy cái gì vĩ đại cả !"
(Văn Học số 50, tháng 4 năm 1990)
Mặt khác, nhà văn Dương Thu Hương nhân đọc tham luận trước Đại hội Nhà văn lần thứ IV năm 1990 đã nhận định về uy tín của Đảng như sau :
"Mười năm nay chúng ta chứng kiến tình trạng suy đồi của không ít đảng viên và cán bộ. Hiện tượng tham nhũng, ăn hối lộ, hà hiếp dân chúng trở thành phổ biến. Một số đã bị pháp luật nghiêm trị, nhưng họ chỉ là tử số trong một phân số mà mẫu số quá lớn".
Sau khi trình bày phẩm chất rách nát của Đảng, Dương Thu Hương không ngần ngại tấn công vào vai trò lãnh đạo tự phong, tối cao và bất khả xét lại của đảng :
"Không một cá nhân, không một đảng phái hoặc một giai cấp nào có quyền đặt mình lên trên dân tộc. Đó là chân lý vĩnh hằng. Trong quá khứ, chỉ có những thời đại dã man nhất mới có những cá nhân dày đạp lên dân chúng : triều đại Tần Thủy Hoàng, triều đại Võ Tắc Thiên dâm loạn, hoặc các nhà độc tài dù là độc tài khoác áo trắng như Hitler, Mussolini, hoặc khoác áo đỏ như Staline, Mao Trạch Đông. Ngày nay kẻ nào dùng bạo lực là kẻ yếu. Ai thương yêu con người hơn, tử tế với con người hơn, người đó sẽ thắng.
... Mai sau lịch sử sẽ phán xét tất cả, lịch sử không có phạm trù bao cấp. Lịch-sử không có thể-chế độc-quyền và ưu-tiên".
Cùng quan điểm với Dương Thu Hương, nhà văn Bửu Tiến trước Đại hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 đã công khai phản kháng đảng bằng cách nhắc lại vụ án Nhân Văn Giai Phẩm để dứt khoát ca ngợi tinh thần của Nhân Văn Giai Phẩm. Bửu Tiến kết thúc bài tham luận của ông ta bằng một câu nói rất buồn nhưng vô cùng phẫn hận :
"Xin lỗi anh em Nhân Văn Giai Phẩm và, trừu tượng hơn, xin tạ tội với Tự-do Dân-chủ, giấc mơ ngàn đời của nhân loại và của bản thân".
Nhắc đến chủ đề "phản kháng Bác và Đảng", người ta không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn này xuất thân là một giáo sư Sử Học, nhưng lại gây xôn xao dư luận bằng cách viết một loạt tác phẩm có chủ ý hạ bệ thần tượng lịch sử. Thái độ này của Nguyễn Huy Thiệp có hai chủ ý rõ rệt :
Chủ ý một : áp dụng phương pháp loại tỉ, Nguyễn Huy Thiệp hạ bệ các thần tượng lịch sử, trừ ra "Bác Hồ" là Nguyễn Huy Thiệp không nhắc tới, không đề cao, không hạ bệ. Sự thể này hiển nhiên có hậu ý rằng : Nguyễn Huy Thiệp rất muốn hạ bệ "bác Hồ", nhưng ý muốn này không thể thực hiện được, bởi vì chung quanh "bác" có cả một đội ngũ công an canh phòng.
Chủ ý hai : người Việt Nam thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Vì vậy quan sát tâm lý của người dân đối với cấp lãnh đạo nói chung, người ta sẽ đoán biết lòng kính trọng của người dân này đối với cấp lãnh đạo của triều đại mà người dân đương sự sinh trưởng. Nguyễn Huy Thiệp là người dân sống dưới triều đại Hồ chí Minh. Thế nên khi Nguyễn Huy Thiệp hạ bệ các thần tượng lịch sử, người đọc lập tức hiểu rằng : Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn giận cá chém thớt, cá là Hồ chí Minh, thớt là các thần tượng bị Nguyễn Huy Thiệp hạ bệ.
Châm biếm "bác", tấn công ngôi vị lãnh đạo của đảng, nhà văn phản kháng không thể không đả kích những sai lầm của Marx. Bởi vì "Bác", Đảng và Marx là "ba cây chụm lại thành hòn núi cao", núi của tham ô và bạo lực. Bây giờ chúng ta hãy nghe Hà Sĩ Phu nói về chủ nghĩa Marx trong bài viết "Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới":
"Trong chương trình đổi mới, chúng ta đã xác định là phải "đổi mới tư duy", trong đó có tư duy lý luận. Nhưng rồi ở đâu đó lại xuất hiện ý kiến khẳng định "Đổi mới chẳng qua là trở về với những nguyên lý cơ bản của Marx Lenine". Mới bước vào cuộc thảo luận để tìm ra cái mới trong tư duy, mà đã vội đóng chốt trước bằng một kết luận đã cũ, dầu kết luận ấy là đúng chăng nữa, thì cũng chỉ sẽ thu được những lời phụ họa chứ không thể thu lượm được những tư duy khoa học. Vả lại, khi khẳng định như thế là ta tự mâu thuẫn. Tại sao lại nói "trở về" ? Chúng ta từ trước tới nay luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Marx Lenine. Thậm chí có ai muốn tu chỉnh hay làm chệch đi một tí cũng không được. Ai được quyền đi chệch mà nay lại phải "trở về" với Marx Lenine ! Ta có một hệ thống khá hoàn chỉnh, hằng ngày có nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác kho tàng lý luận Marx Lenine thì chắc chắn khó xảy ra những lệch lạc gì lớn so với nguyên lý. Mặt khác, việc nhận có sai lầm ở khâu thực hành không thể loại trừ được khả năng có thể sai lầm ở khâu nguyên lý, trái lại nên coi những kết quả không tốt ở khâu thực hành như những gợi ý để một lần nữa kiểm tra lại nguyên lý, như vậy mới đúng với lô-gich. Ta nêu khẩu hiệu "dân kiểm tra" thì tại sao lại cấm kỵ sự kiểm tra cơ bản này. Sự kiểm tra tự thân nó chưa hề đồng nghĩa với phủ nhận".
(Tạp chí Sông Hương, số tháng 8 và 9 năm 1989).
Lối trình bày tư tưởng của Hà Sĩ Phu tuy nhẹ nhàng và trầm tĩnh, nhưng cũng đủ để mọi người thừa hiểu : chủ nghĩa Marx là nguyên nhân chính yếu đối với tất cả những thất bại hiện nay tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là những đoạn văn trích dẫn có tính tượng trưng : văn chương phản kháng chính là phản kháng Marx, "Bác" và Đảng.
Hình thức phản kháng : khi trực tiếp, khi gián tiếp.
Mức độ phản kháng : khi gay gắt chống đối, khi nhẹ nhàng thuyết phục.
Vì vậy luận cứ cho rằng văn chương phản kháng chỉ là loại văn chương chống chế độ "từ đầu gối trở xuống" là một luận cứ vừa vô căn cứ, vừa không nghiêm chỉnh.
SUY NGHĨ THỨ HAI : Phải chăng các nhà văn phản kháng chỉ là những văn nô bởi lẽ họ không hề bị bách hại ?
Thưa rằng : Phản kháng hay không phản kháng là ở nội dung của tác phẩm, và nhất là ở cảm nghĩ của người đọc, chứ không hề ở sự việc tác giả của văn chương phản kháng có bị tù đày hay không, và nếu bị tù thì phải là tù bao lâu mới đáng được gọi là phản kháng ?
Những người chống văn chương phản kháng thường nhắc đến Nguyễn Chí Thiện hoặc vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 để cho rằng các nhà văn phản kháng hiện nay phải chịu những cực hình như Nguyễn Chí Thiện hoặc Nhóm Nhân Văn đã chịu thì mới đáng được gọi là phản kháng.
Những người phản kháng văn chương phản kháng đã quên rằng thời nay so với thời 1956 nội tình Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Thế Giới đã khác hẳn, tại sao quý vị lại cứ nằng nặc đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải áp dụng những biện pháp thuở 1956 đối với văn nghệ sĩ phản kháng hiện nay ? Nếu Cao Bá Quát không bị tru di tam tộc thì nhà thơ họ Cao có phải là một thi hào phản kháng hay không ? Có lẽ chỉ có những người không am tường tác dụng về nghệ thuật và về nhân sinh của văn học mới có thể dứt khoát lắc đầu trước câu hỏi này ! Hơn thế nữa, cho đến nay tin tức về việc các nhà văn phản kháng bị bách hại chưa được chúng ta ghi nhận, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là giới văn nghệ sĩ phản kháng sẽ vĩnh viễn được khang an trường thọ : họ sẽ chẳng bao giờ gặp "tai nạn lưu thông", hoặc gặp hỏa tai do người nào đó "bất cẩn" gây nên. Đòi hỏi văn nghệ sĩ phản kháng phải bị cực hình chẳng khác nào đòi hỏi chiến sĩ quân sự phải chết hoặc phải bị trọng thương sau mỗi chuyến hành quân, chiến sĩ nào không trở thành tử sĩ hoặc phế binh thì chiến sĩ đó bị xem là chiến sĩ giả, chiến sĩ gia nô của địch ! Mặt khác, dưới lăng kính văn minh nhân bản : đòi hỏi văn nghệ sĩ phản kháng phải gặp hoạn nạn là một đòi hỏi hiển nhiên không nhân ái. Thái độ không văn minh này là sự biểu hiện của tâm lý xem nghĩa vụ phản kháng bạo quyền không hề là nghĩa vụ của chính mình, mình ở đây là toàn thể người Việt. Thay vì đóng vai kẻ lạ mặt để đặt câu hỏi : Tại sao văn nghệ sĩ phản kháng không bị hành hạ, trân trọng thỉnh cầu quý vị phản kháng văn chương phản kháng hãy tự hỏi bản thân : sau năm 1975, thời kỳ còn sống trong nước, quý vị đã có bất kỳ hành vi phản kháng nào không, dầu chỉ là phản kháng chú công an khu vực ?
SUY NGHĨ THỨ BA : Phải chăng ở đâu có phản kháng, ở đó có tự do tư tưởng ?
Thưa rằng : Một trong các lý do trội yếu nhất dẫn đến tình trạng phản kháng văn chương phản kháng là ý kiến rằng : nếu nhìn nhận có văn chương phản kháng tại Việt Nam tức là mặc nhiên nhìn nhận đổi mới tại Việt Nam đã mang lại quyền tự do tư tưởng cho mọi người. Ý kiến vừa trình bày rõ ràng có hai nghịch lý :
Nghịch lý một : Ngày nay Cộng sản Việt Nam bắt buộc phải mở cửa biên giới để "mưu sinh thoát hiểm". Mỗi ngày có biết bao nhiêu ngàn khách ngoại quốc và Việt kiều ra vào Việt Nam, thế nên mức độ tự do, nếu có, tại Việt Nam tiến tới đâu, cả thế giới biết tới đó. Vì vậy lo sợ thế giới hiểu lầm Cộng sản Việt Nam chỉ là lo sợ rập theo tâm lý chống cộng của thời Cộng Sản còn củng cố bức màn sắt hoặc màn tre.
Nghịch lý hai : Dưới chế độ tự do dân chủ, phản kháng đúng là dấu hiệu của tự do. Thế nhưng dưới chế độ Cộng Sản, nhất là Cộng Sản Tàu và Cộng Sản Việt Nam, phản kháng chỉ là tình trạng tức nước vỡ bờ. Phản kháng tại Thiên An Môn chỉ là báo hiệu của một vụ tắm máu. Phản kháng trong Trăm Hoa Đua Nở chỉ là bước đầu của vụ án Nhân Văn. Phản kháng sau bức màn sắt tại Nga suốt bảy mươi năm chính là những viên đá lót đường của Perestroiika ngày nay. Văn chương phản kháng tại quốc nội sẽ dẫn Việt Nam đi về đâu ? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi này. Thế nhưng, bất luận tương lai của Việt Nam tiến về hướng nào, phong trào văn chương phản kháng vẫn là một sự thật không thể chối cãi.
Chính những người phủ định văn chương phản kháng cũng đã phần nào cảm thấy cái gì đó không ổn nằm bên trong luận điểm : "ở đâu có phản kháng, ở đó có tự do tư tưởng". Để đắp vá cho điểm không ổn vừa kể, những người phủ định văn chương phản kháng lại tiếp tục lý luận rằng : Văn chương phản kháng không thể được tôn vinh, bởi lẽ nó chỉ là loại phản kháng "được phép". Lý luận này hẳn nhiên đã lấy lời tuyên bố "cởi trói" cho văn nghệ của Nguyễn Văn Linh làm nền tảng. Xin đừng quên : nền tảng của một sinh hoạt xã hội bao giờ cũng phải là một văn bản pháp lý chứ không thể chỉ là một lời tuyên bố có chất cảm tính cá nhân. Văn bản pháp lý có liên hệ với phong trào văn chương phản kháng chính là Nghị quyết Văn nghệ số 5 năm 1987 của đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này cho phép văn nghệ sĩ được tự do nghĩ và tự do viết, nhưng với điều kiện là ngòi viết của văn nghệ sĩ không được phép chọc thủng luật pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và cũng không được phép viết những gì trái với quyền lợi dân tộc.
Thế nào là luật pháp xã hội chủ nghĩa ? Thế nào là quyền lợi dân tộc ? Trả lời hai câu hỏi này, văn nghệ sĩ Việt Nam tại quốc nội đều phải quay trở về với đề cương văn hóa năm 1943 của đảng Cộng sản Việt Nam, tức là quay trở về với "Marx-Lenine vô địch" và với "đảng quang vinh".
Tóm lại, Nghị quyết Văn nghệ số 5 năm 1987 đích thực là một Nghị quyết giả vờ cởi trói cho văn nghệ : cởi nhưng không cởi. Đọc đến đây có lẽ những người phủ định văn chương phản kháng lại nghĩ đến sự việc : có thể có một số nhà văn đã viết văn chương phản kháng theo kiểu "đối lập cuội" do những cho phép riêng và mật từ giới lãnh đạo đảng. Dĩ nhiên không người nào có thể viện dẫn bằng chứng về những "cho phép riêng và mật". Vì vậy lý luận về văn chương phản kháng lại phải chuyển thành lý luận về một giả thuyết. Giả thuyết rằng : "cho phép riêng và mật" là một sự kiện có thực thì sao ? Câu hỏi này gợi nhớ câu chuyện phù thủy và âm binh.
Mặc dầu phù thủy tạo ra âm binh, nhưng rất nhiều khi âm binh đã quật ngược lại phù thủy. Thắc mắc không còn là phù thủy có khả năng tạo ra âm binh hay không, thắc mắc chỉ còn là trong hoàn cảnh nào phù thủy mất quyền điều khiển âm binh. Trên giả thuyết văn chương phản kháng chỉ là sản phẩm của sự kiện "cho phép riêng và mật", nhà văn nhận chịu sự cho phép có hai mối liên hệ :
Liên hệ một : là liên hệ giữa giới chức cho phép và nhà văn được phép. Giới chức cho phép là phù thủy, nhà văn được phép là âm binh.
Liên hệ hai : là liên hệ giữa "nhà văn được phép" và tác phẩm của nhà văn này.
Nhà văn hẳn nhiên là người đã khai sinh ra tất cả nhân vật trong tác phẩm, tuy nhiên không vì thế mà nhất cử nhất động của nhân vật đều nằm trong bộ óc tính toán của nhà văn. Kỹ thuật và nghệ thuật của tiểu thuyết đòi hỏi nhà văn phải có đủ khả năng và khéo léo để tôn trọng tính chủ động của mỗi nhân vật. Tính chủ động này trôi nổi uyển chuyển và sinh động theo từng tình huống trong đời sống của quần chúng nhân dân. Tới một lúc nào đó, nhà văn chạy theo nhân vật, chứ nhân vật không phải là người máy của nhà văn. Nhà văn chạy theo nhân vật tức là nhà văn chạy theo những tư duy và hành động của quần chúng. Chính thái độ "chạy theo" này đã làm cho nhà văn được quần chúng đón nhận. Nghịch đảo của luận cứ vừa trình bày là quan điểm rằng : khi quần chúng đón nhận một nhà văn, điều đó có nghĩa là nhà văn được đón nhận đã chạy theo nhân vật, chạy theo quần chúng.
Trở lại với giả thuyết phù thủy và âm binh : nếu lãnh đạo đảng là phù thủy, nếu nhà văn phản kháng là âm binh, thì liên hệ giữa phù thủy và âm binh chỉ là liên hệ hình thức: bên này cho phép, bên kia nhận phép. Ngay sau khi nhận phép, thay vì chạy theo phù thủy, "nhà văn âm binh" lại chạy theo nhân vật, chạy theo quần chúng nhân dân do đòi hỏi của kỹ thuật và nghệ thuật viết tiểu thuyết nói riêng, viết văn nói chung. Đó là tất cả dữ kiện nghiêm chỉnh nhất có tác dụng giải thích lý do tại sao "nhà văn âm binh" quật ngược phù thủy cầm quyền. Do mạch lý luận nên chúng tôi đã bắt buộc phải đặt giả thuyết về "nhà văn âm binh". Đặt giả thuyết để làm sáng tỏ lý luận bôi bỏ giả thuyết, chứ không hề hàm ngụ bất kỳ ý nghĩ kém tôn kính nào nhằm vào các nhà văn phản kháng.
Sở dĩ nhà văn phản kháng chạy theo quần chúng nhân dân trở thành một sự kiện khẳng định là vì các nhà văn này đã được quần chúng đón nhận qua dư luận báo chí và nhất là qua số lượng sách của họ đã được người đọc nồng nhiệt đón mua. Lịch sử văn học không hề xảy ra hiện tượng : một tác phẩm được quần chúng hâm mộ lại là một sản phẩm của văn nô. Vì vậy thay vì mất thời giờ tranh cãi lẫn nhau về văn chương "được phép" hay văn chương "không được phép", chúng ta hãy xử dụng lòng mến mộ của quần chúng đối với tác phẩm như một tiêu chuẩn hữu lý để xác định tính chất phản kháng của phong trào văn chương phản kháng. Vả lại nếu các văn phẩm của phong trào văn chương phản kháng không được mến mộ thì tại sao chúng ta lại phải tốn rất nhiều tim óc và giấy mực để viết về phong trào này ?
SUY NGHĨ THỨ TƯ : Phải chăng nhà văn nào trước kia đã từng có tác phẩm nhục mạ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nay không có tư cách để tham dự phong trào văn chương phản kháng ?
Thưa rằng : Không riêng gì đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà đối với bất kỳ cá nhân và tập thể nào, nhà văn phải thường xuyên biểu lộ thái độ nhã nhặn và nghiêm túc. Thế giới của "văn" không thể dung chứa ngôn ngữ nhục mạ. Tuy nhiên, muốn kết luận về phẩm cách của một nhà văn, người ta phải chờ cho đến lúc nắp quan tài của nhà văn này được niêm lại. Đó là chân ý nghĩa của quan niệm "cái quan định luận". Vạn vật thường hằng thay đổi, tại sao nhà văn không được phép thay đổi lối viết của họ, thay đổi từ "văn chương" thóa mạ đến văn chương phản kháng. Vả lại đề cao phong trào văn chương phản kháng không có nghĩa là đề cao toàn bộ đời sống của những nhà văn phản kháng. Đề cao phong trào văn chương phản kháng chỉ giới hạn trong phạm vi đề cao phần văn nghiệp tham dự vào văn chương phản kháng của mỗi nhà văn. Muốn nhận định một vấn đề, trước tiên người ta phải biết giới hạn vấn đề. Sinh hoạt xã hội sẽ rối tung nếu "các nhà bình luận" cứ mang đầu của vấn đề này nối với hông của vấn đề khác. Chính vì tôn trọng nguyên tắc giới hạn vấn đề, cho nên khi xét một vụ kiện, tòa án chỉ xét xử các yếu tố xảy ra trong khoảng thời gian và không gian của vụ phạm pháp, tòa án không hề và không được phép biến những nghĩ và những làm của bị can trong quá khứ hoặc trong tương lai thành những yếu tố pháp lý của tác vụ tài phán. Nhắc đến một khía cạnh của nguyên tắc xử án, chúng tôi có chủ ý trình trước tòa án công luận rằng : chúng tôi không đồng ý với ông Trần Mạnh Hảo về những lời lẽ khiếm lễ mà nhà văn này đã xử dụng đối với một số Sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Tuy nhiên sự không đồng ý này không cho phép chúng tôi gạt bỏ tác phẩm "Ly Thân" của Trần Mạnh Hảo ra khỏi phong trào văn chương phản kháng. Đó là lý do giải thích tại sao chúng tôi ghi tên Trần Mạnh Hảo vào phong trào văn chương phản kháng.
SUY NGHĨ THỨ NĂM : Phải chăng nhà văn nào còn ca tụng Marx, nhà văn đó không xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhà văn phản kháng ?
Thưa rằng : Hầu hết nhà văn phản kháng đều xuất thân từ hệ thống giáo dục Marx-Lenine. Vì vậy họ tin tưởng có một mẫu người Cộng Sản lý tưởng, một mẫu người Cộng Sản nhân ái. Tin tưởng này là hiệu quả tất nhiên của giáo dục Marx-Lenine. Tuy nhiên, đứng về mặt văn chương phản kháng, nhà văn chỉ thực sự được xem là nhà văn phản kháng khi nào nhà văn đương sự đã chọn dân tộc là đối tượng tối cao : cao hơn Marx, hơn "Bác" và hơn Đảng. Riêng đối với Dương Thu Hương, nhà văn nữ này đã rất thành thật khi viết :
"Những người Cộng Sản làm cách mạng vì lý tưởng cao cả là đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Nhưng muốn thực thi một lý tưởng phải có vô số biện pháp và cương lĩnh chính trị thực hiện. Tôi ngờ rằng chúng ta đã bị đóng đinh vào lý tưởng hoàn mỹ ấy một cách thụ động, không còn đủ lý trí để suy xét".
Tuy nhiên, khác với những người Cộng Sản vô Tổ quốc, xem Tổ quốc chỉ là phương tiện giai đoạn của cách mạng vô sản, yêu nước tức là yêu xã hội chủ nghĩa, Dương Thu Hương đã dứt khoát xác định dân tộc là đối tượng tối cao : "Không một cá nhân, không một đảng phái, hoặc một giai cấp nào có quyền đặt mình lên trên dân tộc".
Cầm nắm nguyên tắc "dân tộc tối cao", chi tiết hóa và lý luận hóa nguyên tắc dân tộc tối cao, chủ nghĩa Marx tự nó sẽ vỡ vụn chẳng khác nào bức tường Bá Linh. Đây là lý do chân tình nhất, căn bản nhất khiến chúng tôi đón nhận Dương Thu Hương như một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào văn chương phản kháng. Vấn đề nguyên tắc "dân tộc tối cao" có khả năng giải trừ chủ nghĩa Marx là một vấn đề lớn, vấn đề dài trên địa bàn lý luận biện chứng. Bài viết này không có trọng tâm phân tích vấn đề vừa nói. Tuy nhiên bất luận ở đâu và lúc nào được bạn đọc hỏi đến nguyên tắc dân tộc tối cao, chúng tôi cũng sẵn sàng hầu chuyện với bạn đọc theo những điều mà bạn đọc muốn biết.
SUY NGHĨ THỨ SÁU : Phải chăng đề cao văn chương phản kháng là xóa bỏ ranh giới Quốc Cộng, là làm lạc hướng cuộc đấu tranh chống cộng ?
Thưa rằng : đấu tranh chính trị bao giờ cũng là cuộc đấu tranh muôn mặt. Ranh giới của đấu tranh chính trị được xác định bởi trình độ tư tưởng chứ không bởi hàng rào kẽm gai, không bởi màu cờ, lại càng không bởi phương pháp phân loại để biệt lập bên này là sách báo Quốc Gia, bên kia là sách báo Cộng Sản. Đề cao văn chương phản kháng quốc nội chẳng những không làm phai mờ ranh giới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Cộng Sản, mà còn là cơ hội giúp mọi người thấy rõ tác dụng muôn mặt trong cuộc đấu tranh cho quyền thượng tôn dân tộc hiểu theo nghĩa thống nhất giữa dân tộc tính và nhân loại toàn tính.
Những người phủ định văn chương phản kháng thường tỏ ý lo sợ quần chúng sẽ bị nhiễm độc bởi sách báo của Cộng Sản. Song song với tâm lý lo sợ này, các tác giả phủ định văn chương phản kháng bao giờ cũng sẵn sàng trích dẫn đủ loại sách báo của Cộng sản Việt Nam mà họ đã đọc. Thái độ vừa kể của các tác giả phủ định văn chương phản kháng đã hiển nhiên nói với bạn đọc rằng :
Chỉ có chúng tôi mới là những người không thể bị nhiễm độc bởi sách báo Cộng Sản.
Chỉ có chúng tôi mới là những người có thẩm quyền đọc sách báo Cộng Sản.
Và chỉ có chúng tôi là thành phần duy nhất ở trong quần chúng nhưng không bị cầm chân trong vòng "dân trí thấp".
Tâm trạng thường xuyên lo sợ quần chúng bị "đỏ hóa" bởi văn hóa phẩm Cộng Sản rõ ràng là tâm trạng được ra đời từ cung cách làm việc của ngành thông tin tuyên truyền thời Pháp thuộc. Hoàn cảnh chính trị ngày nay đã đổi, tại sao phương pháp chống Cộng Sản vẫn là phương pháp trước năm 1975. Chủ nghĩa Marx đang phá sản trên toàn thế giới, tại sao quý vị chống văn chương phản kháng lại vẫn cứ một mực sợ bị "Cộng Sản hóa" mà không hề dám nghĩ đến công việc dân tộc hóa người Cộng Sản ? Mới đây chánh quyền Đài Loan đã tuyên bố đình chỉ chính sách đối đầu với Hoa Lục. Sự thể này chỉ có một ý nghĩa duy nhất : Đài Loan đã từ bỏ lề lối chống cộng cũ để thực hiện chính sách "Đài Loan hóa" Hoa Lục bằng kinh tế và văn hóa. Quý vị phủ định văn chương phản kháng nên suy nghĩ thật sâu sắc về tương quan ngoại giao mới mẻ giữa Hoa Lục và Đài Loan trước khi quý vị tiếp tục chính sách độc quyền chống cộng :
Chỉ có quý vị mới hiểu biết thế nào là chống cộng.
Chỉ có phương pháp chống cộng của quý vị mới là phương pháp duy nhất đúng và hoàn toàn đúng.
Hẳn nhiên chúng ta chống cộng chỉ vì người Cộng Sản không chấp nhận chế độ dân chủ đa nguyên. Thế nhưng, phải chăng độc quyền chống cộng, độc quyền vẽ lằn ranh Quốc Cộng là hai dấu hiệu trội yếu của sinh hoạt dân chủ đa nguyên ?
Những phủ định và hạ bệ đi kèm với những xác định và tôn vinh nhằm vào văn chương phản kháng hẳn nhiên không làm cho bạn đọc ngạc nhiên, bởi lẽ đó là ý nghĩa của phản phục trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, phản phục không hề đồng nghĩa với xuyên tạc và bôi nhọ. Xuyên tạc và bôi nhọ vừa là dấu hiệu của nghèo nàn về lý luận, vừa là hành động nông nổi, và dĩ nhiên là vô cùng đáng tiếc của những người chưa đạt được ý thức rằng : tranh luận là phương pháp hữu hiệu nhất để làm cho chân lý trở nên trội yếu, trong khi xuyên tạc và bôi nhọ lại là nỗ lực phá vỡ cây cầu dẫn đến chân lý. Chúng tôi nhắc đến chân ý nghĩa của tranh luận bởi vì chúng tôi nhận thấy tôn vinh hay phủ định văn chương phản kháng là vấn đề còn tiếp tục gây ra nhiều tranh luận. Vì vậy muốn cho cuộc tranh luận được tiếp diễn trong tinh thần thông cảm và hiểu biết, và nhất là muốn cho cuộc tranh luận đưa dẫn mọi người đến chân lý, chúng tôi thành khẩn thỉnh cầu :
Vài ngòi bút nào đó đã đôi lần lạc đường vào ngõ ngách của xuyên tạc và bôi nhọ, xin hãy dừng bước đi lạc.
Vài cá nhân nào đó đã từng là nạn nhân của xuyên tạc và bôi nhọ, xin hãy tha thứ để quên đi.
"Dừng bước đi lạc" và "quên đi để tha thứ" là hai yếu tố căn bản giúp cho những nghĩ và những viết về văn chương phản kháng càng ngày càng trở nên nghiêm chỉnh và chừng mực. Chỉ trong không khí nghiêm chỉnh và chừng mực này, mỗi chúng ta mới có thể ghi nhận được đầy đủ các yếu tố tình và lý bên trong và chung quanh cuộc tranh luận về văn chương phản kháng. Từ đó mỗi chúng ta sẽ tự mình trả lời cho chính lòng và lý trí của mình câu hỏi : Có hay không một phong trào văn chương phản kháng tại quê nhà ?
Đỗ Thái Nhiên
Không có nhận xét nào