Header Ads

  • Breaking News

    Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”

    Khả năng ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ vào Bộ Chính Trị theo cách bầu bổ sung 

    Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”

    chỉ là 6/18 người. Riêng Miền Nam nơi mà có thành phố sài gòn giàu nhất nước và các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu đều là những tỉnh đóng thuế cho Trung Ương rất cao. Ấy vậy mà cả khu vực miền nam chỉ có 3 ủy viên bộ chính trị. Đây là bức tranh đấu đá rất rõ ràng. Phe miền nam đã thất bại với hàng loạt tên tuổi phải ra đi như Trương Hòa Bình, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân vv..

    Vấn đề là Nguyễn Phú Trọng đang đánh vào nhóm lợi ích Nguyễn Tấn Dũng thì ông ta loại Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân đúng rồi. Ông ta không cho cá nhân nào của Sài Gòn vào ủy viên Bộ Chính Trị mà cụ thể là Nguyễn Thành Phong chủ tịch UBND. TP HCM là ví dụ. Ông này đã là ủy viên trung ương đảng và là chủ tịch thành phố lớn nhưng vẫn không được vào Bộ Chính Trị vì ông này là người thuộc phe Lê Thanh Hải.

    Tuy nhiên điều đáng nói là phe Trương Tấn Sang ông Trọng cũng cho loại luôn. Trương Hòa Bình là người có vị trí cao nhất của phe trương tấn sang trong Bộ Chính Trị. Ông này đang nắm chiếc ghế phó thủ tướng thường trực, theo lý mà nói chính ông mới là người thừa kế ghế thủ tướng mà ông Nguyễn Xuân Phúc để lại, nhưng cuối cùng chiếc ghế quyền lực này lại rơi vào tay Phạm Minh Chính một người không phải là thành viên chính phủ.

    Ông Trọng đá luôn phe Trương Tấn Sang thì phải nói rằng, ông đã xác định ông với Trương Tấn Sang không có nợ nần ân tình gì nữa. Lúc trước, khi mà Nguyễn Tấn Dũng còn mạnh, Nguyễn Phú Trọng đã liên minh với Trương Tấn Sang, giờ ông Trọng đã thành công thì ông không hề nâng đỡ cánh Trương Tấn Sang nữa mà loại luôn để dồn ghế cho phe miền bắc.

    Có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cơ cấu thêm một thành viên miền nam nữa vào Bộ Chính Trị

    Số ủy viên bộ chính trị nhiệm kỳ 12 là 19 người và số ủy viên bộ chính trị nhiệm kỳ 13 là 18 người ít hơn một người so với nhiệm kỳ trước. Như vậy khả năng giữa nhiệm kỳ ông Trọng sẽ cho bầu bổ sung. Vậy ai có khả năng là người được bầu bổ sung?

    Hôm ngày 19/2 ông Nguyễn Trọng Nghĩa ủy viên trung ương đảng được phân công làm trưởng ban tuyên giáo. Vị trí mà người ta dành cho ủy viên bộ chính trị nhưng nay ông Nghĩa chỉ là ủy viên trung ương đảng lại được ngồi vào đấy. Điều này cho thấy, không sớm thì muộn ông Nghĩa cũng sẽ được cơ cấu vào bộ chính trị bằng cách bầu bổ sung giữa nhiệm kỳ.

    Ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 1962, tức đang là 59 tuổi. Đến hết nhiệm kỳ 13 ông sẽ 64 tuổi, đủ tuổi để ở lại Bộ Chính Trị thêm một nhiệm kỳ nữa.

    Ông Nghĩa quê ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông đi lên từ nhánh tuyên huấn trong quân đội. Trước khi được điều động sang làm trưởng ban tuyên giáo, ông Nghĩa là thượng tướng pho chủ nhiệm tổng cục chính trị. Nghĩa là ông làm phó cho ông Lương Cường.

    Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, và khóa XIII ông cũng đang là ủy viên trung ương nhưng đảng có triển vọng vào ủy viên bộ chính trị.

    Việc ông Trọng bố trí cho một người miền nam vào vị trí dành cho ủy viên Bộ Chính Trị được dư luận cho rằng, ông Trọng muốn “xoa dịu” thế lực miền nam sau khi trắng tay ở tứ trụ và thất bại ở Bộ Chính Trị. Liệu rằng quan điểm này có đúng hay không thì cần phải phân tích

    Thực ra trong quy định nội bộ ĐCSVN, chưa bao giờ có quy định là phải có sự phân chia Trung, Nam, Bắc hay là Bắc – Nam. Tuy những loại văn bản cụ thể không uy định như thế, nhưng ai cũng biết trong luật chơi của ĐCS nó luôn có những quy định bất thành văn. Như tổng bí thư phải là người bắc có lí luận, còn thủ tướng thì người miền Nam. Nói tởi ĐCS mà nói đến những luật thành văn là không hiểu về họ.

    Có thực sự ông Trọng e ngại cánh miền nam không?

    Thực tế là ông Nguyễn Phú Trọng đang mang cái lò của ông dí vào cánh miền nam. Mà cụ thể là cánh Nguyễn Tấn Dũng và cánh Lê Thanh Hải. Với Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng gần như bất lực, bí bắt đàn em của ông Dũng như Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà vv… Còn với ông Lê Thanh Hải thì tới nay ông Trọng cũng chưa làm gì được ông này, mặc dù là ông Trọng đã bắt được em trai của ông Lê Thanh Hải là Lê Tấn Hùng. Nhưng bắt đã hơm một năm rồi mà ông Trọng cũng không thể khai thác được gì.

    Trong năm 2020 thông qua bàn tay Nguyễn Văn Nên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bắt Tất Thành Cang, người ta hy vọng ông nên cho khai thác Tất Thành Cang vấn đề Thủ Thiêm thì sẽ moi ra sai phạm của Lê Thanh Hải. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Nên có làm được hay không là chuyện khác. Ông Trọng đã từng bổ Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn để thực hiện sứ mệnh nhưng ông Nhân vẫn bất lực với thế lực quá mạnh của ông này.

    Như vậy một khi ông Trọng đã tuyên chiến với thế lực Nguyễn Tấn Dũng và thế lực Lê Thanh Hải thì không lý gì ông Trọng lại e ngại 2 thế lực này cả. Ở Đại Hội 13, cũng rất nỗ lực ông Trong mới chèn ép thành công thế lực miền nam thì không lí do gì ông lại ngại thế lực này mà đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa vào vị trí trưởng ban tuyên giáo để “xoa dịu” nỗi đau thất bại của phe miền nam. Trong cuộc chiến phe phái, đối thủ càng thất bại ta càng vui mừng chứ không có chuyện đối thủ càng thất bại ta càng tỏ ra “thương xót”.

    Bây giờ miền Nam không có ai nằm trong Tứ Trụ khóa 13 này, đó là thành công của ông Trọng. Đó phải là chiến tích mà ông rất tự hào, đặc biệt là tự hào trước phe đối thủ của ông.

    Sẽ không có sự “xoa dịu” nào cả. Trong những cuộc chiến khốc liệt thì chiếm được ghế nào mừng ghế đó chứ không dễ dàng mà dâng nó cho kẻ khác.

    Vậy thì vì sao ông Nguyễn Phú Trọng lại bổ nhiệm người Miền Nam? Ông Bổ nhiệm vì mục đích gì?

    Võ Văn Thưởng là người quên ở Vĩnh Long. Ông Võ Văn Thưởng được cho là bị ông Lê Thanh Hải đá ra Trung Ương vào năm 2016 nên mới vào tá túc ở ban bí thư chứ thực chất, Võ Văn Thưởng nhắm vào chiếc ghế bí thư thành ủy của Lê Thanh Hải. Lúc đó Lê Thanh Hải đá Võ Văn Thưởng Đi thì ông cũng chẳng giữ được chiếc ghế này. Tuy nhiên theo dư luận đánh giá thì ông Hải chơi theo kiểu “ăn không được thì phá cho hôi”. Và sau đó ghế này lọt vào tay Đinh La Thăng.

    Từ đó ông Võ Văn Thưởng mới nắm được ghế trưởng ban tuyên giáo và tiến lên chiếc ghế Thường trực Ban Bí thư như hôm nay. Và có thể nói, ghế thường trực ban bí thư là ghế mà trên danh nghĩa sẽ là người kế thừa chức tổng bí thư nếu ông Nguyễn Phú Trọng chẳng may tắt giữa nhiệm kỳ. Ông Thưởng hiện giờ là người của ông Trọng.

    Còn Nguyễn Văn Nên thì sao? Ông ta vốn là người trong ban bí thư với chức danh chánh văn phòng trung ương đảng. Ông được Trọng được bổ về làm bí thư TP. HCM rồi sau đó vào Bộ Chính Trị. Ông Nguyễn Văn Nên hiện giờ nhận nhiệm vụ của ông Trọng xử lí nhóm Lê Thanh Hải ở Miền Nam. Ông đã xử lý được Tất Thành Cang, tuy nhiên với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua thì liệu ông có xử lí được hay không là chuyện khác.

    Người thứ ba là người miền nam trong Bộ Chính Trị đó là Trần Thanh Mẫn. Ông này mới nổi lên từ mặt trận tổ quốc, người nắm quyền lực nơi này không được đánh giá cao lắm.

    Như vậy, 3 ủy viên Bộ Chính Trị người miền nam thì đến 2 người có thực lực thì thuộc phe ông Trọng chứ không phải thuộc phe cụ thể nào của các thế lực trước đây ở miền nam. Như vậy việc cất nhắc cá nhân ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa là trưởng ban tuyên giáo trung ương nó cho thấy ông Trọng cần xây dựng người Miền Nam để thực hiện ý đồ chính trị của ông hơn là ông muốn “xoa dịu” gì cả. Không việc gì ông Trọng phải xoa dịu đối thủ khi mà ông luôn ở thế thắng đối với họ.

    Nguyễn Trọng Nghĩa nắm trưởng ban tuyên giáo sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng lái dư luận có lợi khi ông tiến hành đánh các thế lực Miền Nam.

    Ông Trọng sẽ tìm cách tống những thanh củi miền nam vào lò chứ chẳng phải “xoa dịu” gì cả.

    Với Tất Thành Cang, đến 2 năm ông Nguyễn Phú Trọng không bắt được. Thế nhưng tháng 10/2020 ông Trọng bổ ông Nguyễn Văn Nên và làm bí thư thành ủy TP. HCM thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân thì ông này đã bắt được Tất Thành Cang. Đây là kế sách dùng người miền nam trị người miền nam của ông Nguyễn Phú Trọng và nó đã tỏ ra hiệu quả trong bước đầu.

    Rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng dùng Nguyễn Trọng Nghĩa vì mục đích như vậy. Đánh thế lực miền nam trước hết phải kiểm soát những tờ báo ở miền nam mà thân với Nguyễn Tấn Dũng hay Lê Thanh Hải. Việc đưa một ông tướng quân đội về nắm báo chí Việt Nam điều đó cho thấy, ông Trọng cần một ông tướng quân đội ra kỷ luật sắt với tờ báo nào mà không biết nghe lời và từ đó điều phối dư luận xã hội theo ý muốn.

    Muốn đánh đối thủ thì trước hết cho đánh trên mặt trận báo chí và sau đó là đánh bằng võ. Tức cho công an bắt nhốt hoặc kỷ luật cách chức.

    Đó là những gì ông Nguyễn Phú trọng có dụng ý dùng người miền nam. Những người Miền Nam trong Bộ Chính Trị hiện nay nói cho cùng chẳng ai là đối thủ của ông Trọng như Nguyễn Tấn Dũng trước đây cả. Ý đồ của ông Trọng là như vậy. Ông Trọng không sợ phe miền nam mà chũng chẳng sợ dư luận mà cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa là chức trưởng ban tuyên giáo. Chỉ đơn giản, ông dùng người miền nam đánh người miền nam trong kế sách của ông mà thôi.

    https://thoibao

    Không có nhận xét nào