Lợi thế của Trung Quốc trong cuộc chiến này không lớn như họ tưởng
Trong mối thâm thù kéo dài 45 năm, Mỹ và Liên Xô đã đánh các trận đánh ủy quyền trên toàn thế giới. Nhưng chiến tranh lạnh diễn ra căng thẳng nhất ở châu Âu, nơi Liên Xô thường xuyên lo lắng bị mất các vệ tinh, và Mỹ luôn lo rằng các đồng minh bị nhu nhược đi. Cuộc đua giữa Trung Quốc và Mỹ, may mắn thay, lại khác.
Một lý do đó là các lực lượng vũ trang hai bên không đọ sức ở bất kỳ chiến tuyến nào — mặc dù ở Đài Loan và Triều Tiên, mỗi bên đều có một đồng minh đối đầu căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ với bên kia. Dẫu vậy vẫn có một khu vực tranh chấp chính trong sự cạnh tranh giữa hai cường quốc: Đông Nam Á . Và mặc dù khu vực này không có chiến tuyến rõ ràng nào, điều đó chỉ làm cho cuộc cạnh tranh trở nên phức tạp hơn.
Người dân trên khắp Đông Nam Á đã coi Mỹ và Trung Quốc là hai thái cực kéo các quốc gia của họ theo hai hướng ngược nhau. Ví dụ, những người phản đối cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Myanmar đã giơ cao những tấm biểu ngữ lên án Trung Quốc vì đã ủng hộ các tướng lĩnh và những biểu ngữ yêu cầu Mỹ can thiệp. Các chính phủ cảm thấy bị áp lực phải chọn phe. Vào năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã lớn tiếng tuyên bố Philippines “tách khỏi Mỹ” và thay vào đó cam kết trung thành với Trung Quốc. Tuyên bố của Trung Quốc rằng hầu như toàn bộ Biển Đông nằm trong lãnh hải của họ và việc Mỹ bác bỏ khẳng định đó đã làm dấy lên những va chạm nảy lửa trong Hiệp hội chính của khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Trung Quốc cố thuyết phục.
Cuộc giằng co này sẽ chỉ trở nên càng khốc liệt, vì hai lý do. Thứ nhất, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Trung Quốc. Khu vực nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc, nằm hai bên tuyến đường thương mại vận chuyển dầu và các nguyên liệu thô khác đến Trung Quốc cũng hàng hóa thành phẩm ra ngoài. Trong khi Trung Quốc nằm ở phía đông của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, tất cả các đồng minh vững chắc của Mỹ, thì Đông Nam Á là địa hình ít thù địch hơn, cung cấp khả năng tiếp cận cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cho cả mục đích thương mại và quân sự. Chỉ khi trở thành cường quốc hàng đầu ở Đông Nam Á, Trung Quốc mới có thể giảm được triệu chứng sợ bị nhốt kín.
Nhưng Đông Nam Á không chỉ là một ga xép dọc đường đến những nơi khác. Lý do thứ hai khiến sự cạnh tranh về khu vực này sẽ ngày càng gia tăng là vì tự nó là nơi quan trọng nhất thế giới. Đây là nơi có 700 triệu người sinh sống – nhiều hơn cả Liên minh Châu Âu, Châu Mỹ Latinh hay Trung Đông. Nếu được xem là một quốc gia riêng lẻ, nền kinh tế Đông Nam Á sẽ là hạng lớn thứ tư trên thế giới sau khi điều chỉnh chi phí sinh hoạt, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Và nền kinh tế này đang phát triển nhanh chóng.
Nền kinh tế của Indonesia và Malaysia đã tăng trưởng 5-6% trong một thập niên; Philippines và Việt Nam tăng trưởng 6-7%. Các nước nghèo hơn trong khu vực, chẳng hạn như Myanmar và Campuchia, đang tăng trưởng thậm chí nhanh hơn. Đối với các nhà đầu tư muốn tự bảo vệ trước Trung Quốc, Đông Nam Á được chọn làm thành trung tâm sản xuất. Người tiêu dùng giàu có ĐNA hiện đã tạo được một thị trường hấp dẫn. Về mặt thương mại cũng như địa chính trị, Đông Nam Á là một giải thưởng.
Trong số hai đối thủ cạnh tranh, Trung Quốc có vẻ như có nhiều khả năng giành giải hơn. Đây là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực và đầu tư nhiều hơn so với Mỹ. Ít nhất một quốc gia Đông Nam Á, Campuchia, trên thực tế đã là một quốc gia khách hàng của Trung Quốc. Và không nước nào muốn qua mặt Trung Quốc bằng cách công khai đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến của các siêu cường.
Tuy mối quan hệ của Đông Nam Á với Trung Quốc có vẻ vừa gần gũi lại vừa căng thẳng. Đầu tư của Trung Quốc mặc dù đồ sộ, nhưng có những hạn chế. Các công ty Trung Quốc thường bị cáo buộc tham nhũng hoặc hủy hoại môi trường. Nhiều công ty thích sử dụng lao động Trung Quốc nhập khẩu hơn là nhân công địa phương, làm giảm lợi ích cho nền kinh tế. Sau đó là sự bất an do thói quen đáng báo động của Trung Quốc là sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư để trừng phạt các quốc gia làm mích lòng họ.
Trung Quốc cũng khiến các nước láng giềng khiếp sợ vì sức ép quân sự. Việc chiếm giữ và củng cố các bãi cạn và đá ngầm ở Biển Đông, cũng như quấy rối các tàu cá hoặc tàu khoan dầu ĐNA ở các vùng biển lân cận, là nguyên nhân gây ra căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong khu vực, từ Việt Nam đến Indonesia. Trung Quốc cũng duy trì quan hệ với các phần tử nổi dậy chống lại chính phủ dân chủ Myanmar, và trước đây ủng hộ quân du kích trên khắp Myanmar.
Cùng với các định kiến tồi tệ sẵn có, kiểu hiếu chiến này khiến ở hầu khắp Đông Nam Á không ai ưa chuộng Trung Quốc. Các cuộc bạo động chống Trung Quốc thường nổ ra ở Việt Nam. Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, đã có các cuộc phản đối về mọi thứ, từ việc người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp đến việc Trung Quốc đối xử với người thiểu số Hồi giáo của họ. Ngay cả nước Lào nhỏ bé, một chế độ độc tài cộng sản gần như không bao giờ nghe đến những bất đồng công khai, thì lại có vô số những lời đay nghiến thì thầm về sự thống trị của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ trích Trung Quốc vì sợ hậu quả kinh tế, nhưng họ cũng cảnh giác với việc quá dễ dãi, vì sợ chính công dân của họ.
Vì vậy Trung Quốc còn lâu mới làm bá chủ Đông Nam Á được. Các chính phủ Đông Nam Á không muốn từ bỏ thương mại và đầu tư với nước láng giềng thịnh vượng. Nhưng họ cũng muốn những gì mà Mỹ muốn: hòa bình, ổn định và một trật tự dựa trên luật lệ để Trung Quốc không thể dùng sức mạnh để đạt được ý muốn. Giống như tất cả các cường quốc tầm trung, các quốc gia lớn ở Đông Nam Á sẵn sàng nắm bắt cơ hội và xem tận dụng gì được từ những gì có sẵn.
Trò chơi ba bên
Để giúp Đông Nam Á tránh lọt vào quỹ đạo của Trung Quốc, Mỹ nên khuyến khích khu vực này đừng quyết định vội vàng và xây dựng đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Một cơ chế hội nhập trong khu vực nhiều hơn. Như vậy, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia Đông Nam Á vượt trội hơn kinh doanh với Trung Quốc. Một cơ chế khác là tăng cường quan hệ với các nước châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc – cơ chế ASEAN đã hoàn toàn chấp nhận. Trên hết, Mỹ không nên phạm sai lầm buộc các thành viên ASEAN phải chọn phe. Đó là điều Đông Nam Á cương quyết phản đối.
https://vietnamthoibao.
Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc về Đông Nam Á |
Trong mối thâm thù kéo dài 45 năm, Mỹ và Liên Xô đã đánh các trận đánh ủy quyền trên toàn thế giới. Nhưng chiến tranh lạnh diễn ra căng thẳng nhất ở châu Âu, nơi Liên Xô thường xuyên lo lắng bị mất các vệ tinh, và Mỹ luôn lo rằng các đồng minh bị nhu nhược đi. Cuộc đua giữa Trung Quốc và Mỹ, may mắn thay, lại khác.
Một lý do đó là các lực lượng vũ trang hai bên không đọ sức ở bất kỳ chiến tuyến nào — mặc dù ở Đài Loan và Triều Tiên, mỗi bên đều có một đồng minh đối đầu căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ với bên kia. Dẫu vậy vẫn có một khu vực tranh chấp chính trong sự cạnh tranh giữa hai cường quốc: Đông Nam Á . Và mặc dù khu vực này không có chiến tuyến rõ ràng nào, điều đó chỉ làm cho cuộc cạnh tranh trở nên phức tạp hơn.
Người dân trên khắp Đông Nam Á đã coi Mỹ và Trung Quốc là hai thái cực kéo các quốc gia của họ theo hai hướng ngược nhau. Ví dụ, những người phản đối cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Myanmar đã giơ cao những tấm biểu ngữ lên án Trung Quốc vì đã ủng hộ các tướng lĩnh và những biểu ngữ yêu cầu Mỹ can thiệp. Các chính phủ cảm thấy bị áp lực phải chọn phe. Vào năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã lớn tiếng tuyên bố Philippines “tách khỏi Mỹ” và thay vào đó cam kết trung thành với Trung Quốc. Tuyên bố của Trung Quốc rằng hầu như toàn bộ Biển Đông nằm trong lãnh hải của họ và việc Mỹ bác bỏ khẳng định đó đã làm dấy lên những va chạm nảy lửa trong Hiệp hội chính của khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Trung Quốc cố thuyết phục.
Cuộc giằng co này sẽ chỉ trở nên càng khốc liệt, vì hai lý do. Thứ nhất, Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Trung Quốc. Khu vực nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc, nằm hai bên tuyến đường thương mại vận chuyển dầu và các nguyên liệu thô khác đến Trung Quốc cũng hàng hóa thành phẩm ra ngoài. Trong khi Trung Quốc nằm ở phía đông của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, tất cả các đồng minh vững chắc của Mỹ, thì Đông Nam Á là địa hình ít thù địch hơn, cung cấp khả năng tiếp cận cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cho cả mục đích thương mại và quân sự. Chỉ khi trở thành cường quốc hàng đầu ở Đông Nam Á, Trung Quốc mới có thể giảm được triệu chứng sợ bị nhốt kín.
Nhưng Đông Nam Á không chỉ là một ga xép dọc đường đến những nơi khác. Lý do thứ hai khiến sự cạnh tranh về khu vực này sẽ ngày càng gia tăng là vì tự nó là nơi quan trọng nhất thế giới. Đây là nơi có 700 triệu người sinh sống – nhiều hơn cả Liên minh Châu Âu, Châu Mỹ Latinh hay Trung Đông. Nếu được xem là một quốc gia riêng lẻ, nền kinh tế Đông Nam Á sẽ là hạng lớn thứ tư trên thế giới sau khi điều chỉnh chi phí sinh hoạt, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Và nền kinh tế này đang phát triển nhanh chóng.
Nền kinh tế của Indonesia và Malaysia đã tăng trưởng 5-6% trong một thập niên; Philippines và Việt Nam tăng trưởng 6-7%. Các nước nghèo hơn trong khu vực, chẳng hạn như Myanmar và Campuchia, đang tăng trưởng thậm chí nhanh hơn. Đối với các nhà đầu tư muốn tự bảo vệ trước Trung Quốc, Đông Nam Á được chọn làm thành trung tâm sản xuất. Người tiêu dùng giàu có ĐNA hiện đã tạo được một thị trường hấp dẫn. Về mặt thương mại cũng như địa chính trị, Đông Nam Á là một giải thưởng.
Trong số hai đối thủ cạnh tranh, Trung Quốc có vẻ như có nhiều khả năng giành giải hơn. Đây là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực và đầu tư nhiều hơn so với Mỹ. Ít nhất một quốc gia Đông Nam Á, Campuchia, trên thực tế đã là một quốc gia khách hàng của Trung Quốc. Và không nước nào muốn qua mặt Trung Quốc bằng cách công khai đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến của các siêu cường.
Tuy mối quan hệ của Đông Nam Á với Trung Quốc có vẻ vừa gần gũi lại vừa căng thẳng. Đầu tư của Trung Quốc mặc dù đồ sộ, nhưng có những hạn chế. Các công ty Trung Quốc thường bị cáo buộc tham nhũng hoặc hủy hoại môi trường. Nhiều công ty thích sử dụng lao động Trung Quốc nhập khẩu hơn là nhân công địa phương, làm giảm lợi ích cho nền kinh tế. Sau đó là sự bất an do thói quen đáng báo động của Trung Quốc là sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại và đầu tư để trừng phạt các quốc gia làm mích lòng họ.
Trung Quốc cũng khiến các nước láng giềng khiếp sợ vì sức ép quân sự. Việc chiếm giữ và củng cố các bãi cạn và đá ngầm ở Biển Đông, cũng như quấy rối các tàu cá hoặc tàu khoan dầu ĐNA ở các vùng biển lân cận, là nguyên nhân gây ra căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong khu vực, từ Việt Nam đến Indonesia. Trung Quốc cũng duy trì quan hệ với các phần tử nổi dậy chống lại chính phủ dân chủ Myanmar, và trước đây ủng hộ quân du kích trên khắp Myanmar.
Cùng với các định kiến tồi tệ sẵn có, kiểu hiếu chiến này khiến ở hầu khắp Đông Nam Á không ai ưa chuộng Trung Quốc. Các cuộc bạo động chống Trung Quốc thường nổ ra ở Việt Nam. Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, đã có các cuộc phản đối về mọi thứ, từ việc người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp đến việc Trung Quốc đối xử với người thiểu số Hồi giáo của họ. Ngay cả nước Lào nhỏ bé, một chế độ độc tài cộng sản gần như không bao giờ nghe đến những bất đồng công khai, thì lại có vô số những lời đay nghiến thì thầm về sự thống trị của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ trích Trung Quốc vì sợ hậu quả kinh tế, nhưng họ cũng cảnh giác với việc quá dễ dãi, vì sợ chính công dân của họ.
Vì vậy Trung Quốc còn lâu mới làm bá chủ Đông Nam Á được. Các chính phủ Đông Nam Á không muốn từ bỏ thương mại và đầu tư với nước láng giềng thịnh vượng. Nhưng họ cũng muốn những gì mà Mỹ muốn: hòa bình, ổn định và một trật tự dựa trên luật lệ để Trung Quốc không thể dùng sức mạnh để đạt được ý muốn. Giống như tất cả các cường quốc tầm trung, các quốc gia lớn ở Đông Nam Á sẵn sàng nắm bắt cơ hội và xem tận dụng gì được từ những gì có sẵn.
Trò chơi ba bên
Để giúp Đông Nam Á tránh lọt vào quỹ đạo của Trung Quốc, Mỹ nên khuyến khích khu vực này đừng quyết định vội vàng và xây dựng đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Một cơ chế hội nhập trong khu vực nhiều hơn. Như vậy, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia Đông Nam Á vượt trội hơn kinh doanh với Trung Quốc. Một cơ chế khác là tăng cường quan hệ với các nước châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc – cơ chế ASEAN đã hoàn toàn chấp nhận. Trên hết, Mỹ không nên phạm sai lầm buộc các thành viên ASEAN phải chọn phe. Đó là điều Đông Nam Á cương quyết phản đối.
https://vietnamthoibao.
Không có nhận xét nào