Bao lâu nay chính quyền thường gây khó dễ cho những người mặc áo có chữ “No U”
Vấn đề Trung Quốc và sự nghiệp chính trị của quan chức cấp cao trong chính quyền CS nó luôn gắn bó với nhau. Không một cá nhân nào không tham gia nhóm lợi ích chính trị mà lại leo cao trên nấc thang danh vọng được, và không một nhóm lợi ích nào muốn hùng mạnh mà có thể tách xa quỹ đạo Trung Quốc được. Cũng chính vì lợi dụng tính đặc trưng của nền chính trị Việt Nam mà bao năm qua Trung Quốc cứ lấn tới. Vì sợ mất lòng Bắc Kinh nên chính quyền Hà Nội nhẫn nhịn từ năm này đến năm khác làm cho nhân dân Việt Nam rất bức xúc nhưng không làm gì được.
Ở Biển Đông, Trung Quốc tự vẽ được 9 đoạn bất hợp pháp và điều quan trọng là không ai xác định tọa độ những điểm mốc của đường 9 đoạn đó như thế nào, vậy nên phía Trung Quốc cứ lấn dần vào phía Việt Nam là điều khó tránh khỏi. Quan sát nhiều năm qua thì ai cũng dễ dàng nhận ra là chính quyền Hà Nội chấp nhận nhẫn nhịn để vun đắp tình hữu nghị anh em hơn là cứng rắn với phía Bắc Kinh.
Thái độ mà bao năm nay chính quyền hà Nội thể hiện khi nói chuyện với phía Bắc Kinh, đó chính là thái độ sợ sệch. Những người mặc áo có chữ “No U” thường làm chính quyền lo sợ và họ lo bắt bớ để tránh “mất lòng bạn vàng”, mặc dù là những người mặc áo “No U” ấy chỉ mặc trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, dó có hình bản đồ hình lưỡi bò mà du khác Trung Quốc mặc khi sang du lịch Việt Nam thì chính quyền Hà Nội ngại không đụng đến, đó là thực tế.
Chủ đề “Hoàng Sa” cũng được cho là nhạy cảm từ nhiều năm nay
Cách đây khoảng 10 năm, một nhà làm phim người Việt gốc Pháp tên là Andre Menras và tên Việt là Hồ Cương Quyết đã gặp khó khăn với chính quyền Việt Nam về chủ đề Hoàng Sa. Sau bao nhiêu năm bỏ công sức và tiền của, ông đã làm bộ phim “Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗi đau mất mát“. Khi làm làm xong, ông dự định chiếu ở một quán cà phê trong Khu du lịch Văn Thánh chiều ngày 29/11/2011.
Bộ Phim tài liệu 60 phút kể về người dân ở Bình Châu, Lý Sơn vật lộn với biển để mưu sinh và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Và cái họ nhận về là nỗi đau của bà con ngư dân phải mất ghe, mất người khi đi đánh bắt xa bờ và bị tàu Hải Cảnh Trung Quốc bắn chìm. Buổi chiếu đó dự định có một số người tham gia tổ chức như ông Cao Lập – Giám đốc khu du lịch Văn Thánh lúc đó và luật gia Lê Hiếu Đằng. Tuy nhiên, điều bất ngờ là 2 người này bị công an triệu tập. Và điều đáng nói hơn là ngay lúc bắt đầu trình chiếu ấy thì điện bị cúp. Việc điện bị cúp đột ngột ngay trước giờ chiếu như thế, được ông Hồ Cương Quyết cho rằng, chính công an đã làm điều đó.
Những người tổ chức sau đó vào một nhà hàng bên cạnh, họ cùng với ông Hồ Cương Quyết cầm tấm biển ghi dòng chữ “phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của Công an TP. HCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim“.
Được biết trước đó, ông Hồ Cương Quyết đi đặt một áp- phích với nội dung “Hoàng Sa là của Việt Nam“. Áp- phích được đồng ý với giá 220.000 đồng. Khi ông Hồ Cương Quyết đến nhận áp – phích, cái ông được nhận lại là chiếc phong bì hoàn tiền với dòng chữ ‘Trả lại ông Tây, không làm được.’
Và từ đó cho đến nay, bộ phim “Hoàng Sa nỗi đau mất mát” bị cấm vô thời hạn. Cho đến nay, đã qua nhiều thế hệ lãnh đạo lên rồi xuống, nhưng thái độ của chính quyền Hà Nội vẫn thế. Chủ đề về Hoàng Sa vẫn là điều cấm kỵ đối với nhà báo, nhà làm phim. Đó là một minh chứng cho thấy, các thế hệ lãnh đạo mỗi khi nghe nói đến Hoàng Sa, đường lưỡi bò hay bất kỳ một chủ để nào liên quan chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm phi pháp thì chính quyền đều “sợ xanh mặt”.
Một đề xuất lại làm lãnh đạo đảng “sợ xanh mặt”
Ngày 3/3, trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – VOA đã có bài viết của tác giả Khánh An có nội dung: “Đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa, tại sao không?”. Nhân dịp bầu cử Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân sắp tới, thì đây được cho là một đề xuất rất hợp lòng dân. Đó là điều cần thiết vì về nguyên tắc, Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một cách bất hợp pháp từ năm 1974 thời VNCH nên Việt Nam cần phải có chức danh đại diện Hoàng Sa trong quốc hội.
Đó là đề xuất hợp lòng dân nhưng có hợp lòng đảng hay không lại là một vấn đề khác, bởi đã từ nhiều năm qua chính quyền hà Nội nói chung và các quan chức lãnh đạo đảng và nhà nước nói riêng họ rất sợ động chạm đến yếu tố Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng sức mạnh cho ông bằng yếu tố Trung Quốc, cà ông Phạm Minh Chính cũng như vậy. Liệu rằng hai ông này có ủng hộ ý tưởng đó hay cả hai đều phải “sợ xanh mặt” mà lệnh cho công an ngăn cản những đề xuất có tính chất nhạy cảm như thế này.
Theo bài báo cho biết, có một luật sư đề xuất ý tưởng nên có một đại biểu Quốc hội đại diện cho Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế do Trung Quốc kiểm soát, giữa bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị bầu lại cơ quan lập pháp với 500 ghế cho nhiệm kỳ 2021 – 2026.
VOA dẫn lời của Luật Sư Đặng Đình Mạnh rằng “Việc có đại biểu của Hoàng Sa trong Quốc hội có nhiều lợi ích cả trên phương diện pháp lý lẫn chính trị”.
Có thể nói đây là một đề xuất rất hay. Theo phân tích của tác giả thì “Về phương diện pháp lý, Việt Nam trước nay vẫn coi Hoàng Sa là của mình. Việc bị chiếm giữ không thể làm gián đoạn chủ quyền của Việt Nam được. Vì vậy tôi nghĩ, cần phải có đại biểu Quốc hội là đại diện cho Hoàng Sa”.
Thực tế thì Việt Nam vẫn có đơn vị hành chính “Huyện Đảo Hoàng Sa” thuộc thành phố Đà Nẵng thì đơn vị hành chánh này hoàn toàn có đại biểu quốc hội đại diện cho đơn vị bầu cử này.
Theo LS. Đặng Đình Mạnh, việc có đại biểu Quốc hội cho Hoàng Sa, vừa là nhu cầu “chính đáng” vừa “đáp ứng mong mỏi của người dân”. Thực hiện ý tưởng này cũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền theo công pháp quốc tế.
Vâng! Xét mọi khía cạnh thì ý tưởng được ủng hộ, nhưng liệu ý thưởng này có được ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Phạm Minh Chính hay ông Vương Đình Huệ đồng ý hay không là chuyện khác. Vì sự nghiệp chính trị bản thân, rất khó để những người này đồng ý với ý tưởng này. Hả năng họ sợ mà tránh né, mà ngăn cản là cao nhất.
Huyện Đảo Hoàng Sa được đề xuất có đại diện trong Hội Đồng Nhân Dân thành phố Đà Nẵng
Ngày 5/3, Ủy Ban Bầu Cử TP.Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch Ban Bầu Cử TP.Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã ký ban hành nghị quyết quyết về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử Hội Đồng Nhân Dân thành phố khóa X nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, số đơn vị bầu cử đại biểu Hội Đồng Nhân Dân TP.Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 là 15 đơn vị bầu cử, trong đó có 7 đơn vị bầu 4 đại biểu và 8 đơn vị bầu 3 đại biểu.
Ở quận Hải Châu và quận Thanh Khê mỗi quận có 3 đơn vị bầu cử. Ở quận Liên Chiểu và quận Cẩm Lệ cùng huyện Hòa Vang mỗi địa phương có 2 đơn vị bầu cử, quận Ngũ Hành Sơn có 1 đơn vị bầu cử.
Ngoài ra, Quận Sơn Trà và Huyện đảo Hoàng Sa mỗi địa phương có 1 đơn vị bầu cử, trong đó Huyện đảo Hoàng Sa thuộc đơn vị bầu cử số 10, bầu cử chung cùng các phường Mân Thái, Thọ Quang và Nại Hiên Đông. Số lượng đại biểu được bầu phân bổ cho đơn vị bầu cử số 10 là 4 đại biểu.
Như vậy thì huyện đảo Hoàng Sa có 1 đại biểu trong Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng lâu nay thì tại sao tới giờ, đơn vị bầu cử này vẫn không có người đại diện trong quốc hội? Đó là câu hỏi mà đến nay người dẫn đã đặt ra.
Dù rằng vùng đất thiêng liêng này bị rơi vào tay Trung Quốc nhưng Việt Nam không thể chấp nhận nó thuộc về Trung Quốc được. Với người dân, những gì vốn của Việt Nam thì mãi nó vẫn là của người Việt Nam, chỉ sợ những nhân vật lãnh đạo cấp cao vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị mà ngăn cản ý tưởng này.
Sức mạnh chính trị có được từ yếu tố trung Quốc đã nhiều năm nay, đã bao nhiêu thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cứ đem nó ra đánh đổi. Họ không chịu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị, vì thế mà đến nay Việt Nam chưa đệ đơn kiện.
Rất khó để lãnh đạo đảng chấp nhận.
Những lãnh đạo ĐCS nhiều năm nay vẫn luôn bị kẹt trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Làm chính trị mà không tận dụng được sự ủng hộ Bắc Kinh thì lại yếu thế trước đối thủ, mà tận dụng sự ủng hộ của Bắc Kinh thì bị dân chửi là nhu nhược, và cũng có tội với lịch sử.
Đã có lời giải thích rất hay của luật sư Đặng Đình Mạnh rằng: “Tuy trên thực tế chúng ta không có sự quản lý đối với khu vực đó nhưng chúng ta vẫn hành xử thì điều đó mang giá trị rằng chúng ta không từ bỏ chủ quyền của chúng ta đối với khu vực đó. Đây là nguyên tắc của công pháp quốc tế”. Tuy nhiên để thuyết phục được những lãnh đạo cấp cao từ bỏ quyền lợi chính trị để làm đièu hợp lòng dân như thế này là khó. Bài học về việc ngăn cản ông Hồ Cương Quyết chiếu bộ phim “Hoàng Sa – Nỗi Đau Mất mát” còn đó. Đó là sự minh chứng cho thái độ của chính quyền đối với vấn đề chủ quyền Hoàng Sa này.
Cho đến nay, Bắc Kinh đã thành lập nhiều khu vực hành chính và có các chính sách hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp, người dân Trung Quốc đến Hoàng Sa sinh sống, đầu tư và lập nghiệp. Trong khi đó phía Việt Nam vẫn phản ứng yếu ớt mang tính chiếu lệ như là thực hiện cho tròn vai với dư luận rằng, đảng cũng bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên cho tới nay việc bảo vệ chủ quyền ấy cũng chỉ bằng những lời nói vô thưởng vô phạt mà bà Lê Thị Thu Hằng – Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao hay lên tiếng. Điều mà người dân chờ đợi là hãy kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế thì ĐCS chưa chịu làm.
E rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt – Trung, vốn lâu nay vẫn giúp ông mãnh mẽ trong chính trường thì khó mà ông Trọng chìu ý dân được. Hai từ “Hoàng Sa” đối với dân Việt nó rất thâng thương nhưng có lẽ, đối với ông Nguyễn Phú Trọng hay nhiều quan chức khác nó là nỗi ám ảnh lại họ phải “sợ xanh mặt”.
https://thoibao.de/blog/
Không có nhận xét nào