Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ – Trung
Lời nói đầu:
• Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại? Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…
• Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại? Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ – 5:00US$/ngày.
• Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị – kinh tế – văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.
• Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.
Phần III – Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ – Trung
Một quốc gia mảnh mai hình chữ S nằm trên hải lộ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua nhiều thế kỷ đã thu hút sự chú ý của các cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực. Đường bờ biển dài khoảng 3.400 km tất nhiên là một tiếp nối cho tuyến đường vận chuyển hàng hóa trên biển nhộn nhịp nhất thế giới. Đó là Việt Nam, có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.281 km với Trung Cộng qua chin tỉnh địa đầu. Quốc gia sau nầy là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với thương mại hàng hóa song phương đạt 117,6 tỷ đô la trong 11 tháng năm 2020, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Khi ngành sản xuất phát triển, nhập cảng từ TC, tăng 50% từ năm 2014 đến năm 2019. Đối lại, Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng hàng hóa đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam, với doanh thu 49 tỷ đô la trong chín tháng tính đến tháng 11, 2020.
Ngay từ đầu trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam đã được định hình là một trong số ít những nước được coi là chiến thắng trên thế giới. Các khoản đầu tư đổ vào và các sản phẩm được vận chuyển ra khỏi các bến cảng vô cùng bận rộn với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, khoản tiền thưởng và tính dụng nầy có những hậu quả không lường trước được:
· Thặng dư thương mại ngày càng tăng với Hoa Kỳ khiến Việt Nam phải chịu các loại thuế quan mà chính quyền Trump đã áp đặt lên TC.
· Dòng chảy trùng lặp của các sản phẩm xuất xứ từ TC như nhôm và gỗ dán, được chuyển hướng về phía nam qua biên giới và dán nhãn giả “Sản xuất tại Việt Nam” để tránh thuế của Hoa Kỳ, đang tiếp tục căng thẳng quan hệ của Hà Nội với Washington.
· Ngược lại, cán cân thương mại âm so với TC khiến cho Việt Nam ngày càng thâm thụt ngân sách quốc gia và ngày càng lệ thuộc vào TC nhiều hơn nữa, nhứt là nguyên vật liệu sản xuất.
Như vậy, vài câu hỏi được đặt ra là:
· Việt Nam ngày nay có phải là nước cộng sản hay không?
Trả lời rằng: Có và Không. Không là vì Việt Nam đã mở cửa và giao thương với thế giới bên ngoài. Và Có là vì tất cả các cơ quan của chính phủ Việt Nam đều do Đảng Cộng sản kiểm soát. Hầu hết những người được chính phủ bổ nhiệm là thành viên của đảng.
· Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng hiện nay như thế nào?
Ngày nay, TC là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của TC trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 8 nói chung. Thương mại hai chiều đạt 106,7 tỷ USD vào năm 2018, gấp 3.300 lần so với năm 1991.
· Việt Nam có thích Hoa Kỳ không?
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, một cuộc khảo sát vào năm 2015, 40 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, cho thấy 76% người Việt Nam có quan điểm “thuận lợi” về Hoa Kỳ, con số này thậm chí còn cao hơn 89% ở “những người có học vấn cao hơn. Đó là một trong những tỷ lệ phần trăm cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào được đưa vào cuộc thăm dò.
1. Việt Nam giữa hai ngã đường
Khả năng đi dây kinh tế của Việt Nam giữa các đối cực như TC và Tây phương trong quá khứ đã đưa đất nước từ nghèo đói sau chiến tranh đến thành công qua kinh tế toàn cầu. Việc mở nhà máy của Intel Corp., LG Electronics Inc., Samsung Inc. v.v… và các công ty đa quốc gia khác đã biến quốc gia này trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng, giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam đã mở rộng với tốc độ trung bình hàng năm là 6,6% kể từ năm 2000, thúc đẩy thu nhập trung bình hàng năm lên gần US$ 2.600 từ khoảng US$ 400.
2. Với Trung Cộng
Đối với TC, chỉ vì kết quả nghiên cứu của PEW về tình cảm của dân Việt đối với Mỹ, từ đó, cường quốc đối kháng/đối đầu là TC đã tỏ vẻ thái độ khác đối với Việt Nam so với những năm trước đó. Một thái độ lạnh lùng và đôi khi biến thành thù địch trong hiện tại. Ngày nay, có thể nói hầu như hàng ngày, cuộc khẩu chiến liên tục giữa TC và Việt Nam diễn ra gay gắt về đường biên giới lãnh thổ và lãnh hải tức Biển Đông, đặt Việt Nam vào tình thế nguy hiểm qua cung cách trả đủa kinh tế của TC và các quốc gia lệ thuộc TC như Lào và Cambodia, láng giềng của Việt Nam.
TC qua Tập Cận Bình luôn luôn nhìn Việt Nam theo nhận định của Ký giả Dominic Ziegler viết trên The Economist ngày 17/11/2020 như sau:” Một mặt, nhiều người trong khu vực (Đông Nam Á) đang dè chừng với sứ mệnh mà Chủ tịch TC Tập Cận Bình đề ra, đó là giành lại vị trí trung tâm ở khu vực Đông Á vốn đã bị phương Tây và Nhật Bản phế truất vào thế kỷ 19 và 20. Tham vọng này không chỉ thể hiện ở việc TC đang hung hăng thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải và lãnh thổ của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.”
Quan hệ TC – Việt Nam đang xấu đi do các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, và Hà Nội đã có chỉ dấu báo hiệu một sự thay đổi liên minh với Mỹ có thể xảy ra. Mặc dù vậy, Việt Nam có thực sự đi theo và kết ước với liên mới được hay không, còn phụ thuộc vào kết quả của Đại hội Đảng thứ XIII sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2021 đến 2/2/2021 tới đây. Và sự dằn co nầy khiến cho Việt Nam hiện đang bị một sức ép rất lớn và bị cuốn hút vào cuộc chiến giữa hai đại cường.
Trong cuốn bạch thư về quốc phòng mới vừa công bố vào tháng 12/2020, lần đầu tiên sau 10 năm, Việt Nam đã bắt đầu phát đi tín hiệu rằng nước này có thể từ bỏ chiến lược chính sách đối ngoại lâu dài là “bảo hộ rủi ro” (strategy of hedging) giữa các cường quốc như TC và Hoa Kỳ và di chuyển dứt khoát hơn vào quỹ đạo của Washington. Những tài liệu này nhìn chung chứa đầy những biệt ngữ khó hiểu (turgid jarson), nhưng dù sao, tài liệu nầy lại cho biết một cách thẳng thừng và bất thường là cảnh cáo TC về hậu quả của việc đẩy mạnh hành vi gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông.
3. Với Hoa Kỳ
Trước tình thế căng thẳng giữa Việt Nam và TC, dĩ nhiên, Washington sẽ hoan nghênh một động thái như vậy với vòng tay rộng mở. Mỹ và Việt Nam đã xây dựng quan hệ chiến lược chặt chẽ và các quan chức Ngũ Giác Đài coi Hà Nội là một trong những đối tác quân sự mới nổi quan trọng nhất của Mỹ. Ký giả Prashanth Parameswaran của tu6n báo The Diplomat đã lưu ý, Việt Nam là “một trong những quốc gia có năng lực quân sự mạnh nhứt ở Đông Nam Á”.
Mối quan hệ song phương càng trở nên quan trọng hơn đối với Washington khi các nước khác trong khu vực xích lại gần TC hơn. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines, một đồng minh trong hiệp ước của Hoa Kỳ lâu năm, nhưng trong suốt bốn năm qua, tiếp tục xoay trục về phía Bắc Kinh. Chính điều nầy làm tăng thêm yếu tố gắn bó với Việt Nam của Mỹ hơn nữa vì vị trí chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa chuyển vận trên thế giới.
Các nhà hoạch định quốc phòng ở Washington “dường như” tưởng tượng Hà Nội sẽ không đóng một vai trò nào dù là “cỏn con” trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á, hoặc điều mà chính quyền Trump đã gọi là “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Điển hình như vai trò có thể bao gồm nhiều chuyến ghé thăm các hải cảng Việt Nam, các gói viện trợ quốc phòng lớn hơn của Mỹ và có thể Việt Nam thậm chí tham gia Đối thoại An ninh Tứ giác, một liên minh an ninh lỏng lẻo mà Hoa Kỳ duy trì với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Báo cáo quốc phòng mới nhứt vào tháng 12 vừa qua của Việt Nam tuyên bố rằng các tàu hải quân nước ngoài được chào đón đến thăm các hải cảng của Việt Nam, một tín hiệu tốt cho Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hải quân khác như Ấn Độ.
Chúng ta hãy nhận xét báo cáo “U.S. Strategic Framework for The Indo-Pacific của Ủy ban An ninh Quốc gia – National Security Commission vừa mới được giải mật, cho thấy tên Việt Nam chỉ được nhắc đến một lần thôi ở vào trang kế chót cùng với Singapore, Malaysia và Indonesia khác với một “câu thòng” là “làm sâu đậm hơn mối liên hệ”. Điều nầy, có thể chứng tỏ là Mỹ không có một chính sách cụ thể gì mấy về mối tương quan giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Trong tài liệu này, vai trò của Việt Nam thấp hơn cả các tiểu quốc hải đảo Thái Bình Dương nữa. Trong lúc đó Thái Lan và Philippines, và Taiwan được Mỹ xem như là một đồng minh chiến lược trong báo cáo như hình dưới đây:
Mặt khác, Hà Nội vẫn giữ thái độ dè chừng với TC, vì cũng phải xem xét sự thất bại về ngoại giao và kinh tế của việc liên kết chặt chẽ hơn với Washington. Việt Nam đã từng duy trì mối liên kết kinh tế gắn bó với TC trong một thời gian dài, cho nên, việc xoay trục qua hướng Mỹ có thể làm cho các nhà đầu tư TC sợ hãi và rút lui khỏi Việt Nam!
Và quan trọng hơn cả, Việt Nam vẫn còn nghi ngờ việc Hoa Kỳ sẽ đến giúp để bảo vệ Việt Nam nếu một cuộc xung đột lớn nổ ra ở Biển Đông hay không?
Thêm một câu hỏi nữa là người Mỹ và chánh phủ Hoa Kỳ nghĩ gì về Việt Nam và vị trí chiến lược của Việt Nam ở Thái Bình Dương?
Xin mời đọc nhận định của GS Nguyễn Chữ trích trong quyển sách của tác giả dưới tựa đề “Một góc nhìn về Chiến tranh Mậu dịch Mỹ – Trung và Hệ quả đến Việt Nam” (sẽ xuất bản 2021) về suy nghĩ của TT Nixon năm 1967, như sau:” Trong quá trình giải thích quan điểm của mình, “với tư cách là một công dân” Mỹ, ông Richard M. Nixon đã đưa ra các nhận định sau đây:
· Thứ nhất, có dấu hiệu cho thấy sự hoài nghi của tất cả các chủ thuyết hay giáo điều cũ vì chúng đã trói buộc nhiều tư duy và chính phủ; do đó, các chính quyền không cộng sản tại Á Châu đang tìm giải pháp có thể giải quyết vấn đề thay vì giải pháp phù hợp với các chủ thuyết hay giáo điều định trước. Và hầu hết các chính quyền này nhận thức một nguy hiểm chung và biết nguồn góc của nó là từ Bắc Kinh.
· Thứ hai, một trong các hành động nổi bật nhất ngay sau đệ nhị thế chiến là các đế quốc đã trả độc lập cho các thuộc địa và các khẩu hiệu mà các quốc gia mới được độc lập dùng để đổ lỗi cho các đế quốc cho những khó khăn và trở ngại của quốc gia đã không còn được giới trẻ chấp nhận như thế hệ cha ông của họ trong những ngày tháng sau đó. Bởi vì họ không biết hay gặp một “đế quốc” nào trong cuộc đời của họ, cho nên các khẩu hiệu này không thuyết phục được họ, và giới trẻ còn cho đây là một luận cứ chạy tội hay trốn trách nhiệm đối với những khó khăn hiện tại trong xã hội. Do đó, nếu không hài lòng với những gì họ cảm nhận, họ sẽ quy trách nhiệm cho các lãnh đạo hiện thời.
· Thứ ba, “con người,” trong ý nghĩa rộng nhất là “dân tộc”, đã trở thành tập thể để được phục vụ chứ không phải để sử dụng.
· Thứ tư, không phải cơ cấu của tất cả chính quyền không cộng sản tại Á Châu, được tổ chức theo, hay phù hợp hoặc thích nghi với, thể chế dân chủ lập pháp với ba quyền phân định, thật ra thì họ rất khác biệt với thể chế này. Hơn nữa, Mỹ phải hiểu rằng hệ thống chính trị vô cùng phức tạp và vô cùng tiến bộ mà phương Tây phải mất nhiều thế kỷ để triển khai và hoàn chỉnh có thể không là một thể chế tối ưu cho các quốc gia, với văn hóa và truyền thống rất khác biệt, và đang ở giai đoạn phôi thai trong quá trình phát triển của họ. Ông Nixon cho rằng vấn đề quan trọng ở đây là các chính phủ đang thực thi những chính sách theo kế hoạch, có ý thức, và cân nhắc để mang đến tự do, giàu mạnh; gia tăng sự chọn lựa, và bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức vào quá trình điều hành quốc gia.
Và sau cùng, Ông và Mao Trạch Đông, đưa đến Thông cáo chung Thượng Hải (the Shanghai Communiqué) đã được công bố vào ngày 28 tháng 2 năm 1972 tại Thượng Hải”. Sau đó, Nixon thậm chí còn đề cập đến Ấn Độ là một thành viên có thể của một liên minh khu vực chống TC. Rõ rang là vào năm 1972, TT Nixon đã hình dung được chiến lược bao vây TC bằng trục Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày nôm nay, 2021.
Thấy được quan điểm của Hoa Kỳ, thử hỏi, Việt Nam với một tâm cảm như trên, liệu có hành động theo ngôn ngữ cứng rắn mà các nhà chiến lược quốc phòng đưa ra hay không?
Điều nầy còn phụ thuộc vào ba yếu tố: – Việc ai sẽ lên nắm quyền lãnh đạo đảng CSBV vào năm 2021, – Chính sách mới của chính quyền Biden, – Và những xáo trộn nội tại của xã hội Tàu có thể làm cho Tập Cận Bình chuyển hướng hay bị “hất cẳng”?.
4. Thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng hiện tại
Người viết xin trích một thông báo của Ban Điều Hành thuộc Nhóm Vận động gồm trên 150 Hội đoàn tôn giáo, chính trị, khoa học, các cá nhân, nhiều tổ chức vô vị lợi (NGO) từ khắp nơi trên thế giới… tố cáo “Trung Cộng là nguyên nhân gây ra tội ác diệt chủng cho nhân loại” vừa tung ra dưới đây:
“Congressional-Executive Commission on China – Ủy Ban Hành Pháp-Lập Pháp về Trung Quốc là một ủy ban kết hợp giữa Thượng Viện, Hạ Viện và Nội Các Chính Phủ Hoa Kỳ về Trung Cộng. Được thành lập từ năm 2001, Ủy Ban ra báo cáo thường niên cho Tổng Thống và Quốc Hội về các vấn đề liên quan đến Trung Cộng. Bản báo cáo năm nay, nguyên văn 373 trang và tóm lược 32 trang (đính kèm), kết luận: “Chinese government is committing crimes against humanity and possibly genocide” – Chính phủ Trung Quốc đang phạm tội ác chống nhân loại và có thể là diệt chủng. Ủy Ban kêu gọi Chính Quyền và Quốc Hội đưa ra quyết định chính thức về việc có tội ác diệt chủng hay không. Những tội ác chống nhân loại của Trung Cộng liên quan đến Việt Nam trong bản báo cáo được liệt kê dưới đây:
Trang 15: “Phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán ở Trung Quốc với mục đích cưỡng bức hôn nhân và bóc lột tình dục. Quốc gia xuất xứ của họ bao gồm Việt Nam.”
Trang 142: Việt Nam “Chuyển phụ nữ mang thai qua biên giới sang Trung Quốc để bán trẻ em sơ sinh.”
Trang 177: Ủy Ban cũng “Quan sát việc buôn người từ … Việt Nam qua Trung Quốc vì mục đích cưỡng bức lao động.”
Trang 226: “Vào tháng 4 năm 2020, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng phân tích vệ tinh để phát hiện ra rằng các con đập của Trung Quốc đang chặn dòng chảy của sông Mekong và gây ra hạn hán ở các nước hạ lưu như Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam; phản hồi chính thức của chính phủ Trung Quốc được báo cáo là kết luận này là ‘không hợp lý’.”
Từ đây, chúng ta thấy thêm một khía cạnh độc ác của nhà cầm quyền TC.
5. Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ – Trung
Việt Nam đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro về địa chính trị do phụ thuộc vào thương mại một khi có xung đột giữa hai cường quốc đối cực Mỹ – Trung. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, xuất cảng của Việt Nam gần như chiếm 100% tổng sản lượng quốc gia (GDP), khiến nước này đương nhiên trở thành một trong những quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới.
Nhưng tất cả có thể thay đổi nếu Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại hoặc trở nên thù địch với TC. Scott Rozelle, nhà kinh tế của Đại học Stanford, cho biết một khi một nền kinh tế đang phát triển bắt đầu mất chỗ đứng, thì rất khó để phục hồi. Ông nói: “Bất kỳ sự sụt giảm đột ngột và liên tục nào về tốc độ tăng trưởng của nó đều có thể ngăn chặn đà tăng trưởng của nó.” Đó là một nhược điểm lớn nhứt của Việt Nam vì không có một nội lực kinh tế quốc dân nào khác ngoài ngoại thương!
Đối với TC, bất chấp những khúc mắc và trắc trở trong mối liên quan với Việt Nam, TC vẫn yêu cầu Hà Nội bảo đảm rằng họ vẫn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Bắc Kinh và thúc đẩy thương mại và đầu tư ở Việt Nam. Lãnh đạo Đảng Cộng sản hai nước thường xuyên hội đàm trong lãnh vực nầy.
Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, họ cho tàu chiến đến thăm các quốc gia Đông Nam Á để tham gia các hoạt động chung với Hải quân Việt Nam. Năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đã ghé thăm Đà Nẵng. Vào tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper thông báo Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam nhiều tàu cảnh sát biển – Coast Guard cutter. Các quan chức quân sự và ngoại giao khác của Mỹ thường xuyên tới Hà Nội. Năm 2016, Tổng thống Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Washington tiếp tục hỗ trợ nhiều dịch vụ dân sự và quân sự khác cho đến ngày nay.
Trong lúc đó, Hà Nội cố gắng chứng tỏ sự trung lập của chính mình vì còn dè chừng TC. Ông Phạm Quang Vinh, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho biết: “Chúng tôi không muốn lựa chọn bên nào. như chuyến thăm năm 2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhà Trắng Trump. “Cách phòng thủ tốt nhất của chúng tôi là có quan hệ tốt với cả hai cường quốc lớn”.
Vì vậy, Việt Nam cần phải đi dây bằng cách nhằm giữ vững mối giao kết quan hệ đồng đều với cả Mỹ và TC, mỗi khi một quan chức cấp cao của Việt Nam thăm Washington, họ hầu như luôn đến thăm Bắc Kinh.
Có thể nói điều đáng sợ nhứt của Việt Nam hiện tại là sẽ xảy ra một vài cuộc đụng độ bất ngờ giữa TC và Mỹ trên Biển Đông vì một lý do gì đó. Điều nầy, có thể bẻ gảy chiến lược đu dây của Việt Nam, và làm mất đi sự cân bằng sức mạnh giữa hai gọng kềm Mỹ – Trung; từ đó, Việt Nam sẽ hụt hẫng và không biết sẽ phải đi về đâu?
Tóm lại, cho đến giờ phút nầy, Việt Nam vẫn còn do dự trong quyết định chọn lựa thái độ dứt khoát trước hai đại cường. Đây là một chọn lực hết sức nguy hiểm trong tình trạng nước Mỹ hiện tại, một quốc gia đang đối diện với cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội trầm trọng.
Sự do dự trong lựa chọn hướng đi là đúng, nhưng yếu tố thời gian không cho phép Việt Nam “đứng hai hàng” lâu hơn nữa vì cơn đột biến chính trị – quân sự trên thế giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay từ giờ phút nầy!
6. Thay lời kết: Con đường phải đi
Xây dựng một quốc gia không phải chỉ cần tạo ra một chánh phủ với ba ngành phân lập như Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp với Cảnh sát để giữ trị an, Quân đội để giữ gìn an ninh bờ cõi v.v…Một quốc gia như vậy sẽ là một quốc gia không có “hồn nước”, “hồn dân tộc”. Điều nầy đã được chứng minh qua lịch sử cận đại. Hoa Kỳ nhân danh tự do, áp đặt và xây dựng “tiền chế” bao nhiêu chánh phủ cho nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng rốt cuộc chỉ tạo ra thêm nhiều xáo trộn cho chính quốc gia mà Hoa Kỳ đã …tạo dựng!
Cũng giống như nước “Tàu” qua nhiều triều đại khác nhau suốt bốn ngàn năm qua đã cai trị Việt Nam trên 1.000 năm với việc trực tiếp cai trị, hoặc dựng lên một “ông vua” bù nhìn…Rốt cuộc vẫn không thể chiếm giữ vĩnh viễn được Việt Nam.
Và ngay chính người CSBV, trong suốt 75 năm qua ở Bắc Việt và 45 năm ở Nam Việt cũng đã cai trị đất nước và dân tộc Việt bằng sức mạnh, bằng đàn áp, bằng bóp nghẹt sức sống của người dân, xóa bỏ căn tính căn bản của tộc Việt là ‘gia đình’; vì vậy, họ thất bại và bị cả dân tộc ruồng bỏ, bất hợp tác. Có chăng, dân tộc hiện tại dưới cặp mắt của CSBV chì bao gồm Bộ Chính trị, Trung Ương đảng cùng năm triệu đảng viên của họ!
Từ những thất bại trong việc tạo dựng hay cai trị một quốc gia liệt kê trên cho chúng ta thấy rõ rằng:
Việc cai trị một dân tộc bằng sức mạnh, bằng vũ lực, đi ngược lại “bản sắc dân tộc, văn hóa dân tộc” của quốc gia bị cai trị, chắc chắn sẽ đi đến thất bại mà thôi!
Vì vậy:
Xây dựng một quốc gia không chỉ dừng lại ở các khái niệm trên, mà còn cần phải có tầm nhìn rộng hơn nữa. Việc cần phải lưu tâm là tổng hợp tất cả nét độc đáo của dân tộc sống chung trong quốc gia từ yếu tố cấu tạo ra gia đình và xã hội, bản sắc riêng của từng dân tộc, và cấu trúc văn hóa, ngôn ngữ, và lịch sử dân tộc. Đó là những yếu tố đặc thù, là căn tính của một dân tộc (national identity) tạo ra sự gắn kết mọi người dân và là những điều không thể bị áp đặt từ một quốc gia khác.
Trong trường hợp Việt Nam qua sự cai trị của người “Tàu” trong suốt chiều dài lịch sử, có một yếu tố lớn khác tác động đến việc kiến tạo căn tính quốc gia là “chứng lãng quên lịch sử” – “historical amnesia”. Sở dĩ, dân tộc Việt còn tồn tại cho đến ngày nay vì vẫn còn nhớ ‘hoài’ ngàn năm nô lệ từ một “tội ác lịch sử” – original crime do người “Tàu” gây nên, vì vậy mới tồn tại được!
Qua những suy nghĩ trên, việc chọn lựa hướng đi cho tương lai Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố căn tính dân tộc nầy.
Người Cộng sản Bắc Việt cần lưu ý hai điều dưới đây:
· Hướng theo Tàu: Tương lai sẽ là một chư hầu của TC trước mắt. Tên nước Việt Nam sẽ không còn.
· Hướng theo Mỹ: Cánh cửa dân chủ – tự do mở rộng, sự hiện diện của CSBV sẽ không tồn tại nữa. Việt Nam minh châu Trời Đông xuất hiện!
Chỉ còn con đường duy nhứt là tự chủ và độc lập dân tộc và trở về với căn tính dân tộc.
Muốn làm được vậy, cần phải:
– Chối bỏ tâm thức nô lệ Tàu đã in sâu trong trí não của người CS BV.
– Xóa đi tư tưởng và định kiến “khôn lõi” cho rằng người Mỹ rất dễ bị gạt.
Một khi vết tích của hai luồng tư tưởng trên được xóa sạch, người CSBV có thể từ đó nhận thức được “bản lai diện mục” của một dân tộc nhân hậu, ôn nhu trước mọi tình huống, cư xử với nhau với tình đồng loại, đồng chủng, không phân biệt “chỉ có sĩ phu Bắc Hà mới biết lý luận” như tuyên bố của NP Trọng.
Có được như vậy, con đường tự chủ và độc lập dân tộc sẽ hé mở báo hiệu một tương lai rực rỡ cho dân tộc Việt như dưới triều đại Đinh Lê Lý Trần.
Hỡi những người cộng sản Việt.
Chủ nghĩa cộng sản không tưởng đã cáo chung rồi.
Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một chuỗi từ ngữ mơ hồ, ngay cả những người đẻ (Bộ Chính trị) ra chữ nghĩa trên cũng không thể nào lý giải được. Vì vậy khi áp dụng, đã biến một quốc gia với mức xuất cảng gạo từ 6 – 7 triệu tấn/năm thành ra một nước đói gạo, phải nhập cảng 800.000 tấn từ Ấn Độ (12/2020).
Dân tôc Việt đã phải chịu quá nhiều tai ương hơn 75 năm ở miền Bắc và 45 năm ở miền Nam.
Đã đến lúc phải ngưng bàn tay vấy máu lại đi, hỡi người cộng sản Bắc Việt.
Nếu không, cảnh Trời tru, Đất diệt sẽ triệt hạ người cộng sản cuối cùng trên quê hương Việt Nam!
Chỉ còn con đường duy nhứt phải chọn là:” Việt Nam trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần xóa bỏ chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá, phong tục đặc thù, và trở về với căn tính dân tộc nguyên thủy của con dân Việt tộc”.
Mai Thanh Truyết
Viết trong niềm tin – Cuối năm Giáp Tý – 1/2021
https://tienggoicongdan.com/2021/01/31/van-hoi-moi-cho-toan-cau/
Không có nhận xét nào