Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 15 tháng 3 năm 2021


    Võ Thái Hà tóm lược

    Hoa Kỳ - Dân biểu kêu gọi chỉ định ĐCSTQ là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia

    Dân biểu Cộng hòa Pennsylvania Scott Perry đã đề xuất một dự luật nhằm kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ bãi bỏ chính sách Một Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Đài Loan không phải thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngoài ra, ông Perry cũng kêu gọi chính quyền Biden chỉ định ĐCSTQ là “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia” để người dân Mỹ có thể hiểu đầy đủ về bản chất của ĐCSTQ và cho phép các công ty tránh giao dịch với tổ chức này.

    Epochtimes đưa tin, tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) gần đây, ông Perry đã kêu gọi Hoa Kỳ chỉ định ĐCSTQ là “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia”. Điều này sẽ ngăn cản các công ty Mỹ giao dịch với ĐCSTQ và cho phép Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố các quan chức của chính quyền Bắc Kinh.

    Ông Perry nói: “Chúng tôi không thể ủng hộ chính phủ Trung Quốc trong hành vi mổ cướp nội tạng sống và việc chính phủ này giam giữ người dân trong các trại tập trung. Họ đang hủy hoại nước Mỹ và thế giới.”

    Ông chỉ trích những hành vi phạm pháp của ĐCSTQ như vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, tội ác mổ cướp nội tạng sống, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ và việc nhập khẩu ma túy vào Hoa Kỳ qua Mexico.

    Dân biểu cũng nói rằng chính quyền Biden cần phải phân biệt giữa người dân Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Ông nói: “Những gì chúng ta phải làm là phân biệt người Trung Quốc [với ĐCSTQ]. Người dân Trung Quốc mong muốn một môi trường tự do, giống như chúng ta. ĐCSTQ là kẻ ác và là một tập đoàn tội phạm. Tại sao chúng ta phải giao thiệp với tập đoàn phạm tội này?”.

    Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, ông Perry cũng đề xuất một dự luật yêu cầu chỉ định ĐCSTQ là “tổ chức tội phạm xuyên quốc gia” và loại bỏ “quyền miễn trừ chủ quyền” mà các quan chức ĐCSTQ được hưởng. Một khi quyền này bị mất, các tòa án Hoa Kỳ có thể truy tố hình sự các quan chức của Bắc Kinh.

    Myanmar: 10 công ty TQ bị đốt phá, người dân giận dữ vì Bắc Kinh tài trợ quân đội đảo chính

    Từ chiều đến tối ngày 14/3, hơn 10 nhà máy tại các khu công nghiệp khác nhau ở thành phố Yangon, Myanmar, đã bị phóng hỏa và đập phá. Hầu hết các công ty liên quan là doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ hoặc Liên doanh Trung-Myanmar, trong đó chủ yếu là xưởng may gia công, phụ liệu và xưởng thiết bị phụ trợ. Vụ việc khiến nhiều công nhân bị thương.

    Theo thông tin chính thức của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, vào khoảng 13h50 ngày 14/3, hai nhà máy may mặc do Trung Quốc tài trợ đã bị phóng hỏa tại Khu công nghiệp Laydaya, ngoại ô Yangon, Myanmar. Trong toàn bộ quá trình, phân xưởng sản xuất, nhà kho, ký túc xá và xe cộ đã bị đốt phá. Hiện vẫn chưa xác định được danh tính của kẻ phóng hỏa.

    Trong một đoạn video lan truyền trên mạng, có thể thấy trong một nhà máy, nhiều cửa kính bị đập vỡ, ngọn lửa bùng phát và khói dày đặc. Trong video, có người vội vàng cầm bình cứu hỏa chạy tới dập lửa, có người hô to bằng tiếng Trung: “Nhanh dập [lửa], Nhanh dập [lửa].”

    Một người làm việc trong ngành dệt may ở Myanmar đã nói với Thời báo Hoàn cầu, phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ), vào ngày 14/3 rằng trong hai công ty đầu tiên bị đập phá và phóng hỏa; một công ty là liên doanh Trung-Myanmar sản xuất quần áo. Công ty còn lại có tên là Meijie, là một doanh nghiệp dệt may do Trung Quốc tài trợ, chuyên sản xuất phụ kiện quần áo.

    Nhân viên này cho biết, anh ta đã nhận được phản hồi từ nhiều công ty do Trung Quốc tài trợ rằng hơn 20 công ty đã bị đập phá, phá hủy và phóng hỏa ở các mức độ khác nhau.

    Epochtimes đưa tin, theo báo cáo, khu công nghiệp Laydaya nằm ở ngoại ô phía tây Yangon là khu công nghiệp phát triển sớm nhất ở vùng Yangon. Nơi này thu hút lượng lớn các doanh nghiệp do Trung Quốc đến đầu tư và xây dựng nhà máy, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như hàng dệt và quần áo.

    Sau đó vào ngày 14/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar đã ra thông báo xác nhận rằng nhiều nhà máy của Trung Quốc tại Khu công nghiệp Laydayah ở Yangon đã bị đập phá, cướp bóc và đốt phá. Nhiều nhân viên Trung Quốc bị thương và một số nhân viên mắc kẹt.

    Sau cuộc đảo chính của quân đội Myanmar, quân đội nước này đã tự ý đàn áp, thậm chí bắn chết những người biểu tình ôn hòa trong thành phố, ít nhất 80 người đã thiệt mạng.

    Công chúng đã đặt câu hỏi về sự hỗ trợ của ĐCSTQ đối với quân đội Myanmar trong việc tiến hành đảo chính và trút giận vào các công ty địa phương của Trung Quốc. Ngay từ tháng 2, công nhân Myanmar ở Yangon đã bao vây Khu công nghiệp may mặc Cathay Pacific ở địa phương.

    Ông Chen, một nhà sản xuất quần áo ở Myanmar, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng việc ĐCSTQ tiếp viện phát động chính biến với quân đội Myanmar, cung cấp vật tư và hỗ trợ kỹ thuật cho quân đội bao gồm cả việc cắt toàn bộ liên lạc dữ liệu di động và Internet đã làm dấy lên sự giận dữ của người Hoa ở địa phương. .

    Theo Reuters, một nhóm người biểu tình ở Myanmar đã hô khẩu hiệu “Đốt đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Trung Quốc” trên tuyến đường ống dẫn khí của Trung Quốc những ngày gần đây vì nghi ngờ rằng ĐCSTQ đang tài trợ cho quân đội Myanmar để đàn áp những người biểu tình.

    Đường ống này được khai trương vào năm 2013 và là nguồn cung cấp dầu thô duy nhất cho nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc China National Petroleum Corporation ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam.

    Sự gia tăng tâm lý chống Trung khiến không chỉ giới kinh doanh Myanmar mà các doanh nhân Trung Quốc cũng băn khoăn về sự gia tăng đầu tư vào Myanmar của Trung Quốc trong những năm gần đây. Bắc Kinh đã dành hàng tỷ USD cho nước láng giềng chiến lược này trong kế hoạch cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường”.

    Một tài liệu bị rò rỉ từ chính phủ Myanmar trong cuộc họp ngày 24/2 cho thấy các quan chức Trung Quốc (ĐCSTQ) đã yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar tăng cường bảo vệ các đường ống dẫn dầu và khí đốt của Trung Quốc. ĐCSTQ cũng yêu cầu cung cấp thông tin tình báo về các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở các khu vực dọc tuyến đường. Ngay khi biết tin, người dân Miến Điện đã biểu tình phản đối đường ống dẫn dầu và khí đốt.

    Mặc dù ĐCSTQ đã nhiều lần từ chối rằng nó liên quan đến việc hỗ trợ quân sự cho quân đội Myanmar, nhóm công dân Justice for Myanmar đã đưa ra báo cáo vào tháng 2 chỉ ra các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là những nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất cho quân đội Myanmar.

    Trong đó, năm nhà cung cấp vũ khí lớn nhất được liệt kê là Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO), Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), Tập đoàn Công nghiệp & Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC), và Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CATIC).

    Aung San Suu Kyi hầu tòa trong bối cảnh biểu tình tiếp diễn

    Hôm nay bà Aung San Suu Kyi sẽ ra tòa ở Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Là nhà lãnh đạo trên thực tế của nước này cho đến khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của bà vào hôm 1 tháng 2, bà bị buộc một số tội danh, trong đó nghiêm trọng nhất là nhận hối lộ vàng và 600.000 đô la khi điều hành chính phủ (luật sư của bà nói cáo buộc này là “trò đùa buồn cười nhất”).

    Các cáo buộc dường như được thiết kế để ngăn bà Suu Kyi tham gia chính trị. Chính quyền quân sự đã hứa sẽ tổ chức bầu cử sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc. Nếu bầu cử được tiến hành, có thể thấy bà Suu Kyi hoặc đảng của bà, nếu ở tình trạng hiện tại, sẽ không được phép tham gia. Bà Suu Kyi được ủng hộ mạnh mẽ. Bà thắng áp đảo cuộc bầu cử hồi tháng 11. Các cuộc biểu tình kêu gọi trả tự do cho bà – hiện đang bị quản thúc tại gia – đã diễn ra hầu như mỗi ngày kể từ sau cuộc đảo chính.

    Loạt bê bối của cảnh sát London

    Hôm nay là Ngày Quốc tế Chống lại Sự Tàn bạo của Cảnh sát. Cũng hôm nay, một lực lượng cảnh sát có uy tín đang phải đối mặt với cuộc điều tra về một vụ bạo lực gây sốc. Cụ thể, một sĩ quan Cảnh sát London bị bắt vào tuần trước vì tình nghi sát hại Sarah Everard, một phụ nữ 33 tuổi, khi cô đi bộ về nhà hôm 3 tháng 3. Trước đó, chỉ ba ngày trước khi cô mất tích, anh này cũng bị khiếu nại về hành vi không đứng đắn.

    Và hồi cuối tuần, các sĩ quan cảnh sát dùng vũ lực ngăn cản một buổi thắp nến tưởng niệm dành cho cô Everard vì theo họ nó vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội. Một số chính trị gia cấp cao đã kêu gọi người đứng đầu lực lượng cảnh sát London, Cressida Dick, từ chức. Giới truyền thông dành nhiều chú ý cho nạn bạo lực phân biệt chủng tộc của các sĩ quan cảnh sát — không chú ý nhiều tới các cáo buộc bạo lực đối với phụ nữ, bao gồm cả cưỡng bức tình dục và cưỡng hiếp. Một báo cáo trên tờ Independent hồi năm 2019 cho thấy 562 sĩ quan cảnh sát London bị buộc tội tấn công tình dục chỉ trong hơn sáu năm. Phần lớn đều được làm ngơ.

    Syria sau 10 năm nhìn lại

    Những người ủng hộ Bashar al-Assad ban đầu nói rõ: “Hoặc là [giữ] Assad, hoặc là chúng tôi sẽ đốt cháy đất nước.” Giờ thì người Syria có cả hai điều đó. Hôm nay đánh dấu mười năm kể từ “ngày thịnh nộ” chứng kiến các cuộc biểu tình chống chính phủ đầu tiên ở Damascus, thủ đô đất nước. Chế độ đã dập tắt chúng bằng vũ lực, châm ngòi cho một cuộc nổi dậy mà sau này biến thành nội chiến. Theo nghĩa hẹp, ông Assad thắng vì ông vẫn đang nắm quyền.

    Nhưng bên ngoài các bức tường của dinh tổng thống, quyền lực của ông đang xói mòn. Đối với hầu hết người Syria ở các khu vực do chế độ quản lý, cuộc sống của họ hiện là một chuỗi vô tận những lần xếp hàng mua xăng và bánh mì. Và đồng tiền thì đã mất 99% giá trị so với trước chiến tranh. Trong khi đó nhiều phần của Syria vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Assad, và hiện do phiến quân Hồi giáo hoặc người Kurd kiểm soát. Nhiều người trong số 6 triệu người tị nạn Syria sẽ không bao giờ được quay về nữa. Tổng thống, như mọi khi, dường như không mấy quan tâm. Một cuộc bầu cử diễn ra vào mùa hè này sẽ lại trao cho ông thêm một nhiệm kỳ nữa.

    Volkswagen sắp công bố công nghệ pin mới

    Herbert Diess, ông chủ Tập đoàn Volkswagen, tiếp tục nỗ lực biến nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu thành công ty dẫn đầu về công nghệ xanh. “Power Day” được quảng cáo suốt những ngày gần đây, và sẽ phát trực tuyến từ trụ sở chính của công ty ở Wolfsburg, Đức. Sự kiện này dường như được mô phỏng theo “Battery Day” (Ngày Pin) của Tesla, đối thủ lớn nhất của hãng trong lĩnh vực xe điện. VW, thương hiệu lớn nhất của tập đoàn, cũng đã hé lộ một số mẫu xe điện tương lai, chẳng hạn như “Project Trinity”, một chiếc sedan sẽ được sản xuất ở Wolfsburg từ năm 2026.

    Ông Diess đặt mục tiêu đến năm 2030 70% sản phẩm của thương hiệu này ở châu Âu phải chạy bằng pin. Tập đoàn cho biết họ sẽ không hé lộ mẫu ô tô mới nào trong hôm nay; thay vào đó sẽ tiết lộ những đột phá trong công nghệ pin. Họ đang làm việc với QuantumScape, một công ty California, để chế tạo một thế hệ pin thể rắn mới, mà họ kỳ vọng có thể sản xuất hàng loạt từ năm 2024. Còn phải xem liệu dòng pin mới này có giúp VW đuổi kịp Tesla, một công ty cũng ở California, hay không.

    Hãng bán lẻ dược phẩm Walgreens có sếp mới

    Hôm nay Rosalind Brewer sẽ trở thành nữ giám đốc điều hành da đen duy nhất của Fortune 500 khi bà lên nắm quyền lãnh đạo tập đoàn dược phẩm Walgreens Boots Alliance. Nửa sau nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Stefano Pessina đặc biệt gây thiệt hại cho giá cổ phiếu của công ty, vốn giảm gần 30% kể từ đầu năm 2018 (so với mức tăng trưởng khoảng 50% của thị trường chứng khoán Mỹ nói chung).

    Các nhà đầu tư không hài lòng với phản ứng của công ty trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. CVS, đối thủ chính của họ, đã tái cấu trúc theo chiều dọc nhằm tự biến mình thành một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiệu thuốc trực tuyến của Amazon cũng trở thành đối thủ cạnh tranh với mảng bán lẻ của Walgreens. Trong khi đó thì chi nhánh Anh của hãng, Boots, cũng bị thiệt hại nặng vì phong tỏa do Covid-19. Bà Brewer, một người tốt nghiệp ngành hóa học, sẽ nhận việc với một CV đáng nể: kinh nghiệm điều hành ở gã khổng lồ ngành cà phê Starbucks, và nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất nước Mỹ Walmart, cũng như một ghế trong hội đồng quản trị Amazon.

    Học giả Nhật: Ủy ban Olympic Quốc tế tâng bốc ĐCSTQ và tự vả vào mặt mình

    Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đạt được thỏa thuận cung cấp vắc-xin Trung Quốc cho những người tham gia Thế vận hội Tokyo năm nay và Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2020. Về vấn đề này, các học giả Nhật Bản cho biết, Bắc Kinh đã mượn lời Chủ tịch IOC để nói thay cho mình, theo Epochtimes.

    Học giả Nhật Bản: IOC hợp tác với chính sách ngoại giao vắc-xin

    Cho đến nay, Nhật Bản, Australia và Đài Loan rõ ràng là đã từ chối tham gia vào thỏa thuận vắc-xin nói trên giữa IOC và ĐCSTQ.

    Ông Dương Hải Anh (Yang Haiying), giáo sư người Mông Cổ tại Đại học Shizuoka, Nhật Bản, nói với Đài Á Châu Tự do rằng, xã hội Nhật Bản nói chung không tin tưởng vào chất lượng vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc và nhiều người đã đề xuất tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.

    Ông cho biết “Không chừng Bắc Kinh mướn lời của [Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế] Bach nói như vậy. Bắc Kinh không thể tự mình hô hào, dự đoán rằng [nếu] để IOC nói thì sẽ gây ra làn sóng tẩy chay nhỏ hơn. Bach có ý thức chính trị rất nhạy cảm, và ông ta phải xu nịnh Bắc Kinh để tái đắc cử.”

    Ông Thomas Bach vừa tái đắc cử nhiệm kỳ 4 năm Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế tại kỳ họp thứ 137 của Ủy ban Olympic quốc tế diễn ra hôm 10-12/3.

    Trong tuyên bố chính thức, cơ quan này đã nêu rõ: “Ủy ban Olympic Quốc tế bác bỏ việc vận động hành lang của bất kỳ nhóm chính trị nào”.

    Tuy nhiên, ông Dương phân tích, ông Bach đã tự vả vào miệng mình vì chính sách “ngoại giao vắc-xin” của Bắc Kinh chính là một hoạt động chính trị. Giáo sư cho rằng không loại trừ khả năng “màn trình diễn chính trị” này do ĐCSTQ và Ủy ban Olympic Quốc tế cùng dàn dựng, chủ yếu là để loại bỏ làn sóng tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 .

    Ông Ngô Nhĩ Khai Hy (Wuer Kaixi), cựu lãnh đạo Phong trào Sinh viên năm 1989 và là Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thúc đẩy Nhân quyền của Bộ Lập pháp Đài Loan, nói: “Rõ ràng là [Đảng Cộng sản] Trung Quốc phải sử dụng vắc-xin của chính mình để làm “vắc-xin ngoại giao” và rũ bỏ trách nhiệm của mình đối với virus corona. ĐCSTQ đã cố gắng mua chuộc các tổ chức quốc tế, và sau đó để các tổ chức quốc tế này nói chuyện thay cho họ. Tôi kêu gọi thế giới công khai từ chối chính sách “ngoại giao vắc-xin” của chính phủ Trung Quốc. Ban Tổ chức Thế vận hội không nên là con tốt của chính phủ Trung Quốc hay người đánh trống thổi kèn trong tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ.”

    Ông Quan Nghiêu (Guan Yao), người sáng lập Liên minh chống Độc tài toàn trị Trung Quốc, cho biết: “ĐCSTQ sử dụng vắc xin như một công cụ ngoại giao và tuyên truyền. Và bây giờ họ sử -dụng Ủy ban Olympic quốc tế để thúc đẩy rao hàng ra thế giới. IOC là một tổ chức quốc tế có thẩm quyền. Trong tình huống ở Trung Quốc tồn tại tranh cãi về hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin mà vẫn theo quy định này, tôi nghĩ Ủy ban Olympic Quốc tế hiện tại đã trở thành công cụ tuyên truyền cho ĐCSTQ. “

    “Chương trình vắc-xin Olympic” của ĐCSTQ không được đón nhận

    Ngày 12/3, bộ trưởng Olympic Nhật Bản Tamayo Marukawa cho biết, Ủy ban Olympic quốc tế đã không trao đổi với Nhật Bản về vấn đề vắc-xin của Trung Quốc. Nhật Bản chưa chấp thuận vắc-xin Trung Quốc và các vận động viên Nhật Bản sẽ không được tiêm vắc-xin nước ngoài khi chưa được phê duyệt.

    “Chúng tôi đang đề ra các biện pháp chống lây nhiễm đầy đủ, kể cả quản lý các hoạt động và kiểm tra để mọi người có thể yên tâm tham gia Thế vận hội Tokyo, ngay cả khi không tiêm ngừa Covid-19″, bà cho biết.

    Ngày 13/3, Ủy ban Olympic Australia tuyên bố không xem xét vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Cơ quan này sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền liên bang và tiểu bang Australia để chuẩn bị cho các vận động viên nước này tham dự Thế vận hội Tokyo. Họ cho biết các vận động viên Úc sẽ được tiêm chủng trước khi đến Tokyo.

    Cùng ngày, ông Trần Thời Trung (Chen Shizhong), chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy Phòng dịch Đài Loan, cũng cho biết, các cầu thủ Đài Loan đã được đưa vào mục tiêu tiêm chủng ưu tiên của chính phủ nước này và sẽ được tiêm phòng tại Đài Loan trước khi sang địa phương thi đấu.

    Ngoài ra, ngày 12/3, các nguyên thủ quốc gia của Bộ tứ Kim cương (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) đã đồng ý cung cấp một tỷ liều vắc-xin cho hầu hết các khu vực châu Á vào cuối năm 2022 để đối phó với chính sách ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc

    Chỉ vài ngày trước khi IOC công bố tin tức về vắc-xin Trung Quốc, truyền thông Peru tiết lộ rằng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của Peru đối với vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin này chỉ đạt mức 11,5%, thấp hơn so với ngưỡng kiểm định 50% của Tổ chức Y tế Thế giới.

    Trong vòng 9 ngày sau khi chính quyền Hồng Kồng cưỡng chế tiêm vắc-xin Kexing của Trung Quốc vào ngày 26/2 đã có 3 trường hợp tử vong, tính đến ngày 14/3 đã có 6 trường hợp tử vong sau khi được tiêm chủng.

    Bắc Hàn 'không phản hồi' các nỗ lực liên lạc của Hoa Kỳ

    Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu của Triều Tiên về việc dỡ các lệnh trừng phạt để đổi lại việc chỉ cắt giảm một phần năng lực hạt nhân.

    Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết họ đã cố gắng liên lạc với chính phủ Bắc Hàn từ tháng Hai nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi nào.

    Giới chức Hoa Kỳ cho biết Washington đã cố gắng tiếp cận Bình Nhưỡng bằng nhiều cách khác nhau để ngăn căng thẳng leo thang.

    Hoa Kỳ và Bắc Hàn vẫn trong tình trạng bất đồng mạnh về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn.

    Ba cuộc gặp giữa người tiền nhiệm của ông Biden và ông Kim Jong-un đạt được rất ít kết quả.

    Các cuộc đàm phán đã thất bại trong việc thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đây là yêu cầu chính của Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác.

    Truyền thông nhà nước Bắc Hàn vẫn chưa công nhận rằng Joe Biden hiện là tổng thống Mỹ.

    Những nỗ lực của Hoa Kỳ để liên lạc với Bình Nhưỡng đã bao gồm cả "Kênh New York" - thông qua phái bộ của Bắc Hàn tại Liên Hợp Quốc.

    Một quan chức Hoa Kỳ nói với hãng tin Reuters rằng đã có "một loạt nỗ lực" để liên lạc với Bắc Hàn, nhưng không có liên lạc có ý nghĩa nào trong hơn 12 tháng, bao gồm phần lớn thời gian năm cuối cùng của Donald Trump trên cương vị tổng thống.

    Ông Biden đã công bố việc rà soát lại chính sách đối với Bắc Hàn, dự kiến ​​s được công b vào tháng Tư.

    Căng thẳng Hoa Kỳ và Bắc Hàn giảm bớt khi ông Trump đặt cược vào việc phát triển mối quan hệ cá nhân của mình với ông Kim.

    Ông đã gọi ông Kim là tên côn đồ và nhấn mạnh sự nhu cầu Bắc Hàn phải giải trừ hạt nhân trước khi các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề của Hoa Kỳ và Liên hợp quốc có thể được nới lỏng.

    Nhà lãnh đạo Bắc Hàn tiếp tục nhấn mạnh năng lực năng quân sự của đất nước với các tuyên bố phát triển tên lửa tầm xa chính xác hơn, đầu đạn siêu lớn, vệ tinh do thám và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

    Đồng thời, ông đã kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ "các chính sách thù địch" của mình.

    Tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn dự kiến ​​s là ch đề ni bt trong chuyến thăm Nht Bn và Hàn Quc trong tun này ca Ngoi trưởng Anthony Blinken và B trưởng Quc phòng Lloyd Austin.

    Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn lao dốc vào năm 2017 khi Bắc Hàn thử tên lửa tầm xa có khả năng bắn vào các thành phố của Hoa Kỳ.

    Căng thẳng giảm bớt khi ông Trump đặt cược vào việc phát triển mối quan hệ cá nhân của mình với ông Kim.

    Băc Hàn duyệt binh hoành tráng, khoe vũ khí chưa từng thấy

    Nhưng các cuộc gặp rùm beng, bao gồm cả các hội nghị thượng đỉnh ở Singapore và Việt Nam, đã không giải quyết được những khác biệt về giải trừ vũ khí hạt nhân và các lệnh trừng phạt.

    Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu của Triều Tiên về việc dỡ các lệnh trừng phạt để đổi lại việc chỉ cắt giảm một phần năng lực hạt nhân.

    Bắc Hàn hiện đang bị cắt đứt với thế giới bên ngoài hơn bao giờ hết. Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới trong hơn một năm để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

    Thương mại với đồng minh chính là Trung Quốc đã giảm hơn 90% trong vài tháng qua.

    Elon Musk triển khai mạng mới 

    - 'Nỗi sợ hãi' của Facebook, Twitter có thể trở thành hiện thực? 

    Sau vụ bạo loạn Đồi Capitol và việc hàng loạt mạng xã hội chặn các bài đăng của cựu Tổng thống Donald Trump, con trai ông Trump từng kêu gọi CEO Tesla Elon Musk lập ra mạng xã hội riêng "không thiên vị".

     Và giờ đây, hãng xe danh tiếng này đã có một mạng xã hội riêng cho chính mình tại địa chỉ: engage.tesla.com 

     Lập mạng xã hội riêng 

    Theo thông báo của công ty, mạng xã hội này là nơi để những người sở hữu xe và fan của Tesla "hành động nhân danh Tesla và phong trào vì năng lượng sạch". Với tên gọi "Tesla Engagement Platform", mạng xã hội này có cả tính năng thông tin cho người dùng về cách giúp công ty bán hàng; đưa dịch vụ trực tiếp tới người dùng trong bang, thông báo các sự kiện sắp tới và gây quỹ khắc phục thảm họa ở bang Texas. 

     Mạng xã hội này được xem như một nỗ lực để kết nối những người ủng hộ công ty - bằng cách tập trung một số hoạt động họ từng làm trước đây. Ví dụ, những người sở hữu xe Tesla tại Thung lũng Silicon đã huy động được 10.000 USD hỗ trợ cho cộng đồng ở Del Valle, bang Texas, gần với khu vực nhà máy mới mà công ty đang xây dựng. 

    Một số người sở hữu xe Tesla cũng đang vận động chính phủ áp dụng các chính sách năng lượng xanh. 

     Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk phát biểu trong buổi ra mắt Tesla Model Y mới tại Hawthorne, California vào ngày 14 tháng 3 năm 2019. 

    Nền tảng tương tác mới còn hứa hẹn giúp người dùng phản hồi trực tiếp với nhóm chính sách của công ty. Nó cũng giúp người dùng dễ dàng trở thành thành viên của các câu lạc bộ địa phương và biết được các sự kiện sắp tới. 

     Hơn nữa, nó cũng có hệ thống bình luận để người dùng chia sẻ các ý tưởng giúp cải thiện công ty. Đồng thời, Tesla cũng đang đóng cửa các diễn đàn đã có lâu năm trên trang web của mình. 

    Bảng tin của Tesla vẫn phục vụ mục đích đó cho đến nay, nhưng một thông báo cho biết rằng các diễn đàn sẽ chuyển sang chế độ "chỉ đọc" bắt đầu từ ngày 15/3. "Để tiếp tục các cuộc trò chuyện với cộng đồng Tesla, hãy truy cập vào Eng.tesla.com", bảng tin cho biết. 

    Không rõ ông Elon Musk có tham gia mạng xã hội của công ty hay không, nhưng giờ đây nếu tài khoản Twitter của ông gặp sự cố nào đó, ông hoàn toàn có thể tự mình thông báo cho người hâm mộ về hoạt động của công ty với nền tảng mới này. 

     SpaceX của Elon Musk nắm ‘sức mạnh không gian’ Hiện ông Musk là người giàu thứ 2 thế giới với khối tài sản trị giá 149 tỷ USD, theo Bloomberg. CEO của Tesla đã mất gần 60 tỷ USD trong vài tuần qua. Việc này khiến ông trở thành người mất tiền nhanh nhất thế giới. 

    Nguyên nhân đến từ đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ kéo dài nhiều ngày qua. Chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 8/3, Musk đã mất gần 7,1 tỷ USD. 

    Trước đó vài tuần, tài sản của ông đạt mức hơn 200 tỷ USD. Tesla không phải là tên tuổi công nghệ duy nhất trong đợt bán tháo gần đây của Phố Wall. Apple, Amazon hay Facebook cũng lao dốc từ 4 - 8% so với thời điểm đầu năm. 

    Chỉ số Nasdaq Composite quy tụ nhiều hãng công nghệ cũng đã trải qua nhiều tuần giảm liên tiếp. 

    Tuy nhiên, cơ hội cho Elon Musk có lẽ không bao giờ cạn. Các dịch vụ dựa trên vệ tinh, chẳng hạn như Starlink của Elon Musk, đang phát triển - theo mọi nghĩa. 

     Theo Business Insider, tính đến đầu tháng 10/2020, SpaceX đã phóng hơn 700 vệ tinh lên quỹ đạo, với kế hoạch phóng tổng cộng 12.000 vệ tinh trong vòng 5 năm tới, một nửa trong số đó vào cuối năm 2024. Và ông Musk muốn thêm phóng 30.000 vệ tinh nữa, với tổng số 42.000 vệ tinh quay quanh Trái đất. 

     Các mạng vệ tinh lớn, với tốc độ bay tương đối thấp - có tiềm năng đưa Internet đến các vùng nông thôn và "không gian" ở bất kỳ đâu trên thế giới. Và các dịch vụ mới nhất hứa hẹn tốc độ cao, độ trễ thấp. Với hàng ngàn vệ tinh đang phủ sóng toàn cầu tốc độ 7G, tỷ phú Elon Musk có thể chiếm đến 60% thị phần toàn cầu trong vòng một năm tới.

     Theo BBC, SpaceX sẽ tính phí 99 USD/tháng cho đợt cung cấp thử nghiệm đầu tiên ở Bắc Mỹ, cộng với khoản phí 499 USD/lần cho phần cứng. Nếu Elon Musk thành công trong việc triển khai mạng mới, dựa vào hệ thống vệ tinh khổng lồ của mình, thì các hãng Big Tech Facebook, Twitter… sẽ bị "đốn hạ” như Yahoo cách đây 10 năm trước mà thôi.

    Bà Pelosi bênh vực Thống đốc New York Cuomo

    Đài RT của Nga cho hay, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã lên tiếng bênh vực Thống đốc New York Andrew Cuomo, nói rằng mọi người nên đợi “kết quả điều tra” về cáo buộc ông Cuomo tấn công tình dục nhiều phụ nữ.

    “Tôi nghĩ chúng ta nên xem kết quả của cuộc điều tra”, bà Pelosi nói trong chương trình This Week của đài ABC khi được hỏi về trường hợp thống đốc New York vào Chủ nhật (14/3). “Hy vọng rằng kết quả này sẽ sớm có”.

    Thống đốc Cuomo đã bị cáo buộc quấy rối tình dục nhiều phụ nữ, bao gồm cả các cựu trợ lý của ông ta.

    Tổng chưởng lý New York Letitia James đã mở cuộc điều tra về những cáo buộc chống lại Cuomo, Quốc hội bang New York đã mở cuộc điều tra nhằm luận tội vị thống đốc thiên tả này.

    Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã kêu gọi thống đốc Cuomo từ chức, nhưng bà Pelosi từ chối tán thành quan điểm này.

    Bà Pelosi nói: “Và điều tôi đang nói là thống đốc nên nhìn vào bên trong trái tim mình – ông ấy yêu New York – để xem liệu ông ấy có thể điều hành hiệu quả hay không. Tôi nghĩ chúng ta nên xem kết quả của cuộc điều tra”.

    TT Biden lần đầu lên tiếng về bê bối tình dục của Thống đốc Dân chủ

    Sau thời gian im lặng, hôm Chủ nhật (14/3), tổng thống Joe Biden cuối cùng đã lên tiếng trước những cáo buộc bê bối tình dục của Thống đốc bang New York Andrew Cuomo.

    Fox News đưa tin, trong một phiên hỏi đáp đột xuất tại Tòa Bạch Ốc hôm Chủ nhật, một phóng viên đã đặt câu hỏi với TT về việc liệu thống đốc Cuomo có nên từ chức ngay lập tức sau bê bối tình dục không. TT đã đáp lại “Tôi nghĩ cuộc điều tra đang được tiến hành và chúng ta nên xem nó mang lại điều gì cho chúng ta”.

    Cùng ngày, khi được hỏi về trường hợp của thống đốc New York, bà Pelosi cũng cho biết trong chương trình This Week của đài ABC “Tôi nghĩ chúng ta nên xem kết quả của cuộc điều tra”.

    Trái ngược với cách tiếp cận “chờ và xem” của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và TT Biden, ngày càng có nhiều đảng viên Dân chủ kêu gọi Thống đốc New York từ chức. Một số nhà lập pháp Dân chủ bao gồm TNS Kirsten Gillibrand và Chuck Schumer cùng dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez và Jerry Nadler hôm thứ Sáu đã kêu gọi ông Cuomo từ chức sau sự xuất hiện liên tục của các cáo buộc ông này quấy rối tình dục.

    Kể từ cuối tháng Hai, ông Andrew Cuomo, 63 tuổi và là thành viên của đảng Dân chủ đã trở thành tâm điểm của dư luận sau khi 8 phụ nữ công khai cáo buộc ông có hành vi quấy rối tình dục hoặc không phù hợp.

    Phần lớn những người cáo buộc là của các cựu trợ lý của ông Cuomo. Ông Cuomo đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này.

    Tờ Daily Mail đưa tin, tính tới hôm 12/3, đã có 30 phụ nữ từng làm việc cho thống đốc New York cáo buộc ông này ức hiếp và quấy rối.

    Hiện ông Cuomo đang đảm nhận vị trí Thống đốc bang New York nhiệm kỳ thứ ba đến năm 2022.

    Về phần Thống đốc New York Cuomo, ông khẳng định sẽ “hoàn toàn hợp tác” với cuộc điều tra về các cáo buộc quấy rối nhưng không có kế hoạch từ chức.

    Không có nhận xét nào