Covid: Mỹ và các đồng minh hứa một tỷ liều vaccine cho Đông Nam Á
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 13 tháng 3 năm 2021 |
Hội nghị thượng đỉnh nhóm họp qua mạng hôm thứ Sáu, 12/3/2021, do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì
Các
nhà lãnh đạo của Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã đồng ý cung cấp một tỷ
liều vaccine chống virus Corona cho phần lớn châu Á vào cuối năm 2022.
Cam
kết chung được đưa ra sau cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo của
nhóm được gọi là Quad - một nhóm bốn quốc gia thành viên được thành lập
vào năm 2007.
Các loại vaccine, mà dự kiến là sản phẩm Johnson & Johnson liều đơn, được chuẩn bị để sản xuất tại Ấn Độ.
'Ban đầu tập trung cho Đông Nam Á'
Mỹ nói "cam kết chung lớn" ban đầu sẽ tập trung vào việc cung cấp các liều thuốc cho Đông Nam Á.
Cố
vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho hay: "Với sản xuất của Ấn Độ, công nghệ
của Hoa Kỳ, nguồn tài chính của Nhật Bản và Hoa Kỳ và hậu cần của Úc...
[chúng tôi] cam kết cung cấp tới một tỷ liều vaccine", ông Jake
Sullivan phát biểu ngay sau hội nghị thượng đỉnh họp qua mạng hôm thứ
Sáu, 12/3/2021.
Ông Sullivan nói vaccine sẽ được chuyển đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như "Thái Bình Dương và hơn thế nữa".
ASEAN là một tổ chức quốc tế gồm 10 thành viên, đại diện cho hơn 500 triệu dân.
Công
ty Biological Ltd của Ấn Độ sẽ sản xuất liều bổ sung của Johnson &
Johnson, mà đã nhận được sự chấp thuận ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) vào thứ Sáu.
"Năng lực sản xuất vaccine đáng gờm của Ấn Độ
sẽ được mở rộng với sự hỗ trợ từ Nhật Bản, Mỹ và Australia", Thủ tướng
Ấn Độ Narendra Modi viết trên Twitter sau cuộc họp.
Những gì khác đã được thảo luận?
Cuộc
hội đàm hôm thứ Sáu là cuộc thảo luận đầu tiên của nhóm ở cấp lãnh đạo
và ông Modi nói " vaccine, biến đổi khí hậu và các công nghệ mới nổi"
đều nằm trong chương trình nghị sự.
Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh
Vardhan Shringla nói: "Bốn quốc gia đã đồng ý kế hoạch tập hợp các nguồn
lực tài chính, khả năng sản xuất... và sức mạnh hậu cần của họ để tăng
cường sản xuất và phân phối vaccine Covid-19."
Thủ tướng Nhật
Bản Yoshihide Suga nói với các phóng viên rằng ông đã nêu lên "sự phản
đối mạnh mẽ đối với Trung Quốc" tại hội nghị thượng đỉnh
Nhóm
Quad thường được coi là đối trọng với sự quyết đoán ngày càng gia tăng
của Trung Quốc ở châu Á, và các bình luận từ bốn nhà lãnh đạo sau cuộc
họp dường như có mục đích gián tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Tất cả các quốc
gia cam kết bảo vệ một lục địa "tự do và cởi mở".
"Chúng tôi đang
đổi mới cam kết của mình để đảm bảo rằng khu vực của chúng tôi được
điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế, cam kết duy trì các giá trị phổ quát
và không bị ép buộc", Tổng thống Mỹ Joe Biden, người chủ trì cuộc họp,
nói trong một tuyên bố.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết hội nghị thượng đỉnh đại diện cho "một bình minh mới".
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã có quan điểm trực tiếp hơn chống lại Bắc Kinh.
Ông
nói với các phóng viên rằng ông đã "phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn
phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng", đồng thời nói thêm rằng
các nhà lãnh đạo khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với bình luận của ông.
Nhật không muốn QUAD bị xem là liên minh chống Trung Quốc
Bộ
Tứ QUAD, vừa họp thượng đỉnh trực tuyến hôm qua, 12/03/2021, đã được
thành lập năm 2007 theo sáng kiến của Nhật Bản để thúc đẩy đối thoại và
hợp tác giữa các nền dân chủ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy
là đồng minh thân thiết của Mỹ, nhưng Nhật không muốn Bộ Tứ bị coi là
một liên minh chống Trung Quốc, như tường trình của thông tín viên
Frédéric Charles từ Tokyo :
« Giống như Ấn Độ và Úc, trong Bộ Tứ,
Nhật Bản không muốn bị lôi kéo vào một mặt trận chống Trung Quốc. Tuy
vậy, Tokyo đánh giá cao việc tổng thống Mỹ đã chọn Bộ Tứ để tiến hành
một trong những cuộc họp trực tuyến đầu tiên của ông. Trái với Donald
Trump, ông Joe Biden, cố chứng tỏ là Bộ Tứ không phải là một liên minh
chống một quốc gia nào cụ thể.
Nhưng với việc đưa vào chương
trình nghị sự của thượng đỉnh Bộ Tứ các vấn đề tự do hàng hải, tôn trọng
luật quốc tế về biển, Nhật Bản cho thấy họ lo ngại về những yêu sách
chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn Biển Hoa Đông, một ngõ thông
thương quan trọng nối Trung Quốc với các nước Đông Á. Nhật Bản đang có
tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nằm ở
phía nam đảo Okinawa, nơi đặt hơn phân nửa các căn cứ quân sự của Mỹ
trên lãnh thổ Nhật Bản.
Tokyo không muốn có một cuộc đối đầu địa
chính trị với Trung Quốc, nay là một đối tác thương mại cũng quan trọng
đối với các công ty Nhật như Hoa Kỳ. Nhật Bản thừa biết là đồng minh Mỹ
đang tìm cách biến Bộ Tứ thành một liên minh giữa các nền dân chủ trong
khu vực. Và liên minh này có thể được chuyển thành một liên minh quân
sự, một kiểu khối NATO châu Á, nếu Trung Quốc tỏ ra hung hăng hơn nữa. »
Tin tặc Trung Quốc tấn công các nhà sản xuất vắc-xin Ấn Độ
Vision
Times đưa tin, một báo cáo mới của công ty tình báo mạng Cyfirma tiết
lộ rằng tin tặc được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đã tấn công mạng của
các nhà sản xuất vắc-xin Ấn Độ, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII).
Nhóm
tin tặc Trung Quốc thực hiện cuộc tấn công này có tên APT10. Nhóm này
được cho là đang đặc biệt nhắm vào SII, nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất
thế giới.
Ấn Độ sản xuất hơn 60% lượng vắc-xin của thế giới. SII
hiện đang sản xuất vắc-xin Oxford-AstraZeneca COVID-19 và dự kiến bắt
đầu sản xuất hàng loạt vắc-xin Novavax.
Mặc dù không rõ thông
tin cụ thể về loại vắc-xin Covid mà tin tặc Trung Quốc đã tiếp cận được,
ông Kumar Ritesh thay mặt Cyfirma nói với Reuters rằng “Động cơ thực sự
ở đây thật ra là khai thác tài sản trí tuệ và giành lợi thế cạnh tranh
của các công ty dược phẩm của Ấn Độ”.
Bắc Kinh đã bác bỏ hanh vi
tấn công mạng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Cyfirma đưa ra các cáo buộc
dựa trên “suy đoán vô căn cứ” và sự thật bị bóp méo hơn là bằng chứng.
Bộ này nói rằng Cyfirma có ‘động cơ thầm kín’ trong việc xuất bản báo
cáo.
Không phải lần đầu tiên
Đây không phải là lần
đầu tiên tin tặc Trung Quốc bị bắt quả tang khi đang cố gắng đánh cắp
nghiên cứu về virus corona từ các quốc gia khác. Vào tháng 7/2020, tin
tặc từ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp dữ liệu từ Moderna Inc, công ty có
vắc-xin COVID-19 hiện đang được phân phối tại Hoa Kỳ.
Vào tháng
9, tin tặc Trung Quốc bị phát hiện đã đánh cắp dữ liệu nghiên cứu
vắc-xin từ các phòng thí nghiệm của Tây Ban Nha. Và vào tháng 5/2020,
FBI và CISA đã tiết lộ trong một tuyên bố rằng tin tặc Trung Quốc do nhà
nước hậu thuẫn được cho là đã tấn công các cơ sở nghiên cứu và bệnh
viện của Mỹ để đánh cắp các phát hiện liên quan đến việc phát triển
vắc-xin Covid.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gary Peters đã kêu gọi hành
động mạnh mẽ chống lại hành vi chống lưng cho tin tặc của chính phủ
Trung Quốc. Ông đề nghị thừa nhận rằng chính phủ Trung Quốc gây nguy
hiểm đến tính mạng người Mỹ bằng cách đe dọa các bệnh viện Hoa Kỳ trong
một số trường hợp nhất định. Ông nói Bộ Quốc phòng Mỹ nên đánh giá thiệt
hại của những hành động này.
Về vụ vi phạm vào thời điểm đó,
Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố, “Hành vi của CHND Trung Hoa trong
không gian mạng là sự mở rộng của các hành động phản tác dụng trong suốt
đại dịch COVID-19”.
Các hành vi tấn công mạng để đánh cắp bí mật
công nghệ vắc xin của tin tắc Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh niềm
tin vào vắc-xin do Trung Quốc sản xuất ở mức thấp với hiệu quả thực
nghiệm chỉ ở mức khoảng 50%.
Làm loãng chính sách ngoại giao vắc xin của Bắc Kinh
Trong
khi đó, vắc-xin Covaxin do Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất có tỷ lệ
hiệu quả là 81% theo dữ liệu từ giai đoạn thứ ba của thử nghiệm lâm
sàng.
Các thử nghiệm trong ba giai đoạn của Covaxin đã có sự tham
gia của khoảng 27.000 người. Covaxin là một loại vắc-xin bất hoạt được
tạo thành từ các virus corona đã chết. Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể, các
virus corona đã chết sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch sản xuất kháng
thể để chống lại COVID-19.
Covaxin được phân phối thành hai liều,
liều thứ hai được tiêm sau liều đầu tiên bốn tuần. Theo Bharat Biotech,
khoảng 20 triệu liều đã được sản xuất. Đến cuối năm, công ty đặt mục
tiêu sản xuất 700 triệu liều vắc-xin.
Hơn 40 quốc gia đã bày tỏ
sự quan tâm đến Covaxin. New Delhi đã làm loãng chính sách ngoại giao
vắc-xin của Trung Quốc bằng cách bán hoặc tặng vắc-xin cho các nước láng
giềng của Ấn Độ.
Bharat Biotech hiện đã ký một thỏa thuận với
Brazil để cung cấp 20 triệu liều Covaxin. Tại Hoa Kỳ, họ đã ký một thỏa
thuận với Ocugen Inc. để đồng phát triển vắc-xin cho mục đích sử dụng
trong nước.
Vắc xin của Ấn Độ được ưa chuộng ở Myanmar, nơi mà
món quà là 1,5 triệu liều Oxford-AstraZeneca Covishield của SII đã đến
trước khi có vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Tương tự, nửa triệu liều
vắc-xin của Ấn Độ đã đến Afghanistan. Ấn Độ đã phê duyệt lô hàng đến
Campuchia và có kế hoạch cung cấp vắc-xin cho Mông Cổ và các quốc đảo
Thái Bình Dương.
Ấn Độ đã cung cấp 15,6 triệu liều vắc-xin cho
17 quốc gia khác. Theo Reuters, việc làm này của Ấn Độ đã nhận được sự
khen ngợi từ các nước láng giềng và giảm bớt sự thao túng của Trung Quốc
đối với khu vực. Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch tiêm vắc-xin cho 300 triệu
công dân của mình vào tháng 8.
Vaccine của AstraZeneca sắp đệ đơn xin Mỹ chấp thuận cho sử dụng
Công
ty AstraZeneca đang chuẩn bị đệ đơn vào cuối tháng này hay đầu tháng
tới để xin Mỹ chấp thuận cho sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID của họ
sau khi thu thập đủ dữ liệu để phán xét về mức độ hiệu nghiệm, các nguồn
thạo tin cho Reuters biết ngày 12/3.
Vaccine AstraZeneca, phát
triển với sự hợp tác của Đại học Oxford, được Liên hiệp châu Âu và nhiều
nước khác cho phép sử dụng nhưng chưa được các nhà ban hành quy định
tại Mỹ chuẩn thuận.
Các kết quả được nhiều người trông đợi từ
cuộc thử nghiệm tại Mỹ có thể giúp giải quyết những quan ngại về an toàn
vốn bùng phát sau khi có báo cáo rằng một số người nhận vaccine bị các
cục máu đông.
Một số nước ở châu Âu và châu Á đã đình chỉ triển khai vaccine của Astra.
Ủy ban chuyên gia cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới đang điều nghiên, xem xét các báo cáo này.
Tiến sỹ Stanford: Phong tỏa COVID là sai lầm sức khỏe cộng đồng lớn nhất chúng ta mắc phải
Gần
đây, tiến sĩ Jay Bhattacharya, giáo sư Đại học Stanford đã phân tích
các lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19 là “sai lầm sức khỏe cộng đồng
tồi tệ nhất trong 100 năm qua”.
Ông Bhattacharya là phó giáo sư y khoa tại Trường Y Đại học Stanford và là nhà kinh tế học của Viện Freeman Spogli.
Trao
đổi về tác hại của các lệnh đóng cửa, tiến sĩ Bhattacharya nói với
Daily Clout trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước: “Tác hại đối với
con người là thảm khốc”.
Ông dự đoán: “Chúng ta sẽ tính đến những
tác hại thảm khốc về sức khỏe và tâm lý, áp đặt lên gần như mọi người
nghèo trên trái đất trong một thế hệ.” Đồng thời, ông nhấn mạnh các
chính phủ cũng chưa kiểm soát được dịch ở những nơi bị áp đặt lệnh phong
tỏa hà khắc nhất.
Một nghiên cứu trong tháng 1 do ông
Bhattacharya đồng tác giả chỉ ra rằng các lệnh hạn chế chặt chẽ phòng
chống COVID-19 không tạo ra tác dụng có lợi rõ ràng, đáng kể đối với sự
gia tăng các ca bệnh ở bất kỳ quốc gia nào. Thay vào đó, dựa trên hơn 10
bản so sánh về mức phản ứng với COVID-19 từ khắp nơi trên thế giới, các
lệnh hạn chế hà khắc thực sự có liên quan đến việc gia tăng ca bệnh,
theo nghiên cứu.
Các tác giả cho biết: “Có khả năng các sắc lệnh
[yêu cầu] ở nhà có thể tạo điều kiện cho cho việc truyền bệnh nếu điều
này làm gia tăng sự tiếp xúc giữa người với người ở những môi trường dễ
truyền bệnh như không gian kín”.
Tiến sĩ Bhattacharya cũng là
người cùng viết bản Tuyên bố Great Barrington, một bản kiến nghị nhằm
chấm dứt các lệnh đóng cửa do COVID-19 và yêu cầu quay trở lại cuộc sống
bình thường.
“Các chính sách cấm vận hiện tại đang tạo ra những
tác động tàn phá đối với sức khỏe cộng đồng trong ngắn hạn và dài hạn,”
như “tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em thấp hơn” và “khám sàng lọc ung thư [được
tiến hành] ít hơn và sức khỏe tâm thần suy giảm – dẫn đến tỷ lệ tử vong
cao hơn trong những năm tới”, bản kiến nghị viết.
“Cách tiếp
cận nhân ái nhất [có thể] cân bằng giữa rủi ro và lợi ích của việc đạt
được miễn dịch cộng đồng là cho phép những người có nguy cơ tử vong tối
thiểu được sống như bình thường nhằm xây dựng khả năng miễn dịch với
virus thông qua lây nhiễm tự nhiên, đồng thời bảo vệ tốt hơn những người
có nguy cơ cao nhất… Những người không dễ bị tổn thương [do COVID-19]
nên ngay lập tức được phép trở lại cuộc sống bình thường.”, bản kiến
nghị viết.
Theo báo cáo, hơn 65.000 nhà khoa học và y tế, cũng như khoảng 754.000 công dân đã ký vào bản tuyên bố này.
Sự tàn phá “đáng kinh ngạc” của các lệnh phong tỏa
“Lý
do ban đầu của việc phong tỏa là làm chậm sự lây lan của dịch bệnh,
giúp các bệnh viện không bị quá tải. Đã rõ ràng từ lâu rằng đây không
phải điều đáng lo ngại: Ở Mỹ và hầu hết các nơi trên thế giới, các bệnh
viện không bao giờ có nguy cơ bị quá tải” ông Bhattacharya viết trong
một bài báo đăng trên tờ LifeSite. “Tuy nhiên, việc phong tỏa vẫn được
giữ nguyên, và điều này hóa ra lại mang tới những tác động chết người”.
Tiến
sỹ chỉ ra ước tính năm 2020 của Liên Hợp Quốc rằng 130 triệu người sẽ
chết đói do thiệt hại kinh tế từ các lệnh hạn chế do COVID-19. Ông cũng
lưu ý rằng việc khám sàng lọc ung thư giảm đáng kể, vì bệnh nhân “sợ
COVID hơn ung thư”.
Giáo sư Stanford chỉ ra, sự tàn phá sức khỏe
tâm thần do bị cô lập thời gian dài vì dịch bệnh là “điều gây sốc nhất”,
đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.
Ông trích dẫn ở Hoa
Kỳ, các lệnh phong tỏa xảy ra đồng thời với tỷ lệ 25,5% số người trẻ
tuổi cho biết họ nghiêm túc xem xét khả năng tự tử.
Theo một báo
cáo vào tháng 11 của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong
bối cảnh trường học đóng cửa và ngừng hoạt động vào năm ngoái, số lượt
khám tại khoa cấp cứu vì các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tăng 24% ở trẻ
em từ 5-11 tuổi và 31% ở thanh thiếu niên. Các đường dây yêu cầu chi trả
bảo hiểm cho việc tự tử và tự làm hại bản thân của thanh thiếu niên
theo đó cũng tăng vọt, gần 100% chỉ riêng trong tháng Tư.
Ngược lại, trẻ em và thanh niên chỉ chiếm 0,2% số ca tử vong do COVID tại Mỹ.
Tiến
sĩ Bhattacharya giải thích rằng “không có gì đáng ngạc nhiên” khi các
lệnh đóng cửa này đã gây ra những tác động tâm lý, đặc biệt là ở những
người cần sự hòa nhập xã hội như người trẻ tuổi và trẻ em. “Trên thực
tế, những gì chúng ta đang làm là yêu cầu những người trẻ tuổi phải chịu
đựng gánh nặng của việc kiểm soát một căn bệnh mà họ có ít hoặc không
có nguy cơ. Điều này hoàn toàn lạc hậu so với cách tiếp cận đúng đắn”,
ông nói.
Trong hai tuần qua, ít nhất 8 thống đốc Hoa Kỳ đã bắt
đầu dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế COVID-19 trong các tiểu bang, bao gồm
các quy định về đeo khẩu trang và số người tụ họp tối đa. Ông Biden,
người ra lệnh thả những người nhập cư bất hợp pháp vào đất nước trong
bối cảnh dịch bệnh, đã chỉ trích các thống đốc Cộng hòa này là có “tư
duy của người tối cổ”.
Bà Pelosi bị kiện vì cuộc gọi ‘sau lưng’ ông Trump
Một
vụ kiện về Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) đã được đệ trình, liên quan
tới cuộc điện đàm hồi tháng 1 của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi
với Tướng quân đội Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên
quân, trong đó bà Pelosi bày tỏ lo ngại về ông Trump – người mà bà gọi
là ‘tổng thống loạn trí’.
Tổ chức giám sát tư pháp Judicial Watch
đã tiết lộ hành động pháp lý của mình vào ngày 9/3, cho biết cuộc gọi
giữa bà Pelosi và sĩ quan quân đội hàng đầu của quốc gia đã vượt thẩm
quyền, qua mặt tổng thống đang tại vị, đặt ra một “tiền lệ nguy hiểm” có
thể ảnh hưởng đến các đời tổng thống tương lai.
Tổ chức cho biết
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã không trả lời yêu cầu vào ngày 11/1 của họ về
thông tin của cuộc gọi ngày 8/1 giữa bà Pelosi và ông Milley.
Bà
Pelosi đã gửi một bức thư cho các đồng nghiệp Đảng Dân chủ của mình ngay
sau cuộc điện đàm, diễn ra hai ngày sau cuộc bạo động tại Điện Capitol
Hoa Kỳ.
“Sáng nay, tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng Liên quân Mark Milley để thảo luận về các biện pháp phòng
ngừa sẵn có nhằm ngăn chặn một tổng thống bất ổn [có thể] gây ra các
hành động thù địch quân sự hoặc truy cập các mã phóng và ra lệnh tấn
công hạt nhân”, bà Pelosi viết .
Bà cũng viết rằng tình hình của
tổng thống không thể nghiêm trọng hơn, và chúng ta phải làm bất cứ điều
gì có thể để bảo vệ người dân Mỹ khỏi cuộc tấn công không cân sức của
ông ấy vào quốc gia và nền dân chủ của chúng ta.
Sau đó, bà nói
thêm, “Như các vị biết, ngày càng có nhiều động lực xung quanh việc viện
dẫn Tu chính án thứ 25, cho phép Phó Tổng thống và đa số Nội các cách
chức Tổng thống vì tội kích động nổi dậy và mối nguy hiểm mà ông ấy vẫn
gây ra”.
Judicial Watch bình luận: “Trong tâm lý học, thuật ngữ
projection mô tả hành động gán đặc điểm tiêu cực của bạn cho người khác.
Không ai làm điều này tốt hơn Nancy Pelosi. Nếu bạn đã đọc bức thư ngày
8/1 của bà ấy tấn công Tổng thống Trump khi đó cho các đồng nghiệp của
bà, bạn sẽ đồng ý. Trong đó, bà ấy nói về cuộc điện thoại chống Trump
của mình với lãnh đạo quân đội hàng đầu của quốc gia”.
Trong một
tuyên bố, Chủ tịch của Judicial Watch, Tom Fitton, cho biết nếu lời kể
của Pelosi về cuộc trò chuyện của mình với Milley là chính xác, thì nó
sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm cho vị trí tổng tư lệnh của tổng thống
và sự phân chia quyền lực.
“Vụ kiện mới của chúng tôi nhằm mục đích khám phá sự thật về cuộc gọi”, ông Fitton cho biết.
Theo
Judicial Watch, khiếu nại nhằm tìm kiếm quyền truy cập vào bất kỳ và
tất cả các tài liệu liên quan đến cuộc điện thoại Pelosi-Milley, cũng
các hồ sơ khác về liên hệ giữa họ từ ngày 1/11/2020 đến nay.
Cố vấn hàng đầu của ông Biden nói ‘ngả mũ’ trước thành tựu vắc-xin của ông Trump
Phát biểu này hoàn toàn trái ngược với những gì chính quyền ông Biden luôn nói trước đó.
Cố
vấn cấp cao của Tòa Bạch Ốc về ứng phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán
(COVID-19) Andy Slavitt đã ca ngợi tốc độ và hiệu quả của chiến dịch
phát triển vắc-xin mà cựu tổng thống Hoa Kỳ đã triển khai.
Trong
một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Slavitt cho biết rất biết ơn công
việc của chính quyền tiền nhiệm về việc chế tạo vắc-xin và ông đã không
ngần ngại ca ngợi Chiến dịch Warp Speed của cựu Tổng thống Trump.
“Tôi
hoàn toàn ngả mũ”, Slavitt nói. “Tôi nghĩ rằng chính quyền Trump đã đảm
bảo rằng chúng ta đã nhận được vắc-xin trong thời gian [ngắn] kỷ lục.
Đó là một điều tuyệt vời và là điều mà tất cả chúng ta nên vui mừng”.
Tuyên
bố của quan chức cấp cao của chính quyền Biden hoàn toàn trái ngược với
những gì Tổng thống Biden và nội các cấp cao của ông đã nói trên các
phương tiện truyền thông.
Ví dụ, Phó Tổng thống Kamala Harris đã
nói: “Không có chiến lược hoặc kế hoạch quốc gia nào về tiêm chủng.
Chúng tôi đang bắt đầu lại từ đầu”.
Vào ngày 16/2, tại một sự
kiện của CNN, ông Joe Biden nói, “Phải có vắc-xin, thứ mà chúng tôi
không có khi mới nhậm chức… Làm thế nào để bạn tiêm vắc-xin vào cánh tay
của ai đó? ”
Tuy nhiên, cá nhân ông Biden đã được tiêm vắc-xin
trước khi ông Trump rời nhiệm sở và trong khoảng thời gian ông Biden
nhậm chức (lúc chính quyền ông chưa chính thức làm việc), ít nhất 1,5
triệu người Mỹ đã được tiêm vắc-xin.
Trước những tuyên bố bất nhất của ông Biden và phó tổng thống của ông, cựu Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố vào ngày 10/3:
“Tôi
hy vọng mọi người sẽ nhớ khi họ được tiêm vắc-xin COVID-19, rằng nếu
tôi không phải là tổng thống, thì bạn sẽ không nhận được ‘mũi tiêm’
tuyệt đẹp đó trong 5 năm, và có lẽ sẽ không nhận được nó chút nào. Mong
mọi người ghi nhớ!”
Mục tiêu số 1 của Bắc Kinh : Biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc
Trả
lời phỏng vấn của Libération, chuyên gia Thomas Gomart, giám đốc Viện
Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), điểm qua những mục tiêu quân sự của Trung
Quốc với nhận định « Bắc Kinh thường xuyên trắc nghiệm ý định của Mỹ ».
Theo
ông Gomart, với ngân sách quân sự thứ nhì thế giới, chiến lược của
Trung Quốc không chỉ nhằm tiến lên ngang hàng với Hoa Kỳ như Liên Xô
thời trước, mà vượt qua trong một số lãnh vực, trước hết là hải quân.
Mục
tiêu số 1 là biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc và đẩy người Mỹ
ra ngoài. Mục tiêu số 2 là lệ thuộc càng ít càng tốt đối với các eo
biển quan trọng, đặc biệt là Malacca. Để đạt được, Bắc Kinh tăng cường
sự hiện diện ngoài khơi xa và tại những điểm chiến lược có thể trở thành
căn cứ quân sự như ở Djibouti. Đầu tư thứ ba là vào chiến tranh mạng,
và người ta cũng đặt câu hỏi về kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc. Như
vậy quan niệm Trung Quốc về xung đột không đơn thuần là quân sự, mà kết
hợp với dân sự, trên internet, v.v…
Bắc Kinh thường xuyên trắc nghiệm ý định của Mỹ
Hồi
năm 1995, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan đã chứng tỏ sự ưu việt của
Mỹ, nhưng tương quan lực lượng nay đang dần nghiêng về phía Trung Quốc.
Bắc Kinh hiện có hai hàng không mẫu hạm tại Biển Đông, nơi những đảo san
hô bị quân sự hóa khiến việc triển khai quân của Mỹ trở nên phức tạp
hơn. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn cố áp đặt ý tưởng sự hiện diện
của Hải quân phương Tây trên Biển Đông là một sự bất bình thường.
Rất
có thể những sự cố trên biển sẽ thường xuyên diễn ra, vì Bắc Kinh cố
tình không muốn đây là vùng biển bình thường đối với Hải quân các nước
khác. Hoa Kỳ luôn chiếm thế thượng phong về Hải quân. Bắc Kinh đang dần
thu ngắn khoảng cách, nhưng dù đầu tư rất nhiều vào các tàu sân bay,
quân Trung Quốc không có được những kinh nghiệm như quân đội Mỹ với
nhiều thập niên tham gia những chiến dịch phức tạp.
Trả lời câu
hỏi Trung Quốc đã thành công khi đàn áp Hồng Kông mà quốc tế chỉ phản
đối một cách chừng mực, liệu sẽ dấn lên xâm lược một đất nước dân chủ và
độc lập là Đài Loan hay không, chuyên gia Thomas Gormart nhận xét, Bắc
Kinh thường xuyên tìm cách thử phản ứng của Mỹ. Đài Loan là « lằn ranh
đỏ » với Trung Quốc, một vấn đề sống còn mà Bắc Kinh sẵn sàng chiến đấu,
nhưng không có cùng tầm quan trọng đối với Washington.
Mỹ: Gia đình nạn nhân George Floyd được bồi thường 27 triệu USD
Một
bức tranh tường thể hiện những thông điệp về cái chết của ông George
Floyd, một sự kiện đã gây phản ứng dây truyền ở nhiều nơi trên thế giới
trong năm ngoái
Thành phố Minneapolis đã đạt được một thỏa thuận
bồi thường trị giá 27 triệu đô la cho gia đình của George Floyd, người
đàn ông Mỹ thiệt mạng vào tháng 5 năm 2020, trong vụ việc gây ra các
cuộc biểu tình trên toàn thế giới.
Cái chết của ông Floyd sau khi
bị kẹt dưới đầu gối của cựu sỹ quan cảnh sát Derek Chauvin đã được ghi
lại trên máy camera ghi hình tự động.
Các luật sư của gia đình cho biết đoạn phim đã tạo ra "yêu cầu không thể phủ nhận về công lý và sự thay đổi".
Việc lựa chọn bồi thẩm đoàn cho phiên tòa xét xử vụ 'giết người' của cựu sỹ quan Chauvin hiện đang được tiến hành.
Sáu trong số 12 bồi thẩm viên đã được chọn cho các phiên điều trần bắt đầu vào ngày 29 tháng Ba.
'Mạng sống của người da đen là quan trọng'
Hội
đồng thành phố Minneapolis đã bỏ phiếu nhất trí thông qua thỏa thuận
giải quyết trước khi xét xử, khoản bồi thường lớn nhất từng được trao ở
bang Minnesota.
Luật sư Ben Crump của gia đình Floyd nói rằng
việc dàn xếp trước phiên tòa với mức bồi thường lớn nhất từ trước đến
nay như vậy, trong một vụ việc gây chết người do hành vi sai trái đối
với sinh mạng của một người da đen sẽ "gửi đi một thông điệp mạnh mẽ
rằng mạng sống của người da đen có ý nghĩa quan trọng thế nào và sự tàn
bạo của cảnh sát đối với người da màu phải chấm dứt".
Không có nhận xét nào