Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hôm 25/3 cho biết có hai người bị
đưa đi cấp cứu và một người tử vong trước đó vì nghi bị ngộ độc patê
chay.
Hai người cấp cứu và một người tử vong nghi ngờ vì ngộ độc patê chay |
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 26/3, cho biết hai người bị cấp cứu trong tình trạng nguy kịch là một phụ nữ 53 tuổi đang bị hôn mê sâu tại Bệnh viện Nhân dân 115, và một thiếu nữ 16 tuổi ở Bệnh viện Nhi đồng 2.
Trước đó, em gái và mẹ của thiếu nữ 16 tuổi nói trên cũng nhập viện với tình trạng tương tự. Người mẹ đã tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Tất cả những trường hợp nói trên đều có cùng triệu chứng suy nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp do nghi ngờ bị ngộ độc Botulium, và tất cả trước đó cùng ăn patê chay.
Sở Y tế TPHCM nói hai bệnh nhân đang nguy kịch đã được hồi sức tích cực và đang chờ các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai từ Hà Nội vào hội chẩn và mang thuốc giải độc vi khuẩn Botulium.
Theo thông tin từ gia đình phụ nữ nhập viện ở Bệnh viện 115, gia đình bà này hôm 20/3 có nấu bún riêu chay cho nhiều người cùng ăn, trong nguyên liệu thấy có một hộp patê chay đã bị phồng lên. Đến tối thì bệnh nhân chóng mặt, khó nuốt, nói đớ nên được đưa đi cấp cứu.
Sở Y tế TPHCM ra thông cáo yêu cầu người dân tạm ngưng sử dụng các sản phẩm liên quan đến patê chay để chờ xác minh thông tin từ Ban An toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong diễn biến liên quan, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (tỉnh Long An), trong phiên Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa 14 của Quốc hội vào sáng 26/3, nhấn mạnh cần phải tăng cường hiệu quả giám sát. Cụ thể là giám sát với các chuyên đề thực tiễn, được cử tri đặc biệt quan tâm, như an toàn thực phẩm, quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị, phòng cháy chữa cháy, phòng chống xâm hại trẻ em...
Ông Nguyễn Tuấn Anh nhắc lại vụ ngộ độc patê Minh Chay từ năm 2020 gây ngộ độc cho nhiều người khiến dư luận bức xúc nhưng vẫn không rõ cơ quan nào phải chịu trách nhiệm giải quyết.
Trước đó, em gái và mẹ của thiếu nữ 16 tuổi nói trên cũng nhập viện với tình trạng tương tự. Người mẹ đã tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Tất cả những trường hợp nói trên đều có cùng triệu chứng suy nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp do nghi ngờ bị ngộ độc Botulium, và tất cả trước đó cùng ăn patê chay.
Sở Y tế TPHCM nói hai bệnh nhân đang nguy kịch đã được hồi sức tích cực và đang chờ các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai từ Hà Nội vào hội chẩn và mang thuốc giải độc vi khuẩn Botulium.
Theo thông tin từ gia đình phụ nữ nhập viện ở Bệnh viện 115, gia đình bà này hôm 20/3 có nấu bún riêu chay cho nhiều người cùng ăn, trong nguyên liệu thấy có một hộp patê chay đã bị phồng lên. Đến tối thì bệnh nhân chóng mặt, khó nuốt, nói đớ nên được đưa đi cấp cứu.
Sở Y tế TPHCM ra thông cáo yêu cầu người dân tạm ngưng sử dụng các sản phẩm liên quan đến patê chay để chờ xác minh thông tin từ Ban An toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong diễn biến liên quan, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (tỉnh Long An), trong phiên Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa 14 của Quốc hội vào sáng 26/3, nhấn mạnh cần phải tăng cường hiệu quả giám sát. Cụ thể là giám sát với các chuyên đề thực tiễn, được cử tri đặc biệt quan tâm, như an toàn thực phẩm, quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị, phòng cháy chữa cháy, phòng chống xâm hại trẻ em...
Ông Nguyễn Tuấn Anh nhắc lại vụ ngộ độc patê Minh Chay từ năm 2020 gây ngộ độc cho nhiều người khiến dư luận bức xúc nhưng vẫn không rõ cơ quan nào phải chịu trách nhiệm giải quyết.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào