Chính quyền Biden đã cho công bố “Phương châm Chỉ đạo Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” với tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Đài Loan, một đối tác dân chủ tiên tiến. Tuy nhiên, ông Lâm Úc Phương (Lin Yufang), cựu ủy viên lập pháp của Quốc Dân đảng Đài Loan, nói rằng tuyên bố của chính quyền Biden là “mơ hồ”, thậm chí có thể chỉ là “một lời hứa suông”, theo Epoch Times.
Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc hôm 3/3 đã công bố “Phương châm Chỉ đạo Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” đầu tiên của chính quyền Biden. Hội đồng này tuyên bố “Phương châm” là tầm nhìn của Tổng thống Biden khi ông xử lý vấn đề thế giới và đưa ra hướng dẫn chiến lược về an ninh quốc gia cho các bộ phận khác nhau của chính phủ Hoa Kỳ. Báo cáo này đặc biệt chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “đối thủ cạnh tranh lớn” duy nhất có tiềm năng sức mạnh toàn diện để thách thức hệ thống quốc tế.
Phương châm Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Biden nhấn mạnh rằng nền dân chủ là tài sản vĩ đại của Hoa Kỳ. Khi các hành động của chính quyền ĐCSTQ đe dọa trực tiếp đến lợi ích và giá trị quan của Hoa Kỳ, thì Mỹ sẽ đáp trả những thách thức ấy. Hoa Kỳ sẽ trực diện đối đầu với các hành vi thương mại không công bằng và bất hợp pháp, các hành vi kinh tế uy hiếp gây tổn hại đến việc làm của Mỹ, làm suy yếu các công nghệ tiên tiến và mới nổi, cố gắng xâm hại các lợi thế chiến lược và khả năng cạnh tranh quốc gia của Hoa Kỳ.
Về Đài Loan, Phương châm nói rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Đài Loan, một đối tác dân chủ tiên tiến và một đối tác kinh tế và an ninh quan trọng, Hoa Kỳ có cam kết lâu dài với Đài Loan.
Về điều này, cựu ủy viên pháp Quốc dân đảng Đài Loan Lâm Úc Phương nói với Đài Á Châu Tự do rằng phong cách của Biden chính là ôn hòa, ông ta sẽ giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và thương lượng, ông ta sẽ không tấn công đối thủ bằng những lời lẽ sắc bén và cứng rắn. Chính sách chỉ đạo này của ông Biden không được như chính sách của cựu Tổng thống Trump.
Ông Lâm chỉ ra: “Sự đảm bảo của (chính quyền Biden) đối với Đài Loan cũng chỉ mang tính tổng quát. Nó không đề cập đến việc bán vũ khí cho Đài Loan, cũng như không đảm bảo rằng sẽ cung cấp thêm các trang thiết bị cho Đài Loan trong tương lai. Đặc biệt là đối với An ninh của Đài Loan, nó không đề cập đến việc nếu an ninh của Đài Loan bị tấn công Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đến hỗ trợ”.
Ông Lâm nhìn nhận rằng điều mà Đài Loan nên thận trọng là nguyên tắc chỉ đạo tối cao trong chiến lược của Đài Loan là tránh chiến tranh và xung đột vũ trang với ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan, các đời tổng thống Mỹ chưa bao giờ hứa rằng nếu Đài Loan bị Trung Quốc đại lục tấn công, quân đội Hoa Kỳ sẽ được cử đến để hỗ trợ quốc phòng.
“Phương châm chỉ đạo chiến lược này khẳng định thêm rằng chiến lược của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan về cơ bản vẫn là chiến lược mơ hồ. Đối với Đài Loan, sự đảm bảo của Hoa Kỳ vẫn có mặt mơ hồ của họ, sự mơ hồ đó là có chủ ý, thậm chí chỉ là một lời hứa suông ở một mức độ nhất định. Đây là điều mà Đài Loan nên phải thận trọng. Làm thế nào khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển được cải thiện? Sử dụng phương tiện chính trị và phương thức giao tiếp nào để giảm bớt sự thù địch giữa hai bên rõ ràng là rất quan trọng đối với Đài Loan “, ông Lâm cho biết.
Cần phải tiếp tục theo dõi
Ông Định Thụ Phạm (Ding Shufan), giáo sư danh dự của Đại học Chính trị Đài Loan, nói với Đài Á Châu Tự do rằng “Phương châm Chỉ đạo Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” của chính quyền Biden nhìn vào thì thấy rất sơ sài. Về cơ bản, nó dựa trên chính sách “Một Trung Quốc” của chính quyền Obama trong quá khứ. Các chính sách của Mỹ đối với Đài Loan như “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”, “Ba bản thông cáo” và “Sáu điều đảm bảo”, từ bề mặt mà nhìn thì những nội dung được đề cập trong đó đều có vẻ giống như các chính sách được nhắc đến trong quá khứ, không có thay đổi nhiều.
Ông Đinh Thụ Phạm chỉ ra rằng thời Obama thực sự đã bỏ quên Đài Loan, vào thời điểm đó, cái gọi là chính sách “tái cân bằng của Mỹ” tập trung vào Đông Nam Á chứ không phải Đài Loan. Đài Loan là một câu hỏi về uy tín của lãnh đạo Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nói cách khác, bất kể ĐCSTQ làm gì, Hoa Kỳ phải có động thái đáp trả về điều đó, nếu không uy tín của Hoa Kỳ sẽ sụp đổ trong một sớm một chiều.
Giáo sư Đinh tin rằng trong nhiệm kỳ của ông Biden, số lượng các chuyến thăm cấp cao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ không nhiều hơn so với thời chính quyền Tổng thống Trump. Về việc liệu chính quyền Biden có đạt được 11 lần bán vũ khí cho Đài Loan, bao gồm nhiều vũ khí tấn công chủng mới, tiên tiến, thậm chí chỉ là vũ khí tấn công như trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay không, ông Đinh Thụ Phạm tin rằng các chính sách cụ thể của chính quyền Biden đối với Đài Loan vẫn còn cần phải theo dõi, đặc biệt là mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ đối với Đài Loan đang ngày càng leo thang.
https://www.dkn
Chuyên gia: ‘Ủng hộ Đài Loan’ có thể chỉ là ‘lời hứa suông’ của chính quyền Biden |
Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc hôm 3/3 đã công bố “Phương châm Chỉ đạo Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” đầu tiên của chính quyền Biden. Hội đồng này tuyên bố “Phương châm” là tầm nhìn của Tổng thống Biden khi ông xử lý vấn đề thế giới và đưa ra hướng dẫn chiến lược về an ninh quốc gia cho các bộ phận khác nhau của chính phủ Hoa Kỳ. Báo cáo này đặc biệt chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “đối thủ cạnh tranh lớn” duy nhất có tiềm năng sức mạnh toàn diện để thách thức hệ thống quốc tế.
Phương châm Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Biden nhấn mạnh rằng nền dân chủ là tài sản vĩ đại của Hoa Kỳ. Khi các hành động của chính quyền ĐCSTQ đe dọa trực tiếp đến lợi ích và giá trị quan của Hoa Kỳ, thì Mỹ sẽ đáp trả những thách thức ấy. Hoa Kỳ sẽ trực diện đối đầu với các hành vi thương mại không công bằng và bất hợp pháp, các hành vi kinh tế uy hiếp gây tổn hại đến việc làm của Mỹ, làm suy yếu các công nghệ tiên tiến và mới nổi, cố gắng xâm hại các lợi thế chiến lược và khả năng cạnh tranh quốc gia của Hoa Kỳ.
Về Đài Loan, Phương châm nói rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Đài Loan, một đối tác dân chủ tiên tiến và một đối tác kinh tế và an ninh quan trọng, Hoa Kỳ có cam kết lâu dài với Đài Loan.
Về điều này, cựu ủy viên pháp Quốc dân đảng Đài Loan Lâm Úc Phương nói với Đài Á Châu Tự do rằng phong cách của Biden chính là ôn hòa, ông ta sẽ giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và thương lượng, ông ta sẽ không tấn công đối thủ bằng những lời lẽ sắc bén và cứng rắn. Chính sách chỉ đạo này của ông Biden không được như chính sách của cựu Tổng thống Trump.
Ông Lâm chỉ ra: “Sự đảm bảo của (chính quyền Biden) đối với Đài Loan cũng chỉ mang tính tổng quát. Nó không đề cập đến việc bán vũ khí cho Đài Loan, cũng như không đảm bảo rằng sẽ cung cấp thêm các trang thiết bị cho Đài Loan trong tương lai. Đặc biệt là đối với An ninh của Đài Loan, nó không đề cập đến việc nếu an ninh của Đài Loan bị tấn công Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đến hỗ trợ”.
Ông Lâm nhìn nhận rằng điều mà Đài Loan nên thận trọng là nguyên tắc chỉ đạo tối cao trong chiến lược của Đài Loan là tránh chiến tranh và xung đột vũ trang với ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan, các đời tổng thống Mỹ chưa bao giờ hứa rằng nếu Đài Loan bị Trung Quốc đại lục tấn công, quân đội Hoa Kỳ sẽ được cử đến để hỗ trợ quốc phòng.
“Phương châm chỉ đạo chiến lược này khẳng định thêm rằng chiến lược của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan về cơ bản vẫn là chiến lược mơ hồ. Đối với Đài Loan, sự đảm bảo của Hoa Kỳ vẫn có mặt mơ hồ của họ, sự mơ hồ đó là có chủ ý, thậm chí chỉ là một lời hứa suông ở một mức độ nhất định. Đây là điều mà Đài Loan nên phải thận trọng. Làm thế nào khiến mối quan hệ giữa hai bờ eo biển được cải thiện? Sử dụng phương tiện chính trị và phương thức giao tiếp nào để giảm bớt sự thù địch giữa hai bên rõ ràng là rất quan trọng đối với Đài Loan “, ông Lâm cho biết.
Cần phải tiếp tục theo dõi
Ông Định Thụ Phạm (Ding Shufan), giáo sư danh dự của Đại học Chính trị Đài Loan, nói với Đài Á Châu Tự do rằng “Phương châm Chỉ đạo Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” của chính quyền Biden nhìn vào thì thấy rất sơ sài. Về cơ bản, nó dựa trên chính sách “Một Trung Quốc” của chính quyền Obama trong quá khứ. Các chính sách của Mỹ đối với Đài Loan như “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”, “Ba bản thông cáo” và “Sáu điều đảm bảo”, từ bề mặt mà nhìn thì những nội dung được đề cập trong đó đều có vẻ giống như các chính sách được nhắc đến trong quá khứ, không có thay đổi nhiều.
Ông Đinh Thụ Phạm chỉ ra rằng thời Obama thực sự đã bỏ quên Đài Loan, vào thời điểm đó, cái gọi là chính sách “tái cân bằng của Mỹ” tập trung vào Đông Nam Á chứ không phải Đài Loan. Đài Loan là một câu hỏi về uy tín của lãnh đạo Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nói cách khác, bất kể ĐCSTQ làm gì, Hoa Kỳ phải có động thái đáp trả về điều đó, nếu không uy tín của Hoa Kỳ sẽ sụp đổ trong một sớm một chiều.
Giáo sư Đinh tin rằng trong nhiệm kỳ của ông Biden, số lượng các chuyến thăm cấp cao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ không nhiều hơn so với thời chính quyền Tổng thống Trump. Về việc liệu chính quyền Biden có đạt được 11 lần bán vũ khí cho Đài Loan, bao gồm nhiều vũ khí tấn công chủng mới, tiên tiến, thậm chí chỉ là vũ khí tấn công như trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay không, ông Đinh Thụ Phạm tin rằng các chính sách cụ thể của chính quyền Biden đối với Đài Loan vẫn còn cần phải theo dõi, đặc biệt là mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ đối với Đài Loan đang ngày càng leo thang.
https://www.dkn
Không có nhận xét nào