Chúng ta sống trong thời đại mà giới tinh hoa chính trị đang cố tình dựa vào các phương tiện truyền thông lớn để thêu dệt những câu chuyện sai sự thật. Mục đích là tạo ra khủng hoảng tâm lý đám đông và thúc đẩy những cải biến triệt để trong xã hội Mỹ.
Sau đây là nhìn nhận của ông Brian Cates, một cây viết ở Nam Texas và là tác giả của cuốn sách “Không ai hỏi ý kiến của tôi… Nhưng dù sao nó cũng ở đây rồi!”, được đăng trên Epoch Times.
Để tước đoạt những quyền hiến định đáng trân trọng của công dân bình thường, tầng lớp tinh hoa trước tiên phải đặt những công dân đó vào tình trạng hoảng loạn. Điều này dẫn đến nhiều người trong số họ không chỉ cho phép quyền của mình bị tước đoạt, mà còn sẵn sàng giao nộp chúng.
Và sợ hãi là trạng thái hiệu quả nhất để buộc các công dân sẵn sàng chấp nhận hy sinh các quyền của mình.
Thời gian trôi qua kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu, nhiều bằng chứng tiếp tục xuất hiện cho thấy một số thực thể chính trị và truyền thông đã lợi dụng sự bùng phát của virus để tăng cường kiểm soát và thúc đẩy chương trình nghị sự của họ.
Mặc dù bạn nghĩ không ai đủ nhẫn tâm lợi dụng đợt bùng phát dịch bệnh để thúc đẩy vận may chính trị và gia tăng quyền lực đối với cuộc sống chính đồng bào của họ, nhưng không may, sự thật lại cho thấy, đây chính xác là điều mà nhiều chính khách tại cấp địa phương, tiểu bang và liên bang đã thực hiện.
Những người này đã tận dụng triệt để các “đồng minh truyền thông” của họ nhằm gây ra trạng thái sợ hãi và hoảng loạn thông qua các câu chuyện bịa đặt.
Điều này cho phép họ thực hiện những thay đổi đối với xã hội Mỹ. Nếu như trong một thời điểm tranh luận bình tĩnh và hợp lý, họ sẽ không thể đạt được nhiều mục tiêu như vậy.
Nhận thức bị lèo lái bởi giới truyền thông khác xa thực tế
Nhận thức của công chúng về những gì đang xảy ra ở Mỹ và thực tế chuyện gì chính xác đang xảy ra thường là hai điều rất khác nhau.
Nhiều người Mỹ từ lâu đã biết rằng, giới truyền thông chủ lưu đã không còn cố gắng đưa tin về các vấn đề quan trọng một cách trung lập. Thay vào đó, bằng cách trình bày những câu chuyện thiên lệch được ngụy trang dưới dạng “đưa tin”, họ đang cố gắng đạt được những kết quả chính trị họ mong muốn.
Các phương tiện truyền thông lớn đăng tải những câu chuyện sai sự thật, tuy nhiên, họ hoàn toàn nhận thức được đó là những câu chuyện sai sự thật. Mục tiêu của họ không phải là báo cáo thông tin chính xác; mà là đưa tin để đạt được kết quả chính trị “đúng” theo ý muốn của họ. Điều này khiến họ trở thành những kẻ tuyên truyền chứ không phải nhà báo.
Chúng ta hãy xem xét một số câu chuyện được các phương tiện truyền thông chủ lưu quảng bá và thêu dệt trong năm qua, với mục đích thúc đẩy sự thay đổi triệt để trong xã hội Mỹ.
Cảnh sát giết hàng nghìn người da đen không vũ trang mỗi năm?
Một nhận thức sai lầm đã được hình thành trong đầu óc dân chúng. Có số lượng lớn dân Mỹ tin rằng mỗi năm ở Hoa Kỳ có từ 1.000 đến 10.000 người da đen không vũ trang bị các cơ quan thực thi pháp luật giết chết.
Nhà báo Andy Ngô viết trên Twitter:
“Gần một nửa số người theo chủ nghĩa tự do được khảo sát cho rằng, có khoảng 1.000 đến 10.000 người da đen không vũ trang đã bị cảnh sát Mỹ giết chết vào năm 2019. Con số thực tế chỉ là 27. BLM-Antifa lợi dụng sự thiếu hiểu biết này – kèm theo sự ‘thêm dầu vào lửa’ của các phương tiện truyền thông thiên tả – để kích động bạo lực và nổi dậy chính trị“.
Các nhóm hoạt động như Black Lives Matters (BLM) tuyên bố họ có lý do chính đáng để phá phách vì nhiều người da đen đã bị cảnh sát giết chết. Chính vì vậy, trong năm qua, ở một số thành phố lớn nhất của Mỹ, bạo loạn bạo lực được phép tồn tại trong nhiều ngày, thậm chí đôi khi là nhiều tuần.
Thật đáng kinh ngạc, khi bạo loạn đang diễn ra và chính quyền địa phương ở những thành phố này phải vật lộn để duy trì trật tự, thì các phương tiện truyền thông lại khuếch đại những lời kêu gọi ngừng cấp tiền cho cảnh sát. Sau đó, một số thành phố đã hành động để cắt giảm kinh phí cho các sở cảnh sát của mình.
Tuy nhiên, câu chuyện được sử dụng để biện minh cho các cuộc bạo động và hành động trấn áp cảnh sát đơn giản là không đúng sự thật.
Theo dữ liệu có thể tiếp cận, tại Mỹ, chưa có năm nào các cảnh sát giết tới 100 người da đen không vũ trang. Ấy vậy mà giới truyền thông lại thêu dệt con số lên tới hàng nghìn người.
Tuy nhiên, tới lúc hầu hết người Mỹ nhận ra họ đã bị xỏ mũi bởi một câu chuyện sai lệch khác, thì các nhà hoạt động chính trị đã đạt được hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả những thay đổi mà họ mong muốn.
Khẩu trang không có tác dụng (rồi đột nhiên chúng lại có tác dụng)
Trong năm qua, một trong những ví dụ lớn nhất về những lời dối trá do tầng lớp tinh hoa dẫn dắt thông qua các phương tiện truyền thông lớn là về khẩu trang và quy định đeo khẩu trang.
Cả bác sĩ phẫu thuật Jerome Adams và Tiến sĩ Anthony Fauci đều sớm tuyên bố rằng khẩu trang không giúp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19. Sau đó, cả hai đều đột ngột đảo ngược tuyên bố của mình.
Trong thời kỳ đầu đại dịch, nhiều chuyên gia có thẩm quyền đã nói công khai rằng khẩu trang không có tác dụng và hãy ngừng đeo khẩu trang. Sau đó, họ lại biện minh cho phát biểu của mình. Họ vỗ lên đầu công chúng Mỹ và nói:
“Chúng tôi đã nói dối quý vị để ngăn quý vị mua hết khẩu trang. Vì vậy, các nhân viên y tế tuyến đầu của chúng ta sẽ còn khẩu trang để sử dụng. Nhưng bây giờ đã có đủ khẩu trang, hãy đeo chúng vào và giữ trật tự”.
Họ có thể nói dối công chúng vì “chính lợi ích của công chúng” bao nhiêu lần, sau đó người dân sẽ không còn tin bất cứ điều gì họ nói nữa?
Cuộc chiến chống lại Hydroxychloroquine
Khi Tổng thống Donald Trump quảng bá về loại thuốc hydroxychloroquine (thuốc ký ninh) trong một cuộc họp báo, giới truyền thông đã ngay lập tức phát động một chiến dịch quốc gia nhằm tấn công loại thuốc này – cáo buộc nó không an toàn và nguy hiểm.
Chiến dịch tin giả này bao gồm một tuyên bố ngớ ngẩn rằng ông Trump đã chủ trương khuyên mọi người trực tiếp tiêm thuốc khử trùng cho mình. Trong khi ông chưa bao giờ nói như vậy.
Thuốc ký ninh, một loại thuốc đã được phổ biến rộng rãi từ những năm 1950 và được hàng triệu người trên thế giới sử dụng trong nhiều thập kỷ để ngăn ngừa các bệnh như sốt rét hoặc điều trị viêm khớp dạng thấp, đột nhiên được gọi là cực kỳ nguy hiểm và các bác sĩ không còn được phép kê đơn.
Ban đầu, ông Trump và nhiều bác sĩ y tế đã giới thiệu thuốc ký ninh có thể phòng bệnh và đánh bại virus COVID-19 trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên các hãng truyền thông đã gây ra nhầm lẫn khi tuyên bố nó là một “phương thuốc thần kỳ”, nhưng không có tác dụng khi được tiêm cho những bệnh nhân nặng mắc COVID-19.
Câu chuyện rằng ông Trump đã kích động “cuộc nổi dậy” vào ngày 6/1
Một trong những câu chuyện sai sự thật mới nhất được các phương tiện truyền thông dòng chính nhiệt tình thúc đẩy là ông Trump đã kích động “cuộc nổi dậy” tại tòa nhà Capitol ngày 6/1.
Mặc dù có nhiều lỗ hổng trong câu chuyện này, các đảng viên Dân chủ đã thúc đẩy cuộc luận tội lần thứ hai đối với cựu TT Trump tại Hạ viện. Tiếp đó là trò hề về phiên tòa luận tội tại Thượng viện, với kết cục là ông Trump được trắng án.
Ông Trump hiện đã rời Tòa Bạch Ốc, nhưng nhiều người ở đất nước này đã bị đào tạo để mù quáng tin vào bất cứ điều gì mà các nhà lãnh đạo bảo họ phải tin. Họ đã bị lập trình để làm bất cứ điều gì mà các nhà lãnh đạo yêu cầu họ làm, bất kể nó có vô lý hoặc mâu thuẫn đến mức nào. Đây không phải là cách người Mỹ muốn sống.
Câu chuyện về Trại gia súc của Orwell’s ‘1984’ đã đến Mỹ
Chứng kiến trò phản bội diễn ra ở đất nước mình trong năm qua, tôi nhớ đến cuốn tiểu thuyết mang tính hư cấu của George Orwell, “1984”, rằng:
“Sự thật” là bất cứ điều gì mà Đảng nói với bạn ngày hôm nay. Những gì Đảng đã nói với bạn ngày hôm qua không còn quan trọng nữa và sẽ bị lãng quên.
Khi Đảng nói với người Mỹ rằng, khẩu trang có tác dụng, họ sẽ đeo chúng. Sau đó, khi Đảng nói với người Mỹ rằng khẩu trang không có tác dụng, họ sẽ tháo chúng ra.
Khi Đảng tiếp tục nói họ đã nói dối công chúng, hãy đeo khẩu trang, công chúng lại tuân theo.
Đó luôn là vấn đề, bạn thấy đấy. Không có sự thất bại trong giao tiếp. Công chúng giờ đây là những thực thể hoàn hảo. Họ đã được lập trình để tuân theo “Đảng”. Họ thực sự yêu Đảng. Họ sẽ yêu các ‘đại ca’ (Big Brother).
“1984” không còn là một cuốn tiểu thuyết hư cấu nữa. Ngày nay, chúng ta đang sống trong chính cuốn sách này.
Câu hỏi duy nhất là bao lâu nữa sẽ có đủ công chúng Mỹ ngừng nghe theo những lời dối trá của các đại ca? Bao lâu cho đến khi người Mỹ không còn tuân theo Đảng nữa?
https://www.dkn
Cates: Chiêu trò mà giới truyền thông Mỹ dùng để thay đổi xã hội |
Sau đây là nhìn nhận của ông Brian Cates, một cây viết ở Nam Texas và là tác giả của cuốn sách “Không ai hỏi ý kiến của tôi… Nhưng dù sao nó cũng ở đây rồi!”, được đăng trên Epoch Times.
Để tước đoạt những quyền hiến định đáng trân trọng của công dân bình thường, tầng lớp tinh hoa trước tiên phải đặt những công dân đó vào tình trạng hoảng loạn. Điều này dẫn đến nhiều người trong số họ không chỉ cho phép quyền của mình bị tước đoạt, mà còn sẵn sàng giao nộp chúng.
Và sợ hãi là trạng thái hiệu quả nhất để buộc các công dân sẵn sàng chấp nhận hy sinh các quyền của mình.
Thời gian trôi qua kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu, nhiều bằng chứng tiếp tục xuất hiện cho thấy một số thực thể chính trị và truyền thông đã lợi dụng sự bùng phát của virus để tăng cường kiểm soát và thúc đẩy chương trình nghị sự của họ.
Mặc dù bạn nghĩ không ai đủ nhẫn tâm lợi dụng đợt bùng phát dịch bệnh để thúc đẩy vận may chính trị và gia tăng quyền lực đối với cuộc sống chính đồng bào của họ, nhưng không may, sự thật lại cho thấy, đây chính xác là điều mà nhiều chính khách tại cấp địa phương, tiểu bang và liên bang đã thực hiện.
Những người này đã tận dụng triệt để các “đồng minh truyền thông” của họ nhằm gây ra trạng thái sợ hãi và hoảng loạn thông qua các câu chuyện bịa đặt.
Điều này cho phép họ thực hiện những thay đổi đối với xã hội Mỹ. Nếu như trong một thời điểm tranh luận bình tĩnh và hợp lý, họ sẽ không thể đạt được nhiều mục tiêu như vậy.
Nhận thức bị lèo lái bởi giới truyền thông khác xa thực tế
Nhận thức của công chúng về những gì đang xảy ra ở Mỹ và thực tế chuyện gì chính xác đang xảy ra thường là hai điều rất khác nhau.
Nhiều người Mỹ từ lâu đã biết rằng, giới truyền thông chủ lưu đã không còn cố gắng đưa tin về các vấn đề quan trọng một cách trung lập. Thay vào đó, bằng cách trình bày những câu chuyện thiên lệch được ngụy trang dưới dạng “đưa tin”, họ đang cố gắng đạt được những kết quả chính trị họ mong muốn.
Các phương tiện truyền thông lớn đăng tải những câu chuyện sai sự thật, tuy nhiên, họ hoàn toàn nhận thức được đó là những câu chuyện sai sự thật. Mục tiêu của họ không phải là báo cáo thông tin chính xác; mà là đưa tin để đạt được kết quả chính trị “đúng” theo ý muốn của họ. Điều này khiến họ trở thành những kẻ tuyên truyền chứ không phải nhà báo.
Chúng ta hãy xem xét một số câu chuyện được các phương tiện truyền thông chủ lưu quảng bá và thêu dệt trong năm qua, với mục đích thúc đẩy sự thay đổi triệt để trong xã hội Mỹ.
Cảnh sát giết hàng nghìn người da đen không vũ trang mỗi năm?
Một nhận thức sai lầm đã được hình thành trong đầu óc dân chúng. Có số lượng lớn dân Mỹ tin rằng mỗi năm ở Hoa Kỳ có từ 1.000 đến 10.000 người da đen không vũ trang bị các cơ quan thực thi pháp luật giết chết.
Nhà báo Andy Ngô viết trên Twitter:
“Gần một nửa số người theo chủ nghĩa tự do được khảo sát cho rằng, có khoảng 1.000 đến 10.000 người da đen không vũ trang đã bị cảnh sát Mỹ giết chết vào năm 2019. Con số thực tế chỉ là 27. BLM-Antifa lợi dụng sự thiếu hiểu biết này – kèm theo sự ‘thêm dầu vào lửa’ của các phương tiện truyền thông thiên tả – để kích động bạo lực và nổi dậy chính trị“.
Các nhóm hoạt động như Black Lives Matters (BLM) tuyên bố họ có lý do chính đáng để phá phách vì nhiều người da đen đã bị cảnh sát giết chết. Chính vì vậy, trong năm qua, ở một số thành phố lớn nhất của Mỹ, bạo loạn bạo lực được phép tồn tại trong nhiều ngày, thậm chí đôi khi là nhiều tuần.
Thật đáng kinh ngạc, khi bạo loạn đang diễn ra và chính quyền địa phương ở những thành phố này phải vật lộn để duy trì trật tự, thì các phương tiện truyền thông lại khuếch đại những lời kêu gọi ngừng cấp tiền cho cảnh sát. Sau đó, một số thành phố đã hành động để cắt giảm kinh phí cho các sở cảnh sát của mình.
Tuy nhiên, câu chuyện được sử dụng để biện minh cho các cuộc bạo động và hành động trấn áp cảnh sát đơn giản là không đúng sự thật.
Theo dữ liệu có thể tiếp cận, tại Mỹ, chưa có năm nào các cảnh sát giết tới 100 người da đen không vũ trang. Ấy vậy mà giới truyền thông lại thêu dệt con số lên tới hàng nghìn người.
Tuy nhiên, tới lúc hầu hết người Mỹ nhận ra họ đã bị xỏ mũi bởi một câu chuyện sai lệch khác, thì các nhà hoạt động chính trị đã đạt được hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả những thay đổi mà họ mong muốn.
Khẩu trang không có tác dụng (rồi đột nhiên chúng lại có tác dụng)
Trong năm qua, một trong những ví dụ lớn nhất về những lời dối trá do tầng lớp tinh hoa dẫn dắt thông qua các phương tiện truyền thông lớn là về khẩu trang và quy định đeo khẩu trang.
Cả bác sĩ phẫu thuật Jerome Adams và Tiến sĩ Anthony Fauci đều sớm tuyên bố rằng khẩu trang không giúp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19. Sau đó, cả hai đều đột ngột đảo ngược tuyên bố của mình.
Trong thời kỳ đầu đại dịch, nhiều chuyên gia có thẩm quyền đã nói công khai rằng khẩu trang không có tác dụng và hãy ngừng đeo khẩu trang. Sau đó, họ lại biện minh cho phát biểu của mình. Họ vỗ lên đầu công chúng Mỹ và nói:
“Chúng tôi đã nói dối quý vị để ngăn quý vị mua hết khẩu trang. Vì vậy, các nhân viên y tế tuyến đầu của chúng ta sẽ còn khẩu trang để sử dụng. Nhưng bây giờ đã có đủ khẩu trang, hãy đeo chúng vào và giữ trật tự”.
Họ có thể nói dối công chúng vì “chính lợi ích của công chúng” bao nhiêu lần, sau đó người dân sẽ không còn tin bất cứ điều gì họ nói nữa?
Cuộc chiến chống lại Hydroxychloroquine
Khi Tổng thống Donald Trump quảng bá về loại thuốc hydroxychloroquine (thuốc ký ninh) trong một cuộc họp báo, giới truyền thông đã ngay lập tức phát động một chiến dịch quốc gia nhằm tấn công loại thuốc này – cáo buộc nó không an toàn và nguy hiểm.
Chiến dịch tin giả này bao gồm một tuyên bố ngớ ngẩn rằng ông Trump đã chủ trương khuyên mọi người trực tiếp tiêm thuốc khử trùng cho mình. Trong khi ông chưa bao giờ nói như vậy.
Thuốc ký ninh, một loại thuốc đã được phổ biến rộng rãi từ những năm 1950 và được hàng triệu người trên thế giới sử dụng trong nhiều thập kỷ để ngăn ngừa các bệnh như sốt rét hoặc điều trị viêm khớp dạng thấp, đột nhiên được gọi là cực kỳ nguy hiểm và các bác sĩ không còn được phép kê đơn.
Ban đầu, ông Trump và nhiều bác sĩ y tế đã giới thiệu thuốc ký ninh có thể phòng bệnh và đánh bại virus COVID-19 trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên các hãng truyền thông đã gây ra nhầm lẫn khi tuyên bố nó là một “phương thuốc thần kỳ”, nhưng không có tác dụng khi được tiêm cho những bệnh nhân nặng mắc COVID-19.
Câu chuyện rằng ông Trump đã kích động “cuộc nổi dậy” vào ngày 6/1
Một trong những câu chuyện sai sự thật mới nhất được các phương tiện truyền thông dòng chính nhiệt tình thúc đẩy là ông Trump đã kích động “cuộc nổi dậy” tại tòa nhà Capitol ngày 6/1.
Mặc dù có nhiều lỗ hổng trong câu chuyện này, các đảng viên Dân chủ đã thúc đẩy cuộc luận tội lần thứ hai đối với cựu TT Trump tại Hạ viện. Tiếp đó là trò hề về phiên tòa luận tội tại Thượng viện, với kết cục là ông Trump được trắng án.
Ông Trump hiện đã rời Tòa Bạch Ốc, nhưng nhiều người ở đất nước này đã bị đào tạo để mù quáng tin vào bất cứ điều gì mà các nhà lãnh đạo bảo họ phải tin. Họ đã bị lập trình để làm bất cứ điều gì mà các nhà lãnh đạo yêu cầu họ làm, bất kể nó có vô lý hoặc mâu thuẫn đến mức nào. Đây không phải là cách người Mỹ muốn sống.
Câu chuyện về Trại gia súc của Orwell’s ‘1984’ đã đến Mỹ
Chứng kiến trò phản bội diễn ra ở đất nước mình trong năm qua, tôi nhớ đến cuốn tiểu thuyết mang tính hư cấu của George Orwell, “1984”, rằng:
“Sự thật” là bất cứ điều gì mà Đảng nói với bạn ngày hôm nay. Những gì Đảng đã nói với bạn ngày hôm qua không còn quan trọng nữa và sẽ bị lãng quên.
Khi Đảng nói với người Mỹ rằng, khẩu trang có tác dụng, họ sẽ đeo chúng. Sau đó, khi Đảng nói với người Mỹ rằng khẩu trang không có tác dụng, họ sẽ tháo chúng ra.
Khi Đảng tiếp tục nói họ đã nói dối công chúng, hãy đeo khẩu trang, công chúng lại tuân theo.
Đó luôn là vấn đề, bạn thấy đấy. Không có sự thất bại trong giao tiếp. Công chúng giờ đây là những thực thể hoàn hảo. Họ đã được lập trình để tuân theo “Đảng”. Họ thực sự yêu Đảng. Họ sẽ yêu các ‘đại ca’ (Big Brother).
“1984” không còn là một cuốn tiểu thuyết hư cấu nữa. Ngày nay, chúng ta đang sống trong chính cuốn sách này.
Câu hỏi duy nhất là bao lâu nữa sẽ có đủ công chúng Mỹ ngừng nghe theo những lời dối trá của các đại ca? Bao lâu cho đến khi người Mỹ không còn tuân theo Đảng nữa?
https://www.dkn
Không có nhận xét nào