“Cũng giống như mọi mối quan hệ, có những khác biệt giữa hai quốc gia và
hệ thống chính trị của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta giữ quan
điểm tổng quát thì có thể giải quyết những vấn đề đó một cách hiệu quả”.
Đại sứ Mỹ nói có thể ‘cân bằng thích ứng’ về nhân quyền đối với Việt Nam |
Đại
Sứ Daniel Kritenbrink khẳng định như vừa nêu tại cuộc thảo luận trực
tuyến hôm 5 tháng 4 do Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia (UVA) tổ
chức. Ông nói, với quan điểm đó, từ năm 2017, trong vai trò nhà ngoại
giao cao cấp nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông cùng các đối tác, chính
quyền Việt Nam, đã có những thành công vượt bực, một phần không nhỏ vì
những lợi ích của hai bên hoàn toàn “song hành với nhau”. Ông nói:
“Tôi đã cùng với các đối tác và những người bạn Việt Nam của tôi phấn đấu giải quyết một số vấn đề vô cùng nhạy cảm và khó khăn trong ba năm qua. Chúng tôi đã giải quyết được hầu hết mọi vấn đề. Việt Nam biết điểm mấu chốt của họ là gì. Tôi nghĩ chính là giữ sự độc lập, an ninh và thịnh vượng”.
Ông Kritenbrink ghi nhận rằng Việt Nam theo đuổi những mục tiêu đó một cách vô cùng “thực tiễn”. Về phía Hoa Kỳ, ông Kritenbrink đề cập đến các thành tựu mà ông đặc biệt hãnh diện.
Đầu tiên là nỗ lực giúp hòa giải và xử lý các di chứng do chiến tranh để lại. Cụ thể, ông nhắc đến chuyến thăm Cầu Hàm Rồng cùng với cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam giữa năm ngoái. Ông cũng là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn năm 2019. Năm 2018 ông đã làm như thế tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Đây là nơi còn lại phần mộ của những chiến sĩ thuộc Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra, Đại Sứ Kritenbrink còn nhấn mạnh thành quả trong lĩnh vực thương mại và giao dịch:
“Thứ nhì, tôi cũng tự hào về những điều thiết thực mà chúng tôi đã làm được. Bạn biết đấy, các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la mà chúng tôi đã ký kết nhờ có quan hệ thực sự này. Chúng tôi ở đây để hoàn thành công việc giao dịch thực sự mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Tôi thực sự tự hào về điều đó. Tôi cũng tự hào về chuyến thăm của hai hàng không mẫu hạm”.
Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến nỗ lực giúp trả tự do cho công dân Mỹ, ông Michael Phương Minh Nguyễn. Nhưng ông thừa nhận ví dụ điển hình về các lĩnh vực mà hai bên không đồng quan điểm là vấn đề nhân quyền.
Ông chia sẻ rằng nhân quyền là một trong những mối căng thẳng lớn nhất trong quan hệ song phương. Khi trao đổi với phía Việt Nam về vấn đề này, thông điệp ông thường nêu ra như sau:
“Chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ thành công hơn nếu Việt Nam bảo vệ các quyền công dân, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết về nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nói rõ rằng chỉ có Việt Nam và người dân Việt Nam mới làm được những quyết định này. Theo tôi quí vị hiểu được ngữ cảnh đó và tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được sự cân bằng thích ứng và không quá tập trung vào một vấn đề. Vì như tôi đã đề cập ban đầu, bất chấp những khác biệt mà chúng ta có về nhân quyền, khi chúng ta nhìn vào các vấn đề khác trong chương trình nghị sự của chúng ta từ mối quan hệ an ninh, thương mại, giữa con người với con người và nỗ lực quan trọng về việc xử lý di sản chiến tranh, thì bạn sẽ thấy rằng lợi ích của chúng ta gần như hoàn toàn song hành”.
Nói đến lĩnh vực an ninh trong khu vực, ông khẳng định Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ, điều mà Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đã khẳng định trong tuyên bố đầu tiên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hôm 3 tháng 3.
“Tôi đã cùng với các đối tác và những người bạn Việt Nam của tôi phấn đấu giải quyết một số vấn đề vô cùng nhạy cảm và khó khăn trong ba năm qua. Chúng tôi đã giải quyết được hầu hết mọi vấn đề. Việt Nam biết điểm mấu chốt của họ là gì. Tôi nghĩ chính là giữ sự độc lập, an ninh và thịnh vượng”.
Ông Kritenbrink ghi nhận rằng Việt Nam theo đuổi những mục tiêu đó một cách vô cùng “thực tiễn”. Về phía Hoa Kỳ, ông Kritenbrink đề cập đến các thành tựu mà ông đặc biệt hãnh diện.
Đầu tiên là nỗ lực giúp hòa giải và xử lý các di chứng do chiến tranh để lại. Cụ thể, ông nhắc đến chuyến thăm Cầu Hàm Rồng cùng với cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam giữa năm ngoái. Ông cũng là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn năm 2019. Năm 2018 ông đã làm như thế tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Đây là nơi còn lại phần mộ của những chiến sĩ thuộc Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra, Đại Sứ Kritenbrink còn nhấn mạnh thành quả trong lĩnh vực thương mại và giao dịch:
“Thứ nhì, tôi cũng tự hào về những điều thiết thực mà chúng tôi đã làm được. Bạn biết đấy, các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la mà chúng tôi đã ký kết nhờ có quan hệ thực sự này. Chúng tôi ở đây để hoàn thành công việc giao dịch thực sự mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Tôi thực sự tự hào về điều đó. Tôi cũng tự hào về chuyến thăm của hai hàng không mẫu hạm”.
Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến nỗ lực giúp trả tự do cho công dân Mỹ, ông Michael Phương Minh Nguyễn. Nhưng ông thừa nhận ví dụ điển hình về các lĩnh vực mà hai bên không đồng quan điểm là vấn đề nhân quyền.
Ông chia sẻ rằng nhân quyền là một trong những mối căng thẳng lớn nhất trong quan hệ song phương. Khi trao đổi với phía Việt Nam về vấn đề này, thông điệp ông thường nêu ra như sau:
“Chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ thành công hơn nếu Việt Nam bảo vệ các quyền công dân, tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết về nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nói rõ rằng chỉ có Việt Nam và người dân Việt Nam mới làm được những quyết định này. Theo tôi quí vị hiểu được ngữ cảnh đó và tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được sự cân bằng thích ứng và không quá tập trung vào một vấn đề. Vì như tôi đã đề cập ban đầu, bất chấp những khác biệt mà chúng ta có về nhân quyền, khi chúng ta nhìn vào các vấn đề khác trong chương trình nghị sự của chúng ta từ mối quan hệ an ninh, thương mại, giữa con người với con người và nỗ lực quan trọng về việc xử lý di sản chiến tranh, thì bạn sẽ thấy rằng lợi ích của chúng ta gần như hoàn toàn song hành”.
Nói đến lĩnh vực an ninh trong khu vực, ông khẳng định Trung Quốc là mối thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ, điều mà Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đã khẳng định trong tuyên bố đầu tiên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hôm 3 tháng 3.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào