Header Ads

  • Breaking News

    Đã có chiến thắng đầu tiên của Phạm Minh Chính trước Nguyễn Phú Trọng?


    Nguyễn Hòa Bình bỏ Nguyễn Phú Trọng đầu quân cho Phạm Minh Chính

    Phạm Minh Chính có thể là một con người sẽ tạo sức mạnh cho phủ thủ tướng

    Kể từ khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị phải về nhà “làm người tử tế” thì cuộc chiến giữa văn phòng Trung Ương Đảng và phủ thủ tướng tạm thời lắng xuống.

    Thực ra thì thời Nguyễn Xuân Phúc, phủ thủ tướng trở nên an phận thủ thường chịu lép vế so với văn phòng Trung Ương đảng. Phần vì Nguyễn Xuân Phúc không đủ bản lĩnh như Nguyễn Tấn Dũng, phần vì Nguyễn Xuân Phúc không có nhu cầu phải đối đầu với Nguyễn Phú Trọng.

    Bình thường thì chức tổng bí thư quyền lực hơn chức thủ tướng. Tuy nhiên, từ năm 2006-2011 thì phủ thủ tướng đã lấn át hoàn toàn. Lúc đó Nông Đức Mạnh nấp sau cái bóng quá lớn của Nguyễn Tấn Dũng.

    Đến nhiệm kỳ 11 từ năm 2011-2016 thì ban đầu văn phòng Trung Ương Đảng vẫn lép vế hơn phủ thủ tướng, tuy nhiên càng về sau thì ông Nguyễn Phú Trọng đã lấy lại dần quyền lực và đến đại hội 12 năm 2016 thì ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức loại nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ chính Trị.

    Thực tế, các ban trong Ban Bí Thư đều có quyền lực hơn các bộ trong chính phủ, và số ủy viên Bộ Chính Trị trong ban bí thư bao giờ cũng nhiều hơn ủy viên Bộ Chính Trị ở Chính Phủ. Đó là thực tế. Vì vậy Nông Đức Mạnh để quyền lực số môt rơi vào tay Nguyễn Tấn Dũng thì ông ta rất tệ.

    Hiện nay có nhiều cách để tạo nên được sức mạnh, thứ nhất là giành về phía mình nhiều ủy viên bộ chính trị, thứ nhòi là giành nhiều chức vụ quan trọng về tay mình, và thứ ba là cây thế lực ngoại bang. Thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng sức mạnh vượt Nguyễn Tấn Dũng thì ông đã làm mọi cách. Lập thêm 2 ban là ban nội chính và ban kinh tế, sau đó đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính Trị, tiếp theo là giành lấy chức chủ tịch ủy ban về phòng chống tham nhũng về tay ông và cuối cùng là siết chặt mối quan hệ với Bắc Kinh.

    Phạm Minh Chính là người tính xa

    Hiếm có một chính trị gia nào mà tận dụng cơ hội tốt như PHạm Minh Chính, và cũng khó có chính trị gia nào biết tích cóp cơ hội như ông Chính. Từ khi là bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh thì không biết bằng cách nào ông Chính thuyết phục cho ông thực thi dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn trước khi luật đặc khu trình quốc hội rất lâu. Chính vì vậy, ông cứ âm thầm làm và đưa quảng ninh, đưa Việt Nam vào trường hợp đã rồi. Thực ra tội đồ về thực hiện đặc khu không phải là những người viết luật mà lỗi của người triển khai luật là nhiều nhất.

    Về đặc khu thì việc xây dựng dự án nó tốn thời gian hơn, tốn tiền bạc hơn và nó quan trọng hơn ra luật. Tuy nhiên nếu âm thầm thực hiện thì lại dễ qua mặt dân Nhất, bởi đơn giản khi luật đưa ra quốc hội thì toàn dân biết chứ khi xây dựng thì chỉ có dân Vân Đồn biết còn dân trên mọi miền đất nước đều mù tịt. Đấy là lý do dân phản đối đặc khu thì ai bị áp lực chứ Phạm Minh Chính không hề có áp lực.

    Như vậy khi đặc khu được triển khai, Phạm Minh Chính Đã tận dụng tốt để kết nối với Bắc Kinh. Đến khi về Trung Ương làm trưởng ban tổ chức, ông ta cũng giữ sự kết nối tốt với Bắc Kinh. Như vậy thì lại một lần nữa ông Chính Tận Dụng cơ hội và tích lũy nó thành mối quan hệ tin cậy.

    Không phải ngẫu nhiên mà ông Phạm Minh Chính tạt ngang từ ban bí thư quan chính phủ chiếm vị trí đầu thì xưa nay hiếm. Chỉ cần việc tạt ngang thành công thì cũng đủ để bảo chứng cho một sức mạnh mới rong ĐCS Việt Nam.

    Với con người như thế thì tất nhiên ông Phạm Minh Chính sẽ hiểu con đường xây dựng quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng. Và chắc chắn, ông Chính cũng sẽ muốn kéo nhân sự về Chính Phủ để tạo nên sức mạnh cho phủ thủ tướng, ít nhất là như Nguyễn Tấn Dũng.

    Con người mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đều muốn giành

    Nguyễn Hòa Bình là tên tuổi của Bộ Chính Trị mà làm cho người dân bất bình nhất. Ông ta làm cho người dân phẫn nộ. Phải nói rằng cả xã hội không ai không căm phẫn hành động chà đạp công lý, chà đạp luật pháp và xem thường công lý của Nguyễn Hòa Bình. Ông Nguyễn Hòa Bình là tội đồ, tuy nhiên, đó chỉ là tội đối với dân chứ chưa chắc gì đó là tội đồ đối với đảng. Hành động xem thường luật pháp và nhẫn tâm dồn dân vào đường cùng để bảo vệ sự thối nát của đảng. Đó là yếu tố làm cho ông Nguyễn Hòa Bình được vào Bộ Chính trị.

    Ban đầu khi Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị thì tin rò rỉ cho biết rằng, ông Nguyễn Phú Trọng  đang muốn sử dụng ông Trương Hòa Bình cho một chức vụ quan trọng trong ban bí thư.

    Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn muốn xây dựng sức mạnh cho văn phòng Trung Ương Đảng theo cách quèn thuộc, đó là đưa người vào Bộ Chính Trị rồi sử dụng để áp đảo những thế lực khác. Năm 2013, ông Nguyễn phú Trọng đã có ý định đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính Trị để gầy dựng sức mạnh cho ban bí thư, nhưng cuối cùng thất bại. Và đến đại hội 13 này ông Nguyễn Phú Trọng cũng dùng lại chiêu cũ để làm nên sức mạnh.

    Cách đây 8 năm ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhận ra cách xây dựng nhân sự như thế mà ngăn chặn thì không biết, liệu rằn với cách làm như vậy ông Phạm Minh Chính có nhận ra hay không?

    Đối với ông Nguyễn Phú Trọng, việc bố trí Nguyễn Hòa Bình vào một chức vụ mà có thể kiểm soát được sai phạm của hầu hết các quan chức thì rất là cần thiết. Với chiến dịch đốt lò thanh trừng ngày một khốc liệt, thì có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng rất cần Nguyễn Hòa Bình hỗ trợ.

    Ý đồ Nguyễn Phú Trọng bị Phạm Minh Chính đọc rõ

    Theo tin rò rỉ cách đây 1 tháng, thì ông Nguyễn Phú Trọng có ý định đưa Nguyễn Hòa Bình vào vị trí trưởng ban nội chính trung ương thay cho Phạn Đình Trạc. Đây là vị trí rất cần một ủy viên bộ chính trị mà có thể đổi trắng thay đen và dễ dàng chụp mũ kết tội người khác như Nguyễn Hòa Bình. Có như thế thì ông Trọng mới nặn ra tội của đối thủ và từ đó bắt ai đó cho vào lò. Việc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã vướng nhiều vấn đề nan giải nên mới có chuyện cũi Lê Thanh Hải, củi Lê Hoàng Quân, củi Nguyễn Văn Đua và lò. Tội thì có đó nhưng vì che đậy quá kỹ nên ông Trọng cần phải dùng chiêu bắt trước tra sau, hay thanh tra tạo ra tội.

    Nguyễn Hòa Bình được đưa vào ban nội chính thì đó là sự bổ khuyết cho bộ sưu tập của Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, nếu nói Nguyễn Phú Trọng cần Nguyễn Hòa Bình thì Phạm Minh Chính cũng cần như thế. Ông Phạm Minh Chính là người giỏi tổ chức, ông ta biết cần người nào cho ghế nào. Nếu mà trong 5 phó thủ tướng mà có đến 3 ủy viên Bộ Chính trị thì sức mạnh của chính phủ được nâng lên đáng kể. Đấy là lý do tại sao Phạm Minh Chính cũng quyết giật cho được Nguyễn Hòa Bình về phe mình.

    Phạm Minh Chính chứ không phải là Nguyễn Xuan Phúc, ông Chính hoàn toàn có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với Nguyễn Phú trọng.

    Một Nguyễn Hòa Bình phối hợp với Tô Lâm cùng nhau chà đạp lên luật pháp trừng trị dân nếu cần thì điều đó rất cần thiết. Ông Phạm Bình Minh làm phó cho Phạm Minh Chính thì ông Chính như hổ mọc thêm cánh. Khi quan hệ với Trung Quốc, Phạm Bình Minh sẽ đưa chính phủ Phạm Minh Chính tiến gần hơn với quỹ đạo Bắc Kinh và từ đó cả 2 củng cố quyền lực trên sân khấu chính trị Việt Nam là điều kiện đẹp như mơ cho Phạm Minh Chính. Vài vậy, nếu Nguyễn Hòa Bình là mảng còn thiếu cuối cùng trong bộ sưu tập quyền lực của ông Nguyễn Phú trọng thì ông Phạm Minh Chính cũng cần Nguyễn Hòa Bình như thế.

    Cuối cùng, Phạm Minh Chính đã thắng ván đầu

    Hiện nay thì Nguyễn Hòa Bình đã thành phó thủ tướng, người sát cánh Phạm Minh Chính chứ không sát cánh Nguyễn Phú trọng. Không biết quá trình, chỉ cần xem kết quả thì cho thấy, Phạm Minh Chính đã thắng Nguyễn Phú Trọng trong ván cờ đầu tiên này, ông thắng ngay khi chưa nhậm chức thủ tướng.

    Theo thông tin rò rỉ cho biết, Bộ Chính trị khóa 13 đã có cả tháng thương lượng giữa thế lực Phạm Minh Chính và thế lực Nguyễn Phú trọng về sự chia chác nhân sự cho ban bí thư và chính phủ. Cả PHạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng đều cần Nguyễn Hòa Bình và thậm chí Nguyễn Phú Trọng đã giành cho Nguyễn Hòa Bình sẵn, nhưng cuối cùng Phạm Minh Chính giật lấy miếng ăn khi Nguyễn Phú Trọng đã đưa nó lên miệng.

    Với sức mạnh như vậy, nhiệm kỳ thủ tướng của ông Phạm Minh Chính hứa hẹn là một nhiệm kỳ sẽ dần lấn át thế lực Nguyễn Phú trọng.

    Chế độ này là vậy, những con người sai phạm làm mất lòng dân chưa chắc gì họ được đào thải. Đó là lý do mà đất ở đất nước này, hễ quan chức nào dân càng ghét thì lại tiến thân càng cao. Và cũng bởi vậy mà nó tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo tàn phá đất nước vì chẳng ai được lòng dân mà cơ cơ hội leo cao.

    Mặc dù ĐCS bao giờ cũng hô khẩu hiệu “ý đảng lòng dân” nhưng kỳ thực ý đảng hầu hết là ngược với lòng dân. Mà khi muốn đi ngược lòng dân thì những con người như Nguyễn Hòa Bình lại càng trở nên đắc giá, và cứ vậy, những con người như vậy cứ tiến vào những vị trí quyền lực trong sự bất lực của toàn dân.

    Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

    https://thoibao.de/blog

    Không có nhận xét nào