Tạ Dzu chuyển ngữ
Ngay từ khi ra đời, khoa học đã liên tục phát triển vì một lý do cơ bản: tích lũy bằng chứng thực nghiệm mà những quan điểm cố chấp không thể đáp ứng được. Những thay đổi kết quả thường nhỏ nhưng đôi khi chúng mang tính chất lớn, như trong cuộc cách mạng lượng tử tương đối vào những năm đầu của thế kỷ 20.
Nhiều nhà khoa học tin rằng hiện nay cần phải có một quá trình chuyển đổi tương tự, bởi trọng tâm duy vật đã thống trị khoa học thời hiện đại, không thể giải thích cho sự gia tăng ngày càng nhiều các yếu tố thực nghiệm trong lãnh vực ý thức và tâm linh.
Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật sau đây của một nhóm các học giả và nhà nghiên cứu đương đại cố gắng hình dung một nhãn quan khoa học mới có diện mạo như thế nào.
Larry Dossey, MD, Biên tập viên điều hành
Chúng tôi là một nhóm các nhà khoa học được biết đến trên thế giới từ nhiều lãnh vực khoa học khác nhau (sinh học, thần kinh học, tâm lý học, y học và tâm thần học), những người đã tham gia hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật, tâm linh và xã hội. Hội nghị thượng đỉnh do Tiến sĩ Gary E. Schwartz, Tiến sĩ Mario Beauregard, Đại học Arizona, và Tiến sĩ Lisa Miller, Đại học Columbia đồng tổ chức. Hội nghị này được tổ chức tại Canyon Ranch ở Tucson, Arizona vào các ngày 7-9 tháng 2 năm 2014. Mục đích của chúng tôi là thảo luận về tác động của hệ tư tưởng duy vật đối với khoa học và sự xuất hiện của mô hình hậu duy vật đối với khoa học, tâm linh và xã hội.
Chúng tôi đã đi đến những kết luận sau đây:
1. Thế giới quan của khoa học hiện đại chủ yếu được dự đoán dựa trên các giả định có liên quan chặt chẽ tới vật lý cổ điển. Chủ nghĩa duy vật - với ý tưởng rằng vật chất là thực tại duy nhất - là một trong những giả định này. Một giả định có liên hệ, là thuyết giản lược - khái niệm cho rằng những thứ phức tạp có thể được hiểu bằng cách giản lược mối tương tác giữa các bộ phận của chúng, hoặc thành những thứ đơn giản hơn, hoặc cơ bản hơn như các hạt vật chất nhỏ.
2. Trong thế kỷ 19, những giả định này thu hẹp lại, biến thành các giáo điều, kết hợp thành hệ thống niềm tin mang tính ý thức hệ được biết đến với tên gọi “chủ nghĩa duy vật khoa học”. Hệ thống niềm tin này ngụ ý rằng tâm trí không là gì khác hơn hoạt động thể chất của bộ não và suy nghĩ của chúng ta không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến não bộ, đến cơ thể, đến hành động của chúng ta và thế giới vật chất.
3. Ý thức hệ về khoa học vật chất trở nên thống trị trong giới học thuật thế kỷ 20. Thống trị đến nỗi hầu hết các nhà khoa học bắt đầu tin rằng nó dựa trên bằng chứng thực nghiệm đã được thiết lập và đại diện cho quan điểm hợp lý duy nhất về thế giới.
4. Các phương pháp khoa học dựa trên triết học duy vật đã rất thành công trong việc không chỉ nâng cao hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, mà còn đem đến sự kiểm soát và tự do nhiều hơn thông qua các tiến bộ công nghệ.
5. Tuy nhiên, sự thống trị gần như tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật trong giới hàn lâm đã thu hẹp các ngành khoa học và cản trở sự phát triển nghiên cứu khoa học về tâm trí và tâm linh. Niềm tin vào ý thức hệ này như là khuôn khổ giải thích độc nhất cho thực tại đã buộc các nhà khoa học bỏ qua khía cạnh chủ quan kinh nghiệm của con người. Điều đó đã dẫn đến sự hiểu biết méo mó và thiếu sót về chúng ta và vị thế của con người trong tự nhiên.
6. Khoa học trước hết là một phương pháp không giáo điều, cởi mở để thu nhận kiến thức về tự nhiên thông qua quan sát, điều tra thí nghiệm và giải thích lý thuyết về các hiện tượng. Phương pháp luận của nó không đồng nghĩa với chủ nghĩa duy vật và không nên gắn với bất kỳ niềm tin, giáo điều hoặc hệ tư tưởng cụ thể nào.
7. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà vật lý đã khám phá ra hiện tượng thực nghiệm mà vật lý cổ điển không thể giải thích được. Điều này dẫn đến sự phát triển trong suốt những năm 1920 và đầu những năm 1930, một ngành vật lý mới mang tính cách mạng gọi là cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử đặt nghi vấn về cơ sở vật chất của thế giới bằng cách chỉ ra rằng các nguyên tử và hạt nguyên tử không thực sự là vật thể rắn - chúng không tồn tại một cách chắc chắn trong không gian và thời gian cụ thể. Quan trọng nhất, cơ học lượng tử đã thực sự đưa tâm trí hướng vào khái niệm cấu trúc cơ bản của nó vì người ta nhận thấy rằng các hạt được quan sát và người quan sát - nhà vật lý và phương pháp được sử dụng để quan sát - có mối liên hệ với nhau. Theo một cách diễn giải, hiện tượng ấy ngụ ý rằng ý thức của người quan sát rất quan trọng đối với sự tồn tại của các sự kiện vật lý được quan sát, và rằng các sự kiện tinh thần có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý. Kết quả của các thí nghiệm gần đây hỗ trợ cách giải thích này. Những kết quả đó cho thấy thế giới vật lý không còn là thành phần cơ bản hay duy nhất của thực tại, và nó không thể được hiểu đầy đủ nếu không tham chiếu đến tâm trí.
8. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng hoạt động tinh thần có ý thức có thể ảnh hưởng nhân quả rất lớn đến hành vi, và rằng các yếu tố mang tính chất tác động (ví dụ, niềm tin, mục tiêu, mong muốn và kỳ vọng) có giá trị giải thích và dự đoán rất cao. Hơn nữa, nghiên cứu về tâm-thần-kinh miễn dịch[1] chỉ ra rằng suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của các hệ thống sinh lý (ví dụ, miễn dịch, nội tiết và tim mạch) kết nối với não. Ở những khía cạnh khác, các nghiên cứu thần-kinh-ảnh[2] về khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, liệu pháp tâm lý và hiệu ứng giả dược (placebo) chứng minh rằng các sự kiện tâm thần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não.
9. Các nghiên cứu về hiện tượng ảo giác (psi phenomena) chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có thể nhận được thông tin có ý nghĩa mà không cần sử dụng các giác quan thông thường, vượt qua những ràng buộc về không, thời gian theo thói quen. Hơn nữa, nghiên cứu psi chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ảnh hưởng qua tâm trí - ở khoảng cách xa - đối với các thiết bị vật lý và các sinh vật sống (bao gồm cả con người). Nghiên cứu về psi cũng chỉ ra rằng những hoạt động tâm trí từ xa có thể hành xử theo cách không tương quan về mặt địa lý, nghĩa là, tương quan giữa những bộ óc ở xa nhau được giả thuyết là không thể nối kết trực tiếp (chúng không liên kết với bất kỳ tín hiệu năng lượng nào đã biết), không bị suy giảm (với khoảng cách ngày càng tăng) và ngay lập tức (chúng xuất hiện đồng thời). Những sự kiện này phổ biến đến mức không thể coi chúng là dị thường hoặc ngoại lệ đối với các quy luật tự nhiên, mà là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải có một khuôn khổ giải thích rộng hơn, chứ không phải chỉ là thuộc tính của chủ nghĩa duy vật.
10. Hoạt động não bộ có ý thức có thể được trải nghiệm bằng cái chết lâm sàng lúc tim ngừng đập [được gọi là “Trải Nghiệm Cận Tử” (Near Death Experience)]. Một số người trải nghiệm cận tử cho thấy có những nhận thức trung thực bên ngoài cơ thể (tức những nhận thức có thể được chứng minh là trùng khớp với thực tế) xảy ra trong quá trình tim ngừng đập. Những người cận tử cũng tường trình về các trải nghiệm tâm linh một cách sâu sắc do quá trình cận tử vì tim ngừng tạo ra. Đáng chú ý là giòng điện của não ngưng hoạt động vài giây sau khi tim ngừng đập.
11. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có kiểm soát đã ghi lại rằng khi nghiên cứu kỹ lưỡng về những người có khả năng làm trung gian giữa người sống và người chết - “lên đồng” theo văn hoá VN - (những người tuyên bố rằng họ có thể giao tiếp với “phần tinh anh”[3] của những người đã chết về mặt sinh lý), đôi khi có thể thu được thông tin rất chính xác về những người đã qua đời. Điều này càng hỗ trợ cho kết luận rằng tâm trí có khả năng tồn tại tách biệt với bộ não.
12. Một số nhà khoa học và triết học theo khuynh hướng duy vật từ chối thừa nhận những hiện tượng này vì chúng không phù hợp với quan niệm độc quyền của họ về thế giới. Bác bỏ cuộc điều tra hậu duy vật về tự nhiên hoặc từ chối xuất bản những khám phá khoa học vững mạnh hỗ trợ cho một khuôn khổ hậu duy vật là trái ngược với tinh thần tìm hiểu khoa học chân chính, tức là các dữ kiện thực nghiệm luôn phải được xử lý một cách đầy đủ. Không thể loại bỏ các dữ kiện không phù hợp với lý thuyết và niềm tin mà mình yêu thích. Việc gạt bỏ như vậy thuộc lãnh vực của ý thức hệ, không phải của khoa học.
13. Điều quan trọng là phải nhận thấy rằng các hiện tượng psi, kinh nghiệm cận tử khi tim ngừng đập và bằng chứng tái tạo từ các phương tiện nghiên cứu đáng tin cậy chỉ xuất hiện bất thường khi được nhìn qua lăng kính của chủ nghĩa duy vật.
14. Hơn nữa, các lý thuyết duy vật không thể làm sáng tỏ cách thức não bộ có thể tạo ra tâm trí, và chúng cũng không thể giải thích được bằng chứng thực nghiệm được đề cập đến trong tuyên ngôn này. Thất bại đó cho chúng ta biết rằng đã đến lúc phải giải phóng bản thân khỏi gông cùm và mù quáng của ý thức hệ duy vật cũ để mở rộng quan niệm của chúng ta về thế giới tự nhiên, và để nắm lấy một mô hình hậu duy vật.
15. Theo mô hình hậu duy vật:
a. Tâm trí đại diện cho một khía cạnh của thực tại, một cách nguyên thủy như thế giới vật chất. Tâm trí là cơ bản trong vũ trụ, có nghĩa là nó không thể bắt nguồn từ vật chất và được rút gọn thành bất kỳ thứ nào cơ bản hơn.
b. Có một mối tương quan sâu sắc giữa tâm trí và thế giới vật chất.
c. Tâm trí (ý chí/ý định) có thể ảnh hưởng đến trạng thái của thế giới vật chất và vận hành theo cách không mang tính địa phương (hoặc mở rộng), tức không bị giới hạn bởi các vị trí cụ thể trong không gian, như bộ não hay cơ thể, hoặc các thời điểm cụ thể, như hiện tại. Vì tâm trí có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý vượt giới hạn địa phương nên những ý định, cảm xúc và mong muốn của người thực nghiệm có thể không hoàn toàn tách biệt khỏi kết quả thực nghiệm, ngay cả trong những thiết kế thí nghiệm có kiểm soát và không được biết trước.
d. Tâm trí rõ ràng là không bị ràng buộc và có thể hợp nhất theo gợi ý Tâm trí Nhất thể, bao gồm tất cả các tâm trí riêng lẻ.
e. Kinh nghiệm cận tử khi tim ngưng đập gợi ý rằng não bộ hoạt động như một cơ quan thu-phát hoạt động tinh thần, tức là tâm trí có thể hoạt động thông qua não nhưng không phải do não tạo ra. Kinh nghiệm cận tử khi tim ngưng đập, cùng với bằng chứng từ các phương tiện nghiên cứu càng cho thấy sự tồn tại của ý thức sau cái chết thể xác, và sự tồn tại của nhiều mức độ thực tại khác thuộc dạng phi vật chất.
f. Các nhà khoa học không nên ngần ngại nghiên cứu tâm linh và kinh nghiệm tinh thần vì chúng phản ánh khía cạnh trung tâm cho sự tồn tại của con người.
16. Khoa học hậu duy vật không bác bỏ các quan sát thực nghiệm và giá trị to lớn của những thành tựu khoa học đã đạt được cho đến nay - những quan sát và thành tựu tìm cách mở rộng khả năng của con người để hiểu rõ hơn về những điều kỳ diệu của tự nhiên, và trong quá trình này tái khám phá tầm quan trọng của tâm trí và tinh thần như là một phần trong chất liệu cốt lõi của vũ trụ. Chủ nghĩa hậu duy vật bao gồm luôn cả vật chất, vốn được coi là thành phần cấu tạo cơ bản của vũ trụ.
17. Mô hình hậu duy vật có hàm ý xa dài, giúp thay đổi một cách căn bản tầm nhìn mà chúng ta có về bản thân con người, trả lại cho chúng ta phẩm giá và quyền lực của mình với tư cách là người và là các nhà khoa học. Mô hình này nuôi dưỡng các giá trị tích cực như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng và hòa bình. Bằng cách nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân chúng ta và thiên nhiên nói chung, mô hình hậu duy vật cũng thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo tồn sinh quyển của chúng ta. Ngoài ra, đó không phải là điều gì mới mà chỉ bị lãng quên trong 400 năm, rằng sự hiểu biết qua “sống thực” xuyên vật chất có thể là nền tảng của thể trạng khỏe mạnh và linh mẫn, vì chúng đã được lưu giữ và bảo tồn qua các phương pháp tập luyện tâm trí-thể xác-tinh thần từ thời cổ đại, hoặc qua các truyền thống tôn giáo và cách tiếp cận bằng chiêm nghiệm.
18. Sự chuyển dịch từ khoa học duy vật sang khoa học hậu duy vật có thể có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại, có thể còn quan trọng hơn sự chuyển đổi từ thuyết địa tâm sang thuyết nhật tâm.
Chúng tôi thân mời bạn và các nhà khoa học trên thế giới đọc Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật rồi cùng ký tên vào, nếu bạn muốn thể hiện sự ủng hộ của mình (xem tại http://opensciences.org/).
Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật được thực hiện bởi Tiến sĩ Mario Beauregard (Đại học Arizona), Tiến sĩ Gary E. Schwartz (Đại học Arizona) và Tiến sĩ Lisa Miller (Đại học Columbia), phối hợp với Larry Dossey, MD, Alexander Moreira-Almeida, MD, PhD, Marilyn Schlitz, PhD, Tiến sĩ Rupert Sheldrake, và Tiến sĩ Charles Tart.
04 tháng Hai, 2021
Ngày Lập Xuân, cũng là ngày ông Công, ông Táo.
Tạ Dzu chuyển ngữ. (Bản tiếng Anh bên dưới).
Manifesto for a Post-Materialist Science
||
||MarioBeauregard,PhD,GaryE.Schwartz,PhD,LisaMiller,PhD,
Larry Dossey, MD, Alexander Moreira-Almeida, MD,PhD,
|| |
Marilyn Schlitz, PhD, Rupert Sheldrake, PhD, and Charles Tart, PhD
From its inception, science has con- tinually evolved because of a funda- mental reason: the accumulation of empirical evidence that could notbe accommodated by entrenched views. Theresultingchangeshaveoftenbe- en minor, but sometimes they have beentitanic,asinthequantum-rela- tivistic revolution of the early dec- ades of the 20thcentury.
Many scientists believe asimilar transition is currently required, becausethematerialisticfocusthat has dominated science in themod- erneracannotaccountforanever- increasing body of empirical find- ingsinthedomainofconsciousness andspirituality.
ThefollowingManifestoforaPost- Materialist Science by a group of contemporary scholars andresearchers attempts to visualize what an emer-ging scientific view may looklike.
|
e are a group ofinternation- allyknownscientists,froma variety of scientific fields (biology, neuroscience,psy-
chology,medicine,andpsychiatry),who participatedinaninternationalsummit on post-materialist science, spirituality, and society. The summit was co-orga- nized by Gary E. Schwartz, PhD and Mario Beauregard, PhD, theUniversity of Arizona, and Lisa Miller, PhD, Columbia University. This summit was held at Canyon Ranch in Tucson, Ari- zona, on February 7–9, 2014. Our pur- pose was to discuss the impact of the materialist ideology on science and the emergenceofapost-materialistparadigm for science, spirituality, andsociety.
We have come to the following conclusions:
1. The modern scientific worldview is predominantly predicated on ass- umptionsthatarecloselyassociated
with classical physics. Materialism— the idea that matter is the only reality—is one of these assumptions. A related assumption is reduction- ism, the notion that complexthings can be understood by reducing them to the interactions of their parts or to simpler or more funda- mental things such as tinymaterial particles.
2. During the 19th century, these assumptions narrowed, turnedinto dogmas,andcoalescedintoanideo- logicalbeliefsystemthatcametobe known as “scientific materialism.” This belief system implies that the mind is nothing but the physical activity of the brain and that our thoughts cannot have any effect upon our brains and bodies, our actions, and the physicalworld.
3. The ideology of scientific material- ism became dominant in academia during the 20th century. So domi- nant that a majority of scientists started to believe that it was based on established empirical evidence and represented the only rational view of theworld.
4. Scientific methods based upon materialistic philosophy have been highlysuccessfulinnotonlyincreas- ing our understanding of na- ture but also in bringing greater control and freedom through ad- vances intechnology.
5. However, the nearly absolute dom- inance of materialism in the aca- demic world has seriously con- stricted the sciences andhampered the development of the scientific studyofmindandspirituality.Faith in this ideology, as an exclusive explanatory framework for reality, has compelled scientists to neglect the subjective dimension of human experience.Thishasledtoaseverely
distorted and impoverished under- standing of ourselves and our place in nature.
6. Science is first and foremost a non- dogmatic, open-minded method of acquiring knowledge about nature through the observation, experimen- tal investigation, and theoretical explanation of phenomena. Its methodology is not synonymous with materialism and should not be committed to any particular beliefs, dogmas, orideologies.
7. At the end of the 19th century, physicists discovered empirical phe- nomenathatcouldnotbeexplained by classical physics. This led to the development, during the 1920sand early 1930s, of a revolutionary new branch of physics called quantum mechanics (QM). QM has ques- tioned the material foundations of the world by showing that atoms and subatomic particles are not reallysolidobjects—theydonotexist with certainty at definite spatialloca- tions and definite times. Most importantly, QM explicitly intro- duced the mind into its basic con- ceptual structure since it wasfound that particles being observed and the observer—the physicist and the method used for observation—are linked.Accordingtooneinterpreta- tion of QM, this phenomenon implies that the consciousness of theobserverisvitaltotheexistence of the physical events being observed and that mental events can affect the physical world. The resultsofrecentexperimentssupport thisinterpretation.Theseresultssug- gest that the physical world is no longer the primary or sole compo- nent of reality and that it cannotbe fully understood without making reference to themind.
272 GuestEditorial EXPLORE September/October 2014, Vol. 10, No.5
8. Psychological studies have shown that conscious mental activity can causallyinfluencebehaviorandthat the explanatory and predictive value of agentic factors (e.g., beliefs, goals, desires, and expectations) is very high.Moreover,researchinpsycho- neuroimmunology indicates that our thoughts and emotions canmarkedly affect the activity of thephysiological systems (e.g., immune, endocrine, and cardiovascular) connected to thebrain.Inotherrespects,neuroi- maging studies of emotional self- regulation, psychotherapy, and the placeboeffectdemonstratethatmen- taleventssignificantlyinfluencethe activity of thebrain.
9. Studies of the so-called “psi phenom- ena” indicate that we can sometimes receive meaningful informationwith- out the use of ordinary senses, andin ways that transcend the habitual space and time constraints. Furthermore, psi research demonstrates that we can mentally influence—at a distance— physical devices and livingorganisms (including other human beings). Psi research also shows that distant minds may behave in ways that are nonlo- cally correlated, i.e., the correlations between distant minds are hypothe- sized to be unmediated (they are not linkedtoanyknownenergeticsignal), unmitigated(theydonotdegradewith increasing distance), and immediate (they appear to be simultaneous). Theseeventsaresocommonthatthey cannot be viewed as anomalous or as exceptions to natural laws, but as indications of the need for a broader explanatory framework that cannot be predicated exclusively onmaterialism.
10. Conscious mental activity can be experienced in clinical death during acardiacarrest[thisiswhathasbeen called a “near-death experience” (NDE)]. Some near-death experien- cers (NDErs) have reportedveridical out-of-body perceptions (i.e., percep- tions that can be proven to coincide with reality) that occurred during cardiac arrest. NDErs also report pro- found spiritual experiences during NDEs triggered by cardiac arrest. It isnoteworthythattheelectricalactiv- ity of the brain ceases within a few seconds following a cardiacarrest.
11. Controlled laboratory experiments have documented that skilled research mediums (people who claim that they can communicate with the minds of people who have physically died) can sometimes obtain highly accurate informa- tion about deceased individuals. This further supports the conclusion that mind can exist separate from thebrain.
12. Some materialistically inclined scientists and philosophers refuse to acknowledge these phenomena becausetheyarenotconsistentwith their exclusive conception of the world.Rejectionofpost-materialist investigation of nature or refusalto publishstrongsciencefindingssup- porting a post-materialistframework are antithetical to the true spirit of scientific inquiry, which is that empirical data must always be ade- quately dealt with. Data which do not fit favored theories and beliefs cannot be dismissed a priori. Such dismissal is the realm of ideology, notscience.
13. It is important to realize that psi phenomena,NDEsincardiacarrest, and replicable evidence from cred- ible research mediums, appear anomalousonlywhenseenthrough the lens ofmaterialism.
14. Moreover, materialist theories fail to elucidate how brain could generate the mind, and they are unable to account for the empirical evidence alluded to in this manifesto. This failure tells us that it is now timeto freeourselvesfromtheshacklesand blindersoftheoldmaterialistideol- ogy, to enlarge our concept of the naturalworld,andtoembraceapost- materialistparadigm.
15. According to the post-materialist paradigm:
a. Mind represents an aspect ofrea- lity as primordial as the physical world.Mindisfundamentalinthe universe, i.e., it cannot bederived from matter and reduced to any- thing morebasic.
b. There is a deep interconnec- tedness between mind and the physicalworld.
c. Mind (will/intention) can influ- ence the state of thephysical
world and operate in a nonlocal (or extended) fashion, i.e., it is not confined to specific pointsin space,suchasbrainsandbodies, ortospecificpointsintime,such as the present. Since the mind may nonlocally influence the physical world, the intentions, emotions, and desires of an experimenter may not be completely isolated fromexperi- mental outcomes, even in con- trolledandblindedexperimental designs.
d. Minds are apparently unboun- ded and may unite in ways sug- gesting a unitary One Mind that includes all individual, singleminds.
e. NDEs in cardiac arrest suggest thatthebrainactsasatransceiver of mental activity, i.e., the mind canworkthroughthebrainbutis not produced by it. NDEsoccur- ring in cardiac arrest, coupled with evidence from research mediums, further suggest thesur- vivalofconsciousness,following bodily death, and the existence of other levels of reality that are non-physical.
f. Scientistsshouldnotbeafraidto investigatespiritualityandspiri- tual experiences since they repre- sent a central aspect of human existence.
16. Post-materialist science does not reject the empirical observations andgreatvalueofscientificachieve- mentsrealizedupuntilnow.Itseeks to expand the human capacity to better understand the wonders of natureand,intheprocess,rediscover theimportanceofmindandspiritas being part of the core fabric of the universe. Post-materialism is inclusive of matter, which is seen as a basic constituent of theuniverse.
17. The post-materialist paradigm has far-reaching implications. Itfunda- mentallyaltersthevisionwehaveof ourselves,givingusbackourdignity andpower,ashumansandasscien- tists.Thisparadigmfosterspositive valuessuchascompassion,respect, and peace. By emphasizing a deep connection betweenourselves andnatureatlarge,thepost-
GuestEditorial EXPLORE September/October 2014, Vol. 10, No. 5273
materialist paradigm also promotes environmental awareness and the preservation of our biosphere. In addition, it is not new, but only forgotten for 400 years, that alived transmaterial understanding may be the cornerstone of health and well- ness, as it has been held and pre- servedinancientmind–body–spirit practices, religious traditions, and contemplativeapproaches.
18. Theshiftfrommaterialistscienceto post-materialist science may be ofvital importance to the evolution ofthe human civilization. It may be even more pivotal than the transition from geocentrism to heliocentrism.
We invite you, scientists of the world, to read the Manifesto for a Post-Materialist Scienceandsignit,ifyouwishtoshowyour support (seehttp://opensciences.org/).
The Manifesto for a Post-Materialist Science was prepared by Mario Beaure- gard, PhD (University of Arizona), Gary
E.Schwartz,PhD(UniversityofArizona), and Lisa Miller, PhD (Columbia Univer- sity), in collaboration with Larry Dossey, MD, Alexander Moreira-Almeida, MD, PhD, Marilyn Schlitz, PhD, Rupert Shel- drake, PhD, and Charles Tart,PhD.
CONTACT
For further information, please contact Dr Mario Beauregard, Laboratory for
Advances in Consciousness and Health, Department of Psycho- logy, University of Arizona, Tucson, USA. Email: mariobeauregard@email. arizona.edu.
Note: We considered two ways of referringtotheemergingparadigmpre- sented in this Manifesto: the hyphe- nated version (post-materialism) and the non-hyphenated version (postma- terialism). The hyphenated form was selected for the sake of clarity for both scientists and laypeople.
The Summary Report of the Interna- tional Summit on Post-Materialist Science, Spirituality and Society can be found at the following address: http://opensciences.org/.
[1] Psychoneuroimmunology: Bao gồm nhiều ngành khoa học như tâm thần, thần kinh và miễn dịch, tạm dịch là tâm-thần-kinh miễn dịch.
[2] Neuroimaging: Tạm dịch là thần-kinh-ảnh.
[3] Bản tiếng Anh dùng từ “mind”, tạm dịch là “tâm trí”. Tâm trí của người sau khi đã chết, còn được gọi là phần tinh anh. “Thác là thể phách còn là tinh anh”. Truyện Kiều, Nguyễn Du.
Không có nhận xét nào