Trung Quốc đã chính thức phản đối việc Nhật Bản điều hai máy bay chiến
đấu bay qua vùng trời gần Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa năm
2018. Hãng tin Kyodo của Nhật Bản hôm 25/2 trích các nguồn tin từ chính
phủ Nhật cho biết như vậy.
Trung Quốc phản đối Nhật Bản cho máy bay bay qua Biển Đông năm 2018 |
Theo
Kyodo, Bắc Kinh nói rằng Tokyo đã cho các máy bay tuần tra P-3C bay qua
vùng trời gần Đá Vành Khăn mà không xin phép Trung Quốc.
Đá Vành Khăn là một thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995 đến nay.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của một số nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.
Phía Nhật Bản cho biết Trung Quốc đã hạn chế tự do hàng không ở khu vực Biển Đông. Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho Kyodo biết các máy bay P-3C của Nhật đã nhiều lần bay gần Đá Vành Khăn trong vòng 3 năm qua.
Liên quan đến vụ việc vào tháng 8/2019, phía Nhật cho biết hai máy bay P-3C khi bay về từ Somalia, Châu Phi, đã bay qua khu vực Đá Vành Khăn để tránh đám mây gây sấm chớp. Phía Nhật đã nhận được sự đồng ý từ chính phủ Philippines trước khi cho máy bay bay qua khu vực này.
Tokyo cũng đồng thời khẳng định Đá Vành Khăn chỉ là một thực thể, không phải là đảo nên không có vùng lãnh hải, theo luật quốc tế, và do vậy, quyền tự do hàng không ở vùng trời trên thực thể này phải được đảm bảo.
Trong một diễn tiến khác có liên quan, vào ngày 25/2, Thủ tướng Nhật Bản Yuga Yoshihide và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 25/2 đã ra thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo qua điện thoại viễn liên. Hai bên đã bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc về bất cứ nỗ lực nào nhằm đơn phương tìm kiếm thay đổi hiện trạng, và đồng ý sẽ tiếp tục hợp tác.”
Luật Hải cảnh Trung Quốc được thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua vào ngày 22/1. Luật cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với các tàu nước ngoài đi qua vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Điều này đã gây quan ngại không chỉ đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á đang có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông, mà còn cả với Nhật - nước đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
Đá Vành Khăn là một thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995 đến nay.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của một số nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.
Phía Nhật Bản cho biết Trung Quốc đã hạn chế tự do hàng không ở khu vực Biển Đông. Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho Kyodo biết các máy bay P-3C của Nhật đã nhiều lần bay gần Đá Vành Khăn trong vòng 3 năm qua.
Liên quan đến vụ việc vào tháng 8/2019, phía Nhật cho biết hai máy bay P-3C khi bay về từ Somalia, Châu Phi, đã bay qua khu vực Đá Vành Khăn để tránh đám mây gây sấm chớp. Phía Nhật đã nhận được sự đồng ý từ chính phủ Philippines trước khi cho máy bay bay qua khu vực này.
Tokyo cũng đồng thời khẳng định Đá Vành Khăn chỉ là một thực thể, không phải là đảo nên không có vùng lãnh hải, theo luật quốc tế, và do vậy, quyền tự do hàng không ở vùng trời trên thực thể này phải được đảm bảo.
Trong một diễn tiến khác có liên quan, vào ngày 25/2, Thủ tướng Nhật Bản Yuga Yoshihide và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 25/2 đã ra thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo qua điện thoại viễn liên. Hai bên đã bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc về bất cứ nỗ lực nào nhằm đơn phương tìm kiếm thay đổi hiện trạng, và đồng ý sẽ tiếp tục hợp tác.”
Luật Hải cảnh Trung Quốc được thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua vào ngày 22/1. Luật cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với các tàu nước ngoài đi qua vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Điều này đã gây quan ngại không chỉ đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á đang có tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông, mà còn cả với Nhật - nước đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào