Ngoại trưởng Philippines nói ASEAN đã “rề rà” trong việc đàm
phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(COC), chứ không phải Trung Quốc.
Philippines nói ASEAN “rề rà” trong việc đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông |
Trong một phỏng vấn với kênh truyền hình ABS-CBN hôm 8/2, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. nói: “Đó là ASEAN chứ không phải Trung Quốc. Không ai làm gì cả mà cứ ‘rề rà”. Ngoại trưởng Philippines nói ông không biết là mình có nên thúc giục ASEAN hay không nhưng chính phía ASEAN là những người chậm trễ.
Hiện Philippines là nước giữ vai trò điều phối trong đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc.
COC được nhiều nước hy vọng là văn bản có tính ràng buộc về pháp lý giữa các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm hạn chế những xung đột xảy ra giữa các nước trong khu vực Biển Đông, vùng nước còn đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN bao gồm Việt Nam.
Dịch bệnh COVID-19 từ năm ngoái đã khiến đàm phán COC bị đình trệ. Ngoại trưởng Philippines cho biết các nước ASEAN đã viện cớ phải đàm phán trực tiếp thay vì trực tuyến.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á-ISEAS ở Singapore, có nhận định về tiến trình đàm phán COC như sau:
“Đàm phán ấy không đi đến đâu cả. Không đi đến đâu hết là vì thái độ của người Trung Quốc. Họ không muốn đàm phán, bịa ra để mất thời giờ của ASEAN. Một số nước ở ASEAN không muốn đàm phán nữa, trong đó có Việt Nam. Nhưng một số nước khác lại muốn đàm phán thì chỉ như vậy thôi và sẽ không đi đến đâu cả.
Tương lai sẽ dẫn đến chuyện xấu nhất có thể xảy ra, nghĩa là xung đột, chiến tranh. Vừa rồi Trung Quốc đưa Luật Hải cảnh cho phép bắn tàu nước ngoài. Đây là một hành động rất tệ, khiêu khích tất cả mọi người, mà nhất là người Việt Nam chứ không phải Mỹ vì người Mỹ không ở đây.”
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển và đã bị Toà Trọng tài Quốc tế bác bỏ tính hợp lý trong một phán quyết vào năm 2016. Trung Quốc không chấp nhận phán quyết này.
Trong một diễn biến khác có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc, Nhật Bản hôm 8/2 đã phản đối việc Trung Quốc điều hai tàu hải cảnh vào khu vực quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát hôm 6 và 7 tháng 2 vừa qua.
Đây là quần đảo còn đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Katsubonu Kato được hãng tin AFP trích lời cho biết Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ qua đường ngoại giao, yêu cầu Trung Quốc phải ngừng các hành động tiếp cận các tàu cá của Nhật Bản và rời khỏi vùng nước thuộc chủ quyền của Nhật.
Trung Quốc dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên điều tàu hải cảnh vào khu vực quần đảo Sankaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vào năm ngoái, tàu Trung Quốc đã vào khu vực tiếp giáp lãnh hải của Nhật tổng cộng 333 ngày, mức cao nhất từ trước đến nay.
Hiện Philippines là nước giữ vai trò điều phối trong đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc.
COC được nhiều nước hy vọng là văn bản có tính ràng buộc về pháp lý giữa các nước ASEAN và Trung Quốc nhằm hạn chế những xung đột xảy ra giữa các nước trong khu vực Biển Đông, vùng nước còn đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN bao gồm Việt Nam.
Dịch bệnh COVID-19 từ năm ngoái đã khiến đàm phán COC bị đình trệ. Ngoại trưởng Philippines cho biết các nước ASEAN đã viện cớ phải đàm phán trực tiếp thay vì trực tuyến.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á-ISEAS ở Singapore, có nhận định về tiến trình đàm phán COC như sau:
“Đàm phán ấy không đi đến đâu cả. Không đi đến đâu hết là vì thái độ của người Trung Quốc. Họ không muốn đàm phán, bịa ra để mất thời giờ của ASEAN. Một số nước ở ASEAN không muốn đàm phán nữa, trong đó có Việt Nam. Nhưng một số nước khác lại muốn đàm phán thì chỉ như vậy thôi và sẽ không đi đến đâu cả.
Tương lai sẽ dẫn đến chuyện xấu nhất có thể xảy ra, nghĩa là xung đột, chiến tranh. Vừa rồi Trung Quốc đưa Luật Hải cảnh cho phép bắn tàu nước ngoài. Đây là một hành động rất tệ, khiêu khích tất cả mọi người, mà nhất là người Việt Nam chứ không phải Mỹ vì người Mỹ không ở đây.”
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển và đã bị Toà Trọng tài Quốc tế bác bỏ tính hợp lý trong một phán quyết vào năm 2016. Trung Quốc không chấp nhận phán quyết này.
Trong một diễn biến khác có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc, Nhật Bản hôm 8/2 đã phản đối việc Trung Quốc điều hai tàu hải cảnh vào khu vực quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát hôm 6 và 7 tháng 2 vừa qua.
Đây là quần đảo còn đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Katsubonu Kato được hãng tin AFP trích lời cho biết Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ qua đường ngoại giao, yêu cầu Trung Quốc phải ngừng các hành động tiếp cận các tàu cá của Nhật Bản và rời khỏi vùng nước thuộc chủ quyền của Nhật.
Trung Quốc dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên điều tàu hải cảnh vào khu vực quần đảo Sankaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Vào năm ngoái, tàu Trung Quốc đã vào khu vực tiếp giáp lãnh hải của Nhật tổng cộng 333 ngày, mức cao nhất từ trước đến nay.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào