Header Ads

  • Breaking News

    Luật hải cảnh Trung Quốc: Phản ứng các nước

    Toạ độ hai công trình Trung Quốc đang xây dựng gần biên giới Việt Nam

    Bản Tin Biển Đông Số 51

    Nhật Bản

    Các nước vẫn tiếp tục nêu ra những lo ngại về nguy cơ leo thang vũ lực ở các vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông mà Trung Quốc yêu sách quyền tài phán. 

    Tại Nhật Bản, một số thành viên trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thúc giục các biện pháp tăng cường trong khu vực như các cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ gần quần đảo Senkaku.

    Tại một cuộc tham vấn cấp cao hai nước Nhật Bản – Trung Quốc về các vấn đề hàng hải, các quan chức Nhật Bản đã “kiên quyết kêu gọi” Trung Quốc kiềm chế trong các hành động của mình, theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu cho biết trong một cuộc họp báo hôm 4/2/2021. Ông Kato cũng nói rằng Trung Quốc không được thực hiện luật đó theo cách thức trái với luật pháp quốc tế.

    Trong khi đó, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, quan chức Trung Quốc đã nói với phía Nhật Bản rằng Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép hải cảnh sử dụng vũ khí trong các vùng biển Trung Quốc yêu sách là “phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.” Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản không thực hiện các hành động làm phức tạp tình hình.

    Ngày 6/2/2021 vừa rồi, các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã lần đầu tiên đi vào lãnh hải quần đảo Senkaku kể từ khi Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực. Một trong hai tàu thuộc lớp tàu hải cảnh lớn thứ hai của nước này mà NATO gọi là “Shuoshi II”. Hai tàu Trung Quốc đã tiếp cận hai tàu cá Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực vào khoảng 4h30 sáng. Cảnh sát biển Nhật Bản đã cử tàu tới bảo vệ các tàu cá đồng thời liên tục thúc giục tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố. Hai tàu khác của Trung Quốc, trong đó có một tàu trang bị vũ khí giống đại bác, đã được phát hiện ở vùng tiếp giáp lãnh hải. Sau nửa ngày, cả bốn tàu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực vào lúc 1 giờ chiều, theo Cảnh sát biển Nhật Bản.

    Quần đảo Senkaku hiện đang nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản và bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.

    Philippines

    Về phía Philippines, sau khi đã phản đối chính thức qua đường ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trả lời phỏng vấn CNN hôm 8/2/2021 cho biết “Tôi rất lo ngại về luật này vì nó có thể gây ra những tính toán sai lầm và tai nạn, đặc biệt là hiện tại khi hải cảnh Trung Quốc được phép bắn vào tàu nước ngoài.”

    Ông Lorenzana “kêu gọi tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc, Việt Nam, hãy thận trọng trong việc thực thi luật pháp quốc gia của họ”. Ông cho biết Philippines sẽ thảo luận với các đồng minh, bao gồm Mỹ, và các bên tranh chấp khác, về cách xử lý tình hình. 

    Tổng tham mưu trưởng (người đứng đầu sau tổng thống kiêm tổng tư lệnh) lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Cirilito Sobejana, tiếp tục tuyên bố trong một cuộc họp báo hôm 9/2/2021 rằng Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc là “đáng báo động” và “vô trách nhiệm” khi hải cảnh có thể nổ súng vào những người xâm nhập vào lãnh thổ trong khi người Philippines không vào khu vực tranh chấp để gây chiến mà là để kiếm sống.

    Ông Sobejana cho biết họ sẽ tăng cường hiện diện ở các khu vực tranh chấp thông qua việc tăng cường triển khai khí tàu hải quân. Nhưng ông khẳng định “sự hiện diện của hải quân chúng tôi ở đó không phải để gây chiến chống lại Trung Quốc, mà để đảm bảo an ninh cho người dân chúng tôi.”

    Indonesia

    Phó đô đốc Aan Kurnia, Lãnh đạo Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia cho rằng Luật hải cảnh mới của Trung Quốc có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột lan tới vùng biển của Indonesia bao quanh quần đảo Natuna. 

    “Với việc Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở Biển Đông, cũng như xét tới phản ứng của các nước lớn có lợi ích ở vùng biển này, nguy cơ leo thang xung đột là có thật”, ông Aan Kurnia phát biểu trước quốc hội Indonesia. 

    Quan điểm cho rằng Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa ngày càng gia tăng với chủ quyền của Indonesia đang hiện hữu trong giới chức quân đội nước này. Tháng 12/2020, một bài viết trên tập san của Học viện Chỉ huy & Tham mưu của quân đội Indonesia cho rằng “Một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc vào quần đảo Natuna có khả năng sắp xảy ra, với việc Trung Quốc có ý định và khả năng về quân sự để thực hiện các cuộc tấn công như vậy từ các căn cứ ở quần đảo Trường Sa”. 

    Xem thêm: 

    SCMP ngày 5/2/2021: Indonesia flags unease over Beijing’s South China Sea actions in comments from maritime security chief, army staff college

    Malaysia

    Ngày 15/1/2021, tàu Hải cảnh 5202 (số hiệu cũ 35111) của Trung Quốc đã rời cảng Tam Á đến hoạt động tại khu vực bãi cạn Nam Luconia thay thế cho Hải cảnh 5402 từ ngày 17/1, với khoảng cách gần nhất đến bờ biển Malaysia khoảng 35 hải lý. 

    Sơ đồ hoạt động của Hải cảnh 5202 trong vùng biển Malaysia

    Phía Malaysia cũng bố trí tàu tuần duyên (cảnh sát biển) 3902 của mình hoạt động tại bãi cạn này từ ngày 2–4/2/2021, với khoảng cách gần nhất đến Hải cảnh 5202 được ghi nhận qua hệ thống nhận diện tự động (AIS) của Marine Traffic khoảng gần 2 hải lý vào ngày 4/2.

    Tàu cảnh sát biển Malaysia tiếp cận Hải cảnh Trung Quốc

    Việt Nam

    Ngày 8/2/2021, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chúc Tết người dân Việt Nam trong cuộc điện đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

    Theo bản tin của báo Việt Nam, Ông Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tăng cường trao đổi chiến lược, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, định hướng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.

    Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng bày tỏ cảm ơn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm gửi điện chúc mừng đến Đại hội XIII; cảm ơn ông Tập đã gửi điện chúc mừng tới cá nhân ông. 

    Tổng bí thư, Chủ tịch Việt Nam nhấn mạnh trải qua 71 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng thực tiễn lịch sử cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai Đảng, hai nước.

    Ông đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đạt được những thành quả to lớn hơn nữa trong thời kỳ mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

    Trong bản tin của Tân Hoa Xã phía Trung Quốc, đã có một số chi tiết không thấy xuất hiện trong báo cáo của Việt Nam. Đó là ông Tập muốn làm việc với Việt Nam để thúc đẩy sức mạnh tổng hợp của Sáng kiến Vành đai Con đường với “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, thúc đẩy xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa hai nước và tìm hiểu giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, kinh tế kỹ thuật số và nhân văn. 

    Tân Hoa Xã cũng cho biết ông Tập đề nghị hai bên cần tăng cường phối hợp và hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực, duy trì vững chắc hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc làm nòng cốt, phản đối chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương, đồng thời ủng hộ việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực nhanh chóng có hiệu lực.

    Ông Tập nói Trung Quốc và Việt Nam nên quản lý đúng đắn sự khác biệt trên biển và chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài để thúc đẩy phát triển hòa bình và ổn định khu vực.

    Xem thêm:

    The Mainichi ngày 4/2/2021: Japan conveys ‘strong concern’ to China over coast guard law

    The Japan Times ngày 6/2/2021: Chinese ships near Senkakus for first time since new law allowing use of arms

    Kyodo News/ABS-CBN News ngày 5/2/2021: China claims new coast guard law in accordance with international practice

    INQUIRER.net ngày 8/2/2021: Lorenzana: New China coast guard law raises risks in South China Sea

    CNN Philippines ngày 9/2/2021: New China coast guard law ‘alarming,’ ‘very irresponsible,’ AFP chief says

    Tuổi Trẻ ngày 9/2/2021: Ông Tập Cận Bình chúc tết người dân Việt Nam

    Tân Hoa Xã ngày 9/2/2021: Xi says China ready to work with Vietnam to promote ties

    https://dskbd.org/2021/02/10/ban-tin-bien-dong-so-51/

    Toạ độ hai công trình Trung Quốc đang xây dựng gần biên giới Việt Nam

    Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, ảnh vệ tinh phân tích mà Dự án Đại Sự Ký Biển Đông nhận được từ đối tác quốc tế cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không (surface-to-air missile – SAM) đang được hoàn tất cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km, cách công trình khoảng 40 km sâu hơn vào lãnh thổ Trung Quốc có một công trình khác được cho là một sân bay trực thăng quân sự đang được xây dựng.

    Xin phép độc giả cho chúng tôi được gửi vài lời tới một số nhà bình luận Việt Nam.

    Đây là những công việc nghiêm túc và hữu ích với Việt Nam của những chuyên gia phân tích quân sự hiện diện ở những tạp chí an ninh hàng đầu thế giới, có khả năng truy cập dữ liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao phải trả phí. Họ đã rất tử tế khi trao cho người Việt mà không tính phí, thông qua thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông vốn có mối quan hệ hợp tác với họ từ lâu. 

    Mỗi người khi tiếp nhận thông tin hoàn toàn có quyền nghi ngờ, nhưng trước khi phát biểu, hãy tìm hiểu kỹ và nói những lời có căn cứ. 

    Rất tiếc, một số nhà bình luận Việt Nam đã có những phát ngôn thiếu căn cứ trong việc bày tỏ sự nghi ngờ tính chân thực của thông tin chúng tôi cung cấp. Trên thực tế, người có kinh nghiệm phân tích ảnh sẽ nhận ra đằng sau những bức ảnh đó là những người chuyên nghiệp, và sẽ thận trọng kiểm chứng trước khi đưa ra nhận xét.

    Trong khi đó, cùng với nhiều người khác, đã có những bạn trẻ đã tiếp cận vấn đề rất khoa học, thể hiện sự ham học hỏi và hiểu biết về công cụ ảnh vệ tinh và năng lực kiểm chứng thông tin. 

    Những lời bình luận phiến diện đã khiến đối tác của chúng tôi, những người coi trọng uy tín và tính liêm chính nghề nghiệp hơn sự nổi tiếng, thêm những ấn tượng không tốt về người Việt. Thay vào đó, chúng tôi mong ngày càng có nhiều người thận trọng và duy lý hơn khi đưa ra bình luận về những vấn đề liên quan tới đất nước. Khi nhận thông tin do các đối tác quốc tế cung cấp, chúng tôi cũng chỉ hướng đến đưa những thông tin có thể hữu ích cho Việt Nam.

    Toạ độ của hai công trình đã được đối tác của chúng tôi cung cấp ngay trong những tấm ảnh dưới đây.  

    Công trình bị nghi là sân bay trực thăng quân sự đang được xây dựng cách biên giới Việt Nam khoảng 60 km. 

    Ảnh vệ tinh và phân tích từ đối tác Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cho thấy một căn cứ tên lửa đất đối không đang được hoàn tất ở huyện Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km.

    Không có nhận xét nào