Header Ads

  • Breaking News

    Lê Thành Nhân - Bàn tay lông lá nào đứng sau đảo chánh ở Miến Điện?

    Ngày 01/02/2021, các nhà lãnh đạo Miến Điện (Myanmar), Tổng Thống Win Myint và khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình năm 1991, bà cố vấn kiêm ngoại giao Aung San Suu Kyi và các nhân vật cấp cao khác của đảng cầm quyền Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD – National League for Democracy) đã bị phe quân đội nước này bắt giữ trong một cuộc đột kích vào sáng sớm hôm 01 tháng 02.
    Lê Thành Nhân - Bàn tay lông lá nào đứng sau đảo chánh ở Miến Điện?

    Thế là nền dân chủ non trẻ của Miến Điện bị sụp đổ, sau 5 năm đảng NLD lên làm dân chủ, nắm thế thượng phong mà không quyết liệt tiêu diệt bầy lan sói, thì nay bị chúng quay lại ăn thịt. Một bài học nhớ đời cho những chế độ chuyển từ độc tài sang dân chủ.

    Cuộc đảo chánh xẩy ra tại Miến Điện:

    Vào ngày 01/02/2021, các nhà lập pháp được bầu ngày 8/11/2020 ở Miến Điện họp quốc hội lần đầu tiên để lập chính phủ mới cho nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 8/11 năm ngoái, người dân đi bầu cho các dân biểu quốc hội Miến Điện, thì đảng NLD thắng 83%. Với tỉ số này, Đảng NLD có hơn 322 ghế tại Quốc Hội Miến Điện, và có thể thành lập chính phủ theo ý mình, bà Aung San Suu Kyi dự tính sẽ bầu làm Tổng Thống của Miến Điện trong nhiệm kỳ này.



    Quân đội Miến Điện đang tham gia đảo chánh

    Phe quân đội Miến Điện, đứng đầu là Thống Tướng Min Aung Hlaing-Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện, hô hoán lên phản đối rằng cuộc bầu cử ngày 8/11 năm ngoái là gian lận. Nhưng Ban Bầu Cử Quốc Gia toàn quốc tuyên bố bác bỏ lời cáo buộc của phe quân đội.

    Đảng NLD bất chấp sự phản đối của phe quân đội, tiến hành họp quốc hội vào ngày 1 tháng 2 như dự kiến để thành lập tân chính phủ. Chưa kịp họp thì bị phía quân đội đảo chánh bắt giam Tổng Thống Win Myint, bà Ang San Suu Kyi, và những giới chức cao cấp khác của đảng NLD.

    Hiện tại, phía quân đội Miến Điện chưa công khai địa điểm giam giữ bà Aung San Suu Kyi và Tổng Thống Win Myint ở đâu?

    Bàn tay lông lá đứng sau cuộc đảo chánh?

    Quân đội Miến Điện là quân được Đảng Cộng Sản Tàu (Bắc Kinh) thuê, bà Aung San Suu Kyi là chướng ngại vật ngăn cản Bắc Kinh tại eo biển Malacca, cho nên Bắc Kinh lợi dụng quân đội Myanmar phát động đảo chính.

    Cuộc đảo chánh này lấy cớ “bầu cử gian lận” để hành động. Thật ra phe Trung Cộng sợ nền dân chủ Miến Điện càng ngày càng củng cố khi bà Suu Kyi lên làm tổng thống, nên bàn tay “lông lá” này đã rình mò từ lâu. Vì thế hôm đảo chánh, không những chỉ có lãnh đạo của NLD bị bắt, mà còn có nhiều lãnh đạo của đảng dân tộc thiểu số và lãnh đạo sinh viên cũng đều bị bắt trong vài tiếng đồng hồ.

    Ngược dòng thời gian, sau một phần tư thế kỷ sống dưới chế độ độc tài quân phiệt, với sự cai trị bằng bàn tay sắt của các tướng Miến Điện, thì vào tháng 11/2015, hơn 30 triệu người dân Miến Điện được đi bầu cử tự do. Đảng NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo đã thắng cử. Phe quân đội của tướng Thein Sein đã chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa cho đảng NLD. Tướng Thein Sein tỏ thiện chí của mình đối với nền dân chủ Miến Điện đã đến một chùa ở miền Trung Miến Điện, xuống tóc đi tu giã từ thế tục…

    Tuy vậy, quân đội không phải chỉ một mình tướng Thein Sein, phe quân phiệt Miến Điện vẫn còn trong chính phủ chia sẻ 25% quyền lực và nắm toàn bộ binh lực quân đội quốc gia. Nó như một nọc độc trong lòng chế độ, không kiềm chế vững những họng súng này thì đảo chánh sẽ bùng phát một lúc nào đó. Phe quân đội này, bên ngoài bàn giao chính quyền nhưng thâm tâm không bằng lòng khi trao quyền lại cho đảng NLD vào năm 2015. Thời vàng son quân phiệt cai trị vẫn còn là mối hấp dẫn với họ.

    Khi đảng của bà Suu Kyi lên cầm quyền, khởi đầu một tiến trình dân chủ tại Miến Điện từ năm 2015, Hoa Kỳ và các nước tây phương đã tích cực ủng hộ bà Suu Kyi và đảng NLD. Hoa Kỳ và Miến Điện thắt chặt tình thân hữu và Mỹ viện trợ rất nhiều cho chính quyền dân chủ non trẻ này. Các nước Nhật, Úc, châu Âu nhanh chóng lập ngoại giao, nâng cao thương mại và hỗ trợ chính trị cho nền dân chủ Miến Điện.

    Miến Điện với chính thể dân chủ càng xích lại với Hoa Kỳ và các nước dân chủ tây Phương bao nhiêu thì càng hững hờ với Trung Cộng bấy nhiêu. Những dự án hàng tỉ USD mà Miến Điện đã ký với Trung Cộng lần lượt bị hủy hợp đồng. Những hợp tác tích cực với Trung Cộng từng có từ trước đây đều bị đẩy lùi do yếu tố chính trị và ý thức hệ hai hướng khác nhau.

    Vì Trung Cộng là nước có cùng biên giới với Miến Điện nên bà Suu Kyi không “dám” quay lưng một cách mạnh mẽ, bà có giữ bang giao mềm mỏng với Trung Cộng. Nhưng về quyền lợi quốc gia bà tỏ ra rất cương quyết, trong tuyến đường thông qua eo biển Malacca, bà quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia Miến Điện, điều này khiến cho Bắc Kinh rất khó chịu và nhức đầu.

    Miến Điện có diện tích gần 2 nước Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng biển dài nằm bên bờ Ấn Độ Dương, nhưng cứ ngụp lặn trong những thể chế chính trị độc tài quân phiệt từ đời này sang đời khác nên nghèo vẫn hoàn kiếp nghèo! Bà Aung San Suu Kyi dù là một biểu tượng dân chủ nhận giải văn chương Nobel Hòa Bình nhờ sự can trường đấu tranh cho dân chủ Miến Điện. Khi lên nắm quyền, đối diện với thực tế hoàn cảnh nghèo của đất nước nên bà phải uyển chuyển để có tài chánh phát triển đất nước. Bà viếng thăm Bắc Kinh, bắt tay với giới lãnh đạo Trung Cộng, có lúc dư luận thế giới cho bà thân Bắc Kinh.

    Từ khi Bắc Kinh khai triển chính sách “một vành đai một con đường”, Miến Điện là quốc gia nhận được viện trợ rất nhiều từ Bắc Kinh, thái độ bà Suu Kyi ôn hòa với Bắc Kinh để nhận tiền viện trợ?!

    Dù bà ôn hòa nhưng Bắc Kinh không thể chiếm ưu thế tuyệt đối trong Chính phủ Miến Điện khi bà Aung San Suu Kyi nắm quyền, nhất là những dự án có mục đích quân sự và ủng hộ “một vành đai, một con đường” đều tiến hành rất chậm chạp, nếu không muốn nói là giậm chân tại chổ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Bắc Kinh bất mãn với bà.

    Đối với nhà cầm quyền độc tài Bắc Kinh, họ thích giao lưu với một chính phủ độc tài quân sự hơn, bởi bản chất nó giống nhau, và hơn nữa trong quá khứ, Miến-Trung từng có mối quan hệ gần gũi. Về phe quân đội Miến Điện, chính họ cũng chia thành phe nhóm lợi ích. Đó là mội trường thuận lợi cho Bắc Kinh thao túng, và giựt dây các phe nhóm về sau.

    Quân đội Miến Điện bị Cộng Sản Bắc Kinh thâm nhập rất nhiều, tư lệnh của chính phủ quân sự Miến có mối quan hệ sâu xa và lợi ích gắn bó với Bắc Kinh. Quân đội Miến Điện cũng có rất nhiều sĩ quan cao cấp được đào tạo và huấn luyện tại Trung Cộng. Do đó việc cái đặt tình báo không sao tránh khỏi.

    Những sự kiện đảo chánh xẩy ra:

    Những vấn đề thuân lợi mà Bắc Kinh có được tại Miến Điện như thế, họ chỉ chờ lúc nội tình Miến Điện, tình hình quốc tế thuận lợi thì Bắc Kinh chuyển dịch con cờ của mình. Ngày 01 tháng 02 vừa rồi là lúc hành động.

    Lấy cớ đảng NLD gian lận bầu cử ngày 8/11 năm ngoái để hành động – Đây không phải chuyện đặc biệt xẩy ra đối với các nước độc tài quân phiệt thường dùng nòng súng để hành động. Vậy phe quân đội đảo chánh bà Aung San Suu Kyi ngày 1 tháng 2 vừ rồi dùng “gian lận bầu cử” là cái cớ, sự thật là do bàn tay “lông lá” Bắc Kinh chủ động.

    Ngày 11/1, ông Vương Nghị đến thăm Miến Điện, ngoài gặp gỡ Tổng thống Win Myint và bà Cố vấn nhà nước kiêm Ngoại trưởng Suu Kyi, còn có cuộc hội kiến rất lâu với Thống Tướng Min Aung Hlaing – Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện. Sau khi Vương Nghị rời khỏi Miến Điện vài tuần thì xảy ra đảo chính quân sự xẩy ra.

    Hiện tình các cường quốc Tây Phương: Tất cả các nước tây phương và Mỹ đang bận rộn lo ngừa đại dịch virus Vũ Hán tái phát lan tràn nhiễm bệnh phức tạp, lo cứu nguy nền kinh tế suy sụp do đại dịch gây nên, lo cho người thất nghiệp ngày càng lên cao vì đại dịch kéo dài…. Đó là những ưu tiên hơn vấn đề đối ngoại.

    Về tình hình nước Mỹ: TT Biden mới lên vài tuần, đang loay hoay vùi đầu vào các “sắc lệnh hành pháp” và chưa nguôi giận Tổng Thống Trump cho ông thắng nhờ gian lận bầu cử. Chính quyền Biden chưa định hình chính sách đối ngoại với Trung Cộng. Cho nên Trung Cộng xúi dục giới quân phiệt ở Miến Điện đảo chánh chính quyền dân chủ Miến Điện để thủ gân cốt của của TT Biden ra sao? Nếu ông Biden không ứng phó thích hợp, thì Trung Cộng có thể tấn công quân sự ở Đài Loan.

    Sự kiện đảo chính lần này, không phải là vấn đề giữa quân đội Miến Điện và bà Aung San Suu Kyi, mà Bắc Kinh lợi dụng kiểu lính đánh thuê của quân đội Miến Điện xóa nền dân chủ một nước sát nách với Trung Cộng.

    Bàn tay lông lá đi buôn “một vốn bốn lời”

    Không ai có thể từ chối được đại dịch virus Vũ Hán phát xuất từ nước Tàu. Điều đáng nghi ngờ hơn nữa là Tập Cận Bình cho lệnh thả con virus Vũ Hán (SARS-CoV-2) đi khắp thế giới đã gây cho hơn 2 triệu rưỡi người chết, 105 triệu người bị bệnh, phá hoại kinh tế các cường quốc trên thế giới, nhất là Mỹ. Nếu virus Vũ Hán là kẻ thù của các quốc gia tự do dân chủ, thì nó là đồng minh thận cận của cộng sản Bắc Kinh và những nhà độc tài cộng sản khác… Ở đó Bắc Kinh lợi dụng tranh tối tranh sáng để:

    – Chiếm trọn Biển Đông vào tháng 4/2020
    – Đẩy mạnh chuỗi cung ứng sản xuất như khẩu trang và các dụng cụ y tế….
    – Thò bàn tay “lông lá” lật đổ chế độ dân chủ non trẻ Miến Điện.

    Xúi dục quân đội Miến Điện đảo chính, là mối đi buôn “một vốn bốn lời” của Bắc Kinh. Tại sao?

    Đầu tiên, Bắc Kinh làm đảo chính quân sự tại Miến Điện gây khó xử cho Mỹ. Nhất là chính quyền đảng Dân Chủ cho rằng đây là thành tích của Tổng Thống Dân Chủ Obama. Nay Trung CỘng thăm dò phản ứng của chính phủ Dân Chủ hiện nay mạnh yếu ra sao? Và giới hạn của chính quyền Biden đến đâu?

    Địa chính trị của Miến Điện liên hệ trực tiếp đến chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở do TT Trump đề xướng. Thử xem chính quyền Biden có còn tiếp tục giữ chiến lược của Trump không? Hay thay đổi nó như thế nào? Đặc biệt qua “lò lửa” này thăm dò chính sách của chính quyền Biden đối với Đông Nam Á mềm hay cứng.

    Việc đảo chánh quân đội ở Miến Điện chỉ ở mức độ đủ cho Bắc Kinh “ném đá dò đường”. Đương nhiên, Trung Cộng không thể “lấy bàn tay che ánh sáng mặt trời”. Dương đông, kích tây: khi tại Miến Điện đảo chính thì Bắc Kinh ra lệnh cho Dương Khiết Trì kêu gọi hợp tác Mỹ-Trung.

    Bàn tay “lông lá” của Trung Cộng thò ra ở Miến Điện buộc TT Biden phải giải quyết … Trong giải quyết không lấy lý do gì để kết án Bắc Kinh. Trái lại, Trung cộng còn chơi trò ma mãnh rằng nếu ông Biden lâm vào thế bí, thì Tập Cận Bình sẽ đưa tay giúp đỡ, bằng cách bật đèn xanh cho phe quân đội thả bà Aung San Suu Kyi. Đề nghị thành lập một chính phủ hòa hợp hòa giải ở Miến Điện. Như vậy Biden mang ơn Tập và Bắc Kinh giữ được thế thượng phong với chính quyền “ba rọi” mới ở Miến Điện.

    Về phòng thủ: Bắc Kinh thường cho rằng “môi hở răng lạnh” cho nên phòng thủ rất kín nền chính trị độc tài. Muốn thế, họ phải đẩy những chính thể dân chủ ra càng xa biên giới Trung Cộng càng tốt. Các nước cùng biên giới mà đều như Bắc Hàn thì Trung Cộng mới “an tâm”. Do đó biến nhà nước Miến Điện thành chế độ độc tài là thượng sách.

    Đây là một bài học cho các nước nằm sát cạnh Trung Cộng, nếu có chuyển từ chế độ độc tài sang dân chủ thì rất cẩn trọng. Miến Điện là một bài học không bao giờ quên được đối với các chế độ dân chủ non trẻ trên thế giới.

    Lê Thành Nhân


    Không có nhận xét nào