Kỳ vọng gì về nhân quyền Việt Nam khi Mỹ tái liên kết Hội đồng Nhân quyền LHQ? |
Tuy
nhiên, việc rút các khoản đóng góp của Hoa Kỳ cho Hội đồng Nhân quyền
LHQ vào tháng 6/2018 không có tác dụng gì để khuyến khích sự thay đổi có
ý nghĩa, mà thay vào đó tạo ra khoảng trống với tư cách lãnh đạo của
Hoa Kỳ, điều mà các quốc gia độc tài đã sử dụng để hưởng lợi.
Do
đó, Chính quyền Tổng thống Biden đã đề nghị Hoa Kỳ thực hiện chính sách
đối ngoại tập trung vào dân chủ, nhân quyền và bình đẳng. Việc sử dụng
hiệu quả các công cụ đa phương là một yếu tố quan trọng của tầm nhìn
này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng khi hoạt
động tốt, Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ soi rõ các quốc gia có hồ sơ nhân
quyền tồi tệ nhất và có thể đóng vai trò là một diễn đàn quan trọng cho
những người đấu tranh chống bất công và chuyên chế.
Là một người
lên tiếng cho tự do dân chủ, tiến bộ xã hội của Việt Nam thì tôi rất
phấn khởi khi thấy thông tin ông Biden thực hiện như thế. Đó là một điểm
son trong những ngày tháng đầu tiên ông Biden nắm quyền Tổng thống Hoa
Kỳ. Những lực lượng chiến đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của Việt
Nam cũng rất vui mừng trước thông tin đó-Nhà báo Võ Văn Tạo
Nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang, vào tối ngày 9/2 cho RFA biết ông đón nhận thông tin vừa nêu với tâm trạng phấn khởi.
“Là
một người lên tiếng cho tự do dân chủ, tiến bộ xã hội của Việt Nam thì
tôi rất phấn khởi khi thấy thông tin ông Biden thực hiện như thế. Đó là
một điểm son trong những ngày tháng đầu tiên ông Biden nắm quyền Tổng
thống Hoa Kỳ. Những lực lượng chiến đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền
của Việt Nam cũng rất vui mừng trước thông tin đó.”
Nhà báo tự
do Võ Văn Tạo chia sẻ rằng theo ghi nhận của ông thì chính sách thời
Tổng thống Donald Trump không quan tâm đến vấn đề nhân quyền khi so sánh
với chính sách của Tổng thống Joe Biden. Vì thế, ít nhiều ảnh hưởng đến
chính sách ngoại giao và cũng tác động đến tình hình nhân quyền tại
Việt Nam.
Đối với tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Điều hành
của tổ chức BPSOS, một tổ chức vận động động cho dân chủ, nhân quyền và
tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhìn nhận:
“Ông Tổng thống Trump rút
khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ là tại vì ông phản đối khi có những chế độ
gọi là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ngay trong Hội đồng Nhân quyền
LHQ. Điều đó rất đáng tiếc. Đáng tiếc là vì có những chế độ như vậy,
chính quyền như vậy ở trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tuy nhiên, khi Mỹ
rút ra thì không còn ảnh hưởng nữa và tha hồ cho những chế độ ấy cướp
đoạt những chính sách của LHQ mà không có tiếng nói của Hoa Kỳ. Riêng
đối với chúng tôi thì coi như là bị hụt hẫng, không còn biểu tượng từ
Chính phủ Hoa Kỳ khi vận động với Hội đồng Nhân quyền LHQ.”
Trong
cùng ngày 9/2, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết thông tin Hoa Kỳ tái
liên kết với Hội đồng Nhân quyền LHQ mang lại một tín hiệu lạc quan. Bởi
vì theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng:
“Hoa Kỳ phải ở trong Hội đồng Nhân quyền LHQ thì mới có tiếng nói và có quyền được biểu quyết.”
Nhân quyền Việt Nam sẽ thế nào trong bốn năm tới?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định ông mạnh mẽ tin tưởng rằng khi Hoa Kỳ tham gia một cách xây dựng với Hội đồng Nhân quyền LHQ, phối hợp với các đồng minh và bạn bè, thì sự thay đổi tích cực là trong tầm tay.
Ông Antony Blinken cho biết thêm rằng Hoa Kỳ sẽ tham gia Hội đồng với tư cách là quan sát viên và sẽ có cơ hội phát biểu trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, đồng thời tham gia đàm phán và hợp tác với những nước khác để đưa ra các nghị quyết.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng bày tỏ rằng chính sách tái liên kết của Hoa Kỳ với Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình vận động tự do dân chủ cho Việt Nam.
Luật sự Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát tình hình Việt Nam, trong ngày ông Antony Blinken được lưỡng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Mỹ, hôm 26/1, đã đưa ra nhận định về chính sách ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với Việt Nam.
“Một trong bốn trụ cột của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là vấn đề về nhân quyền và dân quyền mà tôi nghĩ rằng sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden. Tôi tin chắc rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ nói rất mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Tôi nghĩ rằng nhân quyền là vấn đề mà Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ cố gắng làm việc trong tinh thần trọng thị để hướng tới mối quan hệ tốt đẹp hơn.”
Một trong bốn trụ cột của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là vấn đề về nhân quyền và dân quyền mà tôi nghĩ rằng sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden. Tôi tin chắc rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ nói rất mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Tôi nghĩ rằng nhân quyền là là vấn đề mà Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ cố gắng làm việc trong tinh thần trọng thị để hướng tới mối quan hệ tốt đẹp hơn-Luật sư Vũ Đức Khanh
Trong khi đó, nhà báo Võ Văn Tạo lại tỏ ra không lạc quan khi chúng tôi đề cập đến sự liên quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian bốn năm tới dưới thời Tổng thống Joe Biden.
“Theo kinh nghiệm của tôi thì có vẻ như là ‘kháng thuốc’. Tức là trơ lì trước phản ứng của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu cùng các quốc gia khác khi họ lên tiếng về nhân quyền. Tôi nói ví dụ vào thời điểm ông Tổng thống Obama sắp sửa thăm Việt Nam hồi giữa năm 2016 thì an ninh Việt Nam bắt ngay hai công dân Mỹ ở tại Sài Gòn. Họ đâu có ngần ngại gì đâu. Trong khi đó, Chính quyền ông Obama cũng tương tự Chính quyền ông Biden vì thuộc Đảng Dân Chủ là họ chú trọng về nhân quyền. Nhưng vào thời gian đó thì tôi chưa thấy Tổng thống Mỹ hay Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng hay phản ứng đối với vụ việc đấy.”
Nhà báo Võ Văn Tạo lập luận rằng:
“Thế cho nên trước tình hình này, tôi nghĩ nếu như Chính quyền ông Biden và Bộ Ngoại giao dưới thời của ông Biden mà gây sức ép thật mạnh mẽ thì may ra mới tác động lại Chính phủ Việt Nam được. Chứ còn nếu không mạnh mẽ thì không coi như không ảnh hưởng gì tới Việt Nam và Chính phủ Việt Nam vẫn tăng cường đàn áp bình thường.”
Ông David Brown, cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, vào ngày 21/1, đã đăng tải một bài bài viết của ông trên Asia Sentinel với nhan đề “‘Calamitous’ Year For Vietnamese Democracy”; tạm dịch “ ‘Một năm đầy tai họa” đối với phong trào dân chủ Việt Nam”.
Trong bài viết này, tác giả David Brown nhận định phong trào dân chủ Việt Nam bị thu nhỏ bởi sự đàn áp ngày càng hữu hiệu của chế độ Hà Nội và năm 2020 là một năm đầy tai họa đối với phong trào dân chủ ở Việt Nam.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defender), tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, Việt Nam giam giữ ít nhất 276 tù nhân lương tâm.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc Hà Nội gia tăng đàn áp và bắt bớ trước thềm Đại hội Đảng XIII.
Điển hình, hai tổ chức Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) và Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR), vào ngày 1/2, ra thông cáo cho rằng Đại hội Đảng XIII củng cố chế độ toàn trị và bước vào năm năm mới đàn áp cũng như vi phạm nhân quyền.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào