Nhà sử học: Hành vi luận tội ông Trump giống với phương thức hạ nhục công khai của ĐCSTQ
Nhà sử học Victor Davis Hanson tin rằng việc luận tội cựu Tổng thống Trump không gì khác hơn là “nghệ thuật trình diễn”, tương tự như các phương thức hạ nhục công khai mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng trong thời Đại Cách mạng Văn hóa.
Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times, ông Victor Davis Hanson, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford (Hoover Institution) cho biết, “Khi họ luận tội một vị tổng thống, họ chỉ cần 51% số phiếu tán thành tại Hạ viện. Điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc kết tội tổng thống. Vì vậy, một khi những cáo trạng luận tội này được thiết lập, chủ tịch của hội đồng lập pháp sẽ tiếp nhận và bàn giao chúng cho Thượng viện”.
“Sau đó, nó trở thành một phiên tòa, giống như một phiên tòa hiện đại. Nó đòi hỏi đa số 2/3 số phiếu mới có thể kết tội tổng thống. Đây là điều chúng tôi chưa từng làm trước đây và chúng tôi cũng sẽ không làm điều đó. Chúng tôi đã không làm điều này vào tháng 1/2020; chúng tôi cũng sẽ không làm điều này vào tháng 2/2021. Và điều này đã được biết trước”.
“Vì vậy, đây chỉ là một màn nghệ thuật trình diễn… Nó tương tự như ĐCSTQ quá khứ từng bắt mọi người đội những chiếc mũ cao có viết chữ to trên đó và làm nhục họ một cách công khai. Đây chính là mục đích của nó”. Ông giải thích rằng, thủ đoạn làm nhục một cách công khai đối với cựu Tổng thống Trump cũng tương tự như những người đã bị ĐCSTQ đàn áp và công khai làm nhục trong thời Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc từ năm 1966 đến năm 1976.
Các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện và 10 thành viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu vào ngày 13/1 để thông qua điều khoản luận tội Trump với tội danh “kích động bạo loạn”, khiến ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần, và ông cũng sẽ là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội.
Các thành viên Đảng Dân chủ đã mượn cớ rằng Tổng thống Trump đã kích động bạo lực ở Điện Capitol trong một bài phát biểu gần Tòa Bạch Ốc ngày 6/1. Ông Trump đã sử dụng cụm từ “phải liều mình chiến đấu” trong bài phát biểu của mình, điều ông đề cập đến là các nỗ lực pháp lý của nhóm của ông xung quanh tính toàn vẹn bầu cử. Các thành viên Đảng Dân chủ cho rằng ông Trump đã sử dụng câu này để xúi giục những người theo ông thực hiện bạo lực.
Ông Hanson chỉ ra rằng một trong những động lực chính thúc đẩy nỗ lực luận tội Trump của cánh tả là đảm bảo rằng ông không thể tranh cử trong tương lai. “Nỗ lực này có thể được coi là một loại đầu cơ để đảm bảo rằng ông Donald Trump không còn có thể ứng cử vào các chức vụ công nữa. Bởi vì hiến pháp quy định rằng nếu một người bị luận tội thành công thì người đó không đủ tư cách đảm nhậm chức vụ cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính”.
“Thứ hai là làm mất uy tín của những người ủng hộ ông trong chương trình nghị sự MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) hòng đánh đồng ông với bạo lực, kích động, bạo loạn và vây hãm thủ đô ngày 6/1”. Ông Hanson nói thêm, “Thứ ba là để chúng ta quên những gì đang xảy ra, chính là chúng ta đã đang có số lượng kỷ lục về các lệnh hành pháp cực tả nhất [kể từ sau khi ông Biden nhậm chức]”.
WHO : Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu các ca Covid đầu tiên
Theo các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ), chính quyền Trung Quốc đã từ chối cung cấp các dữ liệu về những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, những dữ liệu có thể giúp họ xác định bằng cách nào và khi nào virus corona đã bắt đầu lây lan tại Trung Quốc.
Đó là tiết lộ của nhật báo The Wall Street Journal hôm qua, 12/02/2021. Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu của các nhà điều tra của WHO cung cấp các dữ liệu về 174 ca bệnh Covid được phát hiện khi dịch bệnh vừa bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12.
Theo nhật báo Mỹ, phái đoàn của WHO cho biết, các quan chức và các nhà khoa học của Trung Quốc chỉ cung cấp các bản tóm tắt và các kết quả phân tích của họ về các ca bệnh nói trên.
Họ cũng cung cấp những dữ liệu và kết quả phân tích các hồ sơ bệnh án nhiều tháng trước đó, để kết luận là trước khi dịch bùng phát tại Vũ Hán, đã không hề có bằng chứng về sự tồn tại của virus corona. Nhưng các nhà điều tra lại không được xem các dữ liệu thô để có thể tự họ phân tích và qua đó xác định virus đã bắt đầu lan rộng như thế nào.
Miến Điện : Áp lực gia tăng đối với chính quyền quân sự
Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự tiếp diễn tại Mandalay, Miến Điện, ngày 13/02/2021. AP
Chính quyền quân sự Miến Điện đang chịu áp lực ngày càng lớn từ trong nước và của cộng động quốc tế. Các cuộc biểu tình vẫn rầm rộ và Liên Hiệp Quốc vừa thông qua nghị quyết kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.
Theo hãng tin AFP, phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi tiếp diễn, với các cuộc biểu tình bắt đầu ngay từ sáng sớm hôm nay, 13/02/2021 và đến chiều đã tập hợp hàng chục ngàn người.
Tối ngày 12/02, nhiều ủy ban « cảnh giác công dân » đã hình thành một cách tự phát ở khắp nơi, để giám sát những người sống chung quanh mỗi khi nhà chức trách tiến hành chiến dịch bắt bớ các nhà đối lập.
Từ Rangoon, thông tín viên Carol Isoux tường trình :
« Hôm thứ Bảy này, họ vẫn còn tập hợp trên đường phố Rangoon và nhiều thành phố khác của Miến Điện đúng vào sinh nhật của tướng Aung San, vị anh hùng của nền độc lập Miến Điện và là cha của lãnh đạo chính phủ đang bị cầm tù Aung San Suu Kyi. Ngày này cũng được chọn là Ngày của Cha (phụ thân tiết) ở Miến Điện.
Tuy trong những ngày qua không còn các vụ bạo hành của cảnh sát trong những cuộc biểu tình ban ngày, quân đội vẫn duy trì áp lực qua các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, theo lời một giáo viên trẻ ở Rangun. Anh nói :
« Các vụ bắt giữ phi pháp trong những vụ bố ráp ban đêm vẫn diễn ra mỗi tối. Trong khi đó, phe quân sự dự tính cho thông qua một luật về an ninh mạng, mang tính chất vi phạm nhân quyền, để có thể bỏ tù những người sử dụng các mạng xã hội. Nhưng phong trào phản kháng vẫn tiếp diễn mạnh hơn trong những ngày này. Giới trẻ đã tìm ra những phương thức đầy sáng tạo để bày tỏ quan điểm của họ ».
Liên Hợp Quốc đưa ra đề nghị với chính quyền quân sự Myanmar
AFP đưa tin, Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm thứ Sáu (12/2) đã kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự, và cảnh báo không sử dụng vũ lực với người biểu tình.
Trong phiên họp được Anh và Liên minh châu Âu (EU) đề nghị triệu tập khẩn cấp hồi đầu tuần, nhằm thảo luận về cuộc đảo chính ở Myanmar, phó cao ủy nhân quyền LHQ, bà Nada al-Nashif, đã chỉ trích việc chính quyền quân sự Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân cử, trong đó có Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và hơn 350 người khác. Các quan chức LHQ khác và các nhà ngoại giao cũng lên tiếng cảnh báo về mối nguy hiểm với nền dân chủ Myanmar cũng như tình trạng bạo lực đối với người biểu tình.
Bà Al-Nashif nói: “Hãy để chúng tôi nói rõ, rằng việc sử dụng tùy tiện các loại vũ khí gây sát thương chống lại những người biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, bà Al-Nashif lưu ý: “Bất cứ lệnh trừng phạt nào đang được xem xét cũng cần nhắm mục tiêu cẩn thận vào các cá nhân cụ thể, những người được cho là vi phạm nhân quyền”, tránh gây tổn hại cho những người dân dễ bị tổn thương nhất ở đất nước này.
Lời kêu gọi của LHQ đối với chính phủ quân sự Myanmar đưa ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người ủng hộ bà Suu Kyi trên khắp Myanmar, vào ngày 12/2, tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính diễn ra vào ngày 1/2. Nhiều người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát trong cuộc tuần hành này.
TT Philippines yêu cầu Mỹ trả ‘phí đóng quân’
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Sáu (12/2) đã yêu cầu Mỹ trả tiền nếu muốn duy trì một thỏa thuận cho phép Washington triển khai quân tại đất nước ông, theo Reuters.
“Từ bây giờ, tôi muốn được thông báo nếu có binh sĩ Mỹ nào ở đây. Các vị muốn Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) được khai triển chứ? Nếu vậy các vị phải trả tiền”, TT Philippines tuyên bố trước các binh sĩ tại Căn cứ Không quân Clark ở Pampanga:
“Đây là trách nhiệm chung, nhưng phần trách nhiệm của các ông không phải là miễn phí, khi chiến tranh nổ ra, tất cả chúng ta đều phải chi trả”, ông Duterte đề cập tới trách nhiệm chung của Mỹ-Phi trong cuộc đối đầu với quân đội Trung Quốc tại Biển Đông.
Bất chấp bị ép, 6 nước vẫn từ chối Hội nghị 17+1 của Trung Quốc
Hội nghị thượng đỉnh 17 + 1 giữa Trung Quốc và Đông Âu do Tập Cận Bình chủ trì vừa kết thúc. Thật không may cho ông Tập khi hội nghị mà ông mong đợi nhất này đã trở thành Hội nghi 17-6. Do lãnh đạo của sáu quốc gia Châu Âu không hài lòng với lời hứa trước đó của chính quyền ông Tập, nên họ từ chối tham dự, khiến ĐCSTQ phải đối mặt với thất bại ngoại giao nghiêm trọng, theo Aboluowang.com.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các nước Trung và Đông Âu luôn tôn trọng lẫn nhau và hợp tác mà không cần các điều kiện chính trị. Ông còn nói tất cả các nước, lớn và nhỏ, đều bình đẳng, sẽ cùng thảo luận để xây dựng và chia sẻ, thiết lập cấu trúc hợp tác dựa trên niềm tin rằng “17 + 1 lớn hơn 18”.
Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, khái niệm 17 + 1 lớn hơn 18 của ông Tập đã bị truyền thông châu Âu chế giễu, họ còn nói đùa rằng hy vọng nó sẽ không bị biến thành 17-6 và nhỏ hơn 11.
Được biết lãnh đạo 6 nước đã từ chối lời mời của ĐCSTQ đều là thành viên NATO, bao gồm: Bulgaria, Romania, Slovenia, Estonia, Latvia và Lithuania.
Một số nhà ngoại giao cho biết, một ngày trước đó các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã gây áp lực buộc các nước này phải cử “đại diện cấp cao hơn” đến tham dự.
Để giữ thể diện cho ông Tập, Bắc Kinh đã đặc biệt triệu tập đại sứ của 6 nước không tham dự hội nghị, tuyên bố rằng nếu Tổng thống hoặc thủ tướg của họ không thể đích thân đến dự, thì có thể ghi hình bài phát biểu để thay thế. Một nhà ngoại giao bất mãn với những hành động đó đã nói, “Họ [ĐCSTQ], đã gây áp lực rất lớn lên chúng tôi” và họ rất cố chấp.
Theo quan sát của giới truyền thông châu Âu, đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng về mặt ngoại giao đối với chính quyền của ông Tập, từ đó thấy rằng chiến lược chia để trị của ĐCSTQ ở Đông Âu đang gặp khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực nhằm lôi kéo Trung và Đông Âu của họ.
Từ trước đến nay, EU vẫn luôn lo lắng rằng châu Âu sẽ bị chia rẽ bởi ĐCSTQ, nhưng do lo sợ ông Tập dùng con át chủ bài “chia để trị” nên nhiều nhà lãnh đạo Đông và Châu Âu vẫn chưa lên tiếng. Tuy nhiên, khi phải chịu đựng thiệt hại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mà ĐCSTQ là lực lượng khiến nó bùng phát, các nước thuộc khu vực này đều đang mất dần niềm tin với Bắc Kinh và cân nhắc việc tiếp tục hợp tác với chính quyền ông Tập.
Nhiều nhà lãnh đạo Trung Âu và Đông Âu đã lên tiếng nói rằng, họ quá thất vọng vì ĐCSTQ đã không thực hiện các cam kết đầu tư của mình, trong khi Hội nghị thượng đỉnh 17+1 này quá chính trị, thiếu nội dung kinh tế, thương mại, nên nhiều họ đã từ chối tham dự.
Mike Pompeo kêu gọi Biden ‘đối đầu trực diện với Trung Quốc’ như chính quyền Trump
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 12/2 kêu gọi ông Biden để tránh “cuộc tấn công toàn diện” của Trung Quốc vào nước Mỹ.
Ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News: “Trong 50 năm, Hoa Kỳ đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chà đạp lên tất cả chúng ta, phá hủy hàng triệu công việc ở đây, họ ăn cắp tài sản trí tuệ, họ xâm nhập vào các cơ sở nghiên cứu của chúng ta. Tất cả những điều này, nói thẳng ra là diễn ra dưới thời của cả các tổng thống Đảng Cộng hòa và Dân chủ”.
Ông Pompeo tiếp tục: “Khi họ theo dõi chúng ta từ một lãnh sự quán ở Houston, chúng ta đã đóng cửa cơ quan này. Khi họ tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng, chúng ta đặt thuế quan lên họ. Chính quyền của chúng tôi đã xử lý trong mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế. Đó là những gì họ (chính quyền Biden) cần làm”.
Bình luận của cựu Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra sau khi ông Biden có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi nhậm chức tổng thống với Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình vào hôm thứ Tư (10/2).
“Tôi đã dành hai năm rưỡi ở Hoa Kỳ để nói chuyện với các thống đốc ngay tại đó, làm việc ở cấp tiểu bang. Tôi đến cơ quan lập pháp Wisconsin, họ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các cơ quan lập pháp tiểu bang của chúng ta. Chúng tôi đã thấy những gì đã xảy ra với Eric Swalwell ở California. Đây là một cuộc tấn công toàn diện vào Hoa Kỳ”, ông Pompeo nói.
Nóng: Chủng virus Covid-19 lây ở Tân Sơn Nhất lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á
Qua kết quả giải mã bộ gene, ngành y tế xác định chủng virus SASR-CoV-2 gây ra chuỗi lây nhiễm ở sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng từ Anh mà là chủng mới lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á.
Báo Thanh Niên đưa tin, ngày 12/2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã gửi báo cáo nhanh cho Sở Y tế TP.HCM và Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về kết quả giải mã bộ gene của chủng Covid-19 từ các ca bệnh là nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đó, phòng xét nghiệm sinh học phân tử của bệnh viện trên đã thu nhận được 3 bộ gene Covid-19 hoàn chỉnh từ mẫu bệnh phẩm phết mũi họng của bệnh nhân 1979 và của 2 trong số 4 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Y tế công bố vào sáng 8/2.
3 bộ gene thu nhận được từ các bệnh nhân trên có sự tương ồng về gene là trên 99,95%. Như vậy chùm ca bệnh gồm bệnh nhân 1979 và các bệnh nhân của tổ bốc xếp của Công ty VIAGS nhiều khả năng là xuất phát từ một nguồn lây.
Theo báo VOV, kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy, cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng SARS-CoV-2 thuộc nhóm A.23.1 được phát hiệm lần đầu tiên ở Rwanda, Châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020.
Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Úc cũng như một số nước khác ở Châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Tuy nhiên, chưa cho thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này.
Như vậy, chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh (biến thể B.1.1.7) mà đang gây bệnh tại Hải Dương, Quảng Ninh cũng như chủng Nam Phi mà cả thế giới đang rất quan tâm.
Một tiểu bang Mỹ sẽ truy tố 35 trường hợp gian lận cử tri
Hơn một nghìn người đã bị tước bỏ quyền bầu cử và hàng nghìn phiếu bầu không được kiểm đếm cùng các trường hợp gian lận cử tri khác.
Hội đồng bầu cử của tiểu bang Georgia tuần này đã đưa ra 35 trường hợp gian lận cử tri để truy tố, theo The Epoch Times.
“Gian lận bầu cử không được dung thứ ở Georgia. Khi có bằng chứng về nó, những người chịu trách nhiệm sẽ phải đối mặt với việc truy tố”, Chánh Thư ký Brad Raffensperger, chủ tịch hội đồng 5 thành viên, cho biết trong một tuyên bố.
Các nhà chức trách cho biết một nhóm có tên là Dự án Georgia mới (NGP) đã nộp 1.268 đơn đăng ký cử tri sau thời hạn chót, khiến ác cử tri đã bị tước quyền trong cuộc bầu cử đặc biệt năm 2019.
Trong một tuyên bố được gửi qua email cho The Epoch Times, Nsé Ufot, Giám đốc điều hành của dự án cho biết: “Cuộc họp của Ủy ban Bầu cử Tiểu bang ngày 10/2 là lần đầu tiên NGP nghe về những cáo buộc liên quan đến công tác đăng ký cử tri quan trọng của NGP từ năm 2019. Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về việc này từ bất kỳ quan chức Georgia nào nên chúng tôi sẽ không có bình luận gì thêm về cuộc điều tra”.
Năm ngoái, Raffensperger nói rằng dự án là một trong nhiều nhóm đã gửi thư cho những người sống bên ngoài tiểu bang có thể vi phạm luật Georgia. Nhóm này được thành lập bởi cựu ứng cử viên Đảng Dân chủ Stacey Abrams. Nhóm này đã gặp rắc rối trước đó, khi không đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo hồ sơ của tiểu bang.
Twitter chặn vĩnh viễn nhóm tố Facebook kiểm duyệt
Twitter hôm thứ Năm (11/2 theo giờ Mỹ) đã thông báo chặn vĩnh viễn Dự án Veritas (Project Veritas), nhóm cánh hữu ủng hộ cựu tổng thống Trump sau khi nhóm tweet về việc kiểm duyệt của Facebook.
Twitter cáo buộc Dự án Veritas đã vi phạm chính sách chia sẻ thông tin cá nhân, theo Daily Wire.
Dự án Veritas đã báo cáo về việc lãnh đạo phụ trách vấn đề bảo mật và an ninh của Facebook, ông Guy Rosen nói rằng họ hiện đang đóng băng các bình luận từ người dùng ở những nơi mà thuật toán của họ cho rằng “có thể có” lời nói căm thù.
Quyết định của Twitter được thực hiện một ngày sau khi Dự án Veritas đăng video cho thấy các thành viên của nhóm đối mặt với ông Guy Rosen bên ngoài nhà riêng của ông.
Dự án Veritas cho biết từ kênh Telegram rằng: “Dự án Veritas đang kháng cáo quyết định này, vì họ không vi phạm quyền riêng tư nào”.
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 13 tháng 2 năm 2021 |
Nhà sử học Victor Davis Hanson tin rằng việc luận tội cựu Tổng thống Trump không gì khác hơn là “nghệ thuật trình diễn”, tương tự như các phương thức hạ nhục công khai mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng trong thời Đại Cách mạng Văn hóa.
Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times, ông Victor Davis Hanson, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford (Hoover Institution) cho biết, “Khi họ luận tội một vị tổng thống, họ chỉ cần 51% số phiếu tán thành tại Hạ viện. Điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc kết tội tổng thống. Vì vậy, một khi những cáo trạng luận tội này được thiết lập, chủ tịch của hội đồng lập pháp sẽ tiếp nhận và bàn giao chúng cho Thượng viện”.
“Sau đó, nó trở thành một phiên tòa, giống như một phiên tòa hiện đại. Nó đòi hỏi đa số 2/3 số phiếu mới có thể kết tội tổng thống. Đây là điều chúng tôi chưa từng làm trước đây và chúng tôi cũng sẽ không làm điều đó. Chúng tôi đã không làm điều này vào tháng 1/2020; chúng tôi cũng sẽ không làm điều này vào tháng 2/2021. Và điều này đã được biết trước”.
“Vì vậy, đây chỉ là một màn nghệ thuật trình diễn… Nó tương tự như ĐCSTQ quá khứ từng bắt mọi người đội những chiếc mũ cao có viết chữ to trên đó và làm nhục họ một cách công khai. Đây chính là mục đích của nó”. Ông giải thích rằng, thủ đoạn làm nhục một cách công khai đối với cựu Tổng thống Trump cũng tương tự như những người đã bị ĐCSTQ đàn áp và công khai làm nhục trong thời Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc từ năm 1966 đến năm 1976.
Các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện và 10 thành viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu vào ngày 13/1 để thông qua điều khoản luận tội Trump với tội danh “kích động bạo loạn”, khiến ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần, và ông cũng sẽ là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội.
Các thành viên Đảng Dân chủ đã mượn cớ rằng Tổng thống Trump đã kích động bạo lực ở Điện Capitol trong một bài phát biểu gần Tòa Bạch Ốc ngày 6/1. Ông Trump đã sử dụng cụm từ “phải liều mình chiến đấu” trong bài phát biểu của mình, điều ông đề cập đến là các nỗ lực pháp lý của nhóm của ông xung quanh tính toàn vẹn bầu cử. Các thành viên Đảng Dân chủ cho rằng ông Trump đã sử dụng câu này để xúi giục những người theo ông thực hiện bạo lực.
Ông Hanson chỉ ra rằng một trong những động lực chính thúc đẩy nỗ lực luận tội Trump của cánh tả là đảm bảo rằng ông không thể tranh cử trong tương lai. “Nỗ lực này có thể được coi là một loại đầu cơ để đảm bảo rằng ông Donald Trump không còn có thể ứng cử vào các chức vụ công nữa. Bởi vì hiến pháp quy định rằng nếu một người bị luận tội thành công thì người đó không đủ tư cách đảm nhậm chức vụ cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chính”.
“Thứ hai là làm mất uy tín của những người ủng hộ ông trong chương trình nghị sự MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) hòng đánh đồng ông với bạo lực, kích động, bạo loạn và vây hãm thủ đô ngày 6/1”. Ông Hanson nói thêm, “Thứ ba là để chúng ta quên những gì đang xảy ra, chính là chúng ta đã đang có số lượng kỷ lục về các lệnh hành pháp cực tả nhất [kể từ sau khi ông Biden nhậm chức]”.
WHO : Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu các ca Covid đầu tiên
Theo các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ), chính quyền Trung Quốc đã từ chối cung cấp các dữ liệu về những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, những dữ liệu có thể giúp họ xác định bằng cách nào và khi nào virus corona đã bắt đầu lây lan tại Trung Quốc.
Đó là tiết lộ của nhật báo The Wall Street Journal hôm qua, 12/02/2021. Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu của các nhà điều tra của WHO cung cấp các dữ liệu về 174 ca bệnh Covid được phát hiện khi dịch bệnh vừa bùng phát ở Vũ Hán vào tháng 12.
Theo nhật báo Mỹ, phái đoàn của WHO cho biết, các quan chức và các nhà khoa học của Trung Quốc chỉ cung cấp các bản tóm tắt và các kết quả phân tích của họ về các ca bệnh nói trên.
Họ cũng cung cấp những dữ liệu và kết quả phân tích các hồ sơ bệnh án nhiều tháng trước đó, để kết luận là trước khi dịch bùng phát tại Vũ Hán, đã không hề có bằng chứng về sự tồn tại của virus corona. Nhưng các nhà điều tra lại không được xem các dữ liệu thô để có thể tự họ phân tích và qua đó xác định virus đã bắt đầu lan rộng như thế nào.
Miến Điện : Áp lực gia tăng đối với chính quyền quân sự
Các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự tiếp diễn tại Mandalay, Miến Điện, ngày 13/02/2021. AP
Chính quyền quân sự Miến Điện đang chịu áp lực ngày càng lớn từ trong nước và của cộng động quốc tế. Các cuộc biểu tình vẫn rầm rộ và Liên Hiệp Quốc vừa thông qua nghị quyết kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.
Theo hãng tin AFP, phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi tiếp diễn, với các cuộc biểu tình bắt đầu ngay từ sáng sớm hôm nay, 13/02/2021 và đến chiều đã tập hợp hàng chục ngàn người.
Tối ngày 12/02, nhiều ủy ban « cảnh giác công dân » đã hình thành một cách tự phát ở khắp nơi, để giám sát những người sống chung quanh mỗi khi nhà chức trách tiến hành chiến dịch bắt bớ các nhà đối lập.
Từ Rangoon, thông tín viên Carol Isoux tường trình :
« Hôm thứ Bảy này, họ vẫn còn tập hợp trên đường phố Rangoon và nhiều thành phố khác của Miến Điện đúng vào sinh nhật của tướng Aung San, vị anh hùng của nền độc lập Miến Điện và là cha của lãnh đạo chính phủ đang bị cầm tù Aung San Suu Kyi. Ngày này cũng được chọn là Ngày của Cha (phụ thân tiết) ở Miến Điện.
Tuy trong những ngày qua không còn các vụ bạo hành của cảnh sát trong những cuộc biểu tình ban ngày, quân đội vẫn duy trì áp lực qua các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, theo lời một giáo viên trẻ ở Rangun. Anh nói :
« Các vụ bắt giữ phi pháp trong những vụ bố ráp ban đêm vẫn diễn ra mỗi tối. Trong khi đó, phe quân sự dự tính cho thông qua một luật về an ninh mạng, mang tính chất vi phạm nhân quyền, để có thể bỏ tù những người sử dụng các mạng xã hội. Nhưng phong trào phản kháng vẫn tiếp diễn mạnh hơn trong những ngày này. Giới trẻ đã tìm ra những phương thức đầy sáng tạo để bày tỏ quan điểm của họ ».
Liên Hợp Quốc đưa ra đề nghị với chính quyền quân sự Myanmar
AFP đưa tin, Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm thứ Sáu (12/2) đã kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự, và cảnh báo không sử dụng vũ lực với người biểu tình.
Trong phiên họp được Anh và Liên minh châu Âu (EU) đề nghị triệu tập khẩn cấp hồi đầu tuần, nhằm thảo luận về cuộc đảo chính ở Myanmar, phó cao ủy nhân quyền LHQ, bà Nada al-Nashif, đã chỉ trích việc chính quyền quân sự Myanmar bắt giam các lãnh đạo dân cử, trong đó có Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và hơn 350 người khác. Các quan chức LHQ khác và các nhà ngoại giao cũng lên tiếng cảnh báo về mối nguy hiểm với nền dân chủ Myanmar cũng như tình trạng bạo lực đối với người biểu tình.
Bà Al-Nashif nói: “Hãy để chúng tôi nói rõ, rằng việc sử dụng tùy tiện các loại vũ khí gây sát thương chống lại những người biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, bà Al-Nashif lưu ý: “Bất cứ lệnh trừng phạt nào đang được xem xét cũng cần nhắm mục tiêu cẩn thận vào các cá nhân cụ thể, những người được cho là vi phạm nhân quyền”, tránh gây tổn hại cho những người dân dễ bị tổn thương nhất ở đất nước này.
Lời kêu gọi của LHQ đối với chính phủ quân sự Myanmar đưa ra trong bối cảnh hàng trăm nghìn người ủng hộ bà Suu Kyi trên khắp Myanmar, vào ngày 12/2, tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính diễn ra vào ngày 1/2. Nhiều người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát trong cuộc tuần hành này.
TT Philippines yêu cầu Mỹ trả ‘phí đóng quân’
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Sáu (12/2) đã yêu cầu Mỹ trả tiền nếu muốn duy trì một thỏa thuận cho phép Washington triển khai quân tại đất nước ông, theo Reuters.
“Từ bây giờ, tôi muốn được thông báo nếu có binh sĩ Mỹ nào ở đây. Các vị muốn Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA) được khai triển chứ? Nếu vậy các vị phải trả tiền”, TT Philippines tuyên bố trước các binh sĩ tại Căn cứ Không quân Clark ở Pampanga:
“Đây là trách nhiệm chung, nhưng phần trách nhiệm của các ông không phải là miễn phí, khi chiến tranh nổ ra, tất cả chúng ta đều phải chi trả”, ông Duterte đề cập tới trách nhiệm chung của Mỹ-Phi trong cuộc đối đầu với quân đội Trung Quốc tại Biển Đông.
Bất chấp bị ép, 6 nước vẫn từ chối Hội nghị 17+1 của Trung Quốc
Hội nghị thượng đỉnh 17 + 1 giữa Trung Quốc và Đông Âu do Tập Cận Bình chủ trì vừa kết thúc. Thật không may cho ông Tập khi hội nghị mà ông mong đợi nhất này đã trở thành Hội nghi 17-6. Do lãnh đạo của sáu quốc gia Châu Âu không hài lòng với lời hứa trước đó của chính quyền ông Tập, nên họ từ chối tham dự, khiến ĐCSTQ phải đối mặt với thất bại ngoại giao nghiêm trọng, theo Aboluowang.com.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các nước Trung và Đông Âu luôn tôn trọng lẫn nhau và hợp tác mà không cần các điều kiện chính trị. Ông còn nói tất cả các nước, lớn và nhỏ, đều bình đẳng, sẽ cùng thảo luận để xây dựng và chia sẻ, thiết lập cấu trúc hợp tác dựa trên niềm tin rằng “17 + 1 lớn hơn 18”.
Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, khái niệm 17 + 1 lớn hơn 18 của ông Tập đã bị truyền thông châu Âu chế giễu, họ còn nói đùa rằng hy vọng nó sẽ không bị biến thành 17-6 và nhỏ hơn 11.
Được biết lãnh đạo 6 nước đã từ chối lời mời của ĐCSTQ đều là thành viên NATO, bao gồm: Bulgaria, Romania, Slovenia, Estonia, Latvia và Lithuania.
Một số nhà ngoại giao cho biết, một ngày trước đó các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã gây áp lực buộc các nước này phải cử “đại diện cấp cao hơn” đến tham dự.
Để giữ thể diện cho ông Tập, Bắc Kinh đã đặc biệt triệu tập đại sứ của 6 nước không tham dự hội nghị, tuyên bố rằng nếu Tổng thống hoặc thủ tướg của họ không thể đích thân đến dự, thì có thể ghi hình bài phát biểu để thay thế. Một nhà ngoại giao bất mãn với những hành động đó đã nói, “Họ [ĐCSTQ], đã gây áp lực rất lớn lên chúng tôi” và họ rất cố chấp.
Theo quan sát của giới truyền thông châu Âu, đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng về mặt ngoại giao đối với chính quyền của ông Tập, từ đó thấy rằng chiến lược chia để trị của ĐCSTQ ở Đông Âu đang gặp khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực nhằm lôi kéo Trung và Đông Âu của họ.
Từ trước đến nay, EU vẫn luôn lo lắng rằng châu Âu sẽ bị chia rẽ bởi ĐCSTQ, nhưng do lo sợ ông Tập dùng con át chủ bài “chia để trị” nên nhiều nhà lãnh đạo Đông và Châu Âu vẫn chưa lên tiếng. Tuy nhiên, khi phải chịu đựng thiệt hại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mà ĐCSTQ là lực lượng khiến nó bùng phát, các nước thuộc khu vực này đều đang mất dần niềm tin với Bắc Kinh và cân nhắc việc tiếp tục hợp tác với chính quyền ông Tập.
Nhiều nhà lãnh đạo Trung Âu và Đông Âu đã lên tiếng nói rằng, họ quá thất vọng vì ĐCSTQ đã không thực hiện các cam kết đầu tư của mình, trong khi Hội nghị thượng đỉnh 17+1 này quá chính trị, thiếu nội dung kinh tế, thương mại, nên nhiều họ đã từ chối tham dự.
Mike Pompeo kêu gọi Biden ‘đối đầu trực diện với Trung Quốc’ như chính quyền Trump
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 12/2 kêu gọi ông Biden để tránh “cuộc tấn công toàn diện” của Trung Quốc vào nước Mỹ.
Ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News: “Trong 50 năm, Hoa Kỳ đã cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chà đạp lên tất cả chúng ta, phá hủy hàng triệu công việc ở đây, họ ăn cắp tài sản trí tuệ, họ xâm nhập vào các cơ sở nghiên cứu của chúng ta. Tất cả những điều này, nói thẳng ra là diễn ra dưới thời của cả các tổng thống Đảng Cộng hòa và Dân chủ”.
Ông Pompeo tiếp tục: “Khi họ theo dõi chúng ta từ một lãnh sự quán ở Houston, chúng ta đã đóng cửa cơ quan này. Khi họ tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng, chúng ta đặt thuế quan lên họ. Chính quyền của chúng tôi đã xử lý trong mọi khía cạnh của hoạt động sinh kế. Đó là những gì họ (chính quyền Biden) cần làm”.
Bình luận của cựu Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra sau khi ông Biden có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi nhậm chức tổng thống với Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình vào hôm thứ Tư (10/2).
“Tôi đã dành hai năm rưỡi ở Hoa Kỳ để nói chuyện với các thống đốc ngay tại đó, làm việc ở cấp tiểu bang. Tôi đến cơ quan lập pháp Wisconsin, họ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các cơ quan lập pháp tiểu bang của chúng ta. Chúng tôi đã thấy những gì đã xảy ra với Eric Swalwell ở California. Đây là một cuộc tấn công toàn diện vào Hoa Kỳ”, ông Pompeo nói.
Nóng: Chủng virus Covid-19 lây ở Tân Sơn Nhất lần đầu tiên xuất hiện ở Đông Nam Á
Qua kết quả giải mã bộ gene, ngành y tế xác định chủng virus SASR-CoV-2 gây ra chuỗi lây nhiễm ở sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng từ Anh mà là chủng mới lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á.
Báo Thanh Niên đưa tin, ngày 12/2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã gửi báo cáo nhanh cho Sở Y tế TP.HCM và Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về kết quả giải mã bộ gene của chủng Covid-19 từ các ca bệnh là nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đó, phòng xét nghiệm sinh học phân tử của bệnh viện trên đã thu nhận được 3 bộ gene Covid-19 hoàn chỉnh từ mẫu bệnh phẩm phết mũi họng của bệnh nhân 1979 và của 2 trong số 4 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Y tế công bố vào sáng 8/2.
3 bộ gene thu nhận được từ các bệnh nhân trên có sự tương ồng về gene là trên 99,95%. Như vậy chùm ca bệnh gồm bệnh nhân 1979 và các bệnh nhân của tổ bốc xếp của Công ty VIAGS nhiều khả năng là xuất phát từ một nguồn lây.
Theo báo VOV, kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy, cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng SARS-CoV-2 thuộc nhóm A.23.1 được phát hiệm lần đầu tiên ở Rwanda, Châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020.
Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Úc cũng như một số nước khác ở Châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Tuy nhiên, chưa cho thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này.
Như vậy, chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh (biến thể B.1.1.7) mà đang gây bệnh tại Hải Dương, Quảng Ninh cũng như chủng Nam Phi mà cả thế giới đang rất quan tâm.
Một tiểu bang Mỹ sẽ truy tố 35 trường hợp gian lận cử tri
Hơn một nghìn người đã bị tước bỏ quyền bầu cử và hàng nghìn phiếu bầu không được kiểm đếm cùng các trường hợp gian lận cử tri khác.
Hội đồng bầu cử của tiểu bang Georgia tuần này đã đưa ra 35 trường hợp gian lận cử tri để truy tố, theo The Epoch Times.
“Gian lận bầu cử không được dung thứ ở Georgia. Khi có bằng chứng về nó, những người chịu trách nhiệm sẽ phải đối mặt với việc truy tố”, Chánh Thư ký Brad Raffensperger, chủ tịch hội đồng 5 thành viên, cho biết trong một tuyên bố.
Các nhà chức trách cho biết một nhóm có tên là Dự án Georgia mới (NGP) đã nộp 1.268 đơn đăng ký cử tri sau thời hạn chót, khiến ác cử tri đã bị tước quyền trong cuộc bầu cử đặc biệt năm 2019.
Trong một tuyên bố được gửi qua email cho The Epoch Times, Nsé Ufot, Giám đốc điều hành của dự án cho biết: “Cuộc họp của Ủy ban Bầu cử Tiểu bang ngày 10/2 là lần đầu tiên NGP nghe về những cáo buộc liên quan đến công tác đăng ký cử tri quan trọng của NGP từ năm 2019. Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về việc này từ bất kỳ quan chức Georgia nào nên chúng tôi sẽ không có bình luận gì thêm về cuộc điều tra”.
Năm ngoái, Raffensperger nói rằng dự án là một trong nhiều nhóm đã gửi thư cho những người sống bên ngoài tiểu bang có thể vi phạm luật Georgia. Nhóm này được thành lập bởi cựu ứng cử viên Đảng Dân chủ Stacey Abrams. Nhóm này đã gặp rắc rối trước đó, khi không đóng bảo hiểm thất nghiệp, theo hồ sơ của tiểu bang.
Twitter chặn vĩnh viễn nhóm tố Facebook kiểm duyệt
Twitter hôm thứ Năm (11/2 theo giờ Mỹ) đã thông báo chặn vĩnh viễn Dự án Veritas (Project Veritas), nhóm cánh hữu ủng hộ cựu tổng thống Trump sau khi nhóm tweet về việc kiểm duyệt của Facebook.
Twitter cáo buộc Dự án Veritas đã vi phạm chính sách chia sẻ thông tin cá nhân, theo Daily Wire.
Dự án Veritas đã báo cáo về việc lãnh đạo phụ trách vấn đề bảo mật và an ninh của Facebook, ông Guy Rosen nói rằng họ hiện đang đóng băng các bình luận từ người dùng ở những nơi mà thuật toán của họ cho rằng “có thể có” lời nói căm thù.
Quyết định của Twitter được thực hiện một ngày sau khi Dự án Veritas đăng video cho thấy các thành viên của nhóm đối mặt với ông Guy Rosen bên ngoài nhà riêng của ông.
Dự án Veritas cho biết từ kênh Telegram rằng: “Dự án Veritas đang kháng cáo quyết định này, vì họ không vi phạm quyền riêng tư nào”.
Không có nhận xét nào