Trong văn bản hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn mà Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm gửi tới các
ban ngành, địa phương, việc kê khai, công khai Bản kê khai tài sản, thu
nhập lần đầu được yêu cầu phải hoàn thành trước ngày 31/3 tới đây.
Chống tham nhũng bằng kê khai tài sản cán bộ: cần nhưng chưa đủ! |
Trong đó, việc kê khai được nói nhằm thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 130/2020 của Chính phủ Việt Nam cũng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại văn bản số 230 của Văn phòng Chính phủ ngày 1/2 vừa qua.
Theo đó, trong thông tin báo Nhà nước Việt Nam dẫn nội dung văn bản, những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trao đổi với RFA tối 24/2, ông Vũ Minh Trí, trước đây là cán bộ của Tổng Cục 2, Tình Báo Quốc Phòng cho hay:
“Tôi từng làm sĩ quan quân đội, tức cũng thuộc thành phần cán bộ, công chức nhà nước và cũng từng vài lần kê khai tài sản thu nhập và tôi thấy tất cả việc kê khai đó toàn là hình thức, không chính xác.”
Thực sự nếu những thứ đấy chỉ để họ biết với nhau thì nó thuộc chuyện riêng tư của họ. Nhưng các tổ chức xã hội dân sự hay công chúng phải có một cách nào đấy để có thể tiếp cận. - TS. Nguyễn Quang A
Ông Trí đưa ra nguyên nhân cho nhận định trên:
“Bởi vì hầu hết cán bộ nhà nước kê khai không đúng, giấu diếm nhiều tài sản, đến khi xảy ra các vụ án tham nhũng, hối lộ hoặc rủi ro, hoặc không may mới lòi ra việc kê khai hoàn toàn không có giá trị, không có thanh tra, không có kiểm tra, không có thẩm định lại.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự cho rằng việc kê khai tài sản quan chức là một chuyện tốt cần làm, tuy nhiên:
“Thực sự nếu những thứ đấy chỉ để họ biết với nhau thì nó thuộc chuyện riêng tư của họ. Nhưng các tổ chức xã hội dân sự hay công chúng phải có một cách nào đấy để có thể tiếp cận.
Tất nhiên phải cam kết không sử dụng những dữ liệu đó để bôi nhọ, không vi phạm quyền riêng tư nhưng vẫn bảo đảm được quyền giám sát.
Còn nếu chỉ để họ biết với nhau thì nó không có ý nghĩa, chỉ là công cụ để họ kiểm soát lẫn nhau có thể dẫn đến lạm dụng.”
Tác giả David Hutt mới đây có bài viết với tiêu đề tạm dịch “Tại sao các chiến dịch Chống Tham nhũng của những nước Cộng sản không bao giờ có kết quả” được đăng tải trên tờ Diplomat ngày 23/2, cũng đã nhắc đến Việt Nam.
Trong bài phân tích, ông David Hutt có nhắc đến việc ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý rất sớm trong chiến dịch chống tham nhũng do chính ông đề ra rằng “đánh chuột phải tránh bể bình”, có nghĩa là các nỗ lực chống tham nhũng sẽ phải dừng lại nếu làm suy yếu chính Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo đó, trong thông tin báo Nhà nước Việt Nam dẫn nội dung văn bản, những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập là cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trao đổi với RFA tối 24/2, ông Vũ Minh Trí, trước đây là cán bộ của Tổng Cục 2, Tình Báo Quốc Phòng cho hay:
“Tôi từng làm sĩ quan quân đội, tức cũng thuộc thành phần cán bộ, công chức nhà nước và cũng từng vài lần kê khai tài sản thu nhập và tôi thấy tất cả việc kê khai đó toàn là hình thức, không chính xác.”
Thực sự nếu những thứ đấy chỉ để họ biết với nhau thì nó thuộc chuyện riêng tư của họ. Nhưng các tổ chức xã hội dân sự hay công chúng phải có một cách nào đấy để có thể tiếp cận. - TS. Nguyễn Quang A
Ông Trí đưa ra nguyên nhân cho nhận định trên:
“Bởi vì hầu hết cán bộ nhà nước kê khai không đúng, giấu diếm nhiều tài sản, đến khi xảy ra các vụ án tham nhũng, hối lộ hoặc rủi ro, hoặc không may mới lòi ra việc kê khai hoàn toàn không có giá trị, không có thanh tra, không có kiểm tra, không có thẩm định lại.”
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự cho rằng việc kê khai tài sản quan chức là một chuyện tốt cần làm, tuy nhiên:
“Thực sự nếu những thứ đấy chỉ để họ biết với nhau thì nó thuộc chuyện riêng tư của họ. Nhưng các tổ chức xã hội dân sự hay công chúng phải có một cách nào đấy để có thể tiếp cận.
Tất nhiên phải cam kết không sử dụng những dữ liệu đó để bôi nhọ, không vi phạm quyền riêng tư nhưng vẫn bảo đảm được quyền giám sát.
Còn nếu chỉ để họ biết với nhau thì nó không có ý nghĩa, chỉ là công cụ để họ kiểm soát lẫn nhau có thể dẫn đến lạm dụng.”
Tác giả David Hutt mới đây có bài viết với tiêu đề tạm dịch “Tại sao các chiến dịch Chống Tham nhũng của những nước Cộng sản không bao giờ có kết quả” được đăng tải trên tờ Diplomat ngày 23/2, cũng đã nhắc đến Việt Nam.
Trong bài phân tích, ông David Hutt có nhắc đến việc ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý rất sớm trong chiến dịch chống tham nhũng do chính ông đề ra rằng “đánh chuột phải tránh bể bình”, có nghĩa là các nỗ lực chống tham nhũng sẽ phải dừng lại nếu làm suy yếu chính Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Vũ Minh Trí nêu lên thực tế trong bài viết trên Diplomat đăng tải:
“Gần đây nhất, một vị Thiếu tướng Phó Giám đốc Công an Hà Nội trả lời đại biểu quốc hội rằng nhiều khi bảo vệ cán bộ phải vi phạm luật. Có nghĩa là việc phòng chống tham nhũng có luật chăng nữa nhưng luật đấy sẽ không được thực hiện đối với nhiều trường hợp, phụ thuộc vào cấp nọ cấp kia chứ không căn cứ theo luật.”
Theo ông David Hutt, vẫn còn một khía cạnh thường bị bỏ qua là các chiến dịch chống tham nhũng cho phép những người đứng đầu hệ thống phân cấp cộng sản ở Việt Nam, Lào, cũng như ở Trung Quốc, tái tập trung quyền lực.
Cụ thể, tác giả bài viết cho rằng nếu việc thực thi các biện pháp chống tham nhũng có nghĩa là chỉ những người ở vị trí cấp trên mới được giao trách nhiệm để những người ở vị trí cấp dưới chịu trách nhiệm, thì chống tham nhũng trở thành một phương tiện mới để ràng buộc các đảng cộng sản khác nhau lại với nhau là khôi phục quyền lực trở lại đỉnh cao của hệ thống cấp bậc.
Ông Vũ Minh Trí cho hay:
“Cái gốc của tham nhũng là tham nhũng về chính trị và từ cái đó đẻ ra hàng loạt tham nhũng khác. Bản chất ngay từ đầu tham nhũng từ gốc thì làm sao ra những cái lá, ngọn, cành tốt, không tham nhũng được, sâu từ gốc nên những nước như Việt Nam, Trung Quốc đều vậy.”
Theo TS. Nguyễn Quang A, với tình trạng Việt Nam hiện nay, không thể diệt trừ được tham nhũng nhưng có thể giảm được tham nhũng, có thể đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả nếu bốn điều kiện sau được thỏa mãn:
“Thứ nhất là có thượng tôn pháp luật, tức không người nào không bị pháp luật trừng trị nếu người đó hay tổ chức đó vi phạm pháp luật.
Thứ hai, tư pháp phải độc lập và thật sự công tâm thì xử theo đúng pháp luật chứ không theo chỉ thị của bất cứ ai.
Thứ ba, phải có tự do báo chí, đây là một phương tiện để xã hội giám sát các tổ chức cũng như quan chức.
Thứ tư, có một xã hội dân sự sôi động, hoạt động tốt một cách xây dựng theo những quy định pháp luật rạch ròi.”
Tôi từng làm sĩ quan quân đội, tức cũng thuộc thành phần cán bộ, công chức nhà nước và cũng từng vài lần kê khai tài sản thu nhập và tôi thấy tất cả việc kê khai đó toàn là hình thức, không chính xác. - ông Vũ Minh Trí
Vẫn theo TS. Nguyễn Quang A, rõ ràng Việt Nam không có điều kiện thỏa mãn bốn yêu cầu ông vừa nêu, vì vậy việc chống tham nhũng đả hổ diệt ruồi chỉ là nói để mị dân.
Đồng quan điểm vừa nêu, ông Vũ Minh Trí lập luận:
“Còn chế độ độc đảng này thì không thể nào khắc phục được tham nhũng mà chế độ này thực chất sống dựa vào tham nhũng mà gốc là tham nhũng chính trị. Nó (chế độ) bao che, dung túng cho tham nhũng, nếu chống tham nhũng một cách triệt để thì nó chết.
Những công dân nào ở Việt Nam tích cực chống tham nhũng thì đều bị cô lập, hoặc giả bị bắt bỏ tù.”
Ông Trí nêu ra ví dụ của anh Hà Văn Nam, công dân chống tham nhũng thông qua hình thức BOT, tức thu tiền đường và anh Nam đã bị kết án tù. Do đó, ông khẳng định:
“Đừng bao giờ, không ai nên hy vọng một tí nào ở kêu gọi chống tham nhũng trong chế độ này.”
Theo số liệu người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra vào tháng 12/2020, trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13, các nhà điều tra đã xem xét hơn 11.700 trường hợp tham nhũng.
Trong số vừa nêu, các tòa án đã xét xử và truy tố 88 vụ, liên quan đến 814 người. Nhóm này bao gồm một ủy viên Bộ Chính trị, một số bộ trưởng và cựu bộ trưởng, và một tá quan chức quân đội cấp cao.
Theo ông David Hutt, vẫn còn một khía cạnh thường bị bỏ qua là các chiến dịch chống tham nhũng cho phép những người đứng đầu hệ thống phân cấp cộng sản ở Việt Nam, Lào, cũng như ở Trung Quốc, tái tập trung quyền lực.
Cụ thể, tác giả bài viết cho rằng nếu việc thực thi các biện pháp chống tham nhũng có nghĩa là chỉ những người ở vị trí cấp trên mới được giao trách nhiệm để những người ở vị trí cấp dưới chịu trách nhiệm, thì chống tham nhũng trở thành một phương tiện mới để ràng buộc các đảng cộng sản khác nhau lại với nhau là khôi phục quyền lực trở lại đỉnh cao của hệ thống cấp bậc.
Ông Vũ Minh Trí cho hay:
“Cái gốc của tham nhũng là tham nhũng về chính trị và từ cái đó đẻ ra hàng loạt tham nhũng khác. Bản chất ngay từ đầu tham nhũng từ gốc thì làm sao ra những cái lá, ngọn, cành tốt, không tham nhũng được, sâu từ gốc nên những nước như Việt Nam, Trung Quốc đều vậy.”
Theo TS. Nguyễn Quang A, với tình trạng Việt Nam hiện nay, không thể diệt trừ được tham nhũng nhưng có thể giảm được tham nhũng, có thể đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả nếu bốn điều kiện sau được thỏa mãn:
“Thứ nhất là có thượng tôn pháp luật, tức không người nào không bị pháp luật trừng trị nếu người đó hay tổ chức đó vi phạm pháp luật.
Thứ hai, tư pháp phải độc lập và thật sự công tâm thì xử theo đúng pháp luật chứ không theo chỉ thị của bất cứ ai.
Thứ ba, phải có tự do báo chí, đây là một phương tiện để xã hội giám sát các tổ chức cũng như quan chức.
Thứ tư, có một xã hội dân sự sôi động, hoạt động tốt một cách xây dựng theo những quy định pháp luật rạch ròi.”
Tôi từng làm sĩ quan quân đội, tức cũng thuộc thành phần cán bộ, công chức nhà nước và cũng từng vài lần kê khai tài sản thu nhập và tôi thấy tất cả việc kê khai đó toàn là hình thức, không chính xác. - ông Vũ Minh Trí
Vẫn theo TS. Nguyễn Quang A, rõ ràng Việt Nam không có điều kiện thỏa mãn bốn yêu cầu ông vừa nêu, vì vậy việc chống tham nhũng đả hổ diệt ruồi chỉ là nói để mị dân.
Đồng quan điểm vừa nêu, ông Vũ Minh Trí lập luận:
“Còn chế độ độc đảng này thì không thể nào khắc phục được tham nhũng mà chế độ này thực chất sống dựa vào tham nhũng mà gốc là tham nhũng chính trị. Nó (chế độ) bao che, dung túng cho tham nhũng, nếu chống tham nhũng một cách triệt để thì nó chết.
Những công dân nào ở Việt Nam tích cực chống tham nhũng thì đều bị cô lập, hoặc giả bị bắt bỏ tù.”
Ông Trí nêu ra ví dụ của anh Hà Văn Nam, công dân chống tham nhũng thông qua hình thức BOT, tức thu tiền đường và anh Nam đã bị kết án tù. Do đó, ông khẳng định:
“Đừng bao giờ, không ai nên hy vọng một tí nào ở kêu gọi chống tham nhũng trong chế độ này.”
Theo số liệu người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra vào tháng 12/2020, trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13, các nhà điều tra đã xem xét hơn 11.700 trường hợp tham nhũng.
Trong số vừa nêu, các tòa án đã xét xử và truy tố 88 vụ, liên quan đến 814 người. Nhóm này bao gồm một ủy viên Bộ Chính trị, một số bộ trưởng và cựu bộ trưởng, và một tá quan chức quân đội cấp cao.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào