Chính phủ Việt Nam hôm 26/2 cho biết sẽ giao Bộ Y tế phối hợp với các cơ
quan để mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ khoảng 150 triệu liều
vaccine chống COVID-19 trong năm 2021.
Chính phủ Việt Nam ra quyết định sẽ nhập khoảng 150 triệu liều vaccine COVID-19 năm 2021 |
Truyền
thông Nhà nước loan tin cùng ngày theo nghị quyết số 21 về việc mua và
sử dụng vaccine chống COVID-19 của Chính phủ Việt Nam.
Theo đó, số lượng 150 triệu liều vaccine sẽ được nhập khẩu về nước theo từng giai đoạn.
Nghị quyết 21 của Chính phủ cho biết kinh phí mua vaccine COVID-19 sẽ từ ba nguồn: ngân sách nhà nước; viện trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; và nguồn do các tổ chức, cá nhân tự chi trả.
Văn bản mới nhất của Chính phủ về việc phòng, chống dịch COVID-19 cũng khẳng định có 9 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine gồm: người làm việc ở tuyến đầu chống dịch (nhân viên y tế, quân đội, công an); cán bộ ngoại giao, hải quan; người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hàng không, vận tải, du lịch, cấp điện, nước); giáo viên; người mắc bệnh mãn tính, trên 65 tuổi; người sống tại vùng có dịch; người nghèo, đối tượng chính sách xã hội; người được cử học tập, lao động nước ngoài; các đối tượng khác được Bộ Y tế quyết định.
Trong diễn biến liên quan, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc hôm 25/2 đề xuất Bộ Y tế phê duyệt cho sử dụng vaccine COVID-19 của Công ty Moderna (Mỹ) và công ty JSC Generium (Nga).
Hồi đầu tháng 2 năm nay, Bộ Y tế Việt Nam đã chính thức phê duyệt vaccine COVID-19 của công ty AstraZeneca, hãng dược liên doanh Anh - Thụy Điển.
Ngày 24/2 vừa qua, 117 ngàn liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được chuyển về sân bay Tân Sơn Nhất từ Hàn Quốc.
Số vaccine nói trên nằm trong lô hàng khoảng 30 triệu liều vaccine mà Việt Nam đã ký hợp đồng với AstraZeneca.
Dự kiến vào cuối tháng 3 Việt Nam sẽ có thêm 1 triệu 2 trăm ngàn liều vaccine ngừa COVID-19 nữa.
Theo đó, số lượng 150 triệu liều vaccine sẽ được nhập khẩu về nước theo từng giai đoạn.
Nghị quyết 21 của Chính phủ cho biết kinh phí mua vaccine COVID-19 sẽ từ ba nguồn: ngân sách nhà nước; viện trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; và nguồn do các tổ chức, cá nhân tự chi trả.
Văn bản mới nhất của Chính phủ về việc phòng, chống dịch COVID-19 cũng khẳng định có 9 nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine gồm: người làm việc ở tuyến đầu chống dịch (nhân viên y tế, quân đội, công an); cán bộ ngoại giao, hải quan; người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hàng không, vận tải, du lịch, cấp điện, nước); giáo viên; người mắc bệnh mãn tính, trên 65 tuổi; người sống tại vùng có dịch; người nghèo, đối tượng chính sách xã hội; người được cử học tập, lao động nước ngoài; các đối tượng khác được Bộ Y tế quyết định.
Trong diễn biến liên quan, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc hôm 25/2 đề xuất Bộ Y tế phê duyệt cho sử dụng vaccine COVID-19 của Công ty Moderna (Mỹ) và công ty JSC Generium (Nga).
Hồi đầu tháng 2 năm nay, Bộ Y tế Việt Nam đã chính thức phê duyệt vaccine COVID-19 của công ty AstraZeneca, hãng dược liên doanh Anh - Thụy Điển.
Ngày 24/2 vừa qua, 117 ngàn liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được chuyển về sân bay Tân Sơn Nhất từ Hàn Quốc.
Số vaccine nói trên nằm trong lô hàng khoảng 30 triệu liều vaccine mà Việt Nam đã ký hợp đồng với AstraZeneca.
Dự kiến vào cuối tháng 3 Việt Nam sẽ có thêm 1 triệu 2 trăm ngàn liều vaccine ngừa COVID-19 nữa.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào